Dù đĩa hay chuẩn nén có phát triển để chứa được nhiều kênh âm thanh hình ảnh hơn, âm nhạc đa kênh đơn thuần vẫn khó có thể đứng được một mình.
Năm nay đánh dấu kỷ niệm 10 năm kể từ ngày định dạng Super Audio CD của liên minh Sony và Philips ra đời. Nhờ khả năng lưu trữ dữ liệu lớn, một đĩa SACD có thể chứa cả kênh stereo lẫn 5.1 cùng với nhau. Không chỉ có vậy, các đĩa SACD lai hay dual-layer còn tương thích ngược với các đầu CD thường. Tương lai của định dạng này hồi đó đã có vẻ rất xán lạn.
Định dạng DVD-Audio ra đời một năm sau đó bởi liên minh các hãng như Matsushita, Toshiba và Warners với những cam kết rằng định dạng nhạc thế hệ mới sẽ tiếp bước sự thành công của đĩa DVD-Video.
Chừng đó liệu đã có thể nói về một cuộc chiến định dạng? SACD được thiết kế dựa trên mã hóa Direct Stream Digital (DSD) của Sony/Philips, có thể lưu nhạc theo dữ liệu 1-bit với tần số mẫu siêu cao 2,8224MHz. Còn DVD-A với đĩa stereo sử dụng chuẩn không nén PCM 24-bit và tần số mẫu 192 kHz; hay 6 kênh âm thanh vòng DVD-A được mã hóa 24 bit / 96 kHz ứng dụng chuẩn nén Meridian Lossless Packing. Cả hai định dạng trên đều cho chất lượng âm thanh tuyệt hảo.
Tuy nhiên, âm thanh độ phân giải cao chưa hẳn đã có thể hạ bệ được đĩa CD. Dung lượng lớn của đĩa DVD-A cho phép đĩa này có thể tích hợp nhiều nội dung giá trị gia tăng như video, cảnh hậu trường, phỏng vấn, bình luận, thư viện ảnh, lời bài hát… và trên tất cả là âm thanh đa kênh. Định dạng này lúc đó đã trương khẩu hiệu về tương lai của âm thanh vòm "Kỷ nguyên âm nhạc 5.1 đã đến, giờ đây nghe âm thanh stereo giống như là ngồi xem lại TV màn hình đen trắng vậy".
Rõ ràng là âm thanh 5.1 rất phù hợp với phim và dàn rạp hát tại gia, phần lớn bởi định dạng 5.1 đã có lịch sử phát triển cùng với công nghệ âm thanh trên các phim chiếu rạp từ những năm 1950. Có thể nói phim và âm thanh vòm luôn đi với nhau như thể ăn bỏng ngô phải có nước.
Nhưng chỉ trừ một điều: Âm thanh vòm mà không có hình ảnh đi kèm chưa tìm được chỗ đứng trong hệ thống âm nhạc tại gia. Chắc hẳn những người mê âm thanh còn nhớ những thăng trầm của hệ thống 4 kênh Quadraphonic những năm 1970. Nhiều người cho rằng sự thoái trào của hệ thống này do có quá nhiều biến thể mã hóa trên các phương tiện riêng rẽ nhau như trên các hệ thống băng 8-track, băng cối, hay ít nhất có tới 4 loại đĩa nhựa (LP) khác nhau. Những năm sau khi hệ thống âm thanh Quadraphony không sống được và bị chôn vùi, thì không ai đề cập tới việc phát triển thể loại nhạc âm thanh vòm nữa, cho tới tận những năm 1990.
Cái cần nhất đó là một định dạng thống nhất để các tín đồ âm nhạc không phải đầu tư quá nhiều vào việc mua sắm các thiết bị chơi nhạc mới. Có như vậy định dạng thống nhất này mới có thể chứng minh được giá trị tồn tại của âm nhạc âm thanh vòm.
