Theo một cuộc thăm dò mới đây được tiến hành tại Pháp, chúng ta không khỏi giật mình vì sự thiếu hiểu biết của nhiều người đối với bệnh ung thư cổ tử cung.
Dưới đây là trả lời những thắc mắc thường gặp về bệnh ung thư cổ tử cung :
1. Nguyên nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là do quá trình viêm nhiễm kéo dài (khoảng 20 năm) các loại vi rút nhóm papilloma, còn được gọi là HPV (Human Papilloma vi rút). Loại vi rút này tập trung nhiều nhất vào những năm đầu sau khi quan hệ tình dục lần đầu tiên.
Những loại vi rút này sẽ bị “đánh bật” khỏi cơ thể trong vòng 12 - 24 tháng. Nhưng một số phụ nữ không thể loại bỏ được chúng và đây là nhóm người có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung về sau này.
Vi rút HPV lây lan qua đường tình dục. Không giống các bệnh lây qua truyền qua con đường này, bao cao su không thể bảo vệ nam giới hoàn toàn vì chỉ cần có sự tiếp xúc da với da ở khu vực này là đủ để nhiễm vi rút HPV.
Loại vi rút này có thể truyền từ nữ sang nam và ngược lại.
2. Tác hại của loại vi rút này đối với sức khỏe sau này? Liệu có thể chữa khỏi được hoàn toàn?
Những người mang trong mình vi rút HPV đều có thể phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe trong một thời gian ngắn hay lâu dài.
Trong một thời gian ngắn, loại vi rút này có thể gây ra những vết loét - yếu tố gây ra bệnh ung thư cổ tử cung sau này. Những vết thương này có thể được điều trị rất đơn giản: cắt một phần cổ tử cung. Tuy phương pháp điều trị này đơn giản nhưng nó có thể gây ra những biến chứng đối với phụ nữ sau này, khi mang thai: sảy thai hoặc đẻ non.
Sau khi cắt bỏ một phần cổ tử cung, vi rút HPV vẫn có thể quay trở lại và gây ra bệnh ung thư cổ tử cung sau nhiều năm. Đi khám bác sỹ thường xuyên sau phẫu thuật là điều bắt buộc phải làm.
3. Những tác động bên ngoài nào có thể là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư cổ tử cung?
Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây nên căn bệnh này.
Ngoài ra những người mang căn bệnh thế kỷ AIDS hoặc dùng thuốc dành cho những người được ghép tủy.
4. Bệnh ung thử cổ tử cung có di truyền?
Không. Đây không phải loại bệnh di truyền.
5. Triệu chứng lâm sàng và dấu hiệu giúp phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung?
Khi có thể chẩn đoán bệnh ung thư cổ tử cung qua cảm quan thì những dấu hiệu lâm sàng rất đa dạng, tùy vào mức độ bệnh, bản chất của bệnh và giai đoạn phát triển của những khối u ác tính.
Những dấu hiệu sớm cho thấy cơ thể mắc căn bệnh này hầu như không có, đặc biệt là giai đoạn đầu (trước khi xuất hiện những khối u). Đôi khi dấu hiệu chỉ là những cơn đau xuất hiện khi quan hệ tình dục hoặc ngay cả lúc không quan hệ.
Khi đã nhìn thấy các khối u thì lúc này sức khỏe của người bệnh đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu khối u lớn, nó sẽ chèn ép các vùng xung quanh và gây ra hiện tượng tiểu buốt, hoặc đi tiểu khó khăn, táo bón...
6. Tuổi nào hay nhiễm vi rút này?
Vi rút HPV xuất hiện nhiều vào những lần quan hệ tình dục đầu tiên. Và theo điều tra, ở độ tuổi từ 20 - 25, khoảng 1/3 các cô gái bị nhiễm loại vi rút này nhưng tỉ lệ tồn tại của loại vi rút này sau 20 - 30 năm chỉ còn 1/10.
7. Nhiễm HPV lâu dài sẽ dễ tử vong?
Đúng. 1/3 phụ nữ mắc căn bệnh này chết vì nó.
Tại Pháp, khoảng 3.000 - 4.000 phụ nữ mắc bệnh ung thư cổ tử cung được phát hiện hàng năm.
8. Phương pháp nào giúp phát hiện ung thư cổ tử cung chính xác nhất?
Để phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung, các bác sỹ sẽ cho bệnh nhân đi làm xét nghiệm phụ khoa. Họ sẽ lấy những tế bào ở cổ tử cung của bệnh nhân để làm sinh thiết. Phương pháp này cho phép phát hiện những tế bào bất thường trước khi căn bệnh ung thư đang trong giai đoạn đầu.
Hãy đi khám định kỳ từ năm 25 tuổi (3 năm/lần) để sớm phát hiện căn bệnh này.
9. Tuổi nào nên tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung? Vắc xin bảo vệ được trong bao lâu? Chúng ta có thể tiêm vắc xin này khi đã từng quan hệ tình dục?
Theo thống kê ở Pháp, trung bình các thanh thiếu niên bắt đầu quan hệ tình dục lần đầu tiên vào năm 17 tuổi. Các bác sỹ khuyên họ nên tiêm loại vắc xin này vào năm 14 tuổi, trước khi quan hệ tình dục lần đầu.
10. Có loại vi rút nào khác gây nên bệnh ung thư cổ tử cung?
Vi rút thuộc họ HPV là nhóm duy nhất gây nên bệnh ung thư cổ tử cung: có khoảng 15 loại vi rút HPV.
