Hiện nay, chúng ta đang phải đối phó đại dịch cúm “H1N1 mới” với khả năng lây lan trong cộng đồng rất cao. Cơ chế lây cúm như thế nào và giải pháp ngăn chặn, kiểm soát phù hợp ra sao vẫn là vấn đề nóng cần quan tâm.
Cảnh giác ba thể bệnh cúm hiện nay
TS.BS. Phạm Hùng Vân, giảng viên môn vi sinh, Đại học Y Dược TP.HCM cho biết :
“Tác nhân gây bệnh cúm là virus cúm, có ba nhóm, đó là A, B và C trong đó tác nhân cúm A là chủ yếu. Ở người có ba thể bệnh cúm: cúm thường, cúm ác tính và cúm trên cơ địa của những người có các bệnh nền (tim mạch, phổi mãn tính).
Bệnh cúm thường, hay cúm kinh điển là cúm xảy ra trên người khỏe mạnh và đã có miễn dịch đề kháng được một phần đối với tác nhân cúm vì trước đó đã từng nhiễm bệnh cúm và tác nhân cúm chưa có thay đổi nhiều hay chỉ thay đổi chút ít về mặt kháng nguyên. Trên những người này, bệnh biểu hiện với các triệu chứng nhiễm hô hấp siêu vi như sốt, ho sổ mũi, ớn lạnh. Bệnh thường tự khỏi, tuy nhiên cũng có những trường hợp biến chứng như là bội nhiễm hô hấp dưới do các tác nhân vi sinh như H. influenzae, phế cầu mà nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến diễn tiến xấu gây tử vong. Ngoài biến chứng hô hấp, trên những người có bệnh nền như: bệnh biến dưỡng (đái tháo đường), tim mạch, phổi mãn tính... thì các biến chứng do bệnh nền này sẽ trầm trọng hơn, đây là các trường hợp mà chúng ta gọi là cúm biến chứng trên cơ địa các người bị bệnh nền.
Còn cúm ác tính là cúm xảy ra trên những người chưa có miễn dịch đối với tác nhân cúm gây bệnh. Người bị cúm ác tính thường tử vong cao là do bị tổn thương phổi nặng nề mà từ chuyên môn gọi là ARDS (hội chứng suy hô hấp cấp tính). Nguyên do là cơ thể không có miễn dịch đặc hiệu nên phải huy động hệ thống miễn dịch không đặc hiệu để chống lại tác nhân cúm bao gồm những quá trình tế bào (thực bào), quá trình viêm, các yếu tố thể dịch. Chính sự huy động tổng lực này đã tạo nên một “cơn bão” cytokine làm tàn phá mô phổi không có khả năng phục hồi.
Cảnh giác ba thể bệnh cúm hiện nay
TS.BS. Phạm Hùng Vân, giảng viên môn vi sinh, Đại học Y Dược TP.HCM cho biết :
“Tác nhân gây bệnh cúm là virus cúm, có ba nhóm, đó là A, B và C trong đó tác nhân cúm A là chủ yếu. Ở người có ba thể bệnh cúm: cúm thường, cúm ác tính và cúm trên cơ địa của những người có các bệnh nền (tim mạch, phổi mãn tính).
Bệnh cúm thường, hay cúm kinh điển là cúm xảy ra trên người khỏe mạnh và đã có miễn dịch đề kháng được một phần đối với tác nhân cúm vì trước đó đã từng nhiễm bệnh cúm và tác nhân cúm chưa có thay đổi nhiều hay chỉ thay đổi chút ít về mặt kháng nguyên. Trên những người này, bệnh biểu hiện với các triệu chứng nhiễm hô hấp siêu vi như sốt, ho sổ mũi, ớn lạnh. Bệnh thường tự khỏi, tuy nhiên cũng có những trường hợp biến chứng như là bội nhiễm hô hấp dưới do các tác nhân vi sinh như H. influenzae, phế cầu mà nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến diễn tiến xấu gây tử vong. Ngoài biến chứng hô hấp, trên những người có bệnh nền như: bệnh biến dưỡng (đái tháo đường), tim mạch, phổi mãn tính... thì các biến chứng do bệnh nền này sẽ trầm trọng hơn, đây là các trường hợp mà chúng ta gọi là cúm biến chứng trên cơ địa các người bị bệnh nền.