Chính vì thế mà cuối những năm 1990, hãng DTS Entertainment đã phát triển một hệ thống đi theo xu hướng như vậy: đĩa DTS Digital Surround CD. Đĩa CD 20-bit này có thể tương thích với bất kỳ đầu đọc CD hay DVD nào, chỉ cần đầu đọc này nối với một A/V Receiver kỹ thuật số hoặc một bộ xử lý âm thanh vòm. Dù cho rất nhiều hộ gia đình thời điểm đó đều có đầy đủ cá thiết bị như vậy nhưng định dạng Digital Surround CD đã không tạo được nhiều thay đổi.
Nhưng bằng cách này hay cách khác, định dạng 5.1 vẫn tiếp tục ra đời. Và giờ đây các kỹ sư trong ngành công nghiệp ghi âm và sản xuất lại đang cố gắng tranh luận về đặc tả của định dạng này như liệu kênh 3.1 sẽ được sử dụng như thế nào, liệu vị trí đặt loa cho hệ thống âm nhạc âm thanh vòm có xếp theo định dạng kênh 5.1 của Dolby/DTS vốn đã được chấp nhận trong thiết lập rạp hát tại gia hay không (2 loa trước, một loa trung tâm ở trên hay dưới màn hình và hai loa vệ tinh đặt ở trên cao ngang chỗ người ngồi).
Kiểu sắp xếp theo cách sắp xếp dàn rạp hát tại gia với 5 loa toàn dải, có cùng chiều cao và được đặt ở khoảng cách bằng nhau tính từ "điểm ngọt" đã bị Tổ chức Viễn thông quốc tế ITU loại bỏ bởi lẽ đối với một hệ thống âm thanh tại nhà phải đáp ứng độ phù hợp với đồ đạc cũng như với mọi người trong nhà thì cách sắp xếp như vậy là điều phi thực tế.
Loa siêu trầm trong hệ thống cũng có vấn đề. Loa này vốn có 2 chức năng: hỗ trợ thêm cho dải âm thanh thấp mà các loa vệ tinh không trình diễn được và tạo thêm hiệu ứng âm siêu trầm. Tuy nhiên chức năng của kênh siêu trầm trong nhạc đa kênh chưa bao giờ thực sự được để tâm cả.
Rồi lại còn vấn đề về ghi và trộn âm nữa. Chắc chắn là sẽ rất tuyệt vời nếu như âm thanh vòm có thể mang lại một âm hình hoàn hảo 360 độ, nhưng thực tế điều này khó có thể xảy ra. Thay vào đó, chúng ta có cái gọi là một phần nhạc chính ở trung tâm kết hợp với các âm tiết, các nhạc cụ đơn âm dù muốn dù không cũng có mặt ở trên tất cả 5 kênh còn lại. Thà rằng hãy trộn âm theo kiểu phần nhạc chính vẫn ở trung tâm, còn âm hình thì chạy vòng quanh. Nhưng để làm được điều này lại chẳng cần phải đến định dạng SACD hay DVD-A mà chỉ cần có đủ 5 loa cùng với đĩa CD hay đĩa nhựa stereo được xử lý giải thuật âm thanh vòm Dolby Pro Logic II cũng có thể đạt được hiệu ứng tương tự.
Nói chung, ở hầu hết các công đoạn, thiết kế âm nhạc âm thanh vòm không thể vượt qua được cái gốc ban đầu stereo của nó được cho dù cũng đã có một số ngoại lệ. Chẳng hạn như tay chơi keyboard Jerry Harrison của bạn nhạc rock Talking Head và một kỹ sư tên Thorngren đã làm đĩa master với âm thanh 5.1 với 8 album của ban nhạc. Thử nghe bài "Found a Job" từ album More Songs About Buildings and Food chẳng hạn với cách mà cây ghi-ta của David Byrne và Harrison chạy vòng từ loa trước tới loa sau và cách mà phần đệm đảo phách cuối bài trình diễn một âm sắc phức hợp đa lớp giữa ghi-ta, tiếng vỗ tay, keyboard… tạo nên một âm trường giao thoa đầy ấn tượng. Sau khi nghe phiên bản này thì phiên bản stereo trở nên tầm thường hơn hẳn.
