Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Thursday, May 17, 2012

TTđTD - Cầu về cõi Phật chẳng những hưởng bình an, yên ổn, để có cơ hội gần các bồ tát, thánh chúng mà giải thoát tiếp. Tỉnh được mà ra khỏi được thì tinh thần đi lên, bảo đảm giải thoát. Còn về cõi nào trong bảy cõi này thì vẫn ở trong đường mê, vẫn trong cái lẩn quẩn đáng sợ đầy nguy hiểm, nên phải một lòng tha thiết cầu thoát ra đám mây mù vô minh, nương ngón tay tam-ma-đề chỉ để thấy vầng trăng sáng trên không.

A nan thưa: Bạch Đức Thế Tôn như tỳ kheo ni Bửu Liên Hương giữ Bồ tát giới nhưng lén lút làm việc dâm dục, lại nói càn rằng làm việc dâm dục không phải giết người, không phải trộm cắp, không có nghiệp báo. Phát ra lời nó ấy rồi, trước hết nơi nữ căn sinh ra ngọn lửa hồng lớn, về sau từng đốt, từng đốt, bị lửa đốt cháy, sa vào ngục vô gián.
Như Đại vương Lưu li, tỳ kheo Thiện Tinh, Lưu Li vì giết giòng họ Cù-đàm, Thiện Tinh vì nói càn tất cả các pháp đều rỗng không mà thân sống sa vào địa ngục a-tỳ.
Các địa ngục ấy, lại có chỗ nhất định, hay là tự nhiên khi các người kia gây nghiệp, thì mỗi người, mỗi người chịu riêng? Xin Phật rủ lòng đại từ, khai ngộ cho kẻ ngây thơ, khiến cho tất cả chúng sanh trì giới, nghe nghĩa quyết định, vui mừng tôn trọng kính cẩn giữ gìn không phạm.
Đức Phật bảo A-nan: “Hay thay lời hỏi đó, khiến cho các chúng sanh không mắc tà kiến. Nay thầy hãy nghe cho chín, ta sẽ vì thầy mà nói.”
A Nan, tất cả chúng sinh, thật vốn chân tính thanh tịnh, nhân những vọng kiến, mà có tập khí hư vọng sinh ra; vì thế, chia ra có phận trong và phận ngoài”.
Phận Trong:
“A Nan, phận trong, tức là ở trong phận của chúng sinh. Nhân các lòng ái nhiễm phát khởi ra vọng tình, tình chứa mãi không thôi, có thể sinh ra ái thủy; vậy nên chúng sinh, tâm nhớ thức ăn ngon thì trong miệng nước chảy ra; tâm nhớ người trước, hoặc thương, hoặc giận, thì trong con mắt lệ tràn; tham cầu của báu thì trong tâm phát ra ái diên, cả mình đều trơn sáng; tâm dính vào việc dâm dục, thì hai căn nam nữ tự nhiên dịch khí chảy ra. A Nan, các cái ái đó, tuy khác nhau, nhưng kết quả chảy nước là đồng; thấm ướt không lên được, tự nhiên theo đó mà sa đọa, ấy gọi là phận trong”.
Phận Ngoài:
“A Nan, phận ngoài, tức là ngoài phận của chúng sinh. Nhân các lòng phát ngưỡng, phát minh ra những lý tưởng; tưởng chứa mãi không thôi, có thể sinh ra những thắng khí; vậy nên chúng sinh, tâm giữ cấm giới, cả mình nhẹ nhàng trong sạch; tâm trì chú ấn, con mắt ngó hùng dũng nghiêm nghị; tâm muốn sinh lên cõi trời, chiêm bao thấy bay lên; để tâm nơi cõi Phật, thánh cảnh thầm hiện ra; thờ vị thiện tri thức, tự khinh rẻ thân mệnh mình. A Nan, các tưởng đó tuy khác, nhưng nhẹ nhàng cất lên thì đồng nhau; cất bay không chìm xuống, tự nhiên vượt lên, đó là phận ngoài”[1] .
Phần quyết nghi tôn giả Phú-lâu-na đã hỏi vì nhân gì mà chúng sanh luân hồi lục đạo, Đức Phật trả lời rồi là chính do sát, đạo, dâm, vọng. Đây tôn giả A-nan hỏi cho rõ thêm: địa ngục là có chỗ nhất định, hay là tự nhiên khi các người kia gây nghiệp, thì mỗi người, mỗi người chịu riêng? Do vì câu hỏi này, Đức Phật mới giảng phần nhân những vọng kiến gì mà có tập khí phận trong và phận ngoài hư vọng sanh ra mà có bảy đạo.
Phần Sa-ma-tha và Tam-ma hoàn toàn nói trọn con đường chân thật để chúng ta thực hành. Đây A-nan thị hiện hỏi Phật để Phật nhắc cho chúng ta sự nguy hiểm, hiểm nạn đọa lạc cần phải đề phòng. Trong lúc tu chúng ta sẽ dễ có những hiểm nạn này, hễ đọa vào những hiểm họa này thì coi như là mất hết. Bởi bốn giới sát, đạo, dâm, vọng là căn bản, là then chốt, là gốc, còn các giới khác là cành lá.
Đức Phật nói hay thay câu hỏi của A-nan khiến cho chúng sanh thoát tà kiến. Này A-nan, tất cả chúng sanh chân tánh vốn thật thanh tịnh, chỉ vì vọng kiến mà thành vọng tập, thế rồi chia ra có phận trong và ngoài. Rồi tùy phận trong và ngoài ít hay nhiều, tùy tình nhiều hay ít mà có ra bảy đạo chúng sanh. Đây là mắt Đức Phật thấy đường đi giữa tình và tưởng, thấy rõ đường nhân quả giữa chúng nên từ bi nói ra.
Thế nào là vọng kiến thành vọng tập? Nhìn cô A, ta vọng kiến cho đây là cô A. Cô A cách đây 50 năm chưa sanh ra. Bây giờ giả hiện ăn cơm, uống nước thành có một hình ảnh hiện lên, nhưng mai đây lại già, lại bịnh, tức đất, nước, gió, lửa lại tan đi thì lại thành không có, cho nên thấy mình là cô A, B thì cái ấy gọi là vọng kiến.
Cô A là cái không có, là đất, nước, gió, lửa, là giả hiện mà lại cho là có thật, nên là vọng kiến. Bởi vì thấy mình là A, kia là B, thế cho nên hễ cô B cho ăn bánh thì vui, bằng lòng, đấy là một vọng tập. Nếu cô B có bánh mà ăn một mình không cho thì không thích, không thương, nổi ghét, thế đấy là những vọng tập. Vọng tập này xây dựng ở vọng kiến, hôm nay mình làm một tí, hôm mai mình cáu một tí, mốt phiền một tí… riết tạo thành tánh nết hay cáu. Người ta cho ăn thì mình thích hề hà tiếp đón. Ngày mai mình lại tìm mưu mô, cách thức ăn nói để có bánh ăn, tâm tham ấy cứ tập mãi nó thành tánh nết, là người hay tham ăn mà lại hay cáu giận.
Thế nên từ vọng kiến mà mình thành vọng tập mà chia ra thành có phận trong và phận ngoài.
Phận trong (nội phận) là tình yêu ghét, mừng, giận, phận ngoài (ngoại phận) là tưởng, là khát ngưỡng phát minh lý tưởng, cần chuyển phàm thành thánh mà phàm cũng chỉ là cái mê, cái hư vọng. Thánh là bản chất của mình, là sự thật, đó là chơn tâm bản tánh. Nó thật cho nên chúng ta bây giờ trở về tâm tánh của mình mà sống thì đó là thành thánh, thành Phật. Cái mê phàm phu là những hư vọng, là cái không có, chỉ cần buông ra là tỉnh ra thôi. Vậy chung quy phàm cũng ở cái tâm mình mà thánh cũng ở tâm mình, hễ tỉnh ra thì thành thánh.
Phận trong là tánh nết mình huân tập và coi như là phần của mình, nhận là mình, bản chất của mình thành có vọng tập và tánh nết. Phận trong này nó rất sâu nên gọi là trong. Tham, giận, ích kỷ, yêu ghét, mừng giận, thương, lo, buồn tủi từ chấp ngã, ngã ái, ngã kiến, kiến thủ mà ra, cái đó thành tánh nết của mình cho nên gọi là phần tình, phận trong.
Phận ngoài là bên ngoài, nhờ Phật thánh hiền, thầy tổ giảng dạy khiến mình biết ngửa lên mong cầu, khát ngưỡng những cái tốt đẹp về tinh thần, biết khát ngưỡng những lý tưởng, thành tâm cần cầu chuyển phàm thành thánh. Như người trì giới khát ngưỡng những điều tốt giới luật Phật dạy, nên tha thiết quyết định giữ giới như băng sương, nhận và biết không có nghi ngờ gì nữa, cứ một bề quyết định và đúng như luật của Đức Phật mà sống để chuyển phàm thành thánh thì đây là phận ngoài.
Nhờ học Phật, Phật dạy những tánh nết tham, sân, si này xấu, là đọa lạc, bây giờ tỉnh lại tập chừa bỏ, đừng vọng kiến nữa và tỉnh ra để đổi tánh nết tham sân ấy đi. Tập tu học để rửa và có thật rửa mới hy vọng gột rửa được một phần thôi, tức chỗ tu hành của chúng ta chỉ mới ngoài da thôi cho nên gọi là phận ngoại, bên ngoài.
Thật ra, phàm là cái mê, hư vọng. Thánh là bản chất, là sự thật, chân tâm bản tánh. Thánh là thật nên giờ trở về tâm tánh mình mà sống thì đó là thành thánh, thành Phật. Nặng về tình thì đi xuống khốn khổ. Nhẹ về tình nghiêng về tưởng thì lên làm thánh nhân giải thoát sung sướng.
Do nội phận là tình, ngoại phận là tưởng, chúng sanh mới có bảy thứ khổ, vui, cũng do một tâm mình mà biến hoá ra cả.
Cái mê phàm phu là hư vọng, là cái không có, chúng ta buông ra là tỉnh thôi. Chung quy: thánh hiền hay phàm hóa ma, hoá quỷ là ở tâm mình. Đang phàm mà tỉnh thì thành thánh.
Chỉ vì vọng kiến chỗ thấy sai, cho nên làm việc sai, vì thế có phận trong và ngoài. Cũng như cháu nội và ngoại. Nội là gần gũi, ngoại là ở bên ngoài. Đối với chúng ta tình là phần thể chất, lấy cái tình làm tâm tánh, đây là nội phận. Chúng ta có hai phần: tình là ngã ái, ngã chấp. Dục ái cảm quả ra nước thành có tâm ái và Đức Phật sợ nói chúng ta không tin, ngài mới lấy thí dụ rõ ràng trong hiện tại để thấy rằng hễ tâm ái nhiễm thì sanh ra ham muốn, cảm cái quả là như thế. Tâm sân thì nổi nóng. Tâm ngu si ngăn chướng thì nó thành đất mà tâm loạn động thì thành gió bão. Do đó, chúng ta cảm cái quả hiện tại, xung quanh toàn là những đất, nước, gió, lửa. Do tâm tính của mình hiện ra tất cả tướng đó là nội phận của chúng sanh.
Lý tưởng tức là tơ tưởng đến chân lý, ngửa lên mong cầu cái chân thật, tưởng mãi thì phát sanh thắng khí, phát ra cái hơi. Sống bằng tình cảm thì ra nước, bởi vì nước thì nặng chảy xuống. Cho nên cái tâm không học không tu, chỉ cầu lo lợi ích cho bản thân, rồi mừng, rồi giận thì đó là nội phận nặng nề của chúng ta. Biết tu theo Phật pháp, ngửa lên mong ước thì toàn thân mình biến thành chất hơi gọi là thắng khí, nó nhẹ nhàng, cho nên lâm chung buông xác thân này liền bay lên theo thắng cảnh.
Phân Biệt Tình Tưởng Nhẹ Nặng:
A nan, tất cả thế gian, sống chết nối nhau, sống thuận theo tập quán, chết thì đổi sang dòng khác. Khi gần mệnh chung, chưa hết hơi nóng, thiện ác một đời đồng thời liền hiện ra; cái nghịch của chết, cái thuận của sống, hai tập khí giao xen lẫn nhau.
Thuần là tưởng thì bay lên, chắc sanh trên các cõi trời. Nếu trong tâm bay lên, gồm có phúc đức trí tuệ cùng với tịnh nguyện, thì tự nhiên tâm được khai ngộ, thấy tất cả tịnh độ thập phương chư Phật theo nguyện mà vãng sanh.
Tình ít, tưởng nhiều, cất lên không xa, thì làm phi tiên, đại lực quỷ vương, phi hành dạ xoa, địa hành la sát, đi khắp bốn cõi trời, không bị ngăn ngại. Nếu có nguyện tốt, tâm tốt, hộ trì Phật pháp, hoặc hộ trì cấm giới, theo người trì giới, hoặc hộ trì thần chú, theo người trì chú, hoặc hộ trì thiền định, giữ yên pháp nhẫn, thì những hạng đó, chính mình được ở dưới pháp toà Như lai.
Tình và tưởng cân nhau, không bay lên không đọa xuống, thì sinh nơi nhân gian, tưởng sáng suốt nên thông minh, tình u ám nên ngu độn.
Tình nhiều tưởng ít, đi vào các loài hoành sinh, nặng làm giống có lông, nhẹ làm giống có cánh.
Bảy phần tình, ba phần tưởng, chìm xuống dưới thủy luân. Sinh nơi mé hỏa luân chịu khí phần của lửa hồng, thân làm ngạ quỷ, thường bị đốt cháy, vì nước có thể hại mình, nên trải trăm nghìn kiếp, không ăn không uống.
Chín phần tình, một phần tưởng, xuống thấu qua hỏa luân và giữa giao giới phong luân và hoả luân, nhẹ thì sinh vào hữu gián, nặng thì sinh vào vô gián, hai thứ địa ngục.
Thuần là tình, thì chìm sâu vào ngục a-tỳ, nếu trong tâm chìm sâu đó, lại có hủy báng đại thừa, phá cấm giới của Phật, lừa dối nói pháp để tham cầu tín thí, lạm nhận cung kính hoặc phạm ngũ nghịch, thập trọng thì lại còn sinh vào địa ngục a-tỳ thập phương.
Theo ác nghiệp gây ra, tuy tự chuốc lấy quả báo, nhưng trong đồng phận chung, vẫn có chỗ sẵn.[2]
Mình thèm khát muốn sống, sợ hãi cái chết. Một bên là sợ chết, một bên muốn sống giao xen nhau. Sống thuận theo tập quán, chết thì đổi theo dòng khác. Khi gần mệnh chung chưa hết hơi nóng, thiện ác một đời đồng hiện ra. Cái nghịch của chết, cái thuận của sống, hai tập khí giao xen lẫn nhau.
1. Thuần là tưởng: chuyên tu, thân của mình không nhớ đến những yêu ghét, chỉ một lòng chuyên tu, chuyên niệm Phật, có phước đức, có trí tuệ, nguyện cầu vãng sanh thì tâm thức chuyên tu nhẹ nhàng, bay bổng thì thấy được 10 phương tịnh độ. Thấy rõ cõi Cực lạc cứ thế theo nguyện mà bay về.
2. Tình ít tưởng nhiều: vị này tưởng nhiều, lo tu hành nhưng hãy còn một chút tình, còn tơ tưởng đến mình, của mình, nên cũng nhẹ nhàng bay cất lên nhưng bay không xa lắm, nên làm phi tiên, đại lực quỷ vương, hộ pháp ủng hộ giúp đỡ cho các vị tu. Có vị hộ pháp phát nguyện hộ cho những vị trì giới, vì vị này hàng ngày thiên về trì giới; có vị hộ pháp tu về thiền định thì lo cho người thiền định, những vị này không có rời Phật pháp. Quỷ hộ pháp là những người cao hơn mình, là quỷ nhưng trên mình gọi là quỷ thần, thần hộ pháp. Quỷ đó tình ít, tưởng nhiều nên bay lên. Còn chúng ta thì tình tưởng cân nhau nên làm người. Ma quỷ nằm trong ba đường ác nhưng còn quỷ thần tình ít tưởng nhiều này thì thuộc loại quỷ vương có phúc đức hơn loài người. Các vị kim cang mật tích có răng nanh, những vị đại lực quỷ vương, thần hộ pháp có thần thông đi khắp bốn cõi trời.
3. Tình và tưởng cân nhau: không bay lên, không đọa xuống sẽ tái sanh làm người. Cũng tình tưởng ngang nhau, nhưng nếu có hơi nghiêng tình một tí thì sanh làm người đần độn, chậm hiểu và ngu dốt. Nhưng nếu nghiêng tưởng thì sẽ được làm người nhanh nhẹn, sáng suốt và thông minh.
4. Tình ít tưởng nhiều: chuyên tu thì tốt còn cứ lo cho mình thì chỉ chuyển về chỗ khổ, sẽ sanh về loại gọi là ngu si, ngã chấp, nhưng cũng có chút công đức tu hành, có chút tưởng nên được nâng lên sống ở cõi dương, được sanh trên trần gian làm loài bàng sanh.
5. Bảy phần tình, ba phần tưởng: chỉ có ba tưởng mà tới bảy phần tình lo cho mình, cho nên nặng nề chìm xuống thủy luân, thành ra hình như dưới và trong lòng đất của chúng ta có nước. Có nước nguồn thì có lửa. Nên tuy chưa rớt xuống hoả luân, chỉ ở thủy luân, nhưng bị hoả luân nó nung đốt, chịu khí phần của lửa hồng, thân làm ngạ quỷ, trải qua trăm ngàn kiếp không được ăn, không được uống, chỉ lo cho mình nghĩ đến mình, càng nặng với tình bao nhiêu thì càng khổ bấy nhiêu.
6. Chín tình một tưởng: thì xuống thấu hoả luân và giữa giao giới phong luân và hỏa luân, nhẹ thì sanh vào địa ngục hữu vi. Hữu vi tức chịu khổ nhưng còn có gián đoạn, để nghỉ ngơi; còn nặng thì vô gián chịu khổ triền miên không lúc nào không bị hành hình.
7. Thuần tình: thì chìm sâu vào ngục a-tỳ, nếu trong tâm chìm sâu đó, lại có tâm hủy báng đại thừa, phá cấm giới của Phật, nói pháp để cầu lợi, tham của tín thí, lạm nhận cung kính hoặc phạm ngũ nghịch, thập trọng thì sẽ sinh vào địa ngục A-tỳ thập phương.
Mười phương địa ngục nghĩa là thế nào? Địa ngục a-tỳ ở cõi này và có thời gian của nó. Cõi này tan đi thì địa ngục cõi này cũng tan đi. Lại thấy hoá thân vào cõi khác, chịu khổ địa ngục ở cõi khác. Rồi cõi khác tan đi thì địa ngục cõi khác cũng tan đi, như thế hết cả 10 phương. Điều này cho thấy thời gian chịu khổ cực hình vô cùng vô tận.
Theo ác nghiệp sanh ra tự chuốc lấy quả báo. Đây là lời Đức Phật đáp câu hỏi của tôn giả A-nan trong đồng vẫn có chỗ sẵn.
Địa ngục có sẵn, người nào làm quả thì tự chuốc lấy quả báo, nghĩa là người nào làm tội thì chịu quả báo, rất minh bạch rõ ràng. Thế nhưng cảnh của chúng ta sống ở đây, vẫn có một chỗ sẵn từ nhiều đời nhiều kiếp, vẫn có một chỗ sẵn để cho những người có tội thì vào. Giống như trên trần gian có những nhà tù để sẵn cho những người phạm pháp luật, phạm tội thì mới vào nhà tù ấy. Ai tạo nghiệp thì vào, ai không tạo nghiệp thì không vào. Nghiệp này là nội phận của mình. Chúng mình vẫn đồng nghiệp với nhau.
Làm việc Phật sự mà sân, là không phải do lỗi đại chúng, đây do chủng tử sân của mình, tạo thành nghiệp của mình. Dĩ nhiên, hễ còn sân, còn động là còn phải trả cái quả, còn có những vị không sân, nhưng hiện tướng sân, người ta làm mặt nghiêm nghị quát tháo, là cốt để sửa cái ác cho chúng sanh.
Những vị ấy có phước chứ không tội vì đây là ‘bi thể giới lôi chấn’ (vì lòng từ bi mà nói những lời răn dạy mạnh mẽ). Những vị chuyên tu thì đi lên, còn những vị xả thân phục vụ đại chúng thì có đi lên không? Phải thật xả mới được, còn chỉ nói miệng không thì không kết quả tu tập.
Vị chuyên tu, chuyên niệm Phật, thuần tưởng không muốn rộn ràng. Mục đích của vị ấy muốn được yên tĩnh, cầu được nhất tâm, nên không muốn trả lời nhiều, gạt nhiều chuyện khác qua một bên. Bây giờ tựa hồ như ích kỷ, nhưng khi vị ấy tâm sáng thành Phật rồi thì độ tất cả chúng sanh. Vì muốn bớt chuyện loạn động nên người chuyên tu không nói nhiều.
Căn bản sanh tử là căn, trần và thức. Căn bản bồ đề là sống với thức tinh nguyên minh. Nghe là tánh nghe của mình. Ý thức loạn tùng phèo nếu để phần rối loạn mạnh thì nó thắng tức là tình nặng nề.
Trong phần thuần tình có nói nếu pháp sư nói pháp để cầu lợi thì đọa lạc. Pháp sư không biết mà cứ nói bừa đi, ra điều ta hay ta giỏi khiến phật tử tưởng thật. Người vô tâm không biết, tưởng mình nói đúng, chứ không có định tâm giả dối, còn định tâm cố ý nói pháp cầu lợi thì tội nặng hơn, phải đọa. Người tu nói đúng và người nghe thấy lợi ích, thì vị pháp sư ấy có phước và người nghe cũng có phước. Còn cái tâm cầu danh, cầu lợi lại có quả báo riêng.
Nếu lỡ theo tình nhiều phạm tội mà hết lòng trì chú, sám hối thì mình cũng thoát tội, theo như lời ở đây nói nhất tâm trì chú thì mình sẽ hết. Tùy tội đã tiêu thì không còn quả báo. Tiêu thì làm gì có quả báo. Sám hối theo giới Bồ tát tức thấy hảo tướng của Phật thì tức tội tiêu (thủ tướng sám hối).
Chưa thọ giới mà phạm thì tội nhẹ hơn. Còn thọ rồi mà phạm thì tội nặng hơn. Tuy nhiên, nếu mình sám hối và biết cách làm mới, thì mình có thể chuyển hoá cái nghiệp của mình, từ đây mình có thể đem lại hoa trái an lạc và hạnh phúc cho nhiều người. Phạm giới nào thì tội theo giới ấy.
Thọ Bồ tát giới thì sám hối theo bồ tát giới.
Thọ Tỳ kheo ni thì sám hối theo tỳ kheo ni.
Thọ năm hay mười giới thì sám hối theo Ngũ giới hay Thập thiện. 
 
