Người bị chóng mặt sẽ bị giảm chất lượng cuộc sống do sợ té ngã khi đi lại và hạn chế tham gia các sinh hoạt khác trong xã hội.
Chóng mặt là biểu hiện thường gặp ở người cao tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể là lành tính nhưng cũng có thể là triệu chứng của một căn bệnh nguy hiểm khác.
Nhiều nguyên nhân gây chóng mặt
Theo quan niệm y học hiện nay, chóng mặt được hiểu là một ảo giác. Trong cơn chóng mặt, người bệnh có cảm giác đồ vật xung quanh quay cuồng, bản thân đang quay cuồng hoặc chuyển động và trong cơn chóng mặt thực sự, người bệnh có dấu hiệu rung giật nhãn cầu kèm theo.
Ngoài ra, trong cơn chóng mặt, người bệnh có thể kèm theo các triệu chứng khác như: nôn, buồn nôn, hồi hộp lo sợ hốt hoảng, mất định hướng, muốn xỉu, ngã... Các triệu chứng này xuất hiện bất chợt và kéo dài từ vài phút đến vài giờ tùy theo nguyên nhân gây chóng mặt.
Nếu chóng mặt do rối loạn tiền đình, có thể do tổn thương tiền đình ngoại biên, trong đó có đến trên 50% là dạng chóng mặt kịch phát lành tính do thay đổi tư thế rất thường gặp ở người cao tuổi. Còn lại là các nguyên nhân khác như: viêm dây thần kinh tiền đình, bệnh Meniere, chấn thương đầu, thuốc (kháng sinh họ Aminoglycosides)...
Ngoài ra, rối loạn tiền đình còn do bệnh lý thần kinh trung ương như các nguyên nhân làm giảm tưới máu não, do tác dụng phụ của các nhóm thuốc chống động kinh, an thần, rượu...
Còn chóng mặt không do tiền đình có thể do các bệnh lý như hạ huyết áp, xơ cứng rải rác, hạ đường huyết, động kinh, u não, đau nửa đầu (Migrain)...Cơn chóng mặt kịch phát lành tính do thay đổi tư thế là nguyên nhân gây chóng mặt thường gặp nhất ở người cao tuổi, thường xảy ra ở bệnh nhân trên 60 tuổi.
Tỉ lệ mắc bệnh ở nữ gấp đôi so với nam, cơn chóng mặt ngắn dưới 1 phút, tái diễn theo tư thế. Cơn chóng mặt xuất hiện khi xoay người trên giường hay khi ngửa đầu ra phía sau.
Nguy cơ té ngã
Nguyên nhân gây ra cơn chóng mặt kịch phát lành tính do thay đổi tư thế được nhiều nhà khoa học đồng thuận là do sự hình thành những hạt sạn rất nhỏ trong nội dịch của các ống bán khuyên sau khi đầu di chuyển đột ngột ra sau hay nghiêng đầu các sạn này theo dòng nội dịch rơi vào ống bán khuyên gây kích thích vùng nhận cảm thăng bằng và gây ra cơn chóng mặt.
Chóng mặt ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt người cao tuổi vì nó làm tăng nguy cơ té ngã và gây tai nạn khi lái xe. Ngoài ra, người bị chóng mặt sẽ bị giảm chất lượng cuộc sống do sợ té ngã khi đi lại và hạn chế tham gia các sinh hoạt khác.
Do vậy, việc điều trị và phòng ngừa cơn chóng mặt kịch phát lành tính do thay đổi tư thế ở người cao tuổi là cần thiết. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy việc điều trị cơn chóng mặt kịch phát lành tính do thay đổi tư thế bằng biện pháp di chuyển đầu bệnh nhân để đưa các sạn thính giác về vị trí ban đầu đạt hiệu quả đến 90%. Thầy thuốc sẽ dùng thủ thuật Epley để đưa các hạt sạn thính giác về vị trí ban đầu để cắt cơn chóng mặt.
Chóng mặt là biểu hiện thường gặp ở người cao tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể là lành tính nhưng cũng có thể là triệu chứng của một căn bệnh nguy hiểm khác.
Nhiều nguyên nhân gây chóng mặt
Theo quan niệm y học hiện nay, chóng mặt được hiểu là một ảo giác. Trong cơn chóng mặt, người bệnh có cảm giác đồ vật xung quanh quay cuồng, bản thân đang quay cuồng hoặc chuyển động và trong cơn chóng mặt thực sự, người bệnh có dấu hiệu rung giật nhãn cầu kèm theo.
