Thời gian gần đây, mô hình nhà chung cư do người dân đầu tư xây dựng ngày càng phổ biến ở Hà Nội.
Đây có thể coi là một phương án giải quyết tạm thời nhu cầu nhà ở cấp bách cho người thu nhập thấp. Nhưng về lâu dài, thực trạng trên có thể phá vỡ quy hoạch dân số, và gây những rắc rối pháp lý cho người mua.
Tiền nào, của nấy
Mọc lên nhan nhản ở khu vực nội thành Hà Nội, loại hình “chung cư tư nhân” hay còn gọi bằng tên khác là “chung cư mini”, đang được nhiều gia đình trẻ săn đón. Một căn hộ chỉ có giá từ 500 - 800 triệu đồng/căn, nhưng khi chuyển nhượng lại, chủ nhà vẫn có thể lãi được 200 triệu đồng/căn.
Theo chân Nam, một “cò đất” ở đường Xuân Thuỷ, phóng viên đã tìm được một “chung cư tư nhân” nằm sâu trong ngõ của đường Nguyễn Phong Sắc, Q.Cầu Giấy. Chỉ có một ngách rộng 1,3m làm lối đi chung, toà nhà xây trên diện tích khoảng 120m2, với 6 tầng, chia làm 24 căn hộ cùng công trình phụ khép kín. Diện tích mỗi phòng là 30m2, với giá bán khởi điểm 420 triệu đồng/căn.
Ông Trần Văn Hưng, chủ nhà số 101 nói: “Tôi thấy mua nhà này với số tiền như vậy cũng khá rẻ đấy chứ, ở đây lại rất thuận tiện do gần trung tâm. Anh bảo bây giờ cầm vài trăm triệu còn có thể mua được chỗ nào khác trong TP?”.
Giá mua thì khá hấp dẫn, có điều hiện nay các phòng này vẫn chưa được cấp sổ hồng, nên giấy tờ mua bán chỉ là hợp đồng viết tay (!). Còn đến bao giờ mới được cấp sổ, thì các chủ hộ đều nói lại nguyên văn của chủ đầu tư là “sắp có rồi, đang hoàn thành thủ tục”.
Mặc dù đóng vai trò môi giới và thu 1% hoa hồng, nhưng chính các Cty nhà đất cũng khuyên khách hàng không nên đầu tư lâu dài với loại nhà này. Bà Phạm Thị Huyền, chuyên gia của Cty Tư vấn Thương mại & Đầu tư Tài chính Thăng Long cho biết, hình thức mua bán loại nhà này chỉ là thoả thuận riêng với nhau, giữa chủ đầu tư và người mua nhà. Việc xin cấp sổ là rất khó, nếu sau này có xảy ra tranh chấp hay sự cố thì khách hàng sẽ là đối tượng chịu rủi ro.
Chủ đầu tư “lách luật” trước khi có quy định
Theo quy định của Luật Đất đai thì nhà chung cư phải đảm bảo mỗi phòng có diện tích từ 45m2 trở lên. Nhưng do đất chật, lại muốn xây được nhiều phòng để thu lợi nên các nhà đầu tư đã tận dụng triệt để mọi ngóc ngách. Dẫn đến tình trạng nhiều căn hộ chỉ rộng được 40m2 với diện tích chung rất hạn hẹp.
Để đối phó với quy định này, hầu hết các chủ đầu tư đều ghi trên giấy phép xây dựng với mục đích là để gia đình ở. Nhưng sau khi hoàn thiện, các căn phòng được bán trao tay ngay cho người cần mua. Trong quá trình thi công cũng không được bộ phận đủ thẩm quyền nào đứng ra giám sát, quản lý về chất lượng công trình theo quy định của loại nhà chung cư. Có thể nói, đây chính là một cách “lách luật” tinh của chủ đầu tư.
Chưa có chế tài kiểm soát, các “chung cư tư nhân” cứ tự do mọc lên, đồng nghĩa với sự quá tải của dân số trên m2 cơ sở hạ tầng. Không những gây mất mỹ quan đô thị, nhiều căn hộ hiện nay trên địa bàn Q.Tây Hồ, Q.Cầu Giấy, còn thiếu trang bị hệ thống bình cứu hoả. Giả dụ nếu có hoả hoạn xảy ra, có lẽ cách tháo thân duy nhất của các gia đình là đồng loạt chạy xuống bằng lối cầu thang chỉ rộng hơn 1m (?!).
Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Danh Cường, Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường UBND Q.Cầu Giấy khẳng định: Hiện nay chúng tôi chưa cấp sổ cho trường hợp nào cả. Nếu là xây nhà với mục đích thương mại như trên thì phải có đăng ký kinh doanh, đảm bảo kết cấu, tiêu chuẩn, mật độ chiều cao… Nói chung cho đến tận bây giờ chúng tôi vẫn chưa nhận được văn bản hướng dẫn của TP về loại hình nhà ở này.