1 Kinh Thủ Lăng Nghiêm, tr. 639-42.
2 Kinh Thủ Lăng Nghiêm, tr. 642-3.
3 Kinh Thủ Lăng Nghiêm, tr. 643-4.
4 Kinh Thủ Lăng Nghiêm, tr. 644-5.

CHƯƠNG XII: MƯỜI TẬP NHÂN ĐỊA NGỤC

A Nan, những điều như thế, đều do nghiệp báo các chúng sinh kia, tự chiêu cảm lấy, như gây mười tập nhân, thì chịu sáu giao báo”.
KHAI THỊ MƯỜI TẬP NHÂN
Thế nào là mười tập nhân? A Nan, một là tập quán dâm dục, giao tiếp cùng nhau, phát sinh cọ xát lẫn nhau; cọ xát mãi không thôi, như thế, nên trong ấy có ngọn lửa hồng lớn nổi lên; ví như, có người lấy hai bàn tay cọ xát lẫn nhau, thì cảm giác nóng hiện ra.
Hai cái tập khí đốt nhau, nên có những việc giường sắt, trụ đồng. Vậy nên, tất cả các đức Như Lai thập phương nhận xét việc dâm dục, đồng gọi là lửa dục; Bồ Tát đối với dâm dục, tránh như hầm lửa.
Hai là tập quán tham lam, so đo hơn thiệt, phát sinh hấp thụ lẫn nhau; hấp thụ ôm ấp mãi không thôi, như thế, nên chứa hơi lạnh bên trong thành giá cứng, làm cho nẻ nứt; ví như, có người hút hơi gió vào, thì có cảm xúc lạnh. Hai tập khí lấn nhau, nên có những sự tra tra, ba ba, la la, thanh liên, xích liên, bạch liên, hàn băng v.v... Vậy nên, tất cả các đức Như Lai thập phương nhận xét việc tham cầu quá nhiều, đồng gọi là nước tham; Bồ Tát đối với lòng tham, tránh như biển độc.
Ba là tập quán ngã mạn, lấn lướt lẫn nhau, phát sinh ỷ thế với nhau. Giong ruổi không thôi, như thế, nên có sự bôn ba, sôi nổi, chứa lại thành nước; ví như, có người miệng lưỡi tự chép, làm cho nước bọt chảy ra. Hai tập khí chọi nhau, nên có các việc sông huyết, sông tro, cát nóng, biển độc, bắt uống nước đồng chảy... Vậy nên, tất cả các đức Như Lai mười phương nhận xét lòng ngã mạn, đồng gọi là uống nước si mê; Bồ Tát đối với ngã mạn, tránh như vực thẳm lớn.
Bốn là tập quán nóng giận, xung đột cùng nhau, phát sinh chống đối lẫn nhau; chống đối mãi không thôi, tâm nổi nóng, phát ra lửa, nấu cái khí thành kim thuộc, vì thế, nên có núi dao, đòn sắt, cây gươm, bánh xe gươm, những búa, những vớt, những thương, những cưa; ví như, có người bị hàm oan, thì sát khí nổi lên. Hai tập khí đập nhau, nên có các sự thiến, cắt, chém, chặt, dùi, đâm, đập, đánh. Vậy nên, tất cả các đức Như Lai thập phương nhận xét sự nóng giận, đồng gọi là dao gươm bén; Bồ Tát đối với lòng nóng giận, tránh như tránh chém giết.
Năm là tập quán giả dối, dụ dỗ theo nhau, phát sinh lôi kéo lẫn nhau; dẫn dắt mãi không thôi, như thế, nên có dây, cây, thòng lọng, căng nọc; ví như, nước thấm ruộng thì cỏ cây lớn lên. Hai tập khí kéo nhau, nên có các sự gông, cùm, xiềng, xích, roi, gậy, qua, bổng. Vậy nên, tất cả các đức Như Lai thập phương nhận xét sự giả dối, đồng gọi là sàm tặc; Bồ Tát đối với sự gian dối, sợ như beo sói.
Sáu là tập quán lừa gạt, lừa dối với nhau, phát sinh phỉnh gạt lẫn nhau; phỉnh gạt mãi không thôi, phát tâm gây điều gian dối; như thế, nên có bụi, đất, đại tiện, tiểu tiện, các đồ nhơ nhớp không sạch; như bụi theo gió, không thấy lẫn nhau. Hai tập khí dìm nhau, nên có những sự chìm đắm, nhảy, ném, bay, rơi, trôi lăn. Vậy nên, tất cả các đức Như Lai thập phương nhận xét sự lừa gạt, đồng gọi là cướp giết; Bồ Tát đối với sự lừa gạt, như giẫm rắn độc.
Bảy là tập quán thù oán, hiềm khích lẫn nhau, phát sinh ôm ấp lòng giận, như thế, nên có quăng đá, ném gạch, hộp nhốt, xe cũi, bình đựng, đãy bọc, như người hiểm độc ôm ấp điều dữ. Hai tập khí nuốt nhau, nên có những sự ném, quăng, nắm, bắt, đánh, bắn, gieo, ôm. Vậy nên, tất cả các đức Như Lai thập phương nhận xét sự thù oán, gọi là quỷ Vi Hại; Bồ Tát đối với sự thù oán, như uống rượu độc.
Tám là tập quán ác kiến, tranh cãi với nhau, như ngã kiến, kiến thủ, giới cấm thủ và các nghiệp tà ngộ, phát sinh chống trái lẫn nhau; như thế, nên có quan lại chứng thực, nắm giữ giấy tờ, đông như người đi đường, qua lại gặp nhau. Hai tập khí giao nhau, nên có các sự khám hỏi, mưu mẹo, khảo tấn, đòi hỏi, gạn xét, cứu tra cho rõ và những đồng tử thiện ác, tay cầm sổ sách, biện bạch cãi vã. Vậy nên, tất cả các đức Như Lai thập phương nhận xét ác kiến, đồng gọi là kiến khanh; Bồ Tát đối với những thiên chấp hư vọng, như đứng bên hố độc.
Chín là tập quán vu vạ, làm hại cho nhau, phát sinh sự vu báng, như thế, nên có hợp sơn, hợp thạch, cối nghiền, cối xay; ví như, kẻ sàm tặc, áp bức vu oan người lương thiện. Hai tập khí bài xích lẫn nhau, nên có các sự áp giải, đè đập, ép huyết, tuốt mình. Vậy nên, tất cả các đức Như Lai thập phương, nhận xét sự vu vạ, đồng gọi là sàm hổ; Bồ Tát đối với sự vu vạ, như bị sấm sét.
Mười là tập quán kiện thưa, cãi vã lẫn nhau, phát sinh sự che đậy; như thế, nên có gương soi, đuốc chiếu, như giữa ban ngày, không giấu bóng được. Hai tập khí phô bày lẫn nhau, nên có ác hữu, nghiệp kính, hỏa châu phơi bày nghiệp xưa đối nghiệm các việc. Vậy nên, tất cả các đức Như Lai thập phương nhận xét sự che đậy, gọi là giặc ngầm; Bồ Tát đối với sự che đậy, như đội núi cao, lội trong biển lớn”. [1]
Sau khi, Đức Phật nói xong phần những tập khí phát sanh ra bảy đạo tức là phận trong và phận ngoài rồi. Phần này, Đức Phật cụ thể hoá tập khí tức phần thuần tình nặng nề này là mười tập nhân mà cảm ra có những địa ngục ở thế gian này.
1. Tập quán dâm dục: là giao tiếp cọ xát lẫn nhau, cọ mãi không thôi nên có ngọn lửa hồng lớn phát ra, như người lấy hai bàn tay chà vào nhau, chà mãi không thôi thì cảm giác nóng hiện ra. Do hai tập khí đốt nhau mà cảm ứng có giường sắt, trụ đồng ở địa ngục. Mười phương chư Phật gọi dâm dục là lửa dục. Người Mỹ gọi người yêu mới là a new flame. Flame là ngọn lửa, vì hai thân khác phái đụng chạm vào nhau thì phát sanh lửa ái dục. Bồ tát đối với ái dục tránh như hầm lửa.
Thế nào gọi là tập quán? Đây vốn gốc nó không có, chỉ bởi lầm vọng kiến. Do thấy lầm một tí, một tí riết thành thói quen, thành tánh nết.
Thế nào là tập khí chủng tử và tập khí hiện hành?
Tâm mình mỗi hôm nghĩ tới một lần, mốt lại nghĩ tới, từ trong tạng thức huân tập nó thêm mạnh, đó là hiện hành. Ở đây nói về việc ái dục tức là cái tâm cứ nhớ nghĩ đến việc ái nhiễm, thế thì cái đó nó huân tập vào trong tâm, nó hiện hành đi đến việc giao hợp, cảm thọ nhục dục. Như nam nữ lập gia đình là để hiện hành việc nghĩ trong tâm thì gọi là tập khí hiện hành.
Tập khí chủng tử và tập khí hiện hành hai cái đốt nhau. Thế nào là nó đốt nhau? Chủng tử là gốc và gặp hiện hành như củi khô gặp lửa thì nó phát cháy và cứ thế gặp nhau đốt và thành lửa địa ngục mà người ngu si không biết, cũng vui vẻ, cũng ham thích. Theo quan điểm xuất thế, những cô con gái vào ngày cưới làm cỗ ăn mừng, sửa soạn thật tuyệt đẹp để lên xe hoa là bắt đầu bước chân vào những ràng buộc gia đình. Bồ tát đối với việc ái dục này tránh như hầm lửa, trong khi chúng ta không biết, lại thích nhào vào hầm ràng buộc này.
2. Tập quán tham lam: so đo hơn thiệt hấp thụ lẫn nhau. Hấp thụ ôm ấp mãi không thôi nên chứa hơi lạnh bên trong thành giá cứng, làm cho nẻ nứt. Ví như có người hút hơi gió vào thì có cảm xúc lạnh. Hai tập khí lấn nhau nên có những sự tra tra, ba ba, la la, thanh liên, bạch liên, hàn băng. Chư Phật mười phương xem sự ham muốn này là nước tham. Bồ tát đối với lòng tham, tránh như biển độc.
Hai thân tham dâm cọ sát nên bật ra lửa. Còn ở đây tham vật chất thu vén của cải về mình, hấp thụ lẫn nhau nên bật ra cái lạnh. Tham có nhiều hình thức như tham danh thuộc về ngã ái, thích người ta khen thân mình. Tham là thâu hút những vật về cho mình. Thích vơ lấy tiếng khen thì cũng là thâu hút. Tham làm bá chủ, thích ăn trên ngồi trước là tham quyền lợi. Tham ăn cũng là tham, còn tham ngủ là cái lười biếng.
Do tham vật chất của cải thì có thâu hút như cảm hút gió lạnh nên thành những địa ngục lạnh tra-tra, ba-ba và la-la. Do hai tập khí chủng tử tham và tập khí hiện hành cái tâm thích thâu tóm của cải nên tạo ra địa ngục. Vì chúng sanh bị hành hình trong đó lạnh quá nên hai hàm răng va vào nhau, run lẩy bẩy, lập cập phát ra những âm thanh tra-tra, ba-ba, la-la suốt ngày đêm nên gọi là địa ngục tra-tra, ba-ba và la-la.
Khi ở trong địa ngục, da thịt bị lạnh như bị bỏ vào nước đá thì trở nên:
- Tái mét như sen xanh (thanh liên) nên có địa ngục sen xanh,  
- Mặt đỏ lên như sen đỏ (xích liên) nên có địa ngục sen đỏ,  
-  Mặt mày trắng bạch như sen trắng (bạch liên) nên có địa ngục sen trắng, 
- Lạnh cùng cực thì mặt thành tảng băng, rét quá nứt thịt ra nên có địa ngục băng đá.
Tất cả xung quanh cũng là tâm mình mà thành lạnh, nóng, thành những cảnh khổ khổ (thân đã khổ rồi chồng thêm cái khổ bên ngoài đưa vào).
Lạnh như vậy, tội nhân lúc đó có chết không? Nếu chết được thì may nhưng tội nhân lúc đó đâu có chết, đâu có thoát, phải chịu quả hành hình đau đớn do nghiệp thức mình tạo ra. Và sự chịu quả này là tâm thức thấy hóa thân chịu quả dưới dạng tâm thức, nên đâu có gì gọi là chết. Thân này nó tan đi nhưng nó lại hiện hành chỗ khác. Ở trong địa ngục chỉ có thần thức, chứ có cái thân đâu.
Có phải bây giờ những người hay yếu yếu lành lạnh trong người hoài là dư báo của việc này còn sót lại, là đã từng ở địa ngục này vừa lên? Không biết sao mà nói, chỉ biết mắt Phật thấy rõ đường nhân quả nên nói thế. Còn giờ thân thể hay trúng gió hoài cũng có thể gọi là dư báo. Đất, nước, gió, lửa dư hay thiếu, hòa hay không hòa mà thành những quả báo của sáu căn gọi là báo nghiệp.
Bồ tát đối với lòng tham vật chất này như là biển nước độc phải tránh xa, trong khi chúng ta thì thích thâu nhận được càng nhiều, càng tốt. Các ngài gọi lòng tham của mình là biển mà không đáy, nên chứa hoài không biết bao giờ mới đủ, vì lũng đáy, không có đáy để chứa. Vì chúng ta có một, lại muốn hai, có voi đòi tiên, đâu có biết chính lòng tham là mang cái khổ vào thân.
Một đằng tham, ưa thích sự cọ sát tức tham dục là tập nhân số một. Một đàng tham, ưa thích vàng bạc, tiền của, thèm khát vật ở bên ngoài tức tham của cải là tập nhân thứ hai. Cái tâm cứ tưởng đến, khiến chủng tử hiện hành, cứ vơ vét, cứ việc như thế gọi là hiện hành. Những người mơ ước cho mình giàu, có tiền nhiều là chủng tử tập khí. Còn chủng tử hiện hành là việc làm.  Cứ dâm tập thì thành lửa, còn tham tiền thì thành nước đá.
3. Tập quán ngã mạn: lấn lướt lẫn nhau, phát sanh ỷ thế với nhau. Giong ruỗi không thôi nên có sự bôn ba, sôi nổi, chứa lại thành nước. Ví như có người miệng tự chắt lưỡi thì nước miếng chảy ra. Hai tập khí giao nhau, nên có sông huyết, sông tro, cát nóng, biển độc, bắt uống nước đồng chảy. Mười phương chư Phật xét lòng ngã mạn như nước si mê. Bồ tát tránh xa nó như vực thẳm lớn.
Tâm mình bôn ba, sôi nổi, vọng tưởng, đối với mọi người thì mình coi thường, thấy mình là hơn. Trong tâm mình hiện ra điều cho là mình hay mình giỏi, lấn lướt mọi người, thế rồi hiện tướng ra ngoài mặt. Tướng ra ngoài mặt hoặc là lời nói chê bai người khác, khinh khỉnh cái mặt vênh váo. Chúng ta càng hiện tướng thoả mãn tự phụ thì chủng tử tập khí kiêu mạn nó lại càng nặng.
Đức Phật cho ví dụ như tự nhiên chép miệng thì nước bọt chảy thật là ngu dại. Cũng thế, ngã mạn là gieo trồng hạt giống si mê, mình càng cong cớn, đáo để bao nhiêu, càng cống cao, ra vẻ ta đây bao nhiêu, thì chính mình đang uống nước si mê bấy nhiêu. Tập khí chủng tử và tập khí hiện hành cổ động giao thoa lẫn nhau, hai cái tiếp xúc với nhau và nổi dậy, cho nên vực thẳm càng sâu. Bồ tát tránh xa, sợ rớt vào vực thẳm, còn chúng ta cùng nhau lôi kéo xuôi đường xuống vực. Hễ ngã mạn càng cao, càng dày thì vực thẳm càng sâu, càng không thấy đáy.
4. Tập quán nóng giận: xung đột cùng nhau, phát sinh chống đối lẫn nhau. Chống đối mãi không thôi, tâm nổi nóng, phát ra lửa, nấu cái khí thành kim thuộc, vì thế nên có núi đao, đòn sắt, cây gươm, bánh xe gươm, những búa, những vớt, những thương, những cưa, như người bị hàm oan thì sát khí nổi lên. Hai tập khí đập nhau, nên có các sự thiến, cắt, chém, chặt, dùi, đâm, dập, đánh. Mười phương chư Phật thấy sự nóng giận như dao gươm bén. Bồ tát đối với lòng nóng giận như tránh chém giết.