Ngoài ra, trong cơn chóng mặt, người bệnh có thể kèm theo các triệu chứng khác như: nôn, buồn nôn, hồi hộp lo sợ hốt hoảng, mất định hướng, muốn xỉu, ngã... Các triệu chứng này xuất hiện bất chợt và kéo dài từ vài phút đến vài giờ tùy theo nguyên nhân gây chóng mặt.
Nếu chóng mặt do rối loạn tiền đình, có thể do tổn thương tiền đình ngoại biên, trong đó có đến trên 50% là dạng chóng mặt kịch phát lành tính do thay đổi tư thế rất thường gặp ở người cao tuổi. Còn lại là các nguyên nhân khác như: viêm dây thần kinh tiền đình, bệnh Meniere, chấn thương đầu, thuốc (kháng sinh họ Aminoglycosides)...
Ngoài ra, rối loạn tiền đình còn do bệnh lý thần kinh trung ương như các nguyên nhân làm giảm tưới máu não, do tác dụng phụ của các nhóm thuốc chống động kinh, an thần, rượu...
Còn chóng mặt không do tiền đình có thể do các bệnh lý như hạ huyết áp, xơ cứng rải rác, hạ đường huyết, động kinh, u não, đau nửa đầu (Migrain)...Cơn chóng mặt kịch phát lành tính do thay đổi tư thế là nguyên nhân gây chóng mặt thường gặp nhất ở người cao tuổi, thường xảy ra ở bệnh nhân trên 60 tuổi.
Tỉ lệ mắc bệnh ở nữ gấp đôi so với nam, cơn chóng mặt ngắn dưới 1 phút, tái diễn theo tư thế. Cơn chóng mặt xuất hiện khi xoay người trên giường hay khi ngửa đầu ra phía sau.
Nguy cơ té ngã
Nguyên nhân gây ra cơn chóng mặt kịch phát lành tính do thay đổi tư thế được nhiều nhà khoa học đồng thuận là do sự hình thành những hạt sạn rất nhỏ trong nội dịch của các ống bán khuyên sau khi đầu di chuyển đột ngột ra sau hay nghiêng đầu các sạn này theo dòng nội dịch rơi vào ống bán khuyên gây kích thích vùng nhận cảm thăng bằng và gây ra cơn chóng mặt.
Chóng mặt ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt người cao tuổi vì nó làm tăng nguy cơ té ngã và gây tai nạn khi lái xe. Ngoài ra, người bị chóng mặt sẽ bị giảm chất lượng cuộc sống do sợ té ngã khi đi lại và hạn chế tham gia các sinh hoạt khác.
Do vậy, việc điều trị và phòng ngừa cơn chóng mặt kịch phát lành tính do thay đổi tư thế ở người cao tuổi là cần thiết. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy việc điều trị cơn chóng mặt kịch phát lành tính do thay đổi tư thế bằng biện pháp di chuyển đầu bệnh nhân để đưa các sạn thính giác về vị trí ban đầu đạt hiệu quả đến 90%. Thầy thuốc sẽ dùng thủ thuật Epley để đưa các hạt sạn thính giác về vị trí ban đầu để cắt cơn chóng mặt.
Bài tập phòng ngừa chóng mặt
Để phòng ngừa cơn chóng mặt kịch phát lành tính do thay đổi tư thế tái diễn, người bệnh có thể tập bài tập của Brandt-Daroff gồm có bốn động tác như sau :- Động tác 1 : Từ tư thế ngồi thẳng lưng ngả người nằm nghiêng sang phải mắt nhìn thẳng lên trần nhà chân co để trên gường, giữ nguyên tư thế này trong 30 giây.
- Động tác 2 : Bật người ngồi thẳng lưng và giữ yên tư thế này trong 30 giây.
- Động tác 3 : Tiếp tục lặp lại từ tư thế ngồi thẳng lưng ngả người nằm nghiêng sang trái mắt nhìn thẳng lên trần nhà chân co để trên gường, giữ nguyên tư thế này trong 30 giây.
- Động tác 4 : Bật người ngồi thẳng lưng trở về vị trí ban đầu và giữ yên tư thế này trong 30 giây.
Thạc sĩ - bác sĩ Phan Hữu Phước
Theo Người Lao Động Online
Theo Người Lao Động Online
0 comments:
Post a Comment