TTđTD - Trong cái nhìn của đạo Phật, thân thể con người là một tập hợp của các yếu tố vật chất và tinh thần. Hai yếu tố này nương tựa và hỗ trợ cho nhau. Khi quán sát thân và tâm của chính mình một cách sâu sắc, bạn sẽ hiểu rõ tính chất vô thường sinh diệt của từng tế bào và từng nhịp điệu sống của nó; nhờ vậy, bạn có thể hướng tâm đến đời sống viễn ly, từ bỏ lòng tham ái và chấp thủ, thể nghiệm thực tại giải thoát.
Thiền là gì?
Thiền là gì?
Thiền là pháp môn tu tập căn bản của đạo Phật. Mục đích của thiền là đưa hành giả trở về với đời sống chánh niệm, tĩnh giác, đạt đến trạng thái tâm an tịnh, xả ly, và giác ngộ-giải thoát. Có nhiều kỷ thuật thiền trong đạo Phật nguyên thủy và phát triển, tuy nhiên chúng ta có thể khái quát hoá các đặc tính của thiền qua hai thuật ngữ chính như sau: Thiền (dhyāna): sự tĩnh tâm, tĩnh lự, chánh niệm, tĩnh giác; và Định (samādhi): định tâm hay chuyên chú tâm vào một đối tượng. Trong kinh đề cập đến hai kỷ thuật thiền căn bản đó là thiền Chỉ (Samatha) và thiền Quán (Vipassanā). Thiền Chỉ là nương vào hơi thở vào/ra để điều phục tâm; và thiền Quán là quán niệm về các đối tượng thuộc về bốn niệm xứ: thân, thọ, tâm, pháp (xem câu hỏi 36).
Cả hai cách thiền này bổ sung cho nhau, mặc dầu thiền Chỉ hướng đến sự định tâm, trong khi thiền Quán giúp hành giả tăng trưởng tuệ giác thực tại đối với bốn niệm xứ. Kinh Quán Niệm Hơi Thở (Ānāpānasati Sutta), Đức Phật dạy rõ cách vận dụng hơi thở (buộc niệm vào hơi thở) theo các đề mục (niệm xứ) trong thiền quán. Ngài cũng dạy rõ, khi hành giả chuyên cần thực hành thiền định vận dụng hơi thở đúng pháp thì có thể thành tựu bốn niệm xứ, và xa hơn là thành tựu bảy giác chi (xem câu hỏi 36 & 40).
Các đề mục chính của Chỉ và Quán là gì?
Trong kinh Đức Phật dạy rõ 16 đề mục của thiền như sau:
• Thở vô dài, tôi biết: “Tôi thở vô dài”. Thở ra dài, tôi biết: “Tôi thở ra dài”.
Thở vô ngắn, tôi biết: “Tôi thở vô ngắn”. Thở ra ngắn, tôi biết: “Tôi thở ra ngắn”.
“Cảm giác toàn thân, tôi thở vô”—“Cảm giác cả toàn thân, tôi thở ra”.
“An tịnh thân hành, tôi thở vô”—An tịnh thân hành, tôi thở ra”.
•“Cảm giác hỷ thọ, tôi thở vô”—“Cảm giác hỷ thọ, tôi thở ra”.
“Cảm giác lạc thọ, tôi thở vô”—“Cảm giác lạc thọ, tôi thở ra”.
“Cảm giác tâm hành, tôi thở vô”—“Cảm giác tâm hành, tôi thở ra”.
“An tịnh tâm hành, tôi thở vô”—“An tịnh tâm hành, tôi thở ra”.
• “Cảm giác về tâm, tôi thở vô”—“Cảm giác về tâm, tôi thở ra”.
“Với tâm hân hoan, tôi thở vô”—“Với tâm hân hoan, tôi thở ra”.
“Với tâm định tĩnh, tôi thở vô”—“Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra”.
“Với tâm giải thoát, tôi thở vô”—“Với tâm giải thoát, tôi thở ra”.
• “Quán vô thường, tôi thở vô”—“Quán vô thường, tôi thở ra”.