Còn cúm ác tính là cúm xảy ra trên những người chưa có miễn dịch đối với tác nhân cúm gây bệnh. Người bị cúm ác tính thường tử vong cao là do bị tổn thương phổi nặng nề mà từ chuyên môn gọi là ARDS (hội chứng suy hô hấp cấp tính). Nguyên do là cơ thể không có miễn dịch đặc hiệu nên phải huy động hệ thống miễn dịch không đặc hiệu để chống lại tác nhân cúm bao gồm những quá trình tế bào (thực bào), quá trình viêm, các yếu tố thể dịch. Chính sự huy động tổng lực này đã tạo nên một “cơn bão” cytokine làm tàn phá mô phổi không có khả năng phục hồi.
Để cảnh giác với cúm “H1N1 mới” này, cần có các giải pháp đối phó thích hợp, không nên quá cứng nhắc. Cụ thể là :
- Không nên làm cộng đồng quá hoang mang, lo sợ mà mất cảnh giác với các bệnh dịch khác nguy hiểm hơn, nguy cơ gây tử vong cao nếu phát hiện chậm như sốt xuất huyết, viêm màng não, tiêu chảy.
- Phải sớm cho phép các cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm cúm “H1N1 mới”. Rút kinh nghiệm trong các ca tử vong vừa rồi, một số ca có kết quả xác định H1N1 đến khá trễ. Ngoài ra một thực tế hiện nay là các cơ sở y tế không muốn làm xét nghiệm H1N1 vì nếu kết quả dương tính thì phải gửi mẫu đến viện Pasteur, hay chỉ một số trung tâm được phép làm xét nghiệm của Bộ Y tế, và chi phí xét nghiệm H1N1 làm tại cơ sở không được thanh toán.
- Khuyến khích các nhà khoa học tiếp cận các nghiên cứu bộ gene của “H1N1 mới” này để sớm tiên đoán các biến đổi của nó cũng như sớm phát hiện nguy cơ tái tổ hợp với cúm H5N1.
- Giám sát chặt chẽ để không xảy ra dịch H5N1 hoặc dập tắt ngay dịch H5N1 dù chỉ trên gia cầm. Lý do là hiện nay nguy cơ H1N1 tái tổ hợp với H5N1 là hoàn toàn có thể ở các quốc gia có nội dịch H5N1 như Việt Nam.
Theo TS.BS Phạm Hùng Vân
- Không nên làm cộng đồng quá hoang mang, lo sợ mà mất cảnh giác với các bệnh dịch khác nguy hiểm hơn, nguy cơ gây tử vong cao nếu phát hiện chậm như sốt xuất huyết, viêm màng não, tiêu chảy.
- Phải sớm cho phép các cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm cúm “H1N1 mới”. Rút kinh nghiệm trong các ca tử vong vừa rồi, một số ca có kết quả xác định H1N1 đến khá trễ. Ngoài ra một thực tế hiện nay là các cơ sở y tế không muốn làm xét nghiệm H1N1 vì nếu kết quả dương tính thì phải gửi mẫu đến viện Pasteur, hay chỉ một số trung tâm được phép làm xét nghiệm của Bộ Y tế, và chi phí xét nghiệm H1N1 làm tại cơ sở không được thanh toán.
- Khuyến khích các nhà khoa học tiếp cận các nghiên cứu bộ gene của “H1N1 mới” này để sớm tiên đoán các biến đổi của nó cũng như sớm phát hiện nguy cơ tái tổ hợp với cúm H5N1.