Khí là hơi thở của mình tức là gió (đất, nước, gió, lửa đầy đủ). Tất cả những vật chất đều là từ tinh thần phát ra, nó đúc lại thành hình, trong kinh phần ‘ngũ trược’ và phần ‘thế giới, chúng sanh và nghiệp quả tương tục’ gọi là kết ám mà thành sắc. Nó đặc lại, nó thành những chất kim khí, rồi do hai tập khí chủng tử sân và tập khí hiện hành nóng giận hiện tại nên từ đó cảm quả báo thành ra dao gươm mà có những dụng cụ bạo động như núi đao, đòn sắt, cây gươm, bánh xe gươm, những búa, những vớt, những thương, những cưa, que bằng sắt, cái gậy và cái bộng gậy bằng gỗ là những khí cụ đánh nhau. Tâm nóng phát lửa nấu thì thành kim.
Nghiệp sân giận chiêu vời nhiều bịnh. Do gốc từ sự mâu thuẫn giữa hai người, hai nhóm, hai gia đình, hai phe, hai quốc gia... nên đưa đến biết bao bất an, chiến tranh đao binh cho từng tập thể nhỏ đến tập thể lớn đều từ nơi tập quán nóng giận của loài người.
Thế nào là tập quán nóng giận? hôm nay chúng ta gặp việc không vừa ý liền nổi sân. Mai gặp việc khó chịu mình lại nổi sân, rồi mốt bị người khác hiểu lầm thành bực bội, cứ tích tụ từng việc, từng tâm niệm thành tánh nết hay sân, hay nóng, không điều ngự làm chủ được tâm của mình.
Sân giận ấy là nhân địa ngục. Chúng ta cứ tập dần các nhân này để ngày mai đọa vào địa ngục, thế nên Đức Phật dạy, để cho chúng ta đề phòng nhất là tâm phải điềm tĩnh khi súc cảnh. Có điềm tĩnh thì mới sáng suốt, đừng vơ những cảnh bên ngoài vào tâm mình.
Tâm nóng phát ra lửa khí, đốt khí thành kim loại, quả báo là có những sát khí như gươm, đao, búa, đòn sắt... Sát tức là đằng đằng sát khí, ý hung hãn, muốn giết người. Khí chất, tâm hận, lòng oan ức hiện rõ nơi mặt nên gọi mặt người ấy là đằng đằng sát khí. Không phải tức khắc hiện ra ngay mà là quả báo về sau. Tạng thức như có bị lửa đốt mà về sau chịu quả báo có các đồ binh khí hiện ra.
Xung đột đôi bên mà không hòa nhau, lời nói tướng mạo công kích nhau, mỗi đời huân tập kết lại và đến một kiếp nào đó thì bị quả báo này.
Chư Phật xem sự nóng giận như gươm bén, còn bồ tát thì tránh sự nóng giận như tránh chém giết.
5. Tập quán giả dối: dụ dỗ theo nhau, phát sinh lôi kéo lẫn nhau; dẫn dắt mãi không thôi. Như thế nên có dây, cây, thòng lọng, căng nọc, ví như nước thấm ruộng thì cỏ cây lớn lên. Hai tập khí kéo nhau, nên có các sự gông, cùm, xiềng, xích, roi, gậy, qua và bổng. Vậy nên mười phương chư Phật nhận xét sự giả dối dụ dỗ là sàm tặc. Bồ tát đối với sự gian dối dụ dỗ sợ như beo sói.
Do vọng tưởng cầu lợi nên giả dối dụ dỗ, cố gắng lôi kéo những gì mình muốn về mình, theo sở tri của mình nên tự lạc đường mà không biết. Giả dối là tướng gian phỉnh dụ người ta. Sự giả trá này sẽ làm khổ người khác, đánh lừa người khác. Khi hai tập khí chủng tử giả dối dụ dỗ và tập khí hiện hành này giao nhau, nên có các quả báo gông, cùm, xiềng, xích, roi, gậy, qua và bổng xiềng xích cột, trói buộc, giằng co lẫn nhau. Các tướng này đều từ tâm của mình lôi kéo dụ dỗ mà hiện ra. Chư Phật xem sự giả dối, dụ dỗ như bị ngoại tặc xâm phạm gông cùm xiếng xích chúng ta vậy. Bồ tát sợ sự giả dối như thấy beo sói và các thú dữ thì phải chạy xa để an toàn thân mạng.
Khi mình phỉnh gạt, đánh lừa người khác tưởng chỉ có người khổ mà chính mình khổ nạn gấp nhiều lần. Vì ngay tạng thức của mình, nó làm ông quan toà chính trực phân minh, nên chính tâm mình tạo tội lại đưa mình vào chỗ khổ. Thế nên đánh lừa được người ngoài, chứ không thể đánh lừa được chính mình.
6. Tập quán lừa gạt: lừa dối với nhau, phát sinh phỉnh gạt lẫn nhau gây điều gian dối. Như thế nên có bụi đất, đại tiện, tiểu tiện, các đồ nhơ nhớp không sạch, như bụi theo gió, không thấy lẫn nhau. Hai tập khí dìm nhau nên có những sự chìm đắm nhảy, ném, bay, rơi và trôi lăn. Chư Phật mười phương xem sự lừa gạt là cướp giết. Bồ tát đối với sự lừa đảo như giẫm rắn độc.
Do tập quán lừa gạt, lúc lâm chung vua Diêm Vương sai người đến đưa đi. Vị này tâm thức mờ mịt thấy bị lôi đi và thấy có gió thổi mờ mịt không rõ. Tập khí chủng tử lừa gạt và tập khí hiện hành lừa gạt giao nhau nên thành những sự chìm đắm, nhảy, ném và trôi lăn. Đức Phật trông thấy quả báo như thế và chỉ cho chúng ta biết nếu mình còn lừa phỉnh gian lẫn thì còn thấy những bụi, đất, những đại tiện, tiểu tiện, các thứ bất tịnh nhơ nhớp khiến cho mình mờ mịt.
Do chúng ta có nghiệp nhơ bẩn nên cảm quả báo này, còn những vị trời thì không có những báo nghiệp này. Cứ có nghiệp nhơ bẩn thì đi đến đâu sẽ cảm đến đấy. Chư Phật xem sự lừa gạt như sự cướp giết xâm hại đến pháp thân giới thể của mình, còn bồ tát sợ sự lừa gạt như giẫm rắn độc sẽ cắn hại và giết chết chúng ta ngay. Còn nếu chúng ta cứ vì tư lợi cá nhân mà sẵn sàng lừa gạt, có tâm lợi dụng để thâu lợi, dùng lời nói ngọt ngào tựa hồ như tử tế nhưng trong lại có chỗ làm hại, chỉ sống biết hiện tại. Gạt được người, mình cho mình khôn lắm mà không lường được hậu quả ngày mai nguy hiểm thế nào?
Chư Phật mười phương xem sự lừa gạt là cướp giết tâm thánh thiện của mình, còn bồ tát đối với sự lừa đảo như giẫm rắn độc. Nuôi luống dối như nuôi rắn độc trong lòng, tìm những mưu mô, lừa gạt hại người tức vì chất độc ở trong lòng. Nếu lỡ chúng ta mắc phải nghiệp này, lừa gạt Phật tử thì chính chúng ta đang dẫm đạp phải con rắn độc do mình tạo.
Số 5 là tập quán giả dối dụ dỗ.
Số 6 là tập quán lừa gạt, lừa dối.
Cả hai số này giông giống nhau.
Số 5 là giả dối thì hiện các tướng giản dị dụ khị gian phỉnh người ta,
Còn số 6 là chủng tử khinh dối hiện tướng các tướng lừa gạt.
Chúng có cùng một gốc nhưng có các tướng mạo khác nhau và cùng đưa cả hai cùng vào địa ngục cả.
7. Tập quán thù oán: hiềm khích lẫn nhau, phát sinh ôm ấp lòng giận, nên có quăng đá, ném gạch, hộp nhốt, xe cũi, bình đựng, đãy bọc, như người hiểm độc ôm ấp điều dữ. Hai tập khí nuốt nhau, nên có những sự ném, quăng, nắm, bắt, đánh, bắn, gieo, ôm. Mười phương Như lai xem sự thù oán là quỷ vi hại, còn bồ tát đối với sự thù oán như uống rượu độc.
Oán hận sanh hiềm khích. Trong lòng mình hờn giận, ngậm chủng tử tập khí oán trong lòng cho nên mình hiện cái tướng khích bác tức giao xúc với chủng tử hiện hành nên có quăng đá, ném gạch, xe ủi, bình đựng. Bị giam trong xe hay cái đãy là do bởi lòng oán này.
Càng nuốt hận vào, càng thâm sâu ngấm ngầm bên trong. Cái sân bật ra ngoài, xổ ra hết thì coi như xong hết thì cái đó người ta quên. Còn cái oán, cái thù cứ ngậm trong lòng, trong tâm thức, cái oán càng mạnh càng nhiều thì người ta tìm cách thoả mãn trả thù. Nếu cái oán được bày ra thành ra lời nói thì nó nhẹ đi, ôm mãi trong lòng, nó càng mạnh vì không ai giúp mình giải tỏa. Đức Phật dạy chúng ta quán ngũ ấm giai không để biết thân không có, cảnh không có, tâm không có thì việc thù oán này cũng là cái không có, chúng ta sẽ giải được.
Ngược lại thì sự thù oán nuôi trong lòng như than hồng nhỏ âm ỉ trong lòng có ngày sẽ bộc phát hoả hoạn lớn tức là sẽ hiện các quả báo ném gạch, quăng đá, bắt, đánh, bắn giết tức là biểu lộ sự thoả mãn một cái hiềm độc sâu trong lòng.
Chư Phật xem lòng oán hận như quỷ vi hại tức ma quỷ hay phá hoại thân mạng chúng ta, trong khi bồ tát xem người nuôi lòng oán hận trong lòng như nuôi con rắn độc sẽ phạm hại đến giới thân huệ mạng.
8. Tập quán ác kiến: tranh cãi với nhau như ngã kiến, kiến thủ, giới cấm thủ và các nghiệp tà ngộ phát sanh chống trái lẫn nhau. Do vậy, nên có quan lại chứng thực, nắm giữ giấy tờ. Do chủng tử tập khí ác kiến và chủng tử hiện hành chống trái nhau nên sanh ra các sự khám hỏi, mưu mẹo, khảo tấn, đòi hỏi, gạn xét, cứu tra cho rõ, có luật sư biện cãi. Mười phương chư Phật xem ác kiến này là kiến khanh, còn bồ tát xem như hố độc.
Chúng ta bị ngã kiến, ngã ái, kiến thủ, giới cấm thủ vây quanh nên cứ tranh cãi chống báng nhau. Chúng ta cứ tưởng là mình hay mình giỏi, thông minh sáng suốt, nhưng thật ra mình bị ác kiến, lạc đường, tà ngộ. Chưa chứng A-la-hán mà cho mình chứng A-la-hán là giống héo mộng hư sao mà thành cây được? là đoạn mất thiện căn.
Ác kiến là chỗ thấy ác, như có người nói rằng ‘vật dưỡng nhơn’, ‘chết là hết’ nên tha hồ mà sát sanh hại vật chỉ để khoái khẩu, một chút ngon nơi chót lưỡi. Do vì chỗ thấy độc ác ấy nên tạo những nghiệp ác. Còn thiên chấp là cái nhìn còn nghiêng một phía chưa đầy đủ, hoàn thiện, là chỗ thấy sai như cứ khư khư cho rằng loài vật là ‘vật dưỡng nhơn’ tức súc vật sanh ra để làm món ăn cho loài người.
Do ác kiến, chấp tri kiến của mình, cho mình là đúng, ai không đồng ý với mình thì mình chống đối, có ai khuyên giải thì mình lại cãi nhau, thành ra tranh cãi chống đối, thị phi mà tạo nghiệp.
9. Tập quán vu vạ: làm hại cho nhau, phát sinh sự vu báng,  nên có hợp sơn, hợp thạch, cối nghiền và cối xay. Ví như kẻ xâm tặc, áp bức, vu oan người lương thiện. Hai tập khí bài xích lẫn nhau, nên có sự áp giải, đè đập, ép huyết, tuốt mình. Mười phương Như lai xem sự vu vạ như là sàm hổ, còn bồ tát sợ nó như tránh sợ sấm sét.
Vu vạ là chuyện không có mà mình đặt ra rồi đem tai họa, tai ương đó giáng họa, vu cáo cho người khác làm. Tập khí chủng tử vu vạ và tập khí hiện hành giáng họa giao nhau mà hiện quả báo có sự áp giải, đè đập, ép huyết, tuốt mình làm đau đớn thân thể. Bồ tát rất sợ vu vạ như tránh xa sấm sét để an toàn thân mạng.
10. Tập quán kiện thưa: cãi vã lẫn nhau phát sanh sự che đậy, nên có gương soi đuốc chiếu, như giữa ban ngày không dấu bóng được. Hai tập khí phô bày lẫn nhau, nên có ác hữu, nghiệp kính, hỏa châu phơi bày nghiệp xưa kiểm chứng các việc. Mười phương Như lai gọi sự che đậy là giặc ngầm, còn bồ tát thì xem nặng nề như người đội núi cao, lội trong biển lớn.
Do tập quán kiện thưa phát sanh sự che dấu. Thế nào gọi là che dấu? Chẳng những trong chùa mà ngoài đời cũng thế, bao nhiêu cái xấu của người ta mình bới ra hết để che đậy cái sai của mình đi. Kiện thưa ở đây là các pháp sanh do sự che dấu cái sai của mình mà bới cái lỗi của người ta. Lấy cái phải về phần mình, quy lỗi tầm bậy sai quấy là người, nên tranh cãi bất phân thắng bại.
Không bới lỗi thì ngồi im không đi thưa nữa. Người ta có lỗi, có phạm luật pháp, mình bới lỗi của người ta ra, đi thưa kiện; Còn nếu người ta không có phạm mà mình nói có thì gọi là vu vạ.
Tóm lại, chúng ta nên học mười tập nhân này cẩn thận để soi lại tâm mình. Chủng tử tập khí nó lấn lướt loạn động, rồi theo duyên thúc đẩy để thành hiện hành. Những chủng tử mạnh mà bén duyên thì thành hành động nghĩa là tham cái đồng hồ đó quá, nên tính toán đi ăn cắp. Hai tập khí và hiện hành xoay vần mà có quả báo, vì không biết gốc thật của cả hai tập khí chủng tử và tập khí hiện hành mà chúng ta mới bị nô lệ như vậy. Như vậy, chủng tử mình thúc đẩy cái hiện hành và cái hiện hành huân ướp chủng tử giao thoa lẫn nhau mà có quả báo địa ngục.
Do tập hoài rồi nó thành tánh nết thuần hoá. Bây giờ chúng ta tu là mình giải những tập khí, những chất liệu xấu trong cơ thể. Do chúng ta tập thành nhân nên là tập nhân, chứ vốn chúng ta không có những cái này. Chúng ta vốn là diệu giác minh, chỉ tại hôm nay mình tập một tí, mai mình tập một tí thành ra mình mới có những thói tham sân, thì chúng tạo thành nhân. Do cứ huân tập 10 cái dâm dục, tham lam, ngã mạn, nóng giận, giả dối dụ dỗ, lừa gạt, thù oán, ác kiến, vu vạ và cãi vã này mà thành 10 chính nhân địa ngục.
Nếu thấy có người tập 10 nhân rồi rơi vào những địa ngục hành hình này thì hãy niệm Phật cầu nguyện cho họ.
Bởi lẽ bản chất của họ cũng là Như lai tạng diệu chân như tánh, là thật thể của các Đức Phật vẫn đứng đây. Chúng ta niệm Phật cầu nguyện cho họ trở về được tánh của mình, nhận phúc đức của Phật, cái nguyện của Phật mà thoát kiếp địa ngục.
Khi chúng ta làm phước cầu nguyện cho tất cả mọi người trong địa ngục thì có thể tất cả đều hưởng được sự cầu nguyện đó, nếu sự tập trung và định lực người nguyện sâu chắc. Như trong phần hai mươi lăm vị thánh trình bày sở chứng, ngài Nguyệt Quang đang an tĩnh trong phòng quán tưởng nước. Lúc ấy thị giả nhìn thấy trong phòng toàn nước do lực tinh thần của Nguyệt Quang quá mạnh. Cũng thế, mọi người cùng thấy cõi tịnh theo như mình ước nguyện thì chẳng những một vị được giải thoát mà những người xung quanh cũng hưởng được chung phước báo.
Đó là do năng lực và tâm nguyện của người cầu nguyện, mong cho tất cả mọi người cùng được thoát.