Đây có thể coi là một phương án giải quyết tạm thời nhu cầu nhà ở cấp bách cho người thu nhập thấp. Nhưng về lâu dài, thực trạng trên có thể phá vỡ quy hoạch dân số, và gây những rắc rối pháp lý cho người mua.
Tiền nào, của nấy
Mọc lên nhan nhản ở khu vực nội thành Hà Nội, loại hình “chung cư tư nhân” hay còn gọi bằng tên khác là “chung cư mini”, đang được nhiều gia đình trẻ săn đón. Một căn hộ chỉ có giá từ 500 - 800 triệu đồng/căn, nhưng khi chuyển nhượng lại, chủ nhà vẫn có thể lãi được 200 triệu đồng/căn.
Theo chân Nam, một “cò đất” ở đường Xuân Thuỷ, phóng viên đã tìm được một “chung cư tư nhân” nằm sâu trong ngõ của đường Nguyễn Phong Sắc, Q.Cầu Giấy. Chỉ có một ngách rộng 1,3m làm lối đi chung, toà nhà xây trên diện tích khoảng 120m2, với 6 tầng, chia làm 24 căn hộ cùng công trình phụ khép kín. Diện tích mỗi phòng là 30m2, với giá bán khởi điểm 420 triệu đồng/căn.
Ông Trần Văn Hưng, chủ nhà số 101 nói: “Tôi thấy mua nhà này với số tiền như vậy cũng khá rẻ đấy chứ, ở đây lại rất thuận tiện do gần trung tâm. Anh bảo bây giờ cầm vài trăm triệu còn có thể mua được chỗ nào khác trong TP?”.
Giá mua thì khá hấp dẫn, có điều hiện nay các phòng này vẫn chưa được cấp sổ hồng, nên giấy tờ mua bán chỉ là hợp đồng viết tay (!). Còn đến bao giờ mới được cấp sổ, thì các chủ hộ đều nói lại nguyên văn của chủ đầu tư là “sắp có rồi, đang hoàn thành thủ tục”.
Mặc dù đóng vai trò môi giới và thu 1% hoa hồng, nhưng chính các Cty nhà đất cũng khuyên khách hàng không nên đầu tư lâu dài với loại nhà này. Bà Phạm Thị Huyền, chuyên gia của Cty Tư vấn Thương mại & Đầu tư Tài chính Thăng Long cho biết, hình thức mua bán loại nhà này chỉ là thoả thuận riêng với nhau, giữa chủ đầu tư và người mua nhà. Việc xin cấp sổ là rất khó, nếu sau này có xảy ra tranh chấp hay sự cố thì khách hàng sẽ là đối tượng chịu rủi ro.
Chủ đầu tư “lách luật” trước khi có quy định
Theo quy định của Luật Đất đai thì nhà chung cư phải đảm bảo mỗi phòng có diện tích từ 45m2 trở lên. Nhưng do đất chật, lại muốn xây được nhiều phòng để thu lợi nên các nhà đầu tư đã tận dụng triệt để mọi ngóc ngách. Dẫn đến tình trạng nhiều căn hộ chỉ rộng được 40m2 với diện tích chung rất hạn hẹp.
Để đối phó với quy định này, hầu hết các chủ đầu tư đều ghi trên giấy phép xây dựng với mục đích là để gia đình ở. Nhưng sau khi hoàn thiện, các căn phòng được bán trao tay ngay cho người cần mua. Trong quá trình thi công cũng không được bộ phận đủ thẩm quyền nào đứng ra giám sát, quản lý về chất lượng công trình theo quy định của loại nhà chung cư. Có thể nói, đây chính là một cách “lách luật” tinh của chủ đầu tư.
Chưa có chế tài kiểm soát, các “chung cư tư nhân” cứ tự do mọc lên, đồng nghĩa với sự quá tải của dân số trên m2 cơ sở hạ tầng. Không những gây mất mỹ quan đô thị, nhiều căn hộ hiện nay trên địa bàn Q.Tây Hồ, Q.Cầu Giấy, còn thiếu trang bị hệ thống bình cứu hoả. Giả dụ nếu có hoả hoạn xảy ra, có lẽ cách tháo thân duy nhất của các gia đình là đồng loạt chạy xuống bằng lối cầu thang chỉ rộng hơn 1m (?!).
Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Danh Cường, Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường UBND Q.Cầu Giấy khẳng định: Hiện nay chúng tôi chưa cấp sổ cho trường hợp nào cả. Nếu là xây nhà với mục đích thương mại như trên thì phải có đăng ký kinh doanh, đảm bảo kết cấu, tiêu chuẩn, mật độ chiều cao… Nói chung cho đến tận bây giờ chúng tôi vẫn chưa nhận được văn bản hướng dẫn của TP về loại hình nhà ở này.
Theo Xây dựng
0 comments:
Post a Comment