- Giám sát chặt chẽ để không xảy ra dịch H5N1 hoặc dập tắt ngay dịch H5N1 dù chỉ trên gia cầm. Lý do là hiện nay nguy cơ H1N1 tái tổ hợp với H5N1 là hoàn toàn có thể ở các quốc gia có nội dịch H5N1 như Việt Nam.
Theo TS.BS Phạm Hùng Vân
Trong cộng đồng thì cúm ác tính có thể xảy ra một khi tác nhân virus cúm bị biến đổi hoàn toàn kháng nguyên, do vậy các cá nhân trong cộng đồng cũng hoàn toàn “trắng tinh” về miễn dịch đối với tác nhân cúm này. Chính vì thế, trong lịch sử thế giới, đã có những vụ dịch mà tỷ lệ tử vong khá cao xảy ra khi tác nhân virus cúm gây bệnh trên người bị thay đổi hoàn toàn về kháng nguyên: 1889-1890 khoảng 1 triệu người tử vong do H2N2; 1918-1919: trận dịch kinh hoàng nhất với 40-50 triệu người tử vong do H1N1; 1957-1958 gây ra do H2N2 với 1 triệu đến 1,5 triệu người tử vong…
Do cơ chế bệnh sinh như vậy nên người khi bị nhiễm cúm gà H5N1 cũng bị tử vong từ 90% - 95% trở lên, vì cơ thể chúng ta không có miễn dịch đối với H5N1. Rất may H5N1 không lây được trực tiếp từ người qua người mà lý do có thể là kháng nguyên H5 rất nhạy cảm với gà nhưng ít nhạy cảm hơn đối với người”.
“H1N1 mới” nhưng không gây dịch cúm ác tính
Theo TS. Vân, hiện nay chúng ta đang đối phó với đại dịch cúm “H1N1 mới” với khả năng lây lan trong cộng đồng rất cao. Cơ chế dễ lây lan này là dù kháng nguyên H1 và N1 của dòng “H1N1 mới” có biến đổi nhưng rất nhạy cảm với tế bào biểu mô hô hấp của người. Tuy nhiên, hiện nay nó vẫn không gây dịch cúm ác tính trong cộng đồng vì cộng đồng đã có miễn dịch một phần do nhiễm các cúm thường trước đó và có miễn dịch.
Vậy cúm “H1N1 mới” có chặn được không? TS.Vân cho biết, rất khó vì cúm lây theo con đường hô hấp và lây theo những hạt nhỏ. Người bị cúm chỉ cần ho hay hắt hơi sẽ làm bắn các hạt nhỏ chứa virus cúm, thậm chí có những hạt kích thước cực nhỏ mà giới chuyên môn gọi là “nhân cúm” lơ lửng rất lâu trong không khí và đưa đi rất xa trong cả một vùng rộng lớn như thôn xã.
Ngoài cơ chế lây lan này, tác nhân cúm còn lây trực tiếp qua tiếp xúc. Với sự lây lan như vậy thì khó mà ngăn chặn được dịch cúm H1N1 mới trong cộng đồng. Hiện nay, con số công bố khoảng hơn 6.000 người nhiễm cúm “H1N1 mới”, nhưng theo TS. Vân, con số này có thể lên đến vài chục ngàn đến vài trăm ngàn người, bởi có những người có triệu chứng cúm thoáng qua nhưng không đi làm xét nghiệm, đã có kháng thể và tự miễn dịch với cúm.
