Dịch cúm A/H1N1 đang lây lan nhanh trong cộng đồng với nhiều triệu chứng rất giống cúm mùa. Người dân hết sức lo lắng không biết phải làm gì khi có triệu chứng nghi ngờ nhiễm bệnh.
Diễn biến dịch cúm A/H1N1 những ngày gần đây, nhất là số ca tử vong đã lên đến 7 người, khiến rất nhiều người hoang mang. Tuy nhiên, theo khuyến nghị của ngành y tế, trước hết, người dân phải bình tĩnh, đừng lo sợ đến mức đổ xô đi xét nghiệm.
Đến ngay cơ sở y tế
Theo các chuyên gia y tế, dịch cúm A/H1N1 đáng lo ngại ở tốc độ lây lan nhưng nó không nguy hiểm như người ta tưởng. Bộ Y tế cho biết lúc đầu, do chưa rõ độc lực virus cúm A/H1N1 như thế nào nên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tất cả bệnh nhân đều phải được điều trị. Song, đến nay, WHO cho rằng độc lực của virus này không cao hơn cúm mùa nên nhiều nước đã không còn áp dụng việc xét nghiệm điều trị tại cộng đồng mà chủ yếu ở bệnh viện.
Theo TS Nguyễn Văn Kính, Viện trưởng Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia, về mặt triệu chứng lâm sàng, rất khó phân biệt cúm thường và cúm A/H1N1, bởi bệnh nhân đều sốt cao đột ngột trên 380C, nhức đầu, đau mỏi toàn thân, ho, hắt hơi, sổ mũi, viêm - đau họng, tùy tổn thương của phổi có thể xuất hiện khó thở... TS Kính khuyên nếu gặp các triệu chứng này, bệnh nhân nên đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn, đặc biệt khi đã sốt và điều trị 3 ngày vẫn chưa khỏi. Bên cạnh virus cúm có rất nhiều căn nguyên khác gây nhiễm trùng đường hô hấp có thể dẫn tới tử vong.
Bác sĩ Nguyễn Văn Châu, Giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho rằng điều đáng lưu ý hiện nay là ý thức tự phòng ngừa bệnh của mỗi người, vì cúm A/H1N1 chủ yếu lây qua tiếp xúc (trực tiếp hoặc gián tiếp) hằng ngày. Phòng ngừa bệnh không bao giờ thừa vì vừa bảo vệ sức khỏe cho bản thân vừa tránh lây lan cho người thân trong gia đình và cộng đồng. “Nếu có các biểu hiện khác thường nghi ngờ do bị cúm A/H1N1, người dân cần đến cơ sở y tế gần nhất để được tầm soát, phát hiện, xử lý kịp thời; không nên chạy lòng vòng để yêu cầu xét nghiệm. Tại các cơ sở y tế, nhân viên y tế đã được trang bị sẵn chuyên môn về cúm A/H1N1. Ngoài thăm khám, họ sẽ tìm hiểu kỹ thêm một số yếu tố nữa ở bệnh nhân để có hướng xử lý thích hợp nhất. Ngoài ra, với tình hình cúm lan rộng hiện nay, việc sống chung với cúm là bình thường nhưng người dân cũng không nên chủ quan” - bác sĩ Châu khuyến cáo.
Tăng đề kháng cơ thể
Theo PGS-TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, virus cúm A/H1N1 có sức đề kháng yếu, dễ bị bất hoạt bởi bức xạ mặt trời, tia cực tím; dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 700C và các chất tẩy rửa thông thường. Do tương đối giống cúm mùa nên nguyên tắc phòng cúm A/H1N1 là phòng lây truyền bệnh đường hô hấp. Mọi người cần đeo khẩu trang, che miệng khi ho hay hắt hơi; giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng...
TS Trần Tịnh Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, cho biết bệnh nhân nhiễm virus cúm A/H1N1 sau khi đã được điều trị khỏi thì sẽ miễn dịch suốt đời với virus này. Tuy nhiên, do virus cúm thay đổi liên tục nên bệnh nhân vẫn bị mắc bệnh nếu nhiễm virus mới. “Người dân không nên tự uống thuốc Tamiflu điều trị nếu không có toa của bác sĩ. Trẻ em dưới 15 tuổi nếu lạm dụng Tamiflu sẽ có nhiều biến chứng về thần kinh”.
Các chuyên gia y tế khẳng định để phòng ngừa cúm A/H1N1 hữu hiệu, cần gia tăng sức đề kháng trong cơ thể. Mỗi người cần có chế độ sinh hoạt hợp lý, tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc và chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Người dân nên thường xuyên bổ sung các loại vitamin C, nhóm vitamin B, kẽm, các chất flavonoid (chống ôxy hóa) có trong hành tỏi, hạt tiêu, tảo biển, trà xanh...
Diễn biến dịch cúm A/H1N1 những ngày gần đây, nhất là số ca tử vong đã lên đến 7 người, khiến rất nhiều người hoang mang. Tuy nhiên, theo khuyến nghị của ngành y tế, trước hết, người dân phải bình tĩnh, đừng lo sợ đến mức đổ xô đi xét nghiệm.
Đến ngay cơ sở y tế
Theo các chuyên gia y tế, dịch cúm A/H1N1 đáng lo ngại ở tốc độ lây lan nhưng nó không nguy hiểm như người ta tưởng. Bộ Y tế cho biết lúc đầu, do chưa rõ độc lực virus cúm A/H1N1 như thế nào nên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tất cả bệnh nhân đều phải được điều trị. Song, đến nay, WHO cho rằng độc lực của virus này không cao hơn cúm mùa nên nhiều nước đã không còn áp dụng việc xét nghiệm điều trị tại cộng đồng mà chủ yếu ở bệnh viện.