1 Kinh Thủ Lăng Nghiêm, tr.691-99.

CHƯƠNG XIII: SÁU GIAO BÁO

Thế nào là sáu giao báo? A Nan, tất cả chúng sinh, sáu thức gây nghiệp, nên ác báo chuốc lấy, đều từ sáu căn mà ra.
Các ác báo từ sáu căn ra như thế nào?
Một là giao báo về thấy, chiêu cảm ác quả. Khi nghiệp thấy ấy giao báo, thì lúc lâm chung, trước hết thấy lửa hồng đầy khắp 10 phương; thần thức người chết bay rơi theo khói vào ngục Vô gián phát ra hai tướng: Một là thấy sáng, thì khắp thấy nhiều thứ vật dữ, sinh ra khiếp sợ vô cùng; hai là thấy tối, lặng vậy không thấy gì sinh ra hoảng hốt vô hạn. Lửa thấy như thế đốt cái nghe, thì có thể làm vạc dầu sôi, làm nước đồng chảy; đốt hơi thở, thì có thể làm khói đen, lửa đỏ; đốt cái nếm, thì có thể làm viên tròn nung đỏ, làm cơm sắt; đốt cảm xúc, thì có thể làm tro nóng, lò than; đốt tâm ý, thì có thể sinh ra sao lửa rưới khắp, làm rung động cả cõi hư không.
Hai là giao báo về nghe, chiêu cảm ác quả. Khi nghiệp nghe ấy giao báo, thì lúc lâm chung, trước hết, thấy sóng cuộn chìm ngập trời đất; thần thức người chết, sa xuống theo dòng vào ngục Vô Gián, phát ra hai tướng: Một là nghe tỏ, nghe các thứ ồn ào, tinh thần rối loạn; hai là điếc hẳn, lặng lẽ, không nghe gì, thức thần chìm lịm. Sóng nghe như thế, rót vào cái nghe, thì có thể làm trách, làm hỏi; rót vào cái thấy, thì có thể làm sấm, làm thét, làm hơi độc dữ; rót vào hơi thở, thì có thể làm mưa, làm mù, rưới các sâu độc đầy khắp thân thể; rót vào các vị, thì có thể làm mủ, làm huyết, các thứ nhơ nhớp; rót vào cảm xúc, thì có thể làm con súc, làm con quỷ, làm phân, làm nước tiểu; rót vào ý nghĩ thì có thể làm chớp, làm mưa đá, đập nát tâm thức.
Ba là giao báo về ngửi, chiêu cảm ác quả. Khi nghiệp ngửi ấy giao báo, thì lúc lâm chung, trước hết, thấy hơi độc đầy dẫy xa gần; thần thức người chết, từ dưới đất trổi lên, vào ngục Vô Gián, phát hiện ra hai tướng: Một là ngửi thông, bị các hơi dữ xông tột bực, làm cho tâm rối loạn; hai là ngạt mũi, hơi thở ngạt không thông, nằm chết giấc dưới đất. Hơi ngửi như thế, xông vào hơi thở, thì có thể làm thông, làm ngạt; xông vào cái thấy, thì có thể làm lửa, làm đuốc; xông vào cái nghe, thì có thể làm chìm ngập, làm chết đuối, làm nước lớn, làm nước sôi; xông vào cái vị, thì có thể làm đói, làm ngấy; xông vào cái cảm xúc, thì có thể làm xấu, làm nát, làm núi thịt lớn có trăm ngàn con mắt, hút ăn không cùng; xông vào ý nghĩ, thì có thể làm tro, làm chướng khí, làm gạch đá bay lên đánh nát thân thể.
Bốn là giao báo về vị, chiêm cảm ác quả. Khi nghiệp vị ấy giao báo, thì lúc lâm chung, trước hết, thấy lưới sắt nung đỏ che khắp thế giới; thần thức người chết từ dưới tung lên, mắc lưới treo ngược đầu xuống, vào ngục Vô Gián, phát ra hai tướng: Một là nuốt vào, thì kết thành giá lạnh, làm nứt nẻ thân thể; hai là mửa ra, thì bay lên thành lửa hồng, đốt rụi xương tủy. Vị báo như thế, qua cái nếm, thì có thể làm nhận, làm chịu; qua cái thấy, thì có thể làm các thứ kim thạch đốt cháy; qua cái nghe, thì có thể làm binh khí sắc bén; qua hơi thở, thì có thể làm lồng sắt lớn che khắp cõi nước; qua cảm xúc, thì có thể làm cung, làm tên, làm nỏ, làm bắn; qua ý nghĩ, thì có thể làm sắt nóng bay, từ trên không rưới xuống.
Năm là giao báo về xúc, chiêu cảm ác quả. Khi nghiệp xúc ấy giao báo, thì lúc lâm chung, trước hết, thấy núi lớn bốn mặt hợp lại, không còn đường ra; thần thức người chết thấy thành sắt lớn, rắn lửa, chó lửa, hùm sói, sư tử, ngục tốt đầu trâu, la sát đầu ngựa, tay cầm thương, xóc, lùa vào cửa thành, hướng về ngục Vô Gián, phát ra hai tướng : Một là hợp xúc, thì núi kẹp ép mình, xương thịt nát ra máu; hai là ly xúc, thì dao gươm chạm vào mình, tim gan cắt xẻ. Xúc báo như vậy, qua cái xúc, thì có thể làm đạo, làm quán, làm sảnh, làm án; qua cái thấy, thì có thể làm đốt, làm nung; qua cái nghe, thì có thể làm đập, làm đánh làm đâm, làm bắn; qua hơi thở, thì có thể làm trùm, làm đẫy, làm tra, làm trói; qua cái nếm, thì có thể làm cày, làm kiềm, làm chém, làm chặt; qua ý nghĩ, thì có thể làm rơi, làm bay, làm nấu, làm nướng.
Sáu là giao báo về ý nghĩ, chiêu cảm ác quả. Khi nghiệp ý ấy giao báo, thì lúc lâm chung, trước hết thấy gió dữ thổi nát cõi nước, thần thức người chết bị thổi lên trên không xoay rơi theo gió, sa vào ngục Vô Gián, phát ra hai tướng : Một là không biết, tột mê, thì hoang mang, ruổi chạy không thôi; hai là không mê, hay biết, thì khổ, bị đốt cháy không cùng, đau buốt không chịu nổi. Ý báo như thế, kết vào ý nghĩ, thì có thể làm phương, làm sở; kết vào cái thấy, thì có thể làm gương soi, làm chứng cứ; kết vào cái nghe, thì có thể làm đại hợp thạch, làm giá, làm sương, làm đất, làm mù; kết vào hơi thở, thì có thể làm xe lửa lớn, làm thuyền lửa, củi lửa; kết vào cái nếm, thì có thể làm kêu la to, làm ăn năn, làm khóc lóc; kết vào cái cảm xúc, thì có thể làm lớn, làm nhỏ, làm cho một ngày muôn lần sống, muôn lần chết, làm nghiêng, làm ngửa[1] .
Cứ nuôi mười tập nhân địa ngục trong tâm thì sẽ gặp sáu giao báo, tức nhân thì mười mà cảm quả báo lại có sáu.
Thế nào gọi là sáu giao báo? Sáu giao báo là sáu thứ khổ báo, kết quả của bất thiện nghiệp phát xuất từ sáu căn và sáu thức của chúng ta.
Có những hậu quả sẽ đến liền chứ không có xa xôi gọi là gieo nhân tạo tội mà quả báo lập tức ngay khi chúng ta vừa hấp hối lâm chung rời thân này. Nhưng cũng có những quả bảo phải bao nhiêu kiếp về sau mình mới gặp. Quả đã đành rồi mà còn đợi các duyên. Những các duyên nó chướng ngại các kết quả.
Duyên giao tiếp phát sanh cọ sát tạo ra các báo như sau:
1. Giao báo về thấy: chiêu cảm ác quả, khi nghiệp thấy ấy giao báo thì lúc lâm chung, trước nhất thấy lửa hồng đầy khắp 10 phương, thần thức người chết bay rơi theo khói vào ngục vô gián:
-  Một là thấy sáng thì thấy nhiều thứ vật dữ sinh ra khiếp sợ vô cùng. 
-  Hai là thấy tối, lặng vậy không thấy gì, sanh ra hoảng hốt vô hạn 
-  Lửa thấy như thế đốt cái nghe thì có thể làm vạc dầu sôi, làm nước đồng chảy 
-  Đốt hơi thở thì có thể làm khói đen, lửa đỏ 
-  Đốt cái nếm thì có thể làm viên tròn nung đỏ, làm cơm sắt 
-  Đốt cảm xúc thì có thể làm tro nóng, lò than 
-  Đốt tâm ý thì có thể sinh ra sao lửa rưới khắp, làm rung động cả cõi hư không.
Tội chính từ con mắt, khởi tâm ăn cắp, nên mạng chung giao báo có những cảm báo về cái thấy. Thế là tội quả báo về cái thấy. Một là thấy sáng và hai là thấy tối, chứ không phải người này lần lượt thấy hai thứ. Đã đành là chúng ta thấy phải do hai trần sáng và tối, thế nhưng nếu mình làm tội, nó lại y theo chỗ đó mà có quả báo khác nhau. Thế ở đây lửa thấy này đốt cái thấy, đốt cái nghe, hơi thở, cái nếm, đốt cái xúc và tâm ý.
2. Giao báo về nghe: chiêu cảm ác quả, khi nghiệp nghe ấy giao báo thì lúc lâm chung, trước hết thấy sóng cuộn chìm ngập trời đất; thần thức người chết, sa xuống theo dòng vào ngục vô gián, phát ra hai tướng:
- Một là nghe tỏ, nghe các thứ ồn ào, tinh thần rối loạn. 
- Hai là điếc hẳn, lặng lẽ không nghe gì, thần thức chìm lịm. 
- Sóng như thế rót vào cái nghe thì có thể làm trách, làm hỏi;  
- Rót vào cái thấy thì có thể làm sấm làm thét, làm hơi độc dữ. 
- Rót vào hơi thở thì có thể làm mưa, làm mù, rưới các sâu độc đầy khắp thân thể. 
- Rót vào các vị thì có thể làm mủ, làm huyết, các thứ nhơ nhớp. 
- Rót vào cảm xúc thì có thể làm con súc, làm con quỷ, làm phân làm nước tiểu. 
- Rót vào ý nghĩ thì có thể làm chớp, làm mưa đá, đập nát tâm thức.
Nghe thuộc về động và tĩnh cho nên là về sóng về nước. Một là nghe tỏ rõ, hai là điếc rặt. Vì sao nghe tại quả báo địa ngục có cái sợ hãi về động là đúng rồi, còn đằng này vẵng lặng như tờ và sợ hãi về cái vắng lặng đó? Thế nào là rút vào cái nghe và cái thấy?
Nếu thấy tối mà có tội thì người đi ăn trộm ban đêm hay tìm cái tối để làm gì? đây nói chỗ vi tế cho chúng ta nhận thấy. Quả báo của chúng ta bởi vì nó từ tâm mình nó phát ra. Nó tỉ mỉ từng một từng một cái, phải có thời gian, phải tìm thời gian để ý và suy ngẫm.
Trong cái nghe có khi từ chỗ động mà mình tạo tội. Cái nghe là nó đối với lời nói. Cái âm thầm lặng lẽ, cái mưu mô của chúng ta yên tịnh vắng vẻ, bí mật, mới có những mưu mô để mà bật ra những tội ác. Những bậc xuất gia cũng nhờ yên tĩnh, im lặng, thanh tịnh mà thấy được lẽ đạo. Những người giỏi về những chuyện đi làm những việc ác ở cái tĩnh lặng, có những mưu mô, phát những mưu mô để mà xoay sở những người khác. Ăn trộm nghe tĩnh rồi, mọi người ngủ rồi, liền vào ăn trộm là từ tĩnh tạo tội thì khi người ấy bị quả báo thì sẽ từ cái tĩnh mà có ra những sợ hãi thì người ấy lúc lâm chung sẽ gặp quả báo về cái tĩnh.
3. Giao báo về ngửi: chiêu cảm ác quả, khi nghiệp ngửi ấy giao báo thì lúc lâm chung trước hết thấy hơi độc đầy dẫy xa gần, thần thức người chết từ dưới đất trồi lên, vào ngục vô gián, phát hiện ra hai tướng:
- Một là ngửi thông, bị các hơi dữ xông tột bực, làm cho tâm rối loạn.
- Hai là ngạt mũi, hơi thở ngạt không thông, nằm chết giấc dưới đất. Hơi ngửi như thế xông vào, xông vào hơi thở, thì có thể làm thông, làm ngạt, xông vào cái thấy, thì có thể làm lửa, làm đuốc.
- Xông vào cái nghe thì có thể làm chìm ngập, làm chết đuối, làm nước lớn, làm nước sôi.
- Xông vào cái vị  thì có thể làm đói, làm ngấy.
- Xông vào cảm xúc thì có thể làm xấu, làm nát, làm núi thịt lớn có trăm ngàn con mắt hút ăn không cùng.
- Xông vào ý nghĩ thì có thể làm tro, làm chướng khí, làm gạch đá bay lên đánh nát cơ thể.
4. Giao báo về vị: chiêu cảm ác quả, khi nghiệp vị ấy giao báo, thì lúc lâm chung trước hết thấy lưới sắt nung đỏ che khắp thế giới; thần thức người chết từ dưới đất tung lên, mắc lưới treo ngược đầu xuống vào ngục vô gián, phát ra hai tướng:
- Một là nuốt vào thì kết thành giá lạnh, làm nứt nẻ thân thể.
- Hai là mửa ra thì bay lên thành lửa hồng, đốt rụi xương tủy. Vị báo (quả báo của vị) như thế, qua cái nếm thì có thể làm nhận, làm chịu.
- Qua cái thấy thì có thể làm các thứ kim thạch đốt chảy. 
- Qua cái nghe thì có thể làm bình khí sắc bén. 
- Qua hơi thở thì có thể làm lồng sắt lớn che khắp cõi nước. 
- Qua cảm xúc thì có thể làm cung, làm tên, làm nỏ, làm bắn. 
- Qua ý nghĩ thì có thể làm sắt nóng bay từ trên không rưới xuống.
Đây là chiêu cảm ác quả về vị, về tội của cái lưỡi: bởi thọ lãnh, ăn vào những món ăn làm đau đớn thân xác chúng sanh, mình nuốt mình nhai, chính cái đó mà nay chịu cái khổ, lãnh cái khổ về cái lưỡi.
5. Giao báo về xúc: chiêu cảm ác quả, khi nghiệp xúc ấy giao báo thì lúc lâm chung, trước hết, thấy núi lớn bốn mặt hợp lại, không còn đường ra; thần thức người chết thấy thành sắt lớn, rắn lửa, chó lửa... tay cầm thương, xóc, lùa vào cửa thành, hướng về ngục vô gián, phát ra hai tướng:
- Một là hợp xúc thì núi kẹp ép mình, xương thịt nát ra máu. 
- Hai là ly xúc thì dao gươm chạm vào mình, tim gan cắt xẻ. Xúc báo như vậy, qua cái xúc thì có thể làm đạo, làm quân, làm sảnh, làm án. 
- Qua cái thấy thì có thể làm đốt, làm nung. 
- Qua cái nghe thì có thể làm đập, làm đánh, làm đâm, làm bắn. 
- Qua hơi thở thì có thể làm trùm, làm đẫy, làm tra, làm trôi. 
- Qua cái nếm thì có thể làm cây, làm kềm, làm chém, làm chặt. 
- Qua ý nghĩ thì có thể làm rơi, làm bay, làm nấu, làm nướng.
6. Giao báo về ý nghĩ: chiêu cảm ác quả, khi nghiệp ấy giao báo thì lúc lâm chung, trước hết thấy gió dữ thổi nát cõi nước, thần thức người chết bị thổi lên trên không xoay rơi theo gió, sa vào ngục vô gián, phát ra hai tướng:
- Một là không biết, tột mê thì hoang mang, ruổi chạy không thôi 
- Hai là không mê, hay biết, thì khổ bị đốt cháy không cùng, đau buốt không chịu nổi. Ý báo (quả báo của ý) như thế, kết vào ý nghĩ thì có thể làm phương, làm sở 
- Kết vào cái thấy thì có thể làm gương soi, làm chứng cứ 
- Kết vào cái nghe thì có thể làm đại hợp thạch, làm giá, làm sương, làm đất, làm mù 
- Kết vào hơi thở thì có thể làm xe lửa lớn, làm thuyền lửa, cũi lửa 
- Kết vào cái nếm thì có thể làm kêu la to, làm ăn năn, làm khóc lóc 
- Kết vào cái cảm xúc thì có thể làm lớn, làm nhỏ, làm cho một ngày muôn lần sống, muôn lần chết, làm nghiêng, làm ngửa.
Quả báo từ nơi cái thấy thì cảm trong địa ngục chiếu soi như gương soi thấy tất cả chứng cứ một đời thiện ác của mình, không dối trá che dấu gì được.
Thấy có những người làm chứng, có những vật làm chứng cứ, thấy có cõi địa ngục, vua Diêm Vương tra xét, chứng cứ cho mình phải cúi đầu nhận tội. Còn ở cái nghe thì nghe làm giá rét, làm những thứ lạnh băng. Những các quả báo này hiện lên. Cái này chỉ từ mắt Phật (Phật nhãn) mới thấy chứ mình đâu biết gì. Rơi vào địa ngục Vô gián là tội chính. Còn đây là những căn phụ. Dĩ nhiên số đông là các sáu căn lãnh tội.
A Nan, thế gọi là 10 nhân và 6 quả của địa ngục, nhân quả ấy đều do mê vọng của chúng sinh tạo ra.
Nếu các chúng sinh, sáu căn đồng tạo nghiệp dữ, thì vào ngục A Tỳ, chịu khổ vô cùng trong vô lượng kiếp; nếu từng mỗi căn tạo ra và nghiệp dữ đã gồm cả cảnh và căn thì người ấy vào 8 ngục Vô Gián. Nếu cả thân, khẩu, ý làm việc sát, đạo, dâm, thì người ấy vào thập bát địa ngục; không đủ cả ba nghiệp thân, khẩu, ý, hoặc trong ấy chỉ làm một việc sát, hoặc một việc đạo, thì người ấy vào trong tam thập lục địa ngục; chỉ có một căn, riêng làm một việc, thì người ấy vào nhất bách bát địa ngục.
Do những chúng sinh ấy riêng gây ra nghiệp, nên vào chỗ đồng phận trong giới ấy; đó đều do vọng tưởng phát sinh ra, không phải bản lai tự có[2] .
Đức Phật kết lại mười nhân và sáu quả địa ngục, nhân quả ấy đều do mê vọng của chúng sanh tạo ra.
- Nếu các chúng sinh, sáu căn đồng tạo nghiệp dữ, thì vào ngục A Tỳ,
- Nếu từng mỗi căn tạo ra và nghiệp dữ đã gồm cả cảnh và căn thì người ấy vào tám ngục Vô Gián,
- Nếu cả thân, khẩu, ý làm việc sát, đạo, dâm, thì người ấy vào mười tám địa ngục,
- Không đủ cả ba nghiệp thân, khẩu, ý, hoặc trong ấy chỉ làm một việc sát, hoặc một việc đạo, thì người ấy vào trong ba mươi sáu địa ngục,
- Chỉ có một căn, riêng làm một việc, thì người ấy vào một trăm lẻ tám địa ngục.
Tất cả đều do những chúng sinh ấy riêng gây ra nghiệp, nên vào chỗ đồng phận cộng nghiệp trong cảnh giới ấy. Đó đều là do vọng tưởng phát sinh ra, chứ không phải bản lai tự có, đều do cái hốt nhiên bất giác, sanh tướng vô minh do mình nhặm mắt mà hoá ra, chứ bầu trời vẫn trong sáng bao la. Tâm pháp nếu quên thì tánh chân hiển bày.
Ngân cấu tận trừ quang thỉ hiện
Tâm pháp song vong tánh tức chân
Nghĩa:
Khi nào bụi hết gương trong lại
Tâm pháp đều quên tánh tức chân.