Nói như vậy nhưng chúng ta vẫn phải cảnh giác với dịch cúm “H1N1 mới” hiện nay ở các tình huống sau :
1. Cúm biến chứng trên người có bệnh nền, già yếu, phụ nữ mang thai mà sự phát hiện tác nhân cúm bị chậm trễ;
2. Cúm ác tính xảy ra trên các đối tượng khỏe mạnh nhưng còn quá trẻ do vậy chưa có miễn dịch với cúm;
3. Cúm biến chứng trên những người khỏe mạnh bị triệu chứng cúm thường mà chậm phát hiện dẫn đến biến chứng viêm phổi do vi khuẩn;
4. Ngoài ra nên cảnh giác nếu cúm “H1N1 mới” này tái tổ hợp được với H5N1 tạo ra một dòng cúm mới lây lan cao, đồng thời lại “mới toanh” về mặt miễn dịch có thể gây hậu quả đại dịch cúm với cúm ác tính.
Do cơ chế bệnh sinh như vậy nên người khi bị nhiễm cúm gà H5N1 cũng bị tử vong từ 90% - 95% trở lên, vì cơ thể chúng ta không có miễn dịch đối với H5N1. Rất may H5N1 không lây được trực tiếp từ người qua người mà lý do có thể là kháng nguyên H5 rất nhạy cảm với gà nhưng ít nhạy cảm hơn đối với người”.
“H1N1 mới” nhưng không gây dịch cúm ác tính
Theo TS. Vân, hiện nay chúng ta đang đối phó với đại dịch cúm “H1N1 mới” với khả năng lây lan trong cộng đồng rất cao. Cơ chế dễ lây lan này là dù kháng nguyên H1 và N1 của dòng “H1N1 mới” có biến đổi nhưng rất nhạy cảm với tế bào biểu mô hô hấp của người. Tuy nhiên, hiện nay nó vẫn không gây dịch cúm ác tính trong cộng đồng vì cộng đồng đã có miễn dịch một phần do nhiễm các cúm thường trước đó và có miễn dịch.
Vậy cúm “H1N1 mới” có chặn được không? TS.Vân cho biết, rất khó vì cúm lây theo con đường hô hấp và lây theo những hạt nhỏ. Người bị cúm chỉ cần ho hay hắt hơi sẽ làm bắn các hạt nhỏ chứa virus cúm, thậm chí có những hạt kích thước cực nhỏ mà giới chuyên môn gọi là “nhân cúm” lơ lửng rất lâu trong không khí và đưa đi rất xa trong cả một vùng rộng lớn như thôn xã.
Ngoài cơ chế lây lan này, tác nhân cúm còn lây trực tiếp qua tiếp xúc. Với sự lây lan như vậy thì khó mà ngăn chặn được dịch cúm H1N1 mới trong cộng đồng. Hiện nay, con số công bố khoảng hơn 6.000 người nhiễm cúm “H1N1 mới”, nhưng theo TS. Vân, con số này có thể lên đến vài chục ngàn đến vài trăm ngàn người, bởi có những người có triệu chứng cúm thoáng qua nhưng không đi làm xét nghiệm, đã có kháng thể và tự miễn dịch với cúm.
Nói như vậy nhưng chúng ta vẫn phải cảnh giác với dịch cúm “H1N1 mới” hiện nay ở các tình huống sau :
1. Cúm biến chứng trên người có bệnh nền, già yếu, phụ nữ mang thai mà sự phát hiện tác nhân cúm bị chậm trễ;
2. Cúm ác tính xảy ra trên các đối tượng khỏe mạnh nhưng còn quá trẻ do vậy chưa có miễn dịch với cúm;
3. Cúm biến chứng trên những người khỏe mạnh bị triệu chứng cúm thường mà chậm phát hiện dẫn đến biến chứng viêm phổi do vi khuẩn;
4. Ngoài ra nên cảnh giác nếu cúm “H1N1 mới” này tái tổ hợp được với H5N1 tạo ra một dòng cúm mới lây lan cao, đồng thời lại “mới toanh” về mặt miễn dịch có thể gây hậu quả đại dịch cúm với cúm ác tính.
Hoàng Nhung
Theo Phụ nữ
Theo Phụ nữ
0 comments:
Post a Comment