Theo TS Nguyễn Văn Kính, Viện trưởng Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia, về mặt triệu chứng lâm sàng, rất khó phân biệt cúm thường và cúm A/H1N1, bởi bệnh nhân đều sốt cao đột ngột trên 380C, nhức đầu, đau mỏi toàn thân, ho, hắt hơi, sổ mũi, viêm - đau họng, tùy tổn thương của phổi có thể xuất hiện khó thở... TS Kính khuyên nếu gặp các triệu chứng này, bệnh nhân nên đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn, đặc biệt khi đã sốt và điều trị 3 ngày vẫn chưa khỏi. Bên cạnh virus cúm có rất nhiều căn nguyên khác gây nhiễm trùng đường hô hấp có thể dẫn tới tử vong.
Bác sĩ Nguyễn Văn Châu, Giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho rằng điều đáng lưu ý hiện nay là ý thức tự phòng ngừa bệnh của mỗi người, vì cúm A/H1N1 chủ yếu lây qua tiếp xúc (trực tiếp hoặc gián tiếp) hằng ngày. Phòng ngừa bệnh không bao giờ thừa vì vừa bảo vệ sức khỏe cho bản thân vừa tránh lây lan cho người thân trong gia đình và cộng đồng. “Nếu có các biểu hiện khác thường nghi ngờ do bị cúm A/H1N1, người dân cần đến cơ sở y tế gần nhất để được tầm soát, phát hiện, xử lý kịp thời; không nên chạy lòng vòng để yêu cầu xét nghiệm. Tại các cơ sở y tế, nhân viên y tế đã được trang bị sẵn chuyên môn về cúm A/H1N1. Ngoài thăm khám, họ sẽ tìm hiểu kỹ thêm một số yếu tố nữa ở bệnh nhân để có hướng xử lý thích hợp nhất. Ngoài ra, với tình hình cúm lan rộng hiện nay, việc sống chung với cúm là bình thường nhưng người dân cũng không nên chủ quan” - bác sĩ Châu khuyến cáo.
Tăng đề kháng cơ thể
Theo PGS-TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, virus cúm A/H1N1 có sức đề kháng yếu, dễ bị bất hoạt bởi bức xạ mặt trời, tia cực tím; dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 700C và các chất tẩy rửa thông thường. Do tương đối giống cúm mùa nên nguyên tắc phòng cúm A/H1N1 là phòng lây truyền bệnh đường hô hấp. Mọi người cần đeo khẩu trang, che miệng khi ho hay hắt hơi; giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng...
TS Trần Tịnh Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, cho biết bệnh nhân nhiễm virus cúm A/H1N1 sau khi đã được điều trị khỏi thì sẽ miễn dịch suốt đời với virus này. Tuy nhiên, do virus cúm thay đổi liên tục nên bệnh nhân vẫn bị mắc bệnh nếu nhiễm virus mới. “Người dân không nên tự uống thuốc Tamiflu điều trị nếu không có toa của bác sĩ. Trẻ em dưới 15 tuổi nếu lạm dụng Tamiflu sẽ có nhiều biến chứng về thần kinh”.
Các chuyên gia y tế khẳng định để phòng ngừa cúm A/H1N1 hữu hiệu, cần gia tăng sức đề kháng trong cơ thể. Mỗi người cần có chế độ sinh hoạt hợp lý, tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc và chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Người dân nên thường xuyên bổ sung các loại vitamin C, nhóm vitamin B, kẽm, các chất flavonoid (chống ôxy hóa) có trong hành tỏi, hạt tiêu, tảo biển, trà xanh...
Khám, xét nghiệm theo yêu cầu
Bộ Y tế vừa có văn bản chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện nghiêm túc việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời các trường hợp nghi ngờ cúm A/H1N1 có yếu tố nguy cơ hoặc tiếp xúc với người đã nhiễm bệnh. Trường hợp không có xét nghiệm hoặc chưa có kết quả xét nghiệm, trường hợp nghi ngờ cúm A/H1N1 không rõ nguồn lây nhưng ở địa phương đang có dịch lây lan trong cộng đồng..., có thể điều trị ngay. Đặc biệt, các bệnh viện có thể thiết lập phòng khám, tư vấn và xét nghiệm cúm A/H1N1 tự nguyện để đáp ứng yêu cầu của những người không có triệu chứng nhưng muốn khám, tư vấn và xét nghiệm bệnh này.
Bộ Y tế vừa có văn bản chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện nghiêm túc việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời các trường hợp nghi ngờ cúm A/H1N1 có yếu tố nguy cơ hoặc tiếp xúc với người đã nhiễm bệnh. Trường hợp không có xét nghiệm hoặc chưa có kết quả xét nghiệm, trường hợp nghi ngờ cúm A/H1N1 không rõ nguồn lây nhưng ở địa phương đang có dịch lây lan trong cộng đồng..., có thể điều trị ngay. Đặc biệt, các bệnh viện có thể thiết lập phòng khám, tư vấn và xét nghiệm cúm A/H1N1 tự nguyện để đáp ứng yêu cầu của những người không có triệu chứng nhưng muốn khám, tư vấn và xét nghiệm bệnh này.
Nguyễn Thạnh - Ngọc Dung
Theo Người Lao Động Online
Theo Người Lao Động Online
0 comments:
Post a Comment