                                        (Thiền sư Vĩnh Gia)
CÁC DƯ BÁO:
Lại nữa, A Nan, các chúng sinh đó, nếu không phải gây tội chê phá luật nghi, phạm Bồ Tát giới, hủy báng Niết Bàn của Phật, mà chỉ phạm những nghiệp phức tạp khác, thì sau khi bị đốt cháy nhiều kiếp, đền tội hết rồi, thì chịu những hình quỷ.
Nếu nơi bản nhân, do tham vật mà làm ra tội, thì người ấy đền tội hết rồi, gặp vật thành hình gọi là Quái quỷ;
Do tham sắc mà làm ra tội, thì người ấy đền tội hết rồi, gặp gió thành hình, gọi là Bạt quỷ;
Do tham dối trá mà làm ra tội, thì người ấy đền tội hết rồi, gặp giống súc thành hình, gọi là Mỵ quỷ;
Do tham nóng giận mà làm ra tội, thì người ấy đền tội hết rồi, gặp con sâu thành hình, gọi là Cổ độc quỷ;
Do tham thù oán mà làm ra tội, thì người ấy đền tội hết rồi, gặp vận suy kẻ thù mà thành hình, gọi là Lệ quỷ;
Do tham ngã mạn mà làm ra tội, thì người ấy đền tội hết rồi, gặp khí thành hình, gọi là Ngạ quỷ;
Do tham lừa gạt mà làm ra tội, thì người ấy đền tội hết rồi, gặp u uẩn thành hình, gọi là Áp quỷ;
Do tham ái kiến mà làm ra tội, thì người ấy đền tội hết rồi, gặp tinh hoa thành hình, gọi là Vọng lượng quỷ;
Do tham vu vạ mà làm ra tội, thì người ấy đền tội hết rồi, gặp linh hiển thành hình, gọi là Dịch sử quỷ;
Do tham bè phái che giấu mà làm ra tội, thì người ấy đền tội hết rồi, gặp con người thành hình, gọi là Truyền tống quỷ.
A Nan, những người đó đều vì thuần tình phải đọa lạc, khi lửa nghiệp đốt sạch rồi, thì lên làm quỷ; như thế đều do cái nghiệp vọng tưởng tự mình chuốc lấy; nếu ngộ được tính Bồ đề, thì nơi tính Diệu viên minh, vốn không có gì.
Lại nữa, A Nan, khi nghiệp quỷ đã hết, tình và tưởng cả hai đều thành không, thì mới ở nơi thế gian, cùng với người mắc nợ cũ, oán đối gặp nhau; thân làm súc sinh để trả nợ cũ.
Quái quỷ theo vật, vật tiêu báo hết, sinh nơi thế gian, phần nhiều làm loài chim kiêu.
Bạt quỷ theo gió, gió tiêu báo hết, sinh nơi thế gian, phần nhiều làm tất cả những loài cữu trưng kỳ dị.
Mỵ quỷ theo súc, súc chết báo hết, sinh nơi thế gian, phần nhiều làm loài hồ.
Cổ quỷ theo sâu, sâu diệt báo hết, sinh nơi thế gian, phần nhiều làm loài có độc.
Lệ quỷ theo vận suy, suy tột báo hết, sinh nơi thế gian, phần nhiều làm loài giun.
Ngạ quỷ theo khí, khí tiêu báo hết, sinh nơi thế gian, phần nhiều làm loài cung cấp thịt ăn.
Áp quỷ theo u ẩn, u ẩn tiêu báo hết, sinh nơi thế gian, phần nhiều làm loài cung cấp đồ mặc.
Vọng lượng quỷ theo tinh hoa, tinh hoa tiêu báo hết, sinh nơi thế gian, phần nhiều làm các loài chim mùa.
Dịch sử quỷ theo sự linh hiển, linh hiển diệt báo hết, sinh nơi thế gian, phần nhiều làm tất cả các loài hưu trưng.
Truyền tống quỷ theo người, người chết báo hết, sinh nơi thế gian, phần nhiều làm các loài quấn quít bên người.
A Nan, bọn ấy đều do lửa nghiệp đốt xong, sinh ra loài súc, trả hết nợ cũ; như thế, đều do những nghiệp hư vọng của tự mình chuốc lấy; nếu ngộ được tính Bồ đề, thì các vọng duyên đó vốn không có gì.
Như lời thầy nói, cô Bảo Liên Hương, Lưu Ly Vương, Thiện Tinh Tỷ Khưu đều vốn tự mình gây ra nghiệp dữ; nghiệp ấy không phải từ trên trời sa xuống, từ dưới đất phát ra và cũng không phải do người khác đưa tới, mà chính do vọng tưởng của tự mình gây ra, rồi tự mình phải chịu quả báo; nơi tâm Bồ đề, đó chỉ là sự kết động của vọng tưởng giả dối.
Lại nữa, A Nan, các súc sinh ấy đền trả nợ trước, nếu trong lúc trả nợ, trả quá nợ cũ, thì những chúng sinh ấy, trở lại làm người, đòi lại chỗ thừa. Nếu bên kia có sức, lại có cả phúc đức, thì ở trong loài người, không rời bỏ thân người, mà hoàn lại chỗ thừa đó; còn nếu không phúc đức, thì phải làm súc sinh đền lại chỗ thừa.
A Nan, nên biết, nếu dùng tiền của hoặc sức người ta, thì đền đủ là xong; còn như trong ấy, có giết thân mạng, hoặc ăn thịt kẻ khác, như thế, thì đi đến ăn nhau, giết nhau, trải qua nhiều kiếp, số như vi trần, cũng như bánh xe xoay vần, thay đổi bên cao, bên thấp, không có dừng nghỉ; trừ khi được phép Sa ma tha, hoặc gặp Phật ra đời, thì không thể thôi được.
Nay thầy nên biết loài chim kiêu kia, trả nợ đủ, trở lại hình người, sinh trong nhân đạo, tham hợp hạng ngoan cố.
Giống cữu trưng kia, trả nợ đủ, trở lại hình người, sinh trong nhân đạo, tham hợp hạng quái dị.
Những loài hồ kia, trả nợ đủ, trở lại hình người, sinh trong nhân đạo, tham hợp hạng ngu dại.
Những loài có độc kia, trả nợ đủ, trở lại hình người, sinh trong nhân đạo, tham hợp hạng nham hiểm.
Những loài giun kia, trả nợ đủ, trở lại hình người, sinh trong nhân đạo, tham hợp hạng hèn nhát.
Những loài cung cấp thịt ăn kia, trả nợ đủ, trở lại hình người, sinh trong nhân đạo, tham hợp hạng nhu nhược.
Những loài cung cấp đồ mặc kia, trả nợ đủ, trở lại hình người, sinh trong nhân đạo, tham hợp hạng lao lụy.
Những loài chim mùa kia, trả nợ đủ, trở lại hình người, sinh trong nhân đạo, tham hợp hạng văn hoa.
Những loài hưu trưng kia, trả nợ đủ, trở lại hình người, sinh trong nhân đạo, tham hợp hạng thông minh.
Những loài quấn quít theo người kia, trả nợ đủ, trở lại hình người, sinh trong nhân đạo, tham hợp hạng thông đạt.
A Nan, bọn ấy trả hết nợ cũ, trở lại hình người, đều do từ vô thỉ đến nay, điên đảo gây nghiệp, vay trả thừa thiếu, sinh nhau, giết nhau; nếu không gặp Như Lai, không nghe chính pháp, thì ở trong trần lao, máy móc xoay vần mãi mãi; bọn ấy thật là đáng thương xót[3] .
Các chúng sinh tạo ác nghiệp đó, nếu không phải gây tội chê phá luật nghi, phạm Bồ Tát giới, hủy báng Niết Bàn của Phật, mà chỉ phạm những nghiệp phức tạp khác, thì sau khi bị đốt cháy nhiều kiếp, bị đền tội hết rồi, thì tái sanh vào kiếp quỷ.
- Quái quỷ: nếu nơi bản nhân, do tham vật mà làm ra tội, thì người ấy đền tội hết rồi, gặp vật thành hình gọi là Quái quỷ;  
- Bạt quỷ: do tham sắc mà làm ra tội, thì người ấy đền tội hết rồi, gặp gió thành hình;  
- Mỵ quỷ: do tham dối trá mà làm ra tội, thì người ấy đền tội hết rồi, gặp giống súc thành hình;  
- Cổ độc quỷ: do tham nóng giận mà làm ra tội, thì người ấy đền tội hết rồi, gặp con sâu thành hình;  
- Lệ quỷ: do tham thù oán mà làm ra tội, thì người ấy đền tội hết rồi, gặp vận suy kẻ thù mà thành hình;  
- Ngạ quỷ: do tham ngã mạn mà làm ra tội, thì người ấy đền tội hết rồi, gặp khí thành hình;  
- Áp quỷ: do tham lừa gạt mà làm ra tội, thì người ấy đền tội hết rồi, gặp u uẩn thành hình;  
- Vọng lượng quỷ: do tham ác kiến mà làm ra tội, thì người ấy đền tội hết rồi, gặp tinh hoa thành hình;  
- Dịch sử quỷ: do tham vu vạ mà làm ra tội, thì người ấy đền tội hết rồi, gặp linh hiển thành hình;  
- Truyền tống quỷ: do tham bè phái che giấu mà làm ra tội, thì người ấy đền tội hết rồi, gặp con người thành hình. Người bị ma quỷ ám, thành đồng bóng nói chuyện hoạ phúc may rủi chẳng hạn cho nên gọi là truyền tống quỷ. Hiện tại đang lên đồng lên bóng, nhưng nếu ngộ bồ đề thì vốn không có gì.
Những chúng sanh đó đều vì thuần tình phải đọa lạc, khi lửa nghiệp đốt sạch rồi, thì lên làm quỷ; như thế đều do cái nghiệp vọng tưởng tự mình chuốc lấy; nếu ngộ được tính Bồ đề, thì nơi tính Diệu viên minh, vốn không có gì.
Khi nghiệp quỷ đã hết, tình và tưởng cả hai đều thành không, thì mới ở nơi thế gian, cùng với người mắc nợ cũ, oán đối gặp nhau; thân làm súc sinh để trả nợ cũ.
- Chim kiêu: quái quỷ theo vật, vật tiêu báo hết, sinh nơi thế gian, phần nhiều làm loài chim kiêu. 
- Cữu trưng kỳ dị: bạt quỷ theo gió, gió tiêu báo hết, sinh nơi thế gian, phần nhiều làm tất cả những loài cữu trưng kỳ dị. 
- Loài hồ:  mỵ quỷ theo súc, súc chết báo hết, sinh nơi thế gian, phần nhiều làm loài hồ. 
- Loài có độc: cổ quỷ theo sâu, sâu diệt báo hết, sinh nơi thế gian, phần nhiều làm loài có độc. 
- Loài giun: lệ quỷ theo vận suy, suy tột báo hết, sinh nơi thế gian, phần nhiều làm loài giun. 
- Loài cung cấp thịt ăn: ngạ quỷ theo khí, khí tiêu báo hết, sinh nơi thế gian, phần nhiều làm loài cung cấp thịt ăn. 
- Loài cung cấp đồ mặc: áp quỷ theo u ẩn, u ẩn tiêu báo hết, sinh nơi thế gian, phần nhiều làm loài cung cấp đồ mặc. 
- Loài chim mùa: vọng lượng quỷ theo tinh hoa, tinh hoa tiêu báo hết, sinh nơi thế gian, phần nhiều làm các loài chim mùa. 
- Loài hưu trưng: dịch sử quỷ theo sự linh hiển, linh hiển diệt báo hết, sinh nơi thế gian, phần nhiều làm tất cả các loài hưu trưng. 
- Loài quấn quít bên người: truyền tống quỷ theo người, người chết báo hết, sinh nơi thế gian, phần nhiều làm các loài quấn quít bên người.
Các chúng sanh này đều do lửa nghiệp đốt xong, sinh ra loài súc, trả hết nợ cũ; như thế, đều do những nghiệp hư vọng của tự mình chuốc lấy; nếu ngộ được tính Bồ đề, thì các vọng duyên đó vốn không có gì.
Như cô Bảo Liên Hương, Lưu Ly Vương, Thiện Tinh Tỷ Khưu đều vốn tự mình gây ra nghiệp dữ; nghiệp ấy không phải từ trên trời sa xuống, từ dưới đất phát ra và cũng không phải do người khác đưa tới, mà chính do vọng tưởng của tự mình gây ra, rồi tự mình phải chịu quả báo; nơi tâm Bồ đề, đó chỉ là sự kết động của vọng tưởng giả dối.
Các súc sinh ấy đền trả nợ trước, nếu trong lúc trả nợ, trả quá nợ cũ, thì những chúng sinh ấy, trở lại làm người, đòi lại chỗ thừa. Nếu bên kia có sức, lại có cả phúc đức, thì ở trong loài người, không rời bỏ thân người, mà hoàn lại chỗ thừa đó; còn nếu không phúc đức, thì phải làm súc sinh đền lại chỗ thừa.
Như vậy, nếu dùng tiền của hoặc sức người ta, thì đền đủ là xong; còn như trong ấy, có giết thân mạng, hoặc ăn thịt kẻ khác, như thế, thì đi đến ăn nhau, giết nhau, trải qua nhiều kiếp, số như vi trần, cũng như bánh xe xoay vần, thay đổi bên cao, bên thấp, không có dừng nghỉ; trừ khi được phép Sa ma tha, hoặc gặp Phật ra đời, thì không thể thôi được.
- Người ngoan cố: chúng ta nên biết loài chim kiêu kia, trả nợ đủ, trở lại hình người, sinh trong nhân đạo, tham hợp hạng ngoan cố. 
- Người quái dị: giống cữu trưng kia, trả nợ đủ, trở lại hình người, sinh trong nhân đạo, tham hợp hạng quái dị.
- Người ngu dại: những loài hồ kia, trả nợ đủ, trở lại hình người, sinh trong nhân đạo, tham hợp hạng ngu dại. 
- Người nham hiểm: những loài có độc kia, trả nợ đủ, trở lại hình người, sinh trong nhân đạo, tham hợp hạng nham hiểm. 
- Người hèn nhát: những loài giun kia, trả nợ đủ, trở lại hình người, sinh trong nhân đạo, tham hợp hạng hèn nhát. 
- Người nhu nhược: những loài cung cấp thịt ăn kia, trả nợ đủ, trở lại hình người, sinh trong nhân đạo, tham hợp hạng nhu nhược. 
- Người lao lụy: những loài cung cấp đồ mặc kia, trả nợ đủ, trở lại hình người, sinh trong nhân đạo, tham hợp hạng lao lụy. 
- Người văn hoa: những loài chim mùa kia, trả nợ đủ, trở lại hình người, sinh trong nhân đạo, tham hợp hạng văn hoa. 
- Người thông minh: những loài hưu trưng kia, trả nợ đủ, trở lại hình người, sinh trong nhân đạo, tham hợp hạng thông minh. 
- Người thông đạt: những loài quấn quít theo người kia, trả nợ đủ, trở lại hình người, sinh trong nhân đạo, tham hợp hạng thông đạt.
Các chúng sanh ấy trả hết nợ cũ, trở lại hình người, đều do từ vô thỉ đến nay, điên đảo gây nghiệp, vay trả thừa thiếu, sinh nhau, giết nhau; nếu không gặp Như Lai, không nghe chính pháp, thì ở trong trần lao, máy móc xoay vần mãi mãi; bọn ấy thật là đáng thương xót.
Như vậy, chúng ta thấy sự tái sanh một loài nào với đặc tánh, đặc điểm nào đều liên quan đến cái nhân quá khứ và do nhân quá khứ mà tạo thành cái quả hiện tại. Nhân hiện tại làm quả vị lai như mắc xích dây chuyền của 12 khoen xoay vòng tròn mãi không dứt.
Do các sát đạo dâm vọng khiến chúng ta đọa địa ngục. Hết địa ngục thì lên làm quỷ. Do nghiệp báo mà thấy ra nào địa ngục, nào cõi ma quỷ, nào súc sanh, nào dạng người tương ưng. Nếu nhận ra được tánh bồ đề mà sống với tánh của mình thì những nghiệp báo tan hết. Chuyện nghiệp báo này là chuyện hư vọng.
Những chuyện mờ mịt nhân quả này chỉ có Đức Phật mới biết thôi. Thế đấy, giờ oán đối gặp nhau để trả nợ chỉ qua là tội báo, giờ phải trả nợ nhau. Đức Phật nhìn rõ tường tận và chỉ ra.
Tình tưởng đều trả xong tức là đã vào địa ngục chịu bao nhiêu khổ rồi, làm thân quỷ cũng chịu bao nhiêu khổ rồi. Chuyện cũ đã quên hết rồi thì coi như đền tội xong rồi, bây giờ chỉ còn chút dư báo xót lại được lên dương thế làm thân các loài vật để mà trả nợ nhỏ cho hết, rồi mới lên làm người.
Những người tạo mười tập nhân như dâm dục, tham lam, ngã mạn, nóng giận, giả dối dụ dỗ, lừa gạt, thù oán, ác kiến, vu vạ và cãi vã mà còn kèm theo những tội chê phá luật nghi. Phá giới tội còn nhẹ, chứ chê phá luật nghi tội càng nặng hơn. Chê phá luật nghi đây tức là phá kiến, tức là mình phạm giới và khiến cho mọi người, người ta bắt chước mình, cho nên cái phá kiến nó nặng hơn. Như trong kinh Thủ Lăng Nghiêm nói cô tỳ-kheo-ni Bảo-liên-hương cho là ái nhiễm giao hợp giữa nam nữ không có tội gì hết. Nên khi chết, cô liền bị đọa vào địa ngục do tội phá kiến và phá giới.
Những người phá kiến thì sẵn sàng phá giới, tức do chỗ hiểu sai đưa đến hành động sai. Nên mệnh chung thần thức liền đọa vào địa ngục, sau đó làm quỷ rồi mới lên làm súc sanh chó mèo. Lang thang ở ba cõi tam đồ địa ngục, ngạ quỷ, bàng sanh, từ loài này sang loài khác, biết bao đọa lạc. Nguyễn Du đã thương cảm than rằng:
Ðoàn vô tự lạc loài nheo nhóc
Quỉ không đầu van khóc đêm mưa.
Cho nên chúng ta gặp những loài này thì cố gắng nhất tâm niệm Phật cho ma quỷ sớm thoát kiếp khổ.
Khi làm thân loài vật trả quá nợ cũ rồi (trả nhiều hơn cái mình thiếu) thì khi lên làm người sẽ đòi nợ cũ tức người chủ sẽ thành món nợ của mình. Chúng ta nghe về pháp Sa-ma-tha phân biệt rõ ràng chân và vọng. Những sự tướng ở thế gian toàn là hư vọng cả, chỉ có tánh Phật là sự thật thì không có tiếc thân mạng liền dứt được sự dây dưa. Lên làm nô lệ để trả nợ tức là trả bằng công sức lao động.
Tiền và sức khoẻ có thể trả nợ thế được nhưng mà nợ thân mạng và máu thịt (giết chết mạng người tức cắt đi mạng căn của người) thì theo văn kinh nói phải trả bằng nợ mạng, nợ máu mà thôi.
A ăn thịt B thì mai sau B lại sẽ ăn thịt A. Rồi A nếu không hiểu không giải sanh oán thù, giết lại B, cứ thế A giết B, B giết A. Như ăn thịt con gà, con dê; dê chết làm người, người chết làm dê bị người ăn thịt lại. Oán thù lại chập chùng, lại đòi nợ và không dứt hết được. Do vậy trải trăm ngàn kiếp thường ở trong đường sống chết, bởi vì nợ thịt và nợ mạng không dứt.
Nợ thân mạng và nợ máu thịt trải vi trần kiếp vẫn còn, chỉ khi nào mình được pháp Sa-ma-tha dạy cho chúng ta nhận được thân tội báo, nó là cái báo chướng, nó là cái khổ nạn, đừng vì nó mà tạo nghiệp.
Pháp Sa-ma-tha lại còn dạy cho chúng ta biết tất cả mọi loài chúng sanh đồng thể thường trụ bình đẳng, cho nên không sanh lòng oán thù. Sự hiểu biết này sẽ làm vơi nhẹ oán thù đi và biến lòng thù oán thành tình thương bao la. Còn nếu không thì do tiếc thân mạng của mình, chấp là thân thật thì oán thù vẫn là lòng oán thù, vẫn dây dưa mãi, may gặp Đức Phật ra đời Đức Phật dạy Phật pháp cho chúng ta, chỉ cho chúng ta đường đi của nhân quả để mà tránh.
Khi nào có trí tuệ Bát nhã biết thân là cái không có, tâm đang chấp ngã đây là cái không có, nên cố gắng tỉnh ra. Rồi biết thân người cũng không có, chỉ có ràng buộc. Trả nợ rồi nhưng lòng vẫn oán thù, vẫn còn hận, nên thần thức vẫn đi theo người kia để báo oán, lại phải trả nợ thêm cho hết, chứ không phải người được trả nợ rồi là oán cũng hết đâu, vì tâm người kia chưa buông xả. Trả hận rồi mà chưa nguôi.
Bởi nếu trong lúc người ta giết mình, mình không biết đó là mình trả nợ, nên tâm oán thù ấy cứ theo dõi người kia, vì vậy lúc người kia bị anh này phá thì người ta cũng oán. Thân mạng này là quan trọng, là quý lắm, nên xâm phạm là tội nặng khủng khiếp. Chẳng những nợ mạng mà nợ máu thịt ăn thịt súc vật, ăn dùng thân phần súc vật vẫn là oán đối thân phần, nợ năm lạng thịt thì trả năm lạng thịt.
Thịt heo bán ngoài chợ, cả trăm ngàn người ăn thì cả trăm người trả nợ, cho nên cứ ăn nhau, cứ giết nhau mãi. Nếu mình uống sữa con bò thì mai mốt mình trả nhau bằng cái gì? Mình cũng có nợ nhưng không nợ mạng, không độc ác không nợ nặng nhưng vẫn có là dùng vật của nó, nghĩa là vay sao thì trả vậy.
Đây là quả báo, sáu thứ khổ báo, kết quả của bất thiện nghiệp phát xuất từ sáu căn và sáu thức của chúng ta. Cho nên vua Trần Nhân Tông mới soạn bản kinh Sám hối lục căn và trong nhà thiền mỗi buổi sáng đọc bản kinh này để sám hối các tột lỗi từ thô đến tế do sáu căn của mình gây ra dù vô tình hay cố ý tạo ra cũng đều xin sám hối hết.
Đây là tuệ nhãn, Phật nhãn Đức Phật mới thấy rõ đường đi nước bước của đường nhân quả, của từng cảnh giới quả báo mà sáu căn sẽ lãnh thấy khi lâm chung lúc tâm thức mờ mịt.
Chúng ta mang ơn Phật vô cùng đã từ bi chỉ cho chúng ta, những chúng sanh vô minh lao mình trong đêm tối.
Trong cuốn Sống chết bình an[4]  tức trích đoạn của Tạng Thư Sống Chết, các thiền sư Tây tạng bằng định lực, chỉ bậc tu hành thật cao mới nhận được, thấy rõ trạng thái lâm chung, nếu hiện nghiệp là nghiệp lành, thiện nghiện thì thân trung ấm an vui. Còn nếu hiện đời tạo ác thì khi trút hơi thở, người chết thấy có những cảnh giới, những trạng thái hiện ở sáu căn như sau:
- “Khi vừa tắt hơi, ánh sáng căn bản xuất hiện 
- Thân trung ấm cao bằng thằng bé từ 8 đến 10 tuổi rất mạnh khoẻ nhanh sáng (dù người chết có thể là già lão què mù).
- Thân trung ấm lang thang kinh hoảng hệt như người ở trong giấc mộng và nghe tiếng núi lở ngay sau lưng, tiếng thác nước lớn gầm, tiếng hỏa diệm sơn phun lửa, tiếng gió bão thét.
- Thân trung ấm trong bóng tối kinh hoàng cố chạy thoát lại bị tấn công bằng những trận mưa đá toàn máu mủ, bị ám ảnh bởi những âm thanh la hét của ma quỷ, bị yêu quái và thú dữ săn đuổi. Trước mặt luôn luôn có ba cái hố thẳm sâu. Cứ thế gió nghiệp cuốn trôi, không nơi vịn níu.
- Những cuồng phong đẩy trung ấm đi. Bị kinh hoảng ngốn ngấu, bị thổi dạt như những nhụy hoa bay trước gió, trung ấm lang thang vô vọng, tìm nơi trú ẩn”.
Như vậy, chúng ta thấy những gì các tổ Tây Tạng đã thấy ở đây cũng giống như những gì Đức Phật đã nói tỉ mỉ cách đây 26 thế kỷ. Chúng ta mắt thường không thấy được nhưng chúng ta hiểu và tin một khi đừng động loạn, giới hạnh thanh tịnh, định tâm sáng tỏ thì tuệ nhãn sẽ sáng. 