Dưới đây là trả lời những thắc mắc thường gặp về bệnh ung thư cổ tử cung :
1. Nguyên nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là do quá trình viêm nhiễm kéo dài (khoảng 20 năm) các loại vi rút nhóm papilloma, còn được gọi là HPV (Human Papilloma vi rút). Loại vi rút này tập trung nhiều nhất vào những năm đầu sau khi quan hệ tình dục lần đầu tiên.
Những loại vi rút này sẽ bị “đánh bật” khỏi cơ thể trong vòng 12 - 24 tháng. Nhưng một số phụ nữ không thể loại bỏ được chúng và đây là nhóm người có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung về sau này.
Vi rút HPV lây lan qua đường tình dục. Không giống các bệnh lây qua truyền qua con đường này, bao cao su không thể bảo vệ nam giới hoàn toàn vì chỉ cần có sự tiếp xúc da với da ở khu vực này là đủ để nhiễm vi rút HPV.
Loại vi rút này có thể truyền từ nữ sang nam và ngược lại.
2. Tác hại của loại vi rút này đối với sức khỏe sau này? Liệu có thể chữa khỏi được hoàn toàn?
Những người mang trong mình vi rút HPV đều có thể phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe trong một thời gian ngắn hay lâu dài.
Trong một thời gian ngắn, loại vi rút này có thể gây ra những vết loét - yếu tố gây ra bệnh ung thư cổ tử cung sau này. Những vết thương này có thể được điều trị rất đơn giản: cắt một phần cổ tử cung. Tuy phương pháp điều trị này đơn giản nhưng nó có thể gây ra những biến chứng đối với phụ nữ sau này, khi mang thai: sảy thai hoặc đẻ non.
Sau khi cắt bỏ một phần cổ tử cung, vi rút HPV vẫn có thể quay trở lại và gây ra bệnh ung thư cổ tử cung sau nhiều năm. Đi khám bác sỹ thường xuyên sau phẫu thuật là điều bắt buộc phải làm.
3. Những tác động bên ngoài nào có thể là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư cổ tử cung?
Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây nên căn bệnh này.
Ngoài ra những người mang căn bệnh thế kỷ AIDS hoặc dùng thuốc dành cho những người được ghép tủy.
4. Bệnh ung thử cổ tử cung có di truyền?
Không. Đây không phải loại bệnh di truyền.
5. Triệu chứng lâm sàng và dấu hiệu giúp phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung?
Khi có thể chẩn đoán bệnh ung thư cổ tử cung qua cảm quan thì những dấu hiệu lâm sàng rất đa dạng, tùy vào mức độ bệnh, bản chất của bệnh và giai đoạn phát triển của những khối u ác tính.
Những dấu hiệu sớm cho thấy cơ thể mắc căn bệnh này hầu như không có, đặc biệt là giai đoạn đầu (trước khi xuất hiện những khối u). Đôi khi dấu hiệu chỉ là những cơn đau xuất hiện khi quan hệ tình dục hoặc ngay cả lúc không quan hệ.
Khi đã nhìn thấy các khối u thì lúc này sức khỏe của người bệnh đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu khối u lớn, nó sẽ chèn ép các vùng xung quanh và gây ra hiện tượng tiểu buốt, hoặc đi tiểu khó khăn, táo bón...
6. Tuổi nào hay nhiễm vi rút này?
Vi rút HPV xuất hiện nhiều vào những lần quan hệ tình dục đầu tiên. Và theo điều tra, ở độ tuổi từ 20 - 25, khoảng 1/3 các cô gái bị nhiễm loại vi rút này nhưng tỉ lệ tồn tại của loại vi rút này sau 20 - 30 năm chỉ còn 1/10.
7. Nhiễm HPV lâu dài sẽ dễ tử vong?
Đúng. 1/3 phụ nữ mắc căn bệnh này chết vì nó.
Tại Pháp, khoảng 3.000 - 4.000 phụ nữ mắc bệnh ung thư cổ tử cung được phát hiện hàng năm.
8. Phương pháp nào giúp phát hiện ung thư cổ tử cung chính xác nhất?
Để phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung, các bác sỹ sẽ cho bệnh nhân đi làm xét nghiệm phụ khoa. Họ sẽ lấy những tế bào ở cổ tử cung của bệnh nhân để làm sinh thiết. Phương pháp này cho phép phát hiện những tế bào bất thường trước khi căn bệnh ung thư đang trong giai đoạn đầu.
Hãy đi khám định kỳ từ năm 25 tuổi (3 năm/lần) để sớm phát hiện căn bệnh này.
9. Tuổi nào nên tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung? Vắc xin bảo vệ được trong bao lâu? Chúng ta có thể tiêm vắc xin này khi đã từng quan hệ tình dục?
Theo thống kê ở Pháp, trung bình các thanh thiếu niên bắt đầu quan hệ tình dục lần đầu tiên vào năm 17 tuổi. Các bác sỹ khuyên họ nên tiêm loại vắc xin này vào năm 14 tuổi, trước khi quan hệ tình dục lần đầu.
10. Có loại vi rút nào khác gây nên bệnh ung thư cổ tử cung?
Vi rút thuộc họ HPV là nhóm duy nhất gây nên bệnh ung thư cổ tử cung: có khoảng 15 loại vi rút HPV.
Mai Dung
Theo Dân Trí
Theo Dân Trí
0 comments:
Post a Comment