“Quán ly tham, tôi thở vô”—“Quán ly tham, tôi thở ra”.
“Quán đoạn diệt, tôi thở vô”—“Quán đoạn diệt, tôi thở ra”.
“Quán từ bỏ, tôi thở vô”—“Quán từ bỏ, tôi thở ra”.
Hơi thở quan trọng như thế nào trong tu tập thiền?
Trong khi thực tập thiền, các căn của bạn tạm ngừng hoạt động nhưng hơi thở vẫn hiện diện trong thân. Do vậy, bạn khéo léo sử dụng dòng vận hành của hơi thở vào/ra như là một sợi dây vô hình để hợp nhất (buộc) thân và tâm, không để tâm tán loạn trong các tạp niệm. Kiểm soát được hơi thở vào/ra một cách sâu lắng và vững chãi, bạn sẽ không còn trôi lăn theo các tạp niệm, sẽ làm chủ được dòng vận hành của tâm thức; và đấy là con đường tịnh hoá các phiền não loạn động trong tâm đưa đến trạng thái an định và sinh khởi tuệ giác. Nếu không nương vào hơi thở vào/ra nhẹ nhàng, bạn sẽ không trú trong sự an định được. Vì vậy, trong tiến trình tu tập, bạn phải luôn luôn giữ chánh niệm và tĩnh giác trong suốt dòng chảy của tâm theo từng nhịp thở vào/ra. Nếu thân ở một nơi, tâm ở một chỗ khác, dầu bạn có hít thở đều đặn thì đấy không phải là thiền. Trong tu tập thiền định, hơi thở phải được theo dõi bằng chính cái tâm của hành giả thì mới có khả năng đi đến trạng thái an định.
Xin cho biết về vai trò của sự nhất tâm trong thiền định?
Sự nhất tâm (one pointed mind) là yếu tố vô cùng quan trọng trong khi thực tập thiền định. Và để đạt đến sự nhất tâm, tức là làm cho tâm an định vào một đối tượng (của thiền định), bạn cần phải thực tập lâu ngày. Vì thực tại của tâm thức chúng ta luôn trôi chảy như một dòng sông, do đó nếu không trụ tâm (buộc tâm) vào một đối tượng nhất định, thì nó sẽ nghĩ ngợi lung tung, di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác một cách tán loạn, như con khỉ liên hồi nhảy từ cành này sang cành khác. Và như thế, nếu tâm không an định, thì bạn có hành thiền bao lâu đi nữa cũng sẽ không thành tựu được sự nhất tâm, vốn là nền tảng của an tịnh, giải thoát. Trạng thái nhất tâm thực thụ sẽ đem đến cho bạn một sự bình yên nội tại, vượt qua các lo âu, sợ hãi, rửa sạch các phiền não trong tâm, và làm mới (renew) lại cuộc sống của bạn thông qua việc khơi dậy và phát triển những nguồn năng lượng tươi mát và vô nhiễm.
Vậy sự liên hệ giữa cảm thọ và tâm như thế nào?
Đức Phật dạy, cảm thọ chính là thức ăn của tâm thức. Cảm thọ nuôi dưỡng và phát triển tâm thức. Do đó, tùy theo từng loại cảm thọ khác nhau (như vui, buồn, khổ, lạc) mà tâm sẽ phát triển. Ví dụ, cảm thọ đau buồn sẽ làm cho tâm phát triển theo hướng đau buồn; trái lại, cảm thọ hỷ lạc sẽ phát triển tâm theo hướng hỷ lạc. Điều quan trọng mà bạn cần lưu ý đó là, chính cảm thọ là cái nhân đưa đến các loại tham ái. Khi cảm thọ được điều phục một cách chủ động, thì tâm thức trở nên bình thản, tự tại. Nhưng nếu bạn không điều phục được các cảm thọ của mình và trôi lăn theo nó, thì tâm thức của bạn sẽ trở nên nao núng, bức bách; đấy là trạng thái bị thiêu đốt bởi sự ham muốn, khát khao đối với các dục. Trên thực tế, các loại cảm thọ duyên theo sự tiếp xúc của sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý thức) và sáu trần (hình sắc, âm thanh, hương khí, mùi bị, xúc chạm, và các đối tượng của ý thức) mà sinh khởi. Đấy là lý do tại sao, cảm thọ là một trong bốn niệm xứ.
Xin cho biết thêm về thiền Quán (Vipassanā)?
Thiền Quán còn được gọi là tuệ minh sát, tức là quán niệm hay quan sát về bốn niệm xứ bao gồm thân, thọ, tâm, và pháp (đối tượng của ý thức). Do quán niệm về các xứ này một cách sâu sắc mà bạn sinh khởi tuệ giác và thể nhập dòng thực tại vô ngã. Khi tu tập thiền quán, bạn phải đi từng đề mục rất cụ thể. Ví dụ, khi quán thân, bạn bắt đầu quán niệm các thành tố của thân, các liên hệ trong và ngoài thân, các yếu tố cấu thành thân (bốn đại), các hợp chất của thân, các bộ phận trong thân, cho đến từng cử động nhỏ của thân như sự sinh và diệt, độ dài, ngắn của từng hơi thở .v.v. Tu tập thiền quán giúp bạn hiểu rõ các chủ đề tinh tế mà các giác quan bình thường (không tu tập) không thể nhận biết hay thấu hiểu được. Do vậy, thực tập thiền quán lâu ngày sẽ giúp hành giả phát sinh tuệ giác, thấu rõ chân lý và từng bước thể nhập thực tại chân thực.
Tại sao phải quan sát thân thể một cách tỉ mỉ như thế?
Trong cái nhìn của đạo Phật, thân thể con người là một tập hợp của các yếu tố vật chất và tinh thần. Hai yếu tố này nương tựa và hỗ trợ cho nhau. Khi quán sát thân và tâm của chính mình một cách sâu sắc, bạn sẽ hiểu rõ tính chất vô thường sinh diệt của từng tế bào và từng nhịp điệu sống của nó; nhờ vậy, bạn có thể hướng tâm đến đời sống viễn ly, từ bỏ lòng tham ái và chấp thủ, thể nghiệm thực tại giải thoát. Ví dụ, khi quán sát sâu sắc về thân thể, bạn sẽ nhận diện được cả hai tính chất của nó, đó là: thân thể như ngôi nhà hiện tiền của tâm linh, và thân thể như nơi dung chứa các phiền não bệnh tật. Về mặt tích cực, thân thể này là ngôi nhà tâm linh hiện tiền giúp che chở, nuôi lớn các căn lành và chí nguyện cũng như đời sống an lạc hạnh phúc của chúng ta. Nhưng về mặt tiêu cực, cũng chính thân thể này và các nhu cầu sinh lý căn bản của nó đã áp lực chúng ta phải bôn ba với cuộc sống đói, khát, nóng, lạnh và thúc đẩy chúng ta luôn tìm kiếm sự thỏa mãn đối với các dục. Đấy là lý do mà một hành giả tu tập cần phải thấy rõ và nỗ lực điều phục dòng vận hành của thân năm uẩn này bằng cách quán sát và nhận diện mọi tạo tác của thân và tâm.
Khải Thiên (Cẩm nang của người tu Đạo)
Thở vô ngắn, tôi biết: “Tôi thở vô ngắn”. Thở ra ngắn, tôi biết: “Tôi thở ra ngắn”.
“Cảm giác toàn thân, tôi thở vô”—“Cảm giác cả toàn thân, tôi thở ra”.
“An tịnh thân hành, tôi thở vô”—An tịnh thân hành, tôi thở ra”.
•“Cảm giác hỷ thọ, tôi thở vô”—“Cảm giác hỷ thọ, tôi thở ra”.
“Cảm giác lạc thọ, tôi thở vô”—“Cảm giác lạc thọ, tôi thở ra”.
“Cảm giác tâm hành, tôi thở vô”—“Cảm giác tâm hành, tôi thở ra”.
“An tịnh tâm hành, tôi thở vô”—“An tịnh tâm hành, tôi thở ra”.
• “Cảm giác về tâm, tôi thở vô”—“Cảm giác về tâm, tôi thở ra”.
“Với tâm hân hoan, tôi thở vô”—“Với tâm hân hoan, tôi thở ra”.
“Với tâm định tĩnh, tôi thở vô”—“Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra”.
“Với tâm giải thoát, tôi thở vô”—“Với tâm giải thoát, tôi thở ra”.
• “Quán vô thường, tôi thở vô”—“Quán vô thường, tôi thở ra”.
“Quán ly tham, tôi thở vô”—“Quán ly tham, tôi thở ra”.
“Quán đoạn diệt, tôi thở vô”—“Quán đoạn diệt, tôi thở ra”.
“Quán từ bỏ, tôi thở vô”—“Quán từ bỏ, tôi thở ra”.
Hơi thở quan trọng như thế nào trong tu tập thiền?
Trong khi thực tập thiền, các căn của bạn tạm ngừng hoạt động nhưng hơi thở vẫn hiện diện trong thân. Do vậy, bạn khéo léo sử dụng dòng vận hành của hơi thở vào/ra như là một sợi dây vô hình để hợp nhất (buộc) thân và tâm, không để tâm tán loạn trong các tạp niệm. Kiểm soát được hơi thở vào/ra một cách sâu lắng và vững chãi, bạn sẽ không còn trôi lăn theo các tạp niệm, sẽ làm chủ được dòng vận hành của tâm thức; và đấy là con đường tịnh hoá các phiền não loạn động trong tâm đưa đến trạng thái an định và sinh khởi tuệ giác. Nếu không nương vào hơi thở vào/ra nhẹ nhàng, bạn sẽ không trú trong sự an định được. Vì vậy, trong tiến trình tu tập, bạn phải luôn luôn giữ chánh niệm và tĩnh giác trong suốt dòng chảy của tâm theo từng nhịp thở vào/ra. Nếu thân ở một nơi, tâm ở một chỗ khác, dầu bạn có hít thở đều đặn thì đấy không phải là thiền. Trong tu tập thiền định, hơi thở phải được theo dõi bằng chính cái tâm của hành giả thì mới có khả năng đi đến trạng thái an định.
Xin cho biết về vai trò của sự nhất tâm trong thiền định?
Sự nhất tâm (one pointed mind) là yếu tố vô cùng quan trọng trong khi thực tập thiền định. Và để đạt đến sự nhất tâm, tức là làm cho tâm an định vào một đối tượng (của thiền định), bạn cần phải thực tập lâu ngày. Vì thực tại của tâm thức chúng ta luôn trôi chảy như một dòng sông, do đó nếu không trụ tâm (buộc tâm) vào một đối tượng nhất định, thì nó sẽ nghĩ ngợi lung tung, di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác một cách tán loạn, như con khỉ liên hồi nhảy từ cành này sang cành khác. Và như thế, nếu tâm không an định, thì bạn có hành thiền bao lâu đi nữa cũng sẽ không thành tựu được sự nhất tâm, vốn là nền tảng của an tịnh, giải thoát. Trạng thái nhất tâm thực thụ sẽ đem đến cho bạn một sự bình yên nội tại, vượt qua các lo âu, sợ hãi, rửa sạch các phiền não trong tâm, và làm mới (renew) lại cuộc sống của bạn thông qua việc khơi dậy và phát triển những nguồn năng lượng tươi mát và vô nhiễm.
Vậy sự liên hệ giữa cảm thọ và tâm như thế nào?
Đức Phật dạy, cảm thọ chính là thức ăn của tâm thức. Cảm thọ nuôi dưỡng và phát triển tâm thức. Do đó, tùy theo từng loại cảm thọ khác nhau (như vui, buồn, khổ, lạc) mà tâm sẽ phát triển. Ví dụ, cảm thọ đau buồn sẽ làm cho tâm phát triển theo hướng đau buồn; trái lại, cảm thọ hỷ lạc sẽ phát triển tâm theo hướng hỷ lạc. Điều quan trọng mà bạn cần lưu ý đó là, chính cảm thọ là cái nhân đưa đến các loại tham ái. Khi cảm thọ được điều phục một cách chủ động, thì tâm thức trở nên bình thản, tự tại. Nhưng nếu bạn không điều phục được các cảm thọ của mình và trôi lăn theo nó, thì tâm thức của bạn sẽ trở nên nao núng, bức bách; đấy là trạng thái bị thiêu đốt bởi sự ham muốn, khát khao đối với các dục. Trên thực tế, các loại cảm thọ duyên theo sự tiếp xúc của sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý thức) và sáu trần (hình sắc, âm thanh, hương khí, mùi bị, xúc chạm, và các đối tượng của ý thức) mà sinh khởi. Đấy là lý do tại sao, cảm thọ là một trong bốn niệm xứ.
Xin cho biết thêm về thiền Quán (Vipassanā)?
Thiền Quán còn được gọi là tuệ minh sát, tức là quán niệm hay quan sát về bốn niệm xứ bao gồm thân, thọ, tâm, và pháp (đối tượng của ý thức). Do quán niệm về các xứ này một cách sâu sắc mà bạn sinh khởi tuệ giác và thể nhập dòng thực tại vô ngã. Khi tu tập thiền quán, bạn phải đi từng đề mục rất cụ thể. Ví dụ, khi quán thân, bạn bắt đầu quán niệm các thành tố của thân, các liên hệ trong và ngoài thân, các yếu tố cấu thành thân (bốn đại), các hợp chất của thân, các bộ phận trong thân, cho đến từng cử động nhỏ của thân như sự sinh và diệt, độ dài, ngắn của từng hơi thở .v.v. Tu tập thiền quán giúp bạn hiểu rõ các chủ đề tinh tế mà các giác quan bình thường (không tu tập) không thể nhận biết hay thấu hiểu được. Do vậy, thực tập thiền quán lâu ngày sẽ giúp hành giả phát sinh tuệ giác, thấu rõ chân lý và từng bước thể nhập thực tại chân thực.
Tại sao phải quan sát thân thể một cách tỉ mỉ như thế?
Trong cái nhìn của đạo Phật, thân thể con người là một tập hợp của các yếu tố vật chất và tinh thần. Hai yếu tố này nương tựa và hỗ trợ cho nhau. Khi quán sát thân và tâm của chính mình một cách sâu sắc, bạn sẽ hiểu rõ tính chất vô thường sinh diệt của từng tế bào và từng nhịp điệu sống của nó; nhờ vậy, bạn có thể hướng tâm đến đời sống viễn ly, từ bỏ lòng tham ái và chấp thủ, thể nghiệm thực tại giải thoát. Ví dụ, khi quán sát sâu sắc về thân thể, bạn sẽ nhận diện được cả hai tính chất của nó, đó là: thân thể như ngôi nhà hiện tiền của tâm linh, và thân thể như nơi dung chứa các phiền não bệnh tật. Về mặt tích cực, thân thể này là ngôi nhà tâm linh hiện tiền giúp che chở, nuôi lớn các căn lành và chí nguyện cũng như đời sống an lạc hạnh phúc của chúng ta. Nhưng về mặt tiêu cực, cũng chính thân thể này và các nhu cầu sinh lý căn bản của nó đã áp lực chúng ta phải bôn ba với cuộc sống đói, khát, nóng, lạnh và thúc đẩy chúng ta luôn tìm kiếm sự thỏa mãn đối với các dục. Đấy là lý do mà một hành giả tu tập cần phải thấy rõ và nỗ lực điều phục dòng vận hành của thân năm uẩn này bằng cách quán sát và nhận diện mọi tạo tác của thân và tâm.
Khải Thiên (Cẩm nang của người tu Đạo)
Nguồn: Tôn giáo & dân tộc
0 comments:
Post a Comment