1 Kinh Thủ Lăng Nghiêm, tr. 700-705.
2 Kinh Thủ Lăng Nghiêm, tr. 706-7.
3 Kinh Thủ Lăng Nghiêm, tr. 708-13.
4 Sống Chết Bình An (từ cuốn Tạng Thư Sống Chết – The Book of Dealth, Sogyal Ripoche soạn, do ni sư Trí Hải dịch), Tỳ-kheo-ni Diệu Khiết trích đoạn, 1997, tr. 44-7.

CHƯƠNG XIV: CÕI TIÊN, TRỜI VÀ  A-TU-LA 

CÕI TIÊN
Thường các kinh nguyên thủy (thời kỳ đầu) thì nói có sáu đạo, nhưng các kinh đại thừa thì thêm một đạo nữa là cõi tiên. Như vậy, chúng ta có bảy cõi là cõi trời, tiên, a-tu-la, người, địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh.
Phần trước đã nói về địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh, chương này sẽ nói đến ba cõi là cõi tiên, cõi trời và a-tu-la.
Tiên là những chúng sinh trên loài người, nhưng không nương theo giới định tuệ, không biết tam-ma-đề, lại riêng tu theo vọng niệm, để tâm củng cố hình hài, vào trong rừng núi, những chỗ người ta không đến được, thành mười thứ tiên. Mười thứ tiên như sau:
“A Nan, các chúng sinh kia, kiên cố dùng đồ bổ mà không dừng nghỉ, khi đạo ăn được thành tựu, thì gọi là Địa hành tiên.
Kiên cố dùng cỏ cây mà không dừng nghỉ, khi đạo thuốc được thành tựu, thì gọi là Phi hành tiên.
Kiên cố dùng kim thạch mà không dừng nghỉ, khi đạo hóa chất được thành tựu, thì gọi là Du hành tiên.
Kiên cố làm những động tác mà không dừng nghỉ, khi khí tinh được thành tựu, thì gọi là Không hành tiên.
Kiên cố luyện nước bọt mà không dừng nghỉ, khi nhuận đức được thành tựu, thì gọi là Thiên hành tiên.
Kiên cố hấp thụ tinh hoa mà không dừng nghỉ, khi hấp thụ được thành tựu, thì gọi là Thông hành tiên.
Kiên cố làm thuật phù chú mà không dừng nghỉ, khi thuật pháp được thành tựu, thì gọi là Đạo hành tiên.
Kiên cố chuyên chú tâm niệm mà không dừng nghỉ, khi chuyên niệm được thành tựu, thì gọi là Chiếu hành tiên.
Kiên cố về thủy hỏa giao cấu mà không dừng nghỉ, khi cảm ứng được thành tựu, thì gọi là Tinh hành tiên.
Kiên cố tập luyện biến hóa mà không dừng nghỉ, khi giác ngộ được thành tựu, thì gọi là Tuyệt hành tiên”.
“A Nan, các vị ấy đều ở trong loài người mà luyện tâm, tuy không tu chính giác, nhưng riêng được lẽ sống, thọ ngàn vạn tuổi, nghỉ ở trong núi sâu hoặc trên đảo giữa bể cả, cách tuyệt chỗ người ở; đó cũng là vọng tưởng luân hồi lưu chuyển. Nếu không tu phép Tam muội, thì khi quả báo hết rồi, trở lại tản vào trong lục đạo”[1] .
Tiên là những người bỏ chốn thế gian ồn náo, vinh hoa phú quý, danh lợi thị phi, ẩn mình trong hang, trong núi, hải đảo, nơi mà loài người không đến được để tu theo những pháp củng cố hình hài, trường thọ sống lâu, chớ không tu tập theo giới định tuệ.
Do tu nhân riêng biệt thành quả hư vọng, do tu luyện pháp trường sanh nên tiên cũng có thần thông, khinh an, sống thọ, nhưng dù có thọ đến đâu thì tiên vẫn còn bị chi phối bởi luật sanh tử và cũng có ngày thân này phải tan mà đọa lạc.
1. Địa hành tiên: đồ bổ của những người tu tiên, chỉ có họ mới biết với nhau, mình mà dùng nhiều đồ bổ thì nó thành độc, phải có những món thuốc đặc biệt. Một số vị kiên cố dùng đồ bổ, chuyên dùng những loại chất bổ không dừng nghỉ. Khi chất bổ này thành tựu thì vị tiên đó đi trên mặt đất rất nhẹ nhàng vậy.
2. Phi hành tiên: vị này nếm theo vị của từng loại cỏ cây, biết loại nào trị bịnh nào, loại dược thảo nào dùng vào khiến cơ thể khoẻ mạnh, khoan khoái, bình an. Như các ông lang thầy thuốc, cắt, phơi khô hay sao cây cỏ lên, rồi nghiền nát thành bột, bào chế dùng để trị bịnh. Cũng thế do chuyên dùng cỏ cây, các loại thuốc dược thảo nên cơ thể các vị tiên rất khoan khoái an ổn. Và tiên luyện như vậy liên tục, không dừng nghỉ. Khi thuốc này thành tựu thì tiên phi hành như bay, đi như bay.
3. Du hành tiên:  trong đá có nhiều loại ngọc, vàng, kim khí, đá ngọc rồi tiên mài, nấu, ngâm, bào chế các chất này thế nào đó để họ dùng được. Kiên cố bền tâm lâu dài dùng các loài bào chế này không dừng nghỉ. Khi công phu thành tựu thì vị này sẽ đi nhanh như chạy, để thấy cái khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, cứng cáp của cơ thể.
Ở đỉnh núi Thị vải, Bà-rịa, Vũng Tàu, có một người sống ở đấy. Chỗ ở của ông chỉ là một cái lều, nằm ngủ ở trên một cái chõng và trồng mấy cây bắp rau để ăn. Ông làm nghề đi gánh thuê buôn bán dưới chân núi. Thế cho nên buổi sáng ông phải từ đỉnh núi đi xuống chợ gánh thuê để lấy tiền sinh sống. Đến chiều xong việc rồi lại lên núi tiếp.
Từ chân núi đến đỉnh núi là chúng ta phải trèo hì hục mất cả ngày, nhưng chân ông bước nhanh như chạy thoăn thoắt như thỏ mà không bám vào đâu cả, thoáng một cái ông đã đến đỉnh núi rồi. Chắc là kiếp trước ông có tu tiên, được quả du hành tiên này nên kiếp này thật lạ lùng là lên đỉnh núi mà ở một mình yên tĩnh và đi nhanh như chạy.
4. Không hành tiên: kiên cố bền chí hoạt động, tập thể dục có phương pháp, những động tác có bài bản. Tập như thế không ngừng, như đây đã nói hai chữ kiên cố, thì mới hy vọng thành công, chứ không phải là dễ được. Khi phương pháp tập khiến cho cơ thể nhẹ mạnh này được thành tựu, vị tiên này đi được ở trong hư không, đi như thoảng qua gió mà mình không hay.
5.Thiên hành tiên: kiên cố luyện nước bọt không dừng nghỉ. Nước bọt rất bổ và chuyên dùng luyện. Khi nhuận đức này thành tựu thì vị này gọi là Thiên hành tiên.
6. Thông hành tiên: kiên cố hấp thụ tinh hoa không dừng nghỉ. Buổi sáng, trưa, chiều, tiên hướng về mặt trời nhìn đăm đăm vào mặt trời để thâu cái tinh khí của mặt trời. Khi luyện thành tựu thì vị này gọi là Thông hành tiên.
7. Đạo hành tiên: kiên cố luyện những loại phép thuật phù chú bay loạn không dừng nghỉ. Khi thuật pháp được thành tựu thì gọi là Đạo hành tiên.
8. Chiếu hành tiên: kiên cố chuyên chú tâm niệm không dừng nghỉ. Các vị này cũng có phép thuật của họ, chuyên một câu nào đó khi thành tựu thì thành Chiếu hành tiên có ánh sáng chiếu quanh tiên.
9.Tinh hành tiên: thủy hỏa giao cấu giao nhau không dừng nghỉ. Khi cảm ứng được thành tựu thì gọi là Tinh hành tiên.
10. Tuyệt hành tiên: kiên cố tập luyện biến hoá không dừng nghỉ. Khi thành công mà đây tiên gọi là giác ngộ thì thành Tuyệt hành tiên.
Như vậy, tiên cũng có từng danh hiệu riêng nhau. Tu tiên nhưng mỗi người tu mỗi cách, ở đây Phật nói cho chúng ta biết là có mười loại tiên.
Mỗi vị tiên, Đức Phật đều nhắc lại hai chữ kiên cố tức phải có công phu tinh tấn không dừng nghỉ. Những việc tu luyện này phải bền tâm lâu dài và mắc công, chứ không qua loa cho xong mà được đâu. Kiên cố và có tâm luyện tập, tiên phải hơn mình vì có tinh thần, sức khoẻ và sống thọ, nhưng cũng không phải là tiên không chết. Hết phước, hết thọ rồi thì tiên cũng đọa, nên Đức Phật cũng khuyên chúng ta không nên nguyện tu theo những hạnh này, vì  còn lẩn quẩn trong tam giới.
CÕI TRỜI DỤC GIỚI (còn dục)
A Nan, các người thế gian, không cầu đạo thường trụ, chưa có thể rời bỏ được sự ân ái với vợ mình, nhưng tâm không buông lung trong việc tà dâm, do tâm đứng lặng sinh ra sáng suốt, sau khi mệnh chung ở gần với mặt trời, mặt trăng; một loài như thế, gọi là Tứ Thiên Vương Thiên.
Đối với vợ mình, dâm ái ít ỏi, trong lúc tịnh cư, không được toàn vị, thì sau khi mệnh chung, vượt ánh sáng mặt trời, mặt trăng, ở trên chóp nhân gian; một loài như thế, gọi là Đao Lợi Thiên.
Gặp cảnh dục tạm theo, bỏ đi không nhớ nghĩ, ở trong nhân gian, động ít, tĩnh nhiểu, thì sau khi mệnh chung, sáng rỡ ở yên trong cõi hư không, ánh sáng mặt trời, mặt trăng không soi đến được; và những người ấy tự mình có ánh sáng; một loài như thế, gọi là Tu Diệm Ma Thiên.
Lúc nào cũng tĩnh, nhưng khi có cảm xúc đến bên mình, chưa chống đối được, thì sau khi mệnh chung, lên trên chỗ tinh vi, không tiếp với những cảnh nhân thiên cõi dưới, cho đến gặp hoại kiếp, tam tai cũng không đến nơi; một loài như thế, gọi là Đâu Suất Đà Thiên.
Chính mình không có tâm dâm dục, chỉ đáp ứng với người khác mà làm, trong lúc phô bày, vô vị như ăn sáp, thì sau khi mệnh chung, vượt lên sinh vào cảnh biến hóa; một loài như thế, gọi là Lạc Biến Hóa Thiên.
Không có tâm thế gian, chỉ đồng với thế gian mà làm việc ngũ dục; trong lúc làm việc ấy, rõ ràng là siêu thoát, thì sau khi mệnh chung, vượt trên tất cả những cảnh biến hóa và không biến hóa; một loài như thế, gọi là Tha Hóa Tự Tại Thiên.
A Nan, sáu cõi trời như thế, hình thức tuy khỏi động, nhưng tâm tính còn dính dấp; từ các cõi ấy trở xuống, gọi là Dục Giới [2].
Dục giới là những vị này chưa rời bỏ được ân ái, dục nhiễm. Họ tu thập thiện, thiền định, bố thí nhưng vẫn còn dục nhiễm. Tùy theo lòng dục giảm nhẹ đến đâu thì ở trên cõi trời cao đến nấy. Các vị trời dục giới thân hình tuy không động nhưng tâm còn dấu vết.
Từ cõi trời dục giới thứ sáu trở xuống là từ cõi Tha hoá tự tại thiên trở xuống vẫn còn bị tam tai tức cõi dục giới còn tam tai. Tam tai: có lửa (vì có dục nên còn lửa), gió (thổi tan xác đi), bão lụt (nước nhận chìm).
Cõi dục giới thứ sáu là cõi trời Tha hoá tự tại thiên: chỉ đồng thế gian mà làm việc ngũ dục. Như chúng ta không thiết ăn nhưng đến bữa cơm vẫn vào ngồi ăn mà không có cảm giác gì. Tuy là đáp ứng vợ chồng nhưng dục cảm vô vị tức tâm vị trời này không thiết tha nữa, nên siêu thoát.
Từ trạng thái chán dục này mới bước lên cõi trời sắc giới là không còn dục nữa.
Đức Phật khi sắp thành Phật rồi mà ngài ở cõi trời Dục giới là một cõi rất thấp trong các cõi trời. Voi trắng sáu ngà từ cung trời Đâu Suất thiên (cõi thứ tư của dục giới) giáng trần. Thật ra đây là Đức Phật hiện thân ở cõi trời Đâu Suất chứ không phải bị nghiệp lực và đọa ở cảnh ấy. Vì nguyện lực, bồ tát mới hiện thân ở cõi ấy. Tương lai Đức Phật Di Lặc cũng từ Đâu Suất xuống ta bà.
Các đức Phật vì nguyện lực giáng sanh xuống trần, khi tái sanh đều giáng sanh vào dòng thắng lưu có phước đức tức là dòng thù thắng, tức là cõi trời hoặc ngài sanh vào dòng quý phái Thích Ca vua chúa sát-đế-lợi là giới quan quyền thượng lưu trong xã hội, còn nghèo hèn tầm thường gọi là hạ lưu.
Tu nhân gì để về cõi Đâu suất? Phải có thiền định, phải có thập thiện, tâm dục nhẹ.
Đâu Suất nội viện khác với Đâu suất là thế nào?
Đối với những tầng trời sắc và vô sắc, những cõi trên, thì Đâu Suất hãy còn nặng nghiệp lắm.
Nội viện Đâu suất là những vị có duyên với Đức Phật Di Lặc. Viện là chỗ an trú viện của Đức Phật Di Lặc. Người nào có duyên, có nguyện chịu sự giáo hoá của Đức Phật Di Lặc thì chọn cõi Đâu suất nguyện về vì có Đức Phật Di Lặc giảng pháp. Đức Phật Thích Ca cũng ở đấy để giảng pháp. Giảng Thắng Pháp tập yếu luận cho mẫu hậu Ma-ya trong bảy ngày.
CÕI TRỜI SẮC GIỚI (ly dục)
A Nan, tất cả những người tu tâm trong thế gian, không nhờ Thiền na, thì không có trí tuệ.