Những năm 2000 khi còn ở những vòng đầu tiên của trận chiến định dạng SACD/DVD-A, cả hai định dạng đều hứa hẹn sẽ có đầy đủ các đầu mục đĩa vào cuối năm. Rồi họ lại tiếp tục lặp lại điệp khúc này năm sau đó nhưng những hãng lớn chỉ phát hành số lượng nhỏ chừng 6-7 đầu mục mỗi lần, sau đó đến cả mấy tháng trời cũng không ra thêm được các phiên bản đa kênh nào. Điều lạ là những hãng chuyên cho audiophile như Chesky hay Telarc vốn cam kết lâu dài với định dạng SACD thậm chí còn có số lượng bỏ xa chính bản thân nhà sáng lập định dạng là Sony.
Cuối cùng thì các đầu mục đĩa của một số ca sĩ, ban nhạc trọng yếu như Bob Dylan, Peter Gabriel, Kinks, Moody Blues, Police, và Rolling Stones đã được phát hành thêm bản SACD, còn các đĩa của Doors và Neil Young thì được ghi DVD-A. Nhưng mặc dù vậy, các đĩa SACD vẫn chỉ là hai kênh mà thôi. Hai định dạng SACD và DVD-A vẫn tồn tại đến tận năm nay 2009, nhưng các phiên bản jazz hay rock dạng đa kênh 5.1 thì ngày càng hiếm hơn.
Vì thế, nếu mong muốn được nghe các phiên bản âm nhạc đa kênh của Calexico, Elvis Costello, Eminem, Korn, Dave Matthews, My Morning Jacket, Radiohead, hay White Stripes, bạn có thể nghe chúng trên các phiên bản đĩa chất lượng cao DVD-V và Blu-ray thay vì mong chờ các đĩa âm thanh đa kênh đơn thuần. Một số phiên bản Blu-ray còn được ghi đa kênh theo các chuẩn không nén chất lượng cao như Dolby TrueHD và DTS Master Audio.
Cuối cùng thì đúng là âm nhạc âm thanh vòm để tồn tại vẫn luôn phải đi kèm với hình ảnh.
Năm nay đánh dấu kỷ niệm 10 năm kể từ ngày định dạng Super Audio CD của liên minh Sony và Philips ra đời. Nhờ khả năng lưu trữ dữ liệu lớn, một đĩa SACD có thể chứa cả kênh stereo lẫn 5.1 cùng với nhau. Không chỉ có vậy, các đĩa SACD lai hay dual-layer còn tương thích ngược với các đầu CD thường. Tương lai của định dạng này hồi đó đã có vẻ rất xán lạn.
Định dạng DVD-Audio ra đời một năm sau đó bởi liên minh các hãng như Matsushita, Toshiba và Warners với những cam kết rằng định dạng nhạc thế hệ mới sẽ tiếp bước sự thành công của đĩa DVD-Video.
Chừng đó liệu đã có thể nói về một cuộc chiến định dạng? SACD được thiết kế dựa trên mã hóa Direct Stream Digital (DSD) của Sony/Philips, có thể lưu nhạc theo dữ liệu 1-bit với tần số mẫu siêu cao 2,8224MHz. Còn DVD-A với đĩa stereo sử dụng chuẩn không nén PCM 24-bit và tần số mẫu 192 kHz; hay 6 kênh âm thanh vòng DVD-A được mã hóa 24 bit / 96 kHz ứng dụng chuẩn nén Meridian Lossless Packing. Cả hai định dạng trên đều cho chất lượng âm thanh tuyệt hảo.
Tuy nhiên, âm thanh độ phân giải cao chưa hẳn đã có thể hạ bệ được đĩa CD. Dung lượng lớn của đĩa DVD-A cho phép đĩa này có thể tích hợp nhiều nội dung giá trị gia tăng như video, cảnh hậu trường, phỏng vấn, bình luận, thư viện ảnh, lời bài hát… và trên tất cả là âm thanh đa kênh. Định dạng này lúc đó đã trương khẩu hiệu về tương lai của âm thanh vòm "Kỷ nguyên âm nhạc 5.1 đã đến, giờ đây nghe âm thanh stereo giống như là ngồi xem lại TV màn hình đen trắng vậy".
Rõ ràng là âm thanh 5.1 rất phù hợp với phim và dàn rạp hát tại gia, phần lớn bởi định dạng 5.1 đã có lịch sử phát triển cùng với công nghệ âm thanh trên các phim chiếu rạp từ những năm 1950. Có thể nói phim và âm thanh vòm luôn đi với nhau như thể ăn bỏng ngô phải có nước.
Nhưng chỉ trừ một điều: Âm thanh vòm mà không có hình ảnh đi kèm chưa tìm được chỗ đứng trong hệ thống âm nhạc tại gia. Chắc hẳn những người mê âm thanh còn nhớ những thăng trầm của hệ thống 4 kênh Quadraphonic những năm 1970. Nhiều người cho rằng sự thoái trào của hệ thống này do có quá nhiều biến thể mã hóa trên các phương tiện riêng rẽ nhau như trên các hệ thống băng 8-track, băng cối, hay ít nhất có tới 4 loại đĩa nhựa (LP) khác nhau. Những năm sau khi hệ thống âm thanh Quadraphony không sống được và bị chôn vùi, thì không ai đề cập tới việc phát triển thể loại nhạc âm thanh vòm nữa, cho tới tận những năm 1990.
Cái cần nhất đó là một định dạng thống nhất để các tín đồ âm nhạc không phải đầu tư quá nhiều vào việc mua sắm các thiết bị chơi nhạc mới. Có như vậy định dạng thống nhất này mới có thể chứng minh được giá trị tồn tại của âm nhạc âm thanh vòm.
Chính vì thế mà cuối những năm 1990, hãng DTS Entertainment đã phát triển một hệ thống đi theo xu hướng như vậy: đĩa DTS Digital Surround CD. Đĩa CD 20-bit này có thể tương thích với bất kỳ đầu đọc CD hay DVD nào, chỉ cần đầu đọc này nối với một A/V Receiver kỹ thuật số hoặc một bộ xử lý âm thanh vòm. Dù cho rất nhiều hộ gia đình thời điểm đó đều có đầy đủ cá thiết bị như vậy nhưng định dạng Digital Surround CD đã không tạo được nhiều thay đổi.
Nhưng bằng cách này hay cách khác, định dạng 5.1 vẫn tiếp tục ra đời. Và giờ đây các kỹ sư trong ngành công nghiệp ghi âm và sản xuất lại đang cố gắng tranh luận về đặc tả của định dạng này như liệu kênh 3.1 sẽ được sử dụng như thế nào, liệu vị trí đặt loa cho hệ thống âm nhạc âm thanh vòm có xếp theo định dạng kênh 5.1 của Dolby/DTS vốn đã được chấp nhận trong thiết lập rạp hát tại gia hay không (2 loa trước, một loa trung tâm ở trên hay dưới màn hình và hai loa vệ tinh đặt ở trên cao ngang chỗ người ngồi).
Kiểu sắp xếp theo cách sắp xếp dàn rạp hát tại gia với 5 loa toàn dải, có cùng chiều cao và được đặt ở khoảng cách bằng nhau tính từ "điểm ngọt" đã bị Tổ chức Viễn thông quốc tế ITU loại bỏ bởi lẽ đối với một hệ thống âm thanh tại nhà phải đáp ứng độ phù hợp với đồ đạc cũng như với mọi người trong nhà thì cách sắp xếp như vậy là điều phi thực tế.
Loa siêu trầm trong hệ thống cũng có vấn đề. Loa này vốn có 2 chức năng: hỗ trợ thêm cho dải âm thanh thấp mà các loa vệ tinh không trình diễn được và tạo thêm hiệu ứng âm siêu trầm. Tuy nhiên chức năng của kênh siêu trầm trong nhạc đa kênh chưa bao giờ thực sự được để tâm cả.
Rồi lại còn vấn đề về ghi và trộn âm nữa. Chắc chắn là sẽ rất tuyệt vời nếu như âm thanh vòm có thể mang lại một âm hình hoàn hảo 360 độ, nhưng thực tế điều này khó có thể xảy ra. Thay vào đó, chúng ta có cái gọi là một phần nhạc chính ở trung tâm kết hợp với các âm tiết, các nhạc cụ đơn âm dù muốn dù không cũng có mặt ở trên tất cả 5 kênh còn lại. Thà rằng hãy trộn âm theo kiểu phần nhạc chính vẫn ở trung tâm, còn âm hình thì chạy vòng quanh. Nhưng để làm được điều này lại chẳng cần phải đến định dạng SACD hay DVD-A mà chỉ cần có đủ 5 loa cùng với đĩa CD hay đĩa nhựa stereo được xử lý giải thuật âm thanh vòm Dolby Pro Logic II cũng có thể đạt được hiệu ứng tương tự.
Nói chung, ở hầu hết các công đoạn, thiết kế âm nhạc âm thanh vòm không thể vượt qua được cái gốc ban đầu stereo của nó được cho dù cũng đã có một số ngoại lệ. Chẳng hạn như tay chơi keyboard Jerry Harrison của bạn nhạc rock Talking Head và một kỹ sư tên Thorngren đã làm đĩa master với âm thanh 5.1 với 8 album của ban nhạc. Thử nghe bài "Found a Job" từ album More Songs About Buildings and Food chẳng hạn với cách mà cây ghi-ta của David Byrne và Harrison chạy vòng từ loa trước tới loa sau và cách mà phần đệm đảo phách cuối bài trình diễn một âm sắc phức hợp đa lớp giữa ghi-ta, tiếng vỗ tay, keyboard… tạo nên một âm trường giao thoa đầy ấn tượng. Sau khi nghe phiên bản này thì phiên bản stereo trở nên tầm thường hơn hẳn.
Những năm 2000 khi còn ở những vòng đầu tiên của trận chiến định dạng SACD/DVD-A, cả hai định dạng đều hứa hẹn sẽ có đầy đủ các đầu mục đĩa vào cuối năm. Rồi họ lại tiếp tục lặp lại điệp khúc này năm sau đó nhưng những hãng lớn chỉ phát hành số lượng nhỏ chừng 6-7 đầu mục mỗi lần, sau đó đến cả mấy tháng trời cũng không ra thêm được các phiên bản đa kênh nào. Điều lạ là những hãng chuyên cho audiophile như Chesky hay Telarc vốn cam kết lâu dài với định dạng SACD thậm chí còn có số lượng bỏ xa chính bản thân nhà sáng lập định dạng là Sony.
Cuối cùng thì các đầu mục đĩa của một số ca sĩ, ban nhạc trọng yếu như Bob Dylan, Peter Gabriel, Kinks, Moody Blues, Police, và Rolling Stones đã được phát hành thêm bản SACD, còn các đĩa của Doors và Neil Young thì được ghi DVD-A. Nhưng mặc dù vậy, các đĩa SACD vẫn chỉ là hai kênh mà thôi. Hai định dạng SACD và DVD-A vẫn tồn tại đến tận năm nay 2009, nhưng các phiên bản jazz hay rock dạng đa kênh 5.1 thì ngày càng hiếm hơn.
Vì thế, nếu mong muốn được nghe các phiên bản âm nhạc đa kênh của Calexico, Elvis Costello, Eminem, Korn, Dave Matthews, My Morning Jacket, Radiohead, hay White Stripes, bạn có thể nghe chúng trên các phiên bản đĩa chất lượng cao DVD-V và Blu-ray thay vì mong chờ các đĩa âm thanh đa kênh đơn thuần. Một số phiên bản Blu-ray còn được ghi đa kênh theo các chuẩn không nén chất lượng cao như Dolby TrueHD và DTS Master Audio.
Cuối cùng thì đúng là âm nhạc âm thanh vòm để tồn tại vẫn luôn phải đi kèm với hình ảnh.
Nguyễn Hà
Theo Số hóa
Theo Số hóa
0 comments:
Post a Comment