Người nào giữ được cái thân không làm việc dâm dục, trong lúc đi, lúc ngồi, đều không nghĩ  nhớ, lòng ái nhiễm không sinh, không còn ở trong Dục Giới, thì bản thân liền được làm phạm lữ; một loài như thế, gọi là Phạm Chúng Thiên.
Tập quán ngũ dục đã trừ rồi, tâm ly dục hiện ra, vui vẻ thuận theo các luật nghi, thì người đó liền có thể thực hành những phạm đức; một loài như thế gọi là Phạm Phụ Thiên.
Thân tâm hoàn toàn thanh tịnh, uy nghi không thiếu, cấm giới trong sạch, lại có thêm trí sáng, thì người đó liền được thống lĩnh phạm chúng, làm Đại Phạm Vương; một loài như thế gọi là Đại Phạm Vương.
A Nan, ba loài tốt đó, tất cả khổ não không bức bách được; tuy không phải chân chính tu phép Tam ma đề của đạo Phật, nhưng trong tâm thanh tịnh, những lầm lạc của Dục Giới không lay động được, nên gọi là Sơ Thiền.
A Nan, thứ nữa, các hàng Phạm Thiên khi thống lĩnh phạm chúng, lại tu tập phạm hạnh được viên mãn, làm cho tâm đứng lặng không lay động, và do sự đứng lặng ấy, sinh ra sáng suốt; một loài như thế gọi là Thiểu Quang Thiên.
Hào quang sáng suốt thêm nhiều, chói sáng không cùng, ánh vào thập phương thế giới đều thành trong sáng như ngọc lưu ly; một loài như thế, gọi là Vô Lượng Quang Thiên.
Nắm giữ hào quang viên mãn, tạo thành giáo thể, phát ra sự giáo hóa thanh tịnh, ứng dụng không cùng; một loài như thế, gọi là Quang Âm Thiên.
A Nan, ba loài tốt ấy, tất cả lo buồn không bức bách được; tuy không phải chân chính tu hành phép Tam ma đề của đạo Phật, nhưng trong tâm thanh tịnh, những lầm lạc thô động đã dẹp xuống, nên gọi là Nhị thiền.
A Nan, những loài trời như thế, khi dùng hào quang viên mãn làm việc giáo hóa, do sự giáo hóa càng rõ lẽ nhiệm mầu, phát ra hạnh tinh tiến, thông với cái vui yên lặng; một loài như thế gọi là Thiểu Tịnh Thiên.
Cảnh thanh tịnh hiện tiền, dẫn phát không có bờ bến, thân tâm được khinh an, thành cái vui yên lặng; một loài như thế gọi là Vô Lượng Tịnh Thiên.
Thế giới và thân tâm, tất cả hoàn toàn thanh tịnh, đức thanh tịnh được thành tựu, cảnh giới thù thắng hiện tiền, dồn về vui yên lặng; một loài như thế gọi là Biến Tịnh Thiên.
A Nan, ba loài tốt đó, đầy đủ công hạnh đại tùy thuận, thân tâm yên lặng, được cái vui vô lượng; tuy không phải chân chính được phép Tam ma đề của đạo Phật, nhưng trong tâm yên ổn, hoan hỷ được đầy đủ, nên gọi là Tam Thiền.
A Nan, lại nữa, những loài trời đó, thân tâm không bị bức bách, nguyên nhân của khổ đã hết, lại xét cái vui không phải thường trụ, lâu rồi cũng phải tiêu tan, nên cả hai tâm khổ và vui, đồng thời đều phóng xả; những tướng thô nặng đã diệt, thì phúc thanh tịnh sinh ra; một loài như thế, gọi là Phúc Sinh Thiên.
Tâm phóng xả được viên mãn, sự nhận hiểu cao xa càng thanh tịnh; trong cái phúc không gì trở ngại đó, được sự tùy thuận nhiệm mầu cùng tột vị lai; một loài như vậy, gọi là Phúc Ái Thiên.
A Nan, từ cõi trời đó, có hai đường trẽ : Nếu dùng cái tâm sáng suốt thanh tịnh vô lượng trước kia, mà tu chứng an trụ nơi phúc đức viên mãn sáng suốt, thì một loài như thế, gọi là Quảng Quả Thiên.
Nếu nơi cái tâm trước kia nhàm chán cả cái khổ và cái vui, lại nghiền ngẫm cái tâm phóng xả, tiếp tục không ngừng, đi đến cùng tột sự phóng xả, thân tâm đều diệt hết, ý nghĩ bặt mất, trải qua năm trăm kiếp, người ấy đã lấy cái sinh diệt làm nhân, thì không thế phát minh tính không sinh diệt, nên nửa kiếp đầu thì diệt, nửa kiếp sau lại sinh; một loài như thế gọi là Vô Tưởng Thiên.
A Nan, bốn loài tướng tốt ấy, tất cả những cảnh khổ, vui trong thế gian không lay động được; tuy không phải là chỗ bất động chân thật của đạo vô vi; song, nơi cái tâm hữu sở đắc, công dụng đã thuần thục, nên gọi là Tứ Thiền.
A Nan, trong đó, lại có năm bậc Bất Hoàn Thiên, các vị này đã diệt hết tập khí chín phẩm tư hoặc trong cõi dưới rồi, khổ, vui không còn, bên dưới không có chỗ ở, nên an lập chỗ ở nơi chúng đồng phận của tâm phóng xả.
A Nan, khổ, vui cả hai đều diệt, không còn tâm niệm ưa ghét; một loài như thế, gọi là Vô Phiền Thiên.
Tự tại phóng xả, không còn năng xả, sở xả; một loài như thế, gọi là Vô Nhiệt Thiên.
Khéo thấy thế giới mười phương thảy đều đứng lặng, không còn tất cả những cấu nhiễm trầm trọng của trần cảnh; một loài như thế, gọi là Thiện Kiến Thiên.
Tri kiến thanh tịnh hiện tiền, sử dụng được không ngăn ngại; một loài như thế, gọi là Thiện Hiện Thiên.
Quán sát rốt ráo các cực vi, cùng tột tính của sắc pháp, vào tính không bờ bến; một loài như thế, gọi là Sắc Cứu Kính Thiên.
A Nan, những bậc Bất Hoàn Thiên đó, chỉ riêng bốn vị Thiên Vương Tứ Thiền được có kính nghe, nhưng không thể thấy biết; cũng như hiện nay, có các thánh đạo trường nơi rừng sâu đồng rộng thế gian, đều là những nơi trụ trì của các vị A La Hán, nhưng những người thô thiển thế gian không thể thấy được.
A Nan, mười tám loài trời đó, tâm thường ở trong định, không dính dáng với trần cảnh, song chưa hết cái lụy của hình hài; từ đó trở về, gọi là Sắc Giới[3] .
Chúng ta có thể hiểu các cõi trời sắc giới như sau:
• Sơ thiền: Phạm chúng thiên, Phạm Phụ Thiên. Đại Phạm Thiên.
• Nhị thiền: Thiểu Quang Thiên, Vô Lượng Quang thiên, Quang Âm Thiên.
• Tam thiền: Thiểu Tịnh thiên, Vô Lượng Tịnh thiên, Biến Tịnh thiên.
• Tứ thiền: Phước Sanh Thiên, Phước Ái thiên, Quảng Quả thiên và Vô Tưởng thiên.
• Ngũ Tịnh Cư Thiên: Vô Phiền Thiên, Vô Nhiệt thiên, Thiện Kiến thiên, Thiện Hiện thiên, Sắc Cứu Cánh thiên.
Cõi sơ thiền tuy không phải chánh định, nhưng không có nhiễm, không có những lỗi lầm như của dục giới nên thoát được các khổ não. Các vị này đã thoát những dục tâm, ngũ dục (sắc thanh hương vị xúc) tuy nhiên họ vẫn còn cái lụy hình hài, nên gọi cõi sắc.
Như vậy, vừa lên đến sơ thiền là bắt đầu hết lòng dục.
Lên nhị thiền thì thoát ly được các ưu thụ, trong tâm thanh tịnh. Tất cả tuy không tu chánh định nhưng đã uốn dẹp được các thô lậu tức lầm lạc thô thiển.
Rồi lên đến cõi tam thiền thì rời bỏ được cái hỷ thọ ở nhị thiền, được cái vui khinh an vô lượng, nên thân tâm cho đến cảnh giới thảy đều thanh tịnh. Trong Phật giáo hay ví vui như vui ở cõi tam thiền.
Cõi tứ thiền đã thoát ly được các cảnh khổ, vui thế gian, nên tuy không phải là chánh định, nhưng trong tâm đã có chỗ sở đắc, công phu cũng đã bắt đầu thuần thục và phước báo cũng cao.
Các vị này tham, sân, si không hiện lên được, nếu loại bỏ được thì chứng A-la-hán, có định lực hàng phục được, nhưng còn ở trong đường luân hồi vì vẫn còn trụ pháp, trụ sắc thân.
CÕI TRỜI VÔ SẮC GIỚI (ly sắc thân)
Lại nữa, A Nan, từ chỗ cao nhất của Sắc giới, lại có hai đường trẽ. Nếu nơi tâm phóng xả, phát minh được trí tuệ, trí tuệ sáng suốt viên thông, thì ra khỏi cõi trần, thành vị A La Hán, vào Bồ Tát thừa; một loài như thế, gọi là Hồi Tâm Đại A La Hán.
Nếu nơi tâm phóng xả, khi thành tựu được sự phóng xả rồi, lại cảm thấy cái thân làm ngăn ngại và tiêu cái ngăn ngại ấy vào hư không, thì một loài như thế gọi là Không xứ.
Các chất ngại đã tiêu trừ rồi, nhưng không diệt được cái vô ngại, trong đó chỉ còn thức A lại da và còn nguyên vẹn phần nửa vi tế của thức Mạt na; một loài như thế, gọi là Thức xứ.
Sắc và không đã biết, cái tâm biết là hết ấy cũng diệt trừ, mười phương vẳng lặng, không còn gì nữa; một loài như thế, gọi là Vô sở hữu xứ.
Thức tính vốn không lay động, lại dùng cái diệt mà diệt đến cùng; trong chỗ không thể hết, phát minh nhận cho là hết, nên hình như còn, mà không phải còn, hình như hết, mà không phải hết; một loài như thế, gọi là Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Bọn này xét cùng cái không, nhưng không tột lý không; nếu từ thánh đạo cõi trời Bất Hoàn mà xét cùng, thì một loài như thế, gọi là Bất Hồi Tâm Độn A La Hán. Nếu từ cõi trời Vô Tưởng và ngoại đạo mà xét cùng cái không, không biết trở về, mê lầm không nghe chính pháp, thì sẽ vào trong luân hồi.
A Nan, trên các cõi trời đó, mỗi mỗi đều là những phàm phu hưởng sự báo đáp của nghiệp quả và khi sự báo đáp ấy hết rồi, thì trở vào trong luân hồi. Thiên vương các cõi kia, thường là Bồ Tát, dùng Tam ma đề mà lần lượt tiến lên, hồi hướng về đường tu hành đạo Phật.
A Nan, những cõi trời Tứ Không đó, thân tâm diệt hết, định tính hiện tiền, không có sắc pháp của nghiệp quả; từ đó đến cuối cùng, gọi là Vô Sắc Giới.
Bọn đó, đều do không rõ Diệu giác minh tâm, chứa nhóm cái vọng, mà giả dối phát sinh ra ba cõi, giả dối theo bảy loài trong đó, mà chìm đắm và cá thể thụ sinh cũng theo từng loài[4] .
Các vị này chẳng những thọ mà đến tưởng cũng không, nhưng còn ở trong hành ấm. Coi như lạc ở Vô sắc rồi thì không còn trần tướng, hôn trầm, ngũ trược, căn cảnh đối nhau.
Dục giới: còn dục và còn sắc,
Sắc giới: hết dục nhưng còn sắc,
Vô sắc giới: không dục và không sắc và những cõi này xa xôi lắm, không biết gì. Ở trong định lực thấy không, thấy huyễn, nhưng không nắm được lý không để nhận được tánh chân không, thành ra trụ vào cái không không đó, khi hết định lực thì đọa xuống nên vẫn còn luân hồi.
Các vị này vẫn còn thức mạt na vi tế và chưa biết rõ đường đi tam-ma-đề. Các ngài ở cõi vô sắc giới xả được phần thô mà chưa xả được phần vi tế vì không biết làm sao mà xả. Còn thân là còn chướng ngại, các ngài không còn thân nữa nhưng còn vô ngại, còn trụ định là ta. Bởi vì thức a-lại-da tuy nó vô ngại nhưng nó vẫn còn chấp trì. Nên các vị này vẫn còn thức thực và tư thực trong bốn thực (như đã nói ở phần tam tiệm thứ), vẫn còn thức chấp duy trì mạng vị.
CÕI A-TU-LA
Lại nữa, A Nan, trong ba cõi trời ấy, còn có bốn giống A tu la.
Nếu từ loài quỷ, do sức bảo hộ chính pháp, được thần thông vào hư không, thì giống A tu la này, từ trứng sinh ra, thuộc về loài quỷ.
Nếu từ cõi trời, đức kém phải sa đọa, chỗ ở gần với mặt trời, mặt trăng, thì giống A tu la đó, từ thai sinh ra, thuộc về loài người.
Có chúa A tu la, nắm giữ thế giới, sức mạnh đến chỗ không phải sợ ai, có thể tranh quyền với Phạm Vương, Đế Thích và Tứ Thiên Vương; giống A tu la này, nhân biến hóa mà có, thuộc về loài trời.
A Nan, riêng có một số A tu la thấp kém, sinh ra trong lòng biển lớn, lặn trong thủy huyệt, ban ngày đi chơi trên hư không, tối về ngủ dưới nước; giống A tu la này, nhân thấp khí sinh ra, thuộc về loài súc sinh.
A-tu-la là loài quỷ thần hay còn gọi là phi thiên (không phải các vị trời như vừa nêu trên). Tuy a-tu-la có thần thông biến hoá, nhưng còn nhiều lòng sân hận, tranh đấu hơn thua sát phạt nên không được lên cõi trời.
Có bốn loại a-tu-la:
1. A-tu-la trời (do hoá sanh),
2. A-tu-la người (do thai sanh),
3. A-tu-la quỷ (do noãn sanh),
4. A-tu-la bàng sanh (do thấp sanh).
Trong vòng luân hồi, Đức Phật minh họa hình ảnh a-tu-la là tay cầm cung tên, đao gươm và đánh chém tranh hơn tranh thua sát phạt với nhau. [5]
Đây là những cõi tu nhân riêng biệt mà gặt quả hư vọng nên còn luân hồi.
 
1  Kinh Thủ Lăng Nghiêm, tr. 700-705.
2 Kinh Thủ Lăng Nghiêm, tr. 706-7.
3 Kinh Thủ Lăng Nghiêm, tr. 708-13.
4 Sống Chết Bình An (từ cuốn Tạng Thư Sống Chết – The Book of Dealth, Sogyal Ripoche soạn, do ni sư Trí Hải dịch), Tỳ-kheo-ni Diệu Khiết trích đoạn, 1997, tr. 44-7.
5 Vòng Luân Hồi, TN Giới Hương, tr. 33-4.
CHƯƠNG XV: KẾT KHUYẾN
Phần Khai thị chỗ hư vọng của bảy loài để khuyến khích tu hành chánh pháp, Đức Phật dạy rằng xét rõ bảy loài (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, người và thần tiên, trời và a-tu-la) như thế, đều là những tướng hữu vi tối tăm, giả dối tưởng tượng thụ sinh, giả dối tưởng tượng theo nghiệp; đối với tâm tính Diệu viên minh, bản lai không năng tác, sở tác, thì đều như hoa đốm giữa hư không, vốn không dính dáng;  chỉ một cái hư vọng, chứ không có cỗi gốc manh mối gì.
Khai Thị về Nghiệp Nhân
A Nan, những chúng sinh đó, không nhận được tâm tính bản lai, chịu cái luân hồi như thế trong vô lượng kiếp, mà không chứng được chân tính thanh tịnh, đó đều do chúng thuận theo những sát, đạo, dâm, hoặc ngược lại ba cái đó, thì lại sinh ra không sát, không đạo, không dâm; có, thì gọi là loài quỷ, không, thì gọi là loài trời; có và không thay nhau, phát khởi ra tính luân hồi.
Chỉ Rõ Sự Tu Hành Chân Chánh
Nếu khéo tu tập phát huy phép Tam ma đề, thì trong bản tính thường diệu, thường tịch, cả hai cái có, cái không đều không và cái không có, không không cũng diệt, còn không có gì là bất sát, bất đạo, bất dâm, làm sao lại còn thuận theo được những việc sát, đạo, dâm.
Tổng Kết về Quả Báo Đồng Phận
A Nan, không đoạn được ba nghiệp, thì mỗi mỗi chúng sinh đều có phần riêng, nhân những cái riêng ấy, mà quả báo đồng phận chung của các cái riêng, không phải là không chỗ nhất định; đó là do vọng kiến của tự mình phát sinh ra; hư vọng phát sinh vốn không có nhân, không thể tìm xét nguồn gốc được.
Khuyên Đoạn Trừ
Thầy khuyên người tu hành, muốn được đạo Bồ đề, cốt yếu phải trừ Tam hoặc; tam hoặc không hết, thì dầu được thần thông, cũng đều là những công dụng hữu vi của thế gian; tập khí mê lầm đã không diệt, thì lạc vào đường ma; tuy muốn trừ cái vọng, nhưng lại càng thêm giả dối; Như Lai bảo là rất đáng thương xót. Như thế, đều do vọng kiến tự mình tạo ra, không phải là lỗi của tính Bồ đề.
Nói như thế ấy, tức là lời nói chân chính; nếu nói khác thế, tức là lời nói của Ma Vương[1] .Phần khai thị nghiệp nhân, Đức Phật nói có sát, đạo, dâm, vọng hay không sát, đạo, dâm, vọng, có và không thay nhau, phát khởi ra tánh luân hồi. Đó là ý nghĩa luân hồi trong lăng kính Lăng Nghiêm. Sát, đạo, dâm, vọng là phận trong, là ác và không sát, đạo, dâm, vọng là phận ngoài, là thiện, đều là tánh luân hồi.
Vì sao gọi là luân hồi?
Vì nhận giặc làm con, nên khi tôn giả A-nan gặp 32 hảo tướng của Đức Phật Thích Ca, chuyển về xuất gia, luân chuyển hai cuộc đời là từ một chàng thái tử vinh hoa phú quý thành một sa môn khất thực không nhà.
Gặp nàng Ma-đăng-già xinh đẹp là chuyển sắp phạm giới thể. Tâm bị chuyển biến tức mất cái tịch thường, mất cái bất động của căn bản bồ đề, thức tinh nguyên minh.
Mình nhận cái biến hoá làm mình: tôi khát ngưỡng Đức Phật, tôi rúng động bởi sắc nước hương trời của nàng Ma-đăng-già, thành mình bị biến hoá, mới có chuyện luân chuyển. Vì thấy thiện là hay, là không sát, đạo, dâm, vọng, là gặp 32 hảo tướng thành ra mình vẫn bám lấy nó, nên chuyển. Nay biết ngay cả thiện cũng do chuyển, thì đừng chuyển, nghĩa là gặp thiện thì cứ làm, nhưng mà biết theo duyên, theo duyên mà làm, nếu không đủ duyên thì thôi không sao, thì chúng ta sẽ được tự tại không bị chuyển. Ngay duyên thiện cũng cũng không chuyển huống là duyên ác.
Chợt gặp duyên thiện thì tâm thiện khởi lên.
Chợt gặp duyên ác thì tâm ác khởi lên.
Cho nên chuyển động tâm mình.
Mình phải sáng suốt làm chủ.
An định tinh thần.
Nếu không an định, mình chuyển theo thiện, mình lộ vẻ mừng rỡ thì phải đề phòng, chốc nữa gặp duyên khác, tâm lại chuyển động theo đó khóc cười. Vì nó luôn chạy theo, nên nếu gặp ác nó lại chuyển theo ác, đề phòng những chuyển động của các loại tâm này.
Lúc duyên thiện, tuy mình biết là thiện, mình theo mình làm thiện, nhưng mà làm chủ sáng suốt chứ không để những chuyển biến nó làm chủ thì Phật sự thành ma sự, cho nên dù gặp những thắng thiện mà không đủ duyên thực hiện cũng không tiếc, không trách cứ.
Những thắng thiện là gì?
Ngay cả mình ngồi thiền buông những sắc, âm thanh, động loạn diệt hết, kiến văn giác tri, không sát, đạo, dâm, vọng chỉ giữ một u nhàn thì cũng là pháp trần phân biệt ảnh sự.
Bỏ trần sáng thì gặp tối (đối với mắt),
Bỏ trần động thì gặp tĩnh (đối với tai),
Bỏ thông thì gặp tĩnh (đối với mũi),
Bỏ vị thì gặp nhạt (đối với nếm),
Bỏ xúc thì gặp không xúc chạm (đối với thân),
Bỏ sanh thì gặp diệt (đối với ý).
Như vậy bỏ sáu mặt của động, đạt được sáu mặt tĩnh thì vẫn là pháp trần phân biệt ảnh sự vi tế thì dù đạt Tứ Thiền (sắc giới) và Tứ Không (vô sắc giới) thì cũng vẫn chưa hết chủng tử đọa lạc, thì cũng vẫn chưa hết lầm chấp vọng tưởng vi tế (nắm giữ u nhàn) tức vẫn tưởng đến các tướng hư vọng của tiền trần và vẫn bị luân chuyển.
Cho nên những thắng thiện này mình không tiếc, bởi vì nó biến hoá, đừng nhắm mắt theo sự biến hoá của nó, chợt nó thiện, chợt nó ác, mình phải sáng suốt làm chủ. Nếu mình còn tiếc cái thiện, cái định của các cảnh giới thiền gọi là thù thắng tốt đẹp của cõi trời hay thiện của người thì mình còn lên xuống, vì mình còn nắm lấy nó, sống với nó.
Sống ở trong vô thường còn lấy cái biến hoá, nhận làm tâm tánh của mình, nhận làm thân thể của mình tức đã sống với biến hoá vô thường thì làm sao bình an, yên ổn nên sanh diệt nối tiếp.
Trước giờ mình sống với cái dụng sai, bây giờ nhận lấy cái thể và đứng vững với cái thật thể của tâm mình.
Hễ thanh tịnh thì làm thánh. Hễ nhiễm ô thì làm phàm.
Nhờ các bậc thánh giảng dạy khiến cho mình biết ngửa lên mong cầu những cái cao thượng, tốt đẹp về tinh thần gọi là có lý tưởng. Phần này gọi là ngoại phận bởi vì đây là nhờ Phật, Bồ tát, thánh hiền giảng dạy mình mới biết mà mong cầu mà khát ngưỡng, cho nên đây là phần tưởng tức là ngoại phận.
Phần tình là mừng, giận, thương, lo, buồn, tủi đó là chuyện của chúng ta, gọi là nội phận.
Nặng về phần tình thì đi xuống khốn khổ.
Nhẹ về tình tức nghiêng về phần tưởng thì đi lên, làm thánh, giải thoát, sung sướng.
Thế cho nên nội phận là phần tình và ngoại phận là phần tưởng, vì có tình tưởng xen lộn nên mới có bảy thú (trời, a-tu-la, thần tiên, người, địa ngục, ngạ quỷ và bàng sanh). Nhẹ thì lên trời, nặng thì xuống địa ngục nên có bảy  thú lên xuống khổ, vui, cũng là do một tâm mình mà ra cả.
Thế nào là nhân quả cõi trời? tâm tu thập thiện, thiền định là nhân, kết quả có thân ông trời ở cõi trời. Bản gốc là nhân, mạt là quả. Nhân tức là bản gốc là tâm địa tu thập thiện, thiền định, nên kết quả hiện lên hình tướng là ông trời và cảnh giới cõi trời, đó là chữ mạt. Cả nhân địa tu thập thiện và quả tâm địa là Như lai tạng. Ông trời, cảnh trời cũng là từ Như lai tạng biến ra, cho nên cả gốc lẫn ngọn cũng đều là Như lai tạng diệu chân như tánh, rốt ráo từ đầu đến đuôi đều là Như lai tạng diệu chân như tánh biến ra. Vì tất cả nhân quả, bản mạt, cứu cánh rốt ráo đều là thật tướng. Đây là ý nghĩa của thập như thị trong kinh Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa kinh.
Cõi trời là cõi toàn gây mê, toàn những cái vui, cho nên con mắt, cái tai, lỗ mũi, cái miệng, cái thân và cái ý suốt ngày bị mê muội. Đã mê muội thì đi về ngu si. Cho nên ngu si là gốc khổ, do vậy Đức Phật khuyên đệ tử của ngài không cầu sanh về cõi trời.
Vì để chỉ thật tướng ấy, nên Đức Phật nói kinh Thủ Lăng Nghiêm.  Nhân quả ở cõi trời cho đến nhân quả ở địa ngục cũng đều do tâm thức hiện ra mà thôi, cho nên nói tất cả vạn pháp đều do tâm thức cả.
Vì tất cả nhân quả, bản mạt, cứu cánh rốt ráo đều là thật tướng, nên nói tất cả vạn pháp đều do tâm thức cả. Kinh Hoa nghiêm cũng chủ trương vạn pháp duy tâm. Bây giờ chúng ta thấy ra: mình, người, sơn hà, đại địa, ngọn cỏ, sợi dây, thắt nút... chung quy chỉ có một tâm tánh mình biến ra thôi. Tâm tánh mình ở khắp pháp giới chứ không phải thu lu ở trong cái thân đất, nước, gió, lửa nhỏ bé này.
Do chúng ta theo nội phận tức yêu ghét của mình là tình trong thân này. Sở dĩ gọi nội phận là tình vì chúng ta nhận nó là mình, mình là nó, còn tâm thanh tịnh chơn tâm thì bây giờ chúng ta còn học tập, để trở về cho nên gọi là ngoại phận, ước mong tưởng cho nên gọi phận ngoại, bên ngoài.
Theo ngoại phận, lý tưởng để khát ngưỡng tốt đẹp thì đi lên. Còn theo vọng tình cứ yêu ghét, mừng, giận, thương lo buồn tủi thì đó là đường đi xuống gọi là cảnh khổ.
Tu là quay về tâm mình, buông vọng tình để khát ngưỡng lý tưởng.
Cho đến gió cũng do tâm động mà cảm thành.
Cho đến đất cũng do si ám mà thấy thành chướng ngại.
Cho đến nước cũng do ái mà hiện tướng. Nước là thứ đi xuống, chảy xuống, chứ không bao giờ nó chảy lên. Nước ái dục nặng nề.
Tham ái, ngã ái, ngã chấp, ngã kiến đều là gốc đọa lạc, chỉ là tâm chúng ta chứ không chi khác.
Trong thì mừng giận thương lo, ngoài thì những cảnh sáu trần mình đang sống đây cũng là tâm mình; rồi đến đất, nước, gió, lửa cũng chính là tâm mình, không có gì to hay nhỏ, không có gì ngoài tâm về phương diện trực chỉ của con người. Vọng thân là tâm đã đành mà ngay vọng cảnh cũng từ tâm biến ra, nên chung quy là học tâm.
Cố gắng sống trong chân thật, buông xả tâm mình bình an, an ổn, sẽ được an vui mãi mãi. Nếu sống với vọng thân, vọng tâm thì cứ vật vờ ở trong mê muội, kiếp này sang kiếp khác. Chúng ta từ vô thủy tới giờ nghĩa là con số kiếp, không biết bao nhiêu là cùng mà chúng ta cứ cam phận ở trong mê muội mãi, cho nên Đức Phật nhắc cho chúng ta tỉnh ra. Yêu ghét, mừng, giận, thương, lo, buồn, tủi đều là những chuyện huyễn vọng, đừng khư khư theo nó nữa.
Phải chơn thật nhận ra mới biết kinh Thủ Lăng Nghiêm có chân giá trị, quý hơn những gì có trên thế gian này.
Tùy duyên sống theo mọi người. Cũng tùy duyên sống như mọi người nhưng chính mình phải biết đây là hư vọng.
Làm thế nào để thoát cái luân hồi sanh tử? Xin đừng đâm đầu vào bể sanh tử làm gì nữa.
Mặc ai sống chết trong sanh tử, hãy lo cho mình giải thoát đã, chắc là phải vậy thôi. Chúng ta phải học cho mình biết bơi rồi mới có đủ sức để kéo người khác.
Không bỏ được cái mê, không nhận được chân tâm tức là vẫn sống trong đường mê.
Không bỏ được cái mê tức là vẫn chưa tỉnh được cái chân thật, thì vẫn chưa nhận được cái chân thật.
Thế cho nên, chúng ta phải học đi, học lại hoài, phải cố gắng hấp thụ bộ Thủ Lăng Nghiêm để tìm lối sống thật cho mình.
Sống với chân thật thì sẽ được an vui vĩnh viễn mà nếu sống với vọng thân, vọng tâm hư vọng thì cứ vật vờ ở trong mê muội, kiếp này sang kiếp khác. Chúng ta từ vô thủy tới giờ nghĩa là con số kiếp không biết bao nhiêu là cùng mà chúng ta cứ cam phận ở trong mê muội mãi cho nên Đức Phật nhắc nhở để chúng ta tỉnh ra.
Cái động cơ thúc đẩy khiến cho chúng sanh sanh tử tương tục là nghiệp. Nghiệp là hành động được biểu hiện qua thân, miệng và ý thức, trong đó ý thức là then chốt.
Xuất gia học Phật, giữ giới luật là nhân chính để ngăn chặn đường luân hồi, để thúc liễm thân, khẩu, ý thuần tịnh. Thấy sự sát sanh của thế gian, quả báo sự thù hận không có dừng nghỉ, bổn phận của chúng ta là may mắn được học Phật, giữ giới không sát sanh, trộm cắp, nói láo, lại được học kinh sách để biết nghĩa lý, nguyên nhân, đạo đức, tánh phật của mình. Có thân người là có chất liệu giác tỉnh, đời này cố gắng ra khỏi vòng luân hồi này.
Vòng bảy đạo này luôn xoay chuyển, chúng ta vừa mới ở bào thai, giờ đây sáu căn đang tiếp xúc sáu trần, chúng ta phải tập giác tỉnh, học Phật để làm chủ cái tâm, trở về tánh vô lượng thọ, tánh A-di-đà của mình. Dừng vòng luân hồi lại, chính hiện tại chúng ta đang có tập khí về vòng luân hồi, vô minh nó lôi cuốn mà biến ra 12 loài chúng sanh.
Hễ mê là chúng sanh mà giác là Phật. Hễ mê là có vọng kiến, tâm nó cuồng, nó loạn suốt thì gọi là người điên, là chúng sanh, còn không cuồng loạn thì gọi Phật, là bậc giác tỉnh. Hai hạng người khác nhau.
Trong mục hai điều nạn hỏi, Đức Phật đã từ bi hỏi vặn lại để chúng ta phản quang tự kỷ nhìn lại mình:
Ngài đã phát minh đại nghĩa, sao chúng ta còn chẳng chịu quay về?
Chúng ta cũng vừa thoát khỏi các loài này mà được vào bào thai người, bây giờ tạm được thân người. Thân người là cửa ải để ra khỏi những nạn này. Ra khỏi thì thoát mà không thì trở lại vào địa ngục, ngạ quỷ, bàng sanh, rồi làm người. Những nghiệp trước và nghiệp sau ràng buộc lẫn nhau.
Bây giờ chúng ta có đủ nhân, đủ duyên được làm thân người có bộ óc, có khả năng giác tỉnh, chứ chó mèo không thể tỉnh được, cho nên hàng ngày trong đời sống của chúng ta, hoặc là tu thiền định nhĩ căn viên thông như đức Quan-thế-âm, hoặc niệm Phật như Bồ tát Đại Thế Chí bồ tát để vượt ra khỏi vòng lẩn quẩn này. May cho chúng ta vừa thoát được những loài này mà giờ vào làm người đây thì phải để ý chỗ này, nhìn xuống tam đồ sâu hun hút để cầu về cực lạc mà giải thoát vĩnh viễn.
Cầu về cõi Phật chẳng những hưởng bình an, yên ổn, để có cơ hội gần các bồ tát, thánh chúng mà giải thoát tiếp. Tỉnh được mà ra khỏi được thì tinh thần đi lên, bảo đảm giải thoát. Còn về cõi nào trong bảy cõi này thì vẫn ở trong đường mê, vẫn trong cái lẩn quẩn đáng sợ đầy nguy hiểm, nên phải một lòng tha thiết cầu thoát ra đám mây mù vô minh, nương ngón tay tam-ma-đề chỉ để thấy vầng trăng sáng trên không.
Đức Phật nhắc để chúng ta tỉnh ngộ, quan trọng là lúc nào cũng quay về mình, sáng suốt mà làm chủ lấy mình. Tam giới và luân hồi trong thất thú chỉ vì một chữ vọng mà ra. Tự tánh bồ đề của chúng ta vốn không có vọng, cũng chẳng có chân.
Bầu trời trong sáng
Không trăng, có trăng
Bóng trăng ảnh hiện
Đâu chẳng là trăng?
Mỏi gối tìm trăng
Ngập nắng hoàng hôn
Không đợi trung thu
Vầng trăng chiếu sáng.

Thư phòng chùa Phước Hậu,
Thích Nữ Giới Hương

 
1  Vòng Luân Hồi, TN Giới Hương, tr. 33-4.
 
SÁCH THAM KHẢO
- Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Tâm Minh biên dịch, Nhà Xuất bản Tp HCM, 1999.
- Nghi Thức Tụng Niệm Hàng Ngày, HT Thiện Thanh dịch, Chùa Phật Tổ, CA. 
- Sống Chết Bình An (từ cuốn Tạng Thư Sống Chết – The Book of Dealth, Sogyal Ripoche soạn, do Ni Sư Trí Hải dịch), Tỳ-kheo-ni Diệu Khiết trích đoạn, 1997.
- Thích Nữ Giới Hương, Vòng Luân Hồi, Nhà xuất bản Phương Đông, 2008.

Nguồn: tongiaovadantoc.com

0 comments:

Post a Comment

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts