Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Sunday, May 6, 2012

Nguyễn Tài Thư
Kinh Dịch là tác phẩm cổ điển của phương Đông thu hút được sự chú ý của nhiều người xưa nay. Người ta đã tìm đến “Dịch” với nhiều mục đích khác nhau, có người là để bói toán, có người là để trau dồi đạo đức, có người là để có cơ sở làm nhà, trị bệnh, v.v.. Khác với số họ, các nhà tư tưởng Việt Nam tìm đến Kinh Dịch là để biết được lẽ biến hoá của trời đất, vạn vật, để nâng cao năng lực tư duy. Nhiều nhà tư tưởng Việt Nam đã kế thừa dịch lý, vận dụng và phát triển nó. Việc làm đó là có ý nghĩa, đòi hỏi có một sự nghiên cứu và đánh giá.
1. Nhà tư tưởng Việt Nam thời cổ trung đại đến với “Dịch” như là đến với một phương pháp tư duy triết học cần thiết
Vào khoảng thế kỷ I, đầu thời Bắc thuộc, Nho giáo truyền vào Việt Nam. Một số người Việt Nam bắt đầu học Nho. Đó là các thư lại người Việt làm việc trong hệ thống cai trị của người Hán, là con em các nhà giàu có, học để có điều kiện đi thi và hy vọng đậu đạt để được bổ làm quan. Bên cạnh đó, cũng có người học Nho là để có thêm kiến thức, để có thể làm được một số việc khác. Song, sự hiểu biết Nho của người Việt lúc bấy giờ không ngoài những điều phổ thông có trong các tập tư liệu do người Hán soạn ra từ các quyển trong “Lục kinh” (Thi, Thư, Dịch, Lễ, Nhạc, Xuân Thu) để giảng dạy. Họ chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu nội dung của bất cứ quyển sách nào trong các tác phẩm kinh điển của Nho gia kể trên. Cuối thế kỷ II - đầu thế kỷ III, Thái thú Sĩ Nhiếp giảng kinh Xuân Thu ở Giao Chỉ. Sau đó, một quan lại nhà Ngô là Ngu Phiên, do can gián mà có lỗi với triều đình, bị Ngô Tôn Quyền đầy đến Giao Châu làm Thứ sử, ở đây ông đã giảng Kinh Dịch. ở cả hai giảng đường trên, người đến nghe rất đông, nhưng đấy chỉ là những người Hán ở Giao Chỉ. Còn người Việt thì chưa có ai đủ điều kiện để nghe những giảng giải như vậy.(*)
Người Việt chủ động tìm đến Nho giáo là khi Việt Nam giành được độc lập dân tộc ở đầu thế kỷ X. Từ chỗ là công cụ tinh thần của người Hán, lúc này, Nho giáo lại trở thành một nhu cầu thiết thân của người Việt. Có bước ngoặt như thế là bởi vì, Nho giáo là một học thuyết trị nước phù hợp nhất ở một đất nước có chính thể là chế độ phong kiến quân chủ tông pháp trung ương tập quyền như các triều đại Trung Quốc từ Hán về sau. Khi cai trị Việt Nam, các triều đình Trung Quốc đã di thực chế độ kinh tế - chính trị này vào đất Việt, khiến cho khi Việt Nam giành được độc lập dân tộc thì chế độ đó đã như là một thực thể chính trị - xã hội hiển nhiên, chỉ cần thay đổi chủ nhân từ Hán sang Việt là có thể vận hành, vì vậy Nho giáo vẫn được tiếp tục coi trọng. Các triều đình phong kiến Việt Nam đã dùng Nho giáo làm nền tảng tinh thần để xây dựng xã hội và đào tạo con người, đã lấy kiến thức Nho giáo làm tài liệu cho học tập, thi cử và cất nhắc quan lại các cấp. Vì vậy, người học Nho mỗi lúc một nhiều, số Nho sĩ am hiểu nội dung các tác phẩm kinh điển của Nho giáo ngày một đông và theo đó, ảnh hưởng của Nho giáo đến xã hội Việt Nam ngày một sâu rộng.
Nói đến tài liệu kinh điển của nhà Nho, trước hết, chúng ta phải nói tới Ngũ kinh. Nội dung của đa số tác phẩm trong bộ sách này là những kiến thức được đúc kết từ nhận thức và thực tiễn xã hội. Kinh Thi là tổng tập thơ ca sớm nhất của Trung Quốc dưới hình thức nghệ thuật, nó phản ánh bộ mặt xã hội đương thời, như quan hệ giai cấp, sinh hoạt chính trị, chế độ kinh tế và tình hình sản xuất, qua đó chỉ ra những nghĩa vụ cần có của con người. Kinh Thư còn gọi là Thượng thư, là cuốn sách sử ghi chép các sự kiện lịch sử trong thời thượng cổ của Trung Quốc; ở đó cho thấy các tư tưởng xem quyền vua là do Thần trao cho, tư tưởng về nguyên nhân hưng suy của các triều đại, tư tưởng về đạo đức xã hội, nghĩa là những tư tưởng về chính trị – xã hội của một thời đại. Bộ Tam lễ gồm các cuốn Nghi lễ, Châu Lễ, Lễ kí là các tác phẩm dưới hình thức lễ nghi, tập tục trình bày về luân lý đạo đức và tư tưởng chính trị – xã hội. Xuân Thu là cuốn sách sử biên niên ghi chép sự việc của nước Lỗ thời Xuân Thu, qua đó nêu lên lẽ thị phi, điều đạo nghĩa và cách quản trị người. Nhìn chung, các tác phẩm kinh điển trên đã đưa lại cho người đọc những hiểu biết về hoạt động chính trị – xã hội, những ý thức về trật tự xã hội và những trách nhiệm cần có của con người đối với xã hội. Nhưng con người là một động vật có ý thức, trong hành động, nó cần biết cách lựa chọn các tình huống, biết cái lợi (cát) để theo, biết cái hại (hung) để tránh. Kinh Dịch đã đáp ứng được yêu cầu này. Vì vậy, Dịch trở thành một cuốn sách không thể thiếu được của người phương Đông. Đã học các sách Thi, Thư, Lễ, Xuân Thu thì không thể không học Dịch.
Kinh Dịch là một tác phẩm được cấu tạo đặc biệt. Nó gồm 2 phần là phần “Kinh” và phần “Truyện”. Phần “Kinh” gồm các “quẻ”, các “hào”, “lời quẻ”, “lời hào” và quá trình hình thành của nó là: từ 2 vạch cơ bản là “âm”  và dương, còn gọi là “hào âm”  và “hào dương”, đem chồng lên nhau theo các trật tự khác nhau từng 3 cái một thành ra 8 quẻ cơ bản gồm “Kiền” (tượng trưng cho trời), “Khôn” (tượng trưng cho đất), “Chấn” (tượng trưng cho sấm sét), “Tốn” (tượng trưng cho gió), “Khảm” (tượng trưng cho nước), “Ly” (tượng trưng cho lửa), “Cấn” (tượng trưng cho núi), “Đoài” (tượng trưng cho đầm nước). Rồi từ 8 quẻ cơ bản ấy, lần lượt đem chồng lên nhau từng đôi một, thành ra 64 quẻ kép. Bản thân 8 quẻ đơn và 64 quẻ kép ấy là những ký hiệu tượng trưng được rút ra từ sự vật của thế giới hiện thực. “Thuyết quái truyện” viết: “Xem xét sự biến đổi của âm dương mà xây dựng quẻ”. Chúng hàm chứa triết lý tượng trưng của thế giới hiện thực. Nhưng với 8 quẻ đơn, 64 quẻ kép và 384 hào (mỗi quẻ kép có 6 hào, 64 quẻ kép là 384 hào), cùng với sự thúc đẩy, thay thế nhau của chúng ở phần “Kinh” không thể nào nói rõ, nói hết được sự vận động, biến hóa muôn màu, muôn vẻ của thế giới hiện thực. Vì vậy, nó phải bổ sung thêm bằng các yếu tố thần bí, siêu hiện thực. Tuy vậy, ở phần “Dịch truyện” có 10 thiên, gồm “Thoán từ” thượng hạ, “Tượng từ” thượng hạ, “Hệ từ” thượng hạ, “Văn ngôn”, “Thuyết quái”, “Tự quái” và “Tạp quái” là những thiên sách giải thích phần “Kinh”, do các nhà Nho trước Tần sáng tác(1). Ở đó, tác giả “Dịch truyện” vừa căn cứ vào các hào, các quẻ của phần “Kinh” để giải trình, vừa dựa vào những nhận thức về sự vận động, biến hóa của thế giới hiện thực mà con người quan sát được làm cơ sở để diễn giải, phát huy. Cơ sở sau đã là điều kiện để nâng cao trình độ tư duy lý luận của Dịch.
Hình thức cao của tư duy lý luận là triết học. Hình thái ý thức triết học (philosophy) mới được du nhập vào phương Đông ở thời cận đại, nhưng tư tưởng triết học thì trong truyền thống văn hóa phương Đông đã có. Tư tưởng triết học đó xuất hiện trong nhiều tác phẩm cổ đại của Trung Quốc và rõ rệt là ở Kinh Dịch. Các nhà nghiên cứu triết học Trung Quốc đã thừa nhận vấn đề này. Phùng Hữu Lan, nhà lịch sử triết học Trung Quốc nổi tiếng thời hiện đại đã nói: “Trong sự giải thích Châu Dịch, “Dịch truyện” đã biểu đạt quan điểm triết học của mình và đã hình thành một hệ thống thế giới quan. Như vậy, “Dịch truyện” đã trở thành những sáng tác có hệ thống triết học. Trong hệ thống này, đặc biệt là biểu hiện trong “Hệ từ truyện”(2). Ông còn nói: “Từ góc độ lịch sử triết học, điều quan trọng của “Dịch truyện” không phải là ở giáo huấn đạo đức, mà là ở vũ trụ quan và tư tưởng biện chứng của nó” (3). Trương Thiện Văn trong Châu Dịch từ điển nói: “Sáng tác của Châu Dịch tuy dùng để bói toán, nhưng thực chất của nó là hàm chứa ý nghĩa triết học sâu xa”(4). Vi Chính Thông trong Trung Quốc triết học từ điển cũng đã nói: “Kinh, Truyện của Dịch, có thể nói là một kho quan niệm của triết học cổ đại, trong đó bao hàm các khái niệm phong phú của vũ trụ luận, siêu hình học và triết học nhân sinh, đặc biệt là vũ trụ luận và siêu hình học thì các nhà triết học Tần, Hán về sau rất ít người không chịu ảnh hưởng của nó” (5). Những nhận định trên là có cơ sở. Vì vậy, có thể nói, chất triết học là điều cơ bản làm tăng giá trị của Dịch.
Với những giá trị như thế, Dịch đã có sức hút lớn đối với các nhà tư tưởng Việt Nam trong lịch sử. Có thể nói, hầu hết các nhà tư tưởng lớn của Việt Nam ở các thời đại đều có sự gắn bó với Dịch. Họ yêu mến Dịch và luôn tìm đến Dịch. Nguyễn Trãi ở thế kỷ XV đã từng nói:
“Tỏ tường phiến sách con Châu Dịch
Bàn bạc lòng nhàn cái quít chè”(6)
và:
"Ngày nhàn mở quyển xem Châu Dịch
Đêm vắng tìm mai bạn Lão Bô"(7)
Nguyễn Bỉnh Khiêm ở thế kỷ XVI luôn nhắc tới Thiệu Ung, nhà Lý học có sở trường về Tượng số học của Dịch học:
“Hành oa song kỉ Nghiêu Phu lạc
Lậu hạng đan biều Nhan Tử bần”(8)
Khi đi khi ở, lúc bên cửa sổ lúc ngồi trên ghế đều có thú vui của Nghiêu Phu (Thiệu Ung)
ở hẻm nhỏ với bầu nước yên với cái nghèo của Nhan Tử)
và:
“Nhàn trung tự đắc Nghiêu phu lạc
Thời đả quai ngâm, nhất thất hư”(9)
Ngày nhàn được cái vui của Nghiêu phu
Lúc ngâm nga như Nghiêu phu trong nhà vắng)
Lê Quý Đôn ở thế kỷ XVIII có cuốn Dịch phu tùng thuyết. Nguyễn Nha cũng ở thế kỷ XVIII có cuốn Dịch phu tùng ký. Cao Bá Quát ở thế kỷ XIX cũng có lúc phải tìm đến Dịch:
“Hổ tọa hữu thời khai Dịch giảng”(10)
Ngồi đệm da hổ có lúc mở Kinh Dịch ra giảng giải)
Phan Bội Châu, nhà cách mạng dân tộc và là nhà Nho ở đầu thế kỷ XX, đến cuối đời vẫn còn tập trung nghiên cứu Dịch và viết nên cuốn Ngọn đèn Dịch học, v.v.. Việc làm của các nhân vật trên đã đưa tư tưởng triết học của Dịch vào lịch sử tư tưởng dân tộc, làm phong phú tư tưởng của dân tộc Việt Nam.
Dịch có vai trò quan trọng đối với các nhà tư tưởng Việt Nam như vậy hẳn không phải là ngẫu nhiên, cũng không phải là do bên ngoài ép buộc, mà là do nguyên nhân nội tại. Sự biến đổi của thế giới, của triều đại và của con người nhiều khi vượt ra khỏi phạm vi tư duy của họ, buộc họ phải tìm đến một lý thuyết nào đó có thể giải đáp. Mặt khác, với tư cách nhà tư tưởng, họ thấy có ý thức trách nhiệm trước đất nước, trước xã hội và con người, thấy phải làm sao để khỏi có những ngang trái, để sự việc được diễn ra theo đúng lý của nó. Họ phải tư duy tìm đường. Kinh Dịch là một chỗ dựa cho họ. Phan Bội Châu đã từng nói: “Chúng ta tham khảo chiết trung ở trong các nhà triết học Đông phương, vừa tinh vi vừa thiết thực, vừa thấu lý vừa thích dụng, thời chẳng gì bằng Dịch học”(11). Có thể xem đây là câu giải thích tốt nhất cho sự gắn bó giữa Kinh Dịch và các nhà tư tưởng Việt Nam.
2. Tư tưởng biến dịch, chỗ dựa về tư duy và hành động của con người Việt Nam trong lịch sử
Biến đổi là hiện tượng phổ biến của thế giới khách quan, buộc con người phải nhìn nhận, suy xét. Trong buổi ban đầu của lịch sử, người ta chỉ biết thể hiện sự nhìn nhận và suy xét đó thành những biểu tượng, những tri giác đơn giản. Nhưng dần về sau, khi bước vào thời đại văn minh thì những biểu tượng, những tri giác trên được những người tiên tri, tiên giác trong xã hội đúc kết và tái tạo trong tư duy thành những khái niệm, những mệnh đề, những quy luật để hiểu sự vật cho rõ ràng hơn, vững chắc hơn, đồng thời cũng là để giới thiệu cho nhau, truyền đạt cho nhau những hiểu biết, những cách sống cần có. Các học thuyết về sự biến đổi của thế giới do đó được hình thành.(11)
Các học thuyết như vậy đều xuất hiện ở cả phương Đông và phương Tây. ở phương Tây, ngay từ thế kỷ V trước CN., Hêraclit đã nêu lên rằng: Vạn vật đều vận động biến hóa không ngừng, như dòng sông chảy “hết thảy đều trôi đi”, mà động lực của sự vận động biến hóa đó là do hai mặt đối lập của sự vật, vừa có sự dựa vào nhau, thống nhất với nhau, vừa chuyển hóa lẫn nhau, tác động lẫn nhau gây nên. Tư tưởng biện chứng chất phác này được hệ thống hóa, khái quát hóa thành các nguyên lý và quy luật vận động phát triển khi có sự hỗ trợ của các thành tựu khoa học tự nhiên và kết quả hoạt động thực tiễn của con người sau này. ở phương Đông, ấn Độ và Trung Quốc là hai cái nôi sản sinh ra sớm nhất các học thuyết về sự vận động, biến đổi của sự vật. ở ấn Độ, tiêu biểu là Phật giáo, học thuyết này đã nêu lên rằng, vật sản sinh và biến đổi là do sự tác động của nhân duyên, của luật nhân quả tạo nên, có nhân thì có quả, nhân nào quả nấy, một vật vừa là quả của cái trước, đồng thời lại là nhân của cái sau, cứ như thế đi đến vô cùng. ở Trung Quốc, trình bày về sự biến đổi của sự vật được thể hiện trong học thuyết Lão Trang, nhất là trong Kinh Dịch. Đạo của Lão Tử nhấn mạnh tính chất của các mặt đối lập trong sự vật, chỉ ra rằng, chính chúng đã tạo nên bản thân mỗi một bên đối lập, đồng thời tạo nên sự chuyển hóa giữa chúng: “Cái hữu và cái vô sinh ra nhau, cái khó và cái dễ làm nên nhau, cái dài và cái ngắn tạo thành hình dạng của nhau, cái cao và cái thấp tạo nên độ nghiêng của nhau, âm và thanh cùng hòa với nhau, cái trước và cái sau theo đuổi nhau” (Hữu vô tương sinh, nan dị tương thành, trường đoản tương hình, cao hạ tương khuynh, âm thanh tương hòa, tiền hậu tương tùy. Đạo của Trang Tử nói rõ hơn nguồn gốc của sự sinh ra vật: “Vật sinh ra, nhanh như bay, như chạy, không có cái động nào mà không biến hóa, không khi nào là không dịch đổi” (Vật chi sinh dã, nhược sậu nhược trì, vô động nhi bất biến, vô thời nhi bất di. Tuy vậy, nói lên sự biến đổi của sự vật thì Kinh Dịch vẫn là tác phẩm hàng đầu.
Việt Nam trong lịch sử đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của đạo Phật và đạo Lão - Trang, nhưng nói về sự vận động biến đổi của sự vật thì không có tác phẩm nào có sức thu hút bằng Kinh Dịch. Kinh Dịch có sức thu hút không phải chỉ vì tính chất bói toán “cát”, “hung” của nó, mà còn là vì và chủ yếu vì nó cung cấp cho con người một lý thuyết tương đối toàn diện về sự biến đổi của sự vật, mà trong lúc này hay lúc khác, ở trường hợp này hay trường hợp khác, khi cần đến người ta đều tìm thấy ở Dịch một điều gì đó hữu ích. Chính vì thế, Cao Bá Quát đã nói:
“Không cần hỏi người mất dê và ông được ngựa
Yên lặng suy xét dịch lý để nghiệm khi cùng khi thông”
(不問亡羊得馬翁
靜推易理驗窮通 )(12)
(Nhàn vịnh, b.4)
Câu nói đó của Cao Bá Quát có thể tiêu biểu cho khuynh hướng chung  trong sự lựa chọn học thuật của các nhà “Dịch học” Việt Nam trong lịch sử.
Các nhà tư tưởng Việt Nam đến với Dịch với nhiều lý do khác nhau. ở đây, có thể nêu lên một số lý do chủ yếu sau:
Dịch được các Tiên Nho (tác giả “Dịch truyện”) đánh giá cao, cho rằng từ lời nói, hành động đến chế tạo khí vật, hay bói toán của con người, nếu cần đến Dịch sẽ được sự trợ giúp. “Hệ từ thượng truyện” nói: “Đạo của Thánh nhân ở trong Dịch có bốn: Cần nói năng thì coi trọng ngôn từ của nó, cần hành động thì coi trọng sự biến hóa của nó, cần chế tạo ra khí vật thì coi trọng hình tượng của nó, cần bốc phệ thì coi trọng cách bói toán của nó. Cho nên người quân tử sắp có việc phải làm, sắp có hành động phải thực hiện thì dùng lời lẽ để hỏi, tất được sự hưởng ứng. Do đó, không có việc xa gần nào, sâu kín nào mà không biết được sự việc sẽ đưa lại cho mình” (易有聖人之道四焉:以言者尚其 辭,以動者尚其變,以制器者尚其象,以卜 筮者尚其占。是以君子將有爲也,將有行也,問焉而又言,其受命也有響,無有遠近幽深,遂知來物). Lời nhận định trên dựa vào cơ sở thực tế nào và triển vọng thực hiện ở mức độ nào, nhiều khi người ta không cần biết, chỉ biết rằng đấy là ý tưởng của Thánh nhân, nên một mực tin theo, làm theo. Một số nhà tư tưởng Việt Nam trong lịch sử đến với Dịch cũng là do tác động bởi nguyên nhân trên.
Dịch cho thấy sự cần thiết phải biến đổi khi hoàn cảnh đã lâm vào bế tắc. Trong cuộc sống, có lúc con người ta bất lực trước các thử thách của hoàn cảnh, lúng túng không biết phải làm như thế nào, nếu đến với Dịch thì sẽ bắt gặp một sự chỉ dẫn, như là mở đường cho sự đi tới. “Dịch. Hệ từ hạ truyện” nói: “Đạo lý của Dịch là đến lúc cùng cực thì xuất hiện biến hóa, biến hóa thì sẽ thông suốt, thông suốt thì có thể được lâu dài”
3. Những yếu tố triết học trong “Dịch truyện” – Một tiền đề lý luận cho việc hình thành tư tưởng triết học Việt Nam
“Dịch kinh” không phải là tác phẩm triết học, nhưng “Dịch truyện” là phần giải thích và phát huy những quẻ và hào của “Dịch kinh” thì bao gồm các yếu tố, các mệnh đề, các cách diễn đạt có tính chất triết học. Nhà tư tưởng Việt Nam đã chú ý các phần trên của “Dịch truyện”, từ đó lựa chọn, kế thừa, vận dụng, phát huy, tạo nên sự chuyển hoá để trở thành các phạm trù, các phương pháp tư duy, các tư tưởng của triết học Việt Nam.
Trong “Dịch truyện” có các khái niệm như “thời”, “tuỳ thời”, “thời nghĩa”, “thời dụng”, “thời biến”, “thời chỉ”, “thời hành”, v.v. là những khái niệm có tính triết học, thể hiện vũ trụ quan và phép biện chứng (biến dịch) của thế giới, nhưng bản thân chúng chưa phải là các phạm trù triết học với nghĩa đầy đủ cần thiết, vì chúng còn gắn với cái cụ thể, còn mang nội dung cụ thể, tính khái quát và tính trừu tượng chưa cao. Chẳng hạn, ở đó, khái niệm “thời” thường gắn với một khái niệm khác để chỉ một trường hợp cụ thể của “thời”, như “thời nghĩa” (時義) trong “lời thoán” (彖辭) của các quẻ: “Dự” (), “Tuỳ” (), “Độn” (), “Cấu” (), “Lữ” () dùng để chỉ ý nghĩa sâu xa của sự việc; như “thời dụng” (時用) trong “lời thoán” của các quẻ: “Khảm” (), “Khuê” (), “Kiển” () dùng để chỉ công dụng của sự hợp thời. Hoặc, như khái niệm “thời biến” (時變) trong “lời thoán” quẻ “Bí” () nói lên sự thiên di biến hoá của thời tiết, v.v.. Chưa bao giờ các khái niệm trên ở trong “Dịch truyện” xuất hiện với tư cách là phạm trù triết học.(20)
Ngay trong các công trình về lịch sử triết học Trung Quốc, cũng chưa có tác giả nào trong đó xem các khái niệm trên là các phạm trù triết học, chưa có ai bàn luận nội dung của chúng trên bình diện triết học. Thậm chí, trong các cuốn Từ điển triết học Trung Quốc, chúng cũng chưa được tính tới, chưa được xem là các mục từ triết học. Các triết gia Trung Quốc mới sử dụng các khái niệm trên để diễn tả các nội dung triết học khác, chứ chưa xem chúng là đối tượng để nghiên cứu.
Nhưng ở Việt Nam thì tình hình có khác. Các nhà tư tưởng Việt Nam đã sử dụng các khái niệm “thời”, “tuỳ thời”, “thời biến”, “thức thời”, v.v. như là các khái niệm độc lập, mang tính khái quát và tính trừu tượng cao, chúng không gắn với bất cứ một cái tên của một sự vật cụ thể nào có liên quan, nhưng lại bao chứa các thuộc tính bản chất của các sự vật đó, quy định nội dung tồn tại chung của các sự vật đó, khiến chúng trở thành các phạm trù triết học. Chẳng hạn, ở thế kỷ XIII, Trần Quốc Tuấn nêu lên rằng mỗi hoàn cảnh lịch sử là một thời (一時). Hay, Đặng Dung (鄧容) ở cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỉ XV nêu:
“Thời đến thì anh hàng thịt và người câu cá thành công dễ dàng
Vận mà qua đi thì người anh hùng chỉ ôm mối hận nhiều”
(Thời lai đồ điếu thành công dị
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa
時來屠釣成功易(21)
運去英雄飲恨多《感懷詩》)
Nguyễn Trãi ở đầu thế kỷ XIV nêu: “Điều đáng quý ở người quân tử, quý ở thức thời đạt biến” (然所貴乎君子者,貴乎 識時達變《與打忠梁汝笏書). Lại nói: “Thời sao! Thời sao! Thực không thể để mất” (時乎!時乎!信不可失). Các khái niệm “thời” trên đã xuất hiện với tư cách độc lập, mang tính khái quát cao, đủ điều kiện để trở thành một phạm trù triết học.
Lại như khái niệm “tuỳ thời” vốn có trong “lời thoán”, quẻ Tuỳ (隨卦). Kinh Dịch nói: “Tuỳ, rất hanh thông, giữ trinh chính, không có hại và thiên hạ “tuỳ thời”. Nghĩa của “tuỳ thời” lớn vậy thay!” (隨,大亨,貞無咎,而天下隨時。雖時之義 大矣哉!). Giải thích khái niệm “tuỳ thời”, Khổng Dĩnh Đạt (孔穎達) thời Đường trong lời sớ cuốn Châu Dịch chính nghĩa (周易正義) của Vương Bật (王弼) thời Nguỵ nói: “Tuỳ thời có nghĩa là tuỳ theo thời tiết. Nói “tuỳ thời” ở đây thích hợp với nguyên, hanh, lợi, trinh. Cho nên nói là tuỳ thời vậy” (隨時者,謂隨其時節之 義,謂此時宜行元亨利貞,故云其時也). Cuốn Châu Dịch dịch chú của Hoàng Thọ Kỳ (黃壽棋) và Trương Thiện Văn (張善文) (Nxb Thượng Hải cổ tịch, 1989) dịch là: “Tuỳ theo thời cơ thích hợp” (隨從於適宜 的時機). Nhưng khái niệm “tuỳ thời” ở các nhà tư tưởng Việt Nam được vận dụng có nghĩa bao quát hơn. Về vấn đề này, Trần Quốc Tuấn nói với vua Trần Anh Tông: “Tuỳ thời chế nghi” (隨時制宜), tức là tuỳ theo thời mà xử lý cho thích hợp. Nguyễn Trãi cũng nói: “Tôi thấy Kinh Dịch có 384 hào, mà chủ yếu trong đó là một chữ “thời”. Cho nên người quân tử tuỳ thời hiểu rõ biến hoá”. (僕嘗觀易經三百八十四 爻而其要在時之一字。故君子隨時達變《再與王通書》). Lại nói: “Cái gọi là tuỳ thời thẩm xét sự biến, chính là phải lo liệu cho sớm!” (所謂隨時審變正宜辨之于早《再諭王通書》). Khái niệm “tuỳ thời” ở đây có nội dung chung hơn, cao hơn, có thể tuỳ theo hoàn cảnh mà hiểu là thời cơ, thời tiết, thời vận, thời nghi, cơ hội (機遇), v.v.. Nó đã đạt tới trình độ khái quát triết học.(21)
Mặt khác, trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, nhiều khái niệm, nhiều mệnh đề của “Dịch truyện” được tái cấu trúc để trở thành những mệnh đề có nghĩa rộng hơn, vừa gắn bó với gốc của nó ở “Dịch truyện”, vừa mang tư tưởng mới. Chẳng hạn, “thời” và “tuỳ thời” của “Dịch truyện”, mỗi một khái niệm trên được nối thêm một khái niệm khác, khiến chúng trở thành những mệnh đề mới, mang ý nghĩa mới, như “thời” thì trở thành “Thức thời đạt biến” (Nguyễn Trãi), “Dữ thời nhi biến” (Ngô Thì Nhậm 吳時任 ở thế kỷ XVIII. Trong tác phẩm Kim mã hành dư); như “Tuỳ thời” thì trở thành: “Tuỳ thời chế nghi” (Trần Quốc Tuấn), “Tuỳ thời đạt biến”, “Tuỳ thời thẩm biến”, “Tuỳ thời xử trung” (Nguyễn Trãi), v.v.. Cách làm này đã thể hiện một bước của sự phát triển đối với các khái niệm trước đó.
Về sự vận dụng các khái niệm “thời” và “tuỳ thời”, trong lịch sử tư tưởng Việt Nam còn cho thấy một khuynh hướng đặc thù của tư duy dân tộc, đó là khuynh hướng kết hợp nhận thức với hành động, sau nhận thức là điều kiện để có sự hành động. Về phương diện này, tư tưởng của Nguyễn Trãi là tiêu biểu hơn cả. Trong ông, nhận thức sự vận động của thế giới khách quan (“thời”) và kèm theo là các điều kiện chủ quan cần thiết để lợi dụng được cái khách quan thuận lợi đó. Vì vậy, “thời” đi liền với “lực” (), “thức thời” đi liền với “lượng lực” (量力), “thời” đi liền với “thế” (). Ông nói: “Thích sống và ghét giết đó là tướng nhân nghĩa, xét thời mà lượng sức () đó là tướng trí thức” (夫好勝而惡殺者仁義之將也審辰而量力者知 識之將也《諭昌江城書》). Lại nói: “Các ngài (tướng Minh) nếu trên có thể biết thiên thời, dưới có thể suy được việc người thì có thể giữ được lộc vị đến vô cùng!” (卿等如上識天辰,下推人事,則可保祿位于 無窮《諭昌江城書》). Những lời trên như thúc giục con người ta hành động.
Đặc biệt, Nguyễn Trãi đã kết hợp hai yếu tố “thời” () và “thế” () thành một thể thống nhất và cho rằng nếu thiếu một trong hai yếu tố đó thì công việc sẽ khó thành công: “Người giỏi dùng binh chỉ là ở chỗ xét thời thế mà thôi. Được “thời” có “thế” thì mất biến thành còn, nhỏ hoá ra lớn. Mất “thời” không “thế” thì mạnh hoá ra yếu, yên lại thành nguy. [Sự thay đổi] chỉ ở trong khoảng trở bàn tay (夫善 用兵者,在乎審時勢而已。得其時,有其勢則變亡為存,化小成大。失其時,無其勢則反強為弱,轉安為危,在於反掌之間耳 - 《再諭王通書》). ở đây, thể hiện lên quan điểm: Để thành công trong công việc, không những phải hiểu được thời mà còn phải có đủ sức lực chủ quan thì mới đón được thời.
Với việc kế thừa, vận dụng và phát huy tư tưởng trên của Dịch, các nhà tư tưởng Việt Nam không những đã làm lợi cho sự phát triển của tư duy dân tộc, thêm chất triết học cho tư tưởng dân tộc, mà còn góp phần làm phong phú thêm tư tưởng của Dịch học.
Ngày nay, ở Việt Nam đang lưu hành nhiều trào lưu tư tưởng hiện đại cũng như cổ đại của thế giới. Mọi lý thuyết đều đang ra sức chứng minh cho sự tồn tại hợp lý của mình. Trong thế giới cạnh tranh này, Dịch lý vẫn còn chỗ đứng. Nhiều người vẫn còn tin ở Dịch. Lý do không phải là gì khác, mà chính là ở các giá trị truyền thống của Dịch đang được người đương thời kế thừa, vận dụng, bổ sung, sửa chữa và phát huy.
Nguồn: Tạp chí Triết học 2010, http://www.vientriethoc.com.vn/
**************************
 (1) Các sách Sử kí của Tư Mã Thiên (司馬天), Hán thư của Ban Cố (班固) đều nói Khổng Tử lúc cuối đời soạn “Dịch truyện”. Nhưng cách nhìn của đa số học giả Trung Quốc cận hiện đại thì cho rằng “Dịch truyện” là do các nhà Nho thời giữa Xuân Thu – Chiến Quốc biên soạn.
(2) 馮友蘭《中國哲學史新編》(上)1988。人民出版社,  北京,642-643頁。
(3) 如上.
(4) 張善文《周易辭典》上海古籍出版社459頁。
(5)韋政通《中國哲學辭典》1983,臺北大林學術叢刊9397頁。
(6) Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976, tr.422. Phần chữ Hán do người viết dịch.
(7) Nguyễn Trãi toàn tập, Sđd., tr.401. Phần chữ Hán do người viết dịch.
(8) Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bạch Vân am thi tập, “Tự thuật” (chữ Hán), bài 8, 9.
(9) Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bạch Vân am thi tập, “Tự thuật” (chữ Hán), bài 8, 9.
(10) Cao Bá Quát thi tập, “Nhàn vịnh”, bài 2.
(11) Phan Bội Châu toàn tập, Chương Thâu sưu tầm và biên soạn, Nxb Thuận Hoá, Huế, 1990, t.7, tr.18. Phần Hán dịch là của người viết.
(12) “Vong dương”: Sách Liệt Tử. Thuyết phù nói: Người hàng xóm của Dương Tử mất con dê, nhờ người đi tìm. Dương Tử thấy thế nói: Trên đường có nhiều lối rẽ, không biết dê đi theo lối nào mà tìm cho mất công – Biểu hiện của một chủ nghĩa bất khả tri.
“Đắc mã ông”: Ông già ở vùng biên giới mất ngựa rồi lại được ngựa. Điển tích ở trong sách Hoài Nam Tử của Lưu An thời Hán. ý nói may rủi không thể lường được – Một biểu hiện khác của chủ nghĩa bất khả tri.
(13) Thơ văn Lý Trần, t.2, q. Thượng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1989, tr.396.
(14) Nguyễn Văn Nguyên. Những vấn đề văn bản học Quân trung từ mệnh của Nguyễn Trãi, Nxb Văn học, Hà Nội, 1999, tr.222.
(15) Nguyễn Văn Nguyên. Sđd., tr.222.
(16) Viện nghiên cứu Văn hoá Đông Dương, Đại học Tokyo. Trần Kinh Hoà biên hiệu Đại Việt sử kí toàn thư (thượng), 1985, tr.176 (東京大學東洋文 化研究所,《大越史記全書》,陳刑和編校,1985176).
(17) 《大越史記全書》,quyển trung, tr.549.
(18) 如上.
(19) “Bình Dương”: Kinh đô của Đường Nghiêu. Bồ Bản: Kinh đô của Ngu Thuấn. “Mục Dã”: Nơi Châu Vũ Vương đánh đuổi vua Trụ nhà Ân. “Minh Điều”: Kinh đô nhà Hạ, Kiệt là vua cuối cùng của nhà Hạ. Cao Bá Quát. Tư liệu và bài viết từ trước đến nay, Nxb Văn học, Hà Nội, 2004.
(20) Phan Bội Châu toàn tập, t.8, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1990, tr.253.
(21)  Anh hàng thịt và người câu cá (屠釣): chỉ nghề nghiệp thuở trước của hai nhân vật: Phàn Khoái (樊噲) và Hàn Tín (韓信). Phàn Khoái làm nghề thịt chó, Hàn Tín làm nghề câu cá. Cả hai người về sau đều trở thành tướng lĩnh của Hán Cao Tổ (Lưu Bang — 劉邦).
Kinh Dịch là tác phẩm cổ điển của phương Đông thu hút được sự chú ý của nhiều người xưa nay. Người ta đã tìm đến “Dịch” với nhiều mục đích khác nhau, có người là để bói toán, có người là để trau dồi đạo đức, có người là để có cơ sở làm nhà, trị bệnh, v.v.. Khác với số họ, các nhà tư tưởng Việt Nam tìm đến Kinh Dịch là để biết được lẽ biến hoá của trời đất, vạn vật, để nâng cao năng lực tư duy. Nhiều nhà tư tưởng Việt Nam đã kế thừa dịch lý, vận dụng và phát triển nó. Việc làm đó là có ý nghĩa, đòi hỏi có một sự nghiên cứu và đánh giá.

1. Nhà tư tưởng Việt Nam thời cổ trung đại đến với “Dịch” như là đến với một phương pháp tư duy triết học cần thiết

Vào khoảng thế kỷ I, đầu thời Bắc thuộc, Nho giáo truyền vào Việt Nam. Một số người Việt Nam bắt đầu học Nho. Đó là các thư lại người Việt làm việc trong hệ thống cai trị của người Hán, là con em các nhà giàu có, học để có điều kiện đi thi và hy vọng đậu đạt để được bổ làm quan. Bên cạnh đó, cũng có người học Nho là để có thêm kiến thức, để có thể làm được một số việc khác. Song, sự hiểu biết Nho của người Việt lúc bấy giờ không ngoài những điều phổ thông có trong các tập tư liệu do người Hán soạn ra từ các quyển trong “Lục kinh” (Thi, Thư, Dịch, Lễ, Nhạc, Xuân Thu) để giảng dạy. Họ chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu nội dung của bất cứ quyển sách nào trong các tác phẩm kinh điển của Nho gia kể trên. Cuối thế kỷ II - đầu thế kỷ III, Thái thú Sĩ Nhiếp (士變) giảng kinh Xuân Thu ở Giao Chỉ. Sau đó, một quan lại nhà Ngô là Ngu Phiên (虞翻), do can gián mà có lỗi với triều đình, bị Ngô Tôn Quyền đầy đến Giao Châu làm Thứ sử, ở đây ông đã giảng Kinh Dịch (易經). ở cả hai giảng đường trên, người đến nghe rất đông, nhưng đấy chỉ là những người Hán ở Giao Chỉ. Còn người Việt thì chưa có ai đủ điều kiện để nghe những giảng giải như vậy.(*)

Người Việt chủ động tìm đến Nho giáo là khi Việt Nam giành được độc lập dân tộc ở đầu thế kỷ X. Từ chỗ là công cụ tinh thần của người Hán, lúc này, Nho giáo lại trở thành một nhu cầu thiết thân của người Việt. Có bước ngoặt như thế là bởi vì, Nho giáo là một học thuyết trị nước phù hợp nhất ở một đất nước có chính thể là chế độ phong kiến quân chủ tông pháp trung ương tập quyền như các triều đại Trung Quốc từ Hán về sau. Khi cai trị Việt Nam, các triều đình Trung Quốc đã di thực chế độ kinh tế - chính trị này vào đất Việt, khiến cho khi Việt Nam giành được độc lập dân tộc thì chế độ đó đã như là một thực thể chính trị - xã hội hiển nhiên, chỉ cần thay đổi chủ nhân từ Hán sang Việt là có thể vận hành, vì vậy Nho giáo vẫn được tiếp tục coi trọng. Các triều đình phong kiến Việt Nam đã dùng Nho giáo làm nền tảng tinh thần để xây dựng xã hội và đào tạo con người, đã lấy kiến thức Nho giáo làm tài liệu cho học tập, thi cử và cất nhắc quan lại các cấp. Vì vậy, người học Nho mỗi lúc một nhiều, số Nho sĩ am hiểu nội dung các tác phẩm kinh điển của Nho giáo ngày một đông và theo đó, ảnh hưởng của Nho giáo đến xã hội Việt Nam ngày một sâu rộng.

Nói đến tài liệu kinh điển của nhà Nho, trước hết, chúng ta phải nói tới Ngũ kinh. Nội dung của đa số tác phẩm trong bộ sách này là những kiến thức được đúc kết từ nhận thức và thực tiễn xã hội. Kinh Thi (詩經) là tổng tập thơ ca sớm nhất của Trung Quốc dưới hình thức nghệ thuật, nó phản ánh bộ mặt xã hội đương thời, như quan hệ giai cấp, sinh hoạt chính trị, chế độ kinh tế và tình hình sản xuất, qua đó chỉ ra những nghĩa vụ cần có của con người. Kinh Thư (書經) còn gọi là Thượng thư (尚書), là cuốn sách sử ghi chép các sự kiện lịch sử trong thời thượng cổ của Trung Quốc; ở đó cho thấy các tư tưởng xem quyền vua là do Thần trao cho (君權神授), tư tưởng về nguyên nhân hưng suy của các triều đại, tư tưởng về đạo đức xã hội, nghĩa là những tư tưởng về chính trị – xã hội của một thời đại. Bộ Tam lễ (三禮) gồm các cuốn Nghi lễ (儀禮), Châu Lễ (周禮), Lễ kí (禮記) là các tác phẩm dưới hình thức lễ nghi, tập tục trình bày về luân lý đạo đức và tư tưởng chính trị – xã hội. Xuân Thu (春秋) là cuốn sách sử biên niên ghi chép sự việc của nước Lỗ thời Xuân Thu, qua đó nêu lên lẽ thị phi, điều đạo nghĩa và cách quản trị người. Nhìn chung, các tác phẩm kinh điển trên đã đưa lại cho người đọc những hiểu biết về hoạt động chính trị – xã hội, những ý thức về trật tự xã hội và những trách nhiệm cần có của con người đối với xã hội. Nhưng con người là một động vật có ý thức, trong hành động, nó cần biết cách lựa chọn các tình huống, biết cái lợi (cát ) để theo, biết cái hại (hung ) để tránh. Kinh Dịch đã đáp ứng được yêu cầu này. Vì vậy, Dịch trở thành một cuốn sách không thể thiếu được của người phương Đông. Đã học các sách Thi, Thư, Lễ, Xuân Thu thì không thể không học Dịch.

Kinh Dịch là một tác phẩm được cấu tạo đặc biệt. Nó gồm 2 phần là phần “Kinh” () và phần “Truyện” (). Phần “Kinh” gồm các “quẻ” (), các “hào” (), “lời quẻ” (卦辭), “lời hào” (爻辭) và quá trình hình thành của nó là: từ 2 vạch cơ bản là “âm” () và dương (), còn gọi là “hào âm” (陰爻) và “hào dương” (陽爻), đem chồng lên nhau theo các trật tự khác nhau từng 3 cái một thành ra 8 quẻ cơ bản (八卦) gồm “Kiền” (, tượng trưng cho trời), “Khôn” (, tượng trưng cho đất), “Chấn” (, tượng trưng cho sấm sét), “Tốn” (, tượng trưng cho gió), “Khảm” (, tượng trưng cho nước), “Ly” (, tượng trưng cho lửa), “Cấn” (, tượng trưng cho núi), “Đoài” (,

tượng trưng cho đầm nước). Rồi từ 8 quẻ cơ bản ấy, lần lượt đem chồng lên nhau từng đôi một, thành ra 64 quẻ kép (64 卦組). Bản thân 8 quẻ đơn và 64 quẻ kép ấy là những ký hiệu tượng trưng được rút ra từ sự vật của thế giới hiện thực. “Thuyết quái truyện” (說卦傳) viết: “Xem xét sự biến đổi của âm dương mà xây dựng quẻ” (觀變于陰陽而立卦). Chúng hàm chứa triết lý tượng trưng của thế giới hiện thực. Nhưng với 8 quẻ đơn, 64 quẻ kép và 384 hào (mỗi quẻ kép có 6 hào, 64 quẻ kép là 384 hào), cùng với sự thúc đẩy, thay thế nhau của chúng ở phần “Kinh” không thể nào nói rõ, nói hết được sự vận động, biến hóa muôn màu, muôn vẻ của thế giới hiện thực. Vì vậy, nó phải bổ sung thêm bằng các yếu tố thần bí, siêu hiện thực. Tuy vậy, ở phần “Dịch truyện” (易傳) có 10 thiên (十翼), gồm “Thoán từ” thượng hạ (彖辭上下), “Tượng từ” thượng hạ (象辭上下), “Hệ từ” thượng hạ (系辭上下), “Văn ngôn” (文言), “Thuyết quái” (說卦), “Tự quái” (序卦) và “Tạp quái” (雜卦) là những thiên sách giải thích phần “Kinh”, do các nhà Nho trước Tần sáng tác(1). ở đó, tác giả “Dịch truyện” vừa căn cứ vào các hào, các quẻ của phần “Kinh” để giải trình, vừa dựa vào những nhận thức về sự vận động, biến hóa của thế giới hiện thực mà con người quan sát được làm cơ sở để diễn giải, phát huy. Cơ sở sau đã là điều kiện để nâng cao trình độ tư duy lý luận của Dịch.

Hình thức cao của tư duy lý luận là triết học. Hình thái ý thức triết học (philosophy) mới được du nhập vào phương Đông ở thời cận đại, nhưng tư tưởng triết học thì trong truyền thống văn hóa phương Đông đã có. Tư tưởng triết học đó xuất hiện trong nhiều tác phẩm cổ đại của Trung Quốc và rõ rệt là ở Kinh Dịch. Các nhà nghiên cứu triết học Trung Quốc đã thừa nhận vấn đề này. Phùng Hữu Lan (馮友蘭), nhà lịch sử triết học Trung Quốc nổi tiếng thời hiện đại đã nói: “Trong sự giải thích Châu Dịch, “Dịch truyện” đã biểu đạt quan điểm triết học của mình và đã hình thành một hệ thống thế giới quan. Như vậy, “Dịch truyện” đã trở thành những sáng tác có hệ thống triết học. Trong hệ thống này, đặc biệt là biểu hiện trong “Hệ từ truyện”” (這些易傳在對於周易的解釋中, 表達了哲學觀點,並且形成了一種世界觀體系。這樣,易傳就成了一套具有哲學體系的 著作。這個體系特別表達在系辭傳中)(2). Ông còn nói: “Từ góc độ lịch sử triết học, điều quan trọng của “Dịch truyện” không phải là ở giáo huấn đạo đức, mà là ở vũ trụ quan và tư tưởng biện chứng của nó” (以哲學的角度看,易傳的重要不在于這些道 德教訓,而在于它的宇宙觀和辯證法思 )(3). Trương Thiện Văn (張善文) trong Châu Dịch từ điển (周易辭典) nói: “Sáng tác của Châu Dịch tuy dùng để bói toán, nhưng thực chất của nó là hàm chứa ý nghĩa triết học sâu xa” (周易的創制雖是以 卜筮為用,其實質乃含藏著深遠的哲學意義)(4). Vi Chính Thông (韋政通) trong Trung Quốc triết học từ điển (中國哲學辭典) cũng đã nói: “Kinh, Truyện của Dịch, có thể nói là một kho quan niệm của triết học cổ đại, trong đó bao hàm các khái niệm phong phú của vũ trụ luận, siêu hình học và triết học nhân sinh, đặc biệt là vũ trụ luận và siêu hình học thì các nhà triết học Tần, Hán về sau rất ít người không chịu ảnh hưởng của nó” (易的經,傳可以說 是古代哲學的一個觀念之庫,其中抱括宇宙論,形上學,秦漢以來的哲學家,很少能不受其影響)(5). Những nhận định trên là có cơ sở. Vì vậy, có thể nói, chất triết học là điều cơ bản làm tăng giá trị của Dịch.
Với những giá trị như thế, Dịch đã có sức hút lớn đối với các nhà tư tưởng Việt Nam trong lịch sử. Có thể nói, hầu hết các nhà tư tưởng lớn của Việt Nam ở các thời đại đều có sự gắn bó với Dịch. Họ yêu mến Dịch và luôn tìm đến Dịch. Nguyễn Trãi (阮廌) ở thế kỷ XV đã từng nói:
“Tỏ tường phiến sách con Châu Dịch
Bàn bạc lòng nhàn cái quít chè”
(明了周易一篇書
論談閒心那壺茶)(6)
và:
"Ngày nhàn mở quyển xem Châu Dịch
Đêm vắng tìm mai bạn Lão Bô"
(閑日開卷看周易
夕寂尋梅跟林逋當友人)(7)
Nguyễn Bỉnh Khiêm (阮秉謙) ở thế kỷ XVI luôn nhắc tới Thiệu Ung (邵雍), nhà Lý học có sở trường về Tượng số học (象數學) của Dịch học:
“Hành oa song kỉ Nghiêu Phu lạc
Lậu hạng đan biều Nhan Tử bần”
(行窩窗幾堯夫樂
陋巷單瓢顏子貧(8)
Khi đi khi ở, lúc bên cửa sổ lúc ngồi trên ghế đều có thú vui của Nghiêu Phu (Thiệu Ung)
ở hẻm nhỏ với bầu nước yên với cái nghèo của Nhan Tử)
và:
“Nhàn trung tự đắc Nghiêu phu lạc
Thời đả quai ngâm, nhất thất hư”
(閑中自得堯夫樂
時打乖吟一室虛(9)
Ngày nhàn được cái vui của Nghiêu phu
Lúc ngâm nga như Nghiêu phu trong nhà vắng)
Lê Quý Đôn (黎貴敦) ở thế kỷ XVIII có cuốn Dịch phu tùng thuyết (易膚叢說). Nguyễn Nha (阮衙) cũng ở thế kỷ XVIII có cuốn Dịch phu tùng ký (易膚叢記). Cao Bá Quát (高伯适) ở thế kỷ XIX cũng có lúc phải tìm đến Dịch:
“Hổ tọa hữu thời khai Dịch giảng”
(虎座有時開易講(10)
Ngồi đệm da hổ có lúc mở Kinh Dịch ra giảng giải)
Phan Bội Châu (潘佩珠), nhà cách mạng dân tộc và là nhà Nho ở đầu thế kỷ XX, đến cuối đời vẫn còn tập trung nghiên cứu Dịch và viết nên cuốn Ngọn đèn Dịch học (易學燈), v.v.. Việc làm của các nhân vật trên đã đưa tư tưởng triết học của Dịch vào lịch sử tư tưởng dân tộc, làm phong phú tư tưởng của dân tộc Việt Nam.
Dịch có vai trò quan trọng đối với các nhà tư tưởng Việt Nam như vậy hẳn không phải là ngẫu nhiên, cũng không phải là do bên ngoài ép buộc, mà là do nguyên nhân nội tại. Sự biến đổi của thế giới, của triều đại và của con người nhiều khi vượt ra khỏi phạm vi tư duy của họ, buộc họ phải tìm đến một lý thuyết nào đó có thể giải đáp. Mặt khác, với tư cách nhà tư tưởng, họ thấy có ý thức trách nhiệm trước đất nước, trước xã hội và con người, thấy phải làm sao để khỏi có những ngang trái, để sự việc được diễn ra theo đúng lý của nó. Họ phải tư duy tìm đường. Kinh Dịch là một chỗ dựa cho họ. Phan Bội Châu đã từng nói: “Chúng ta tham khảo chiết trung ở trong các nhà triết học Đông phương, vừa tinh vi vừa thiết thực, vừa thấu lý vừa thích dụng, thời chẳng gì bằng Dịch học”(11) (我們 參考東方哲學家的作品中,不論哪個思想都比不上那個即精微又切實,即達理又實用的易學). Có thể xem đây là câu giải thích tốt nhất cho sự gắn bó giữa Kinh Dịch và các nhà tư tưởng Việt Nam.
2. Tư tưởng biến dịch, chỗ dựa về tư duy và hành động của con người Việt Nam trong lịch sử
Biến đổi là hiện tượng phổ biến của thế giới khách quan, buộc con người phải nhìn nhận, suy xét. Trong buổi ban đầu của lịch sử, người ta chỉ biết thể hiện sự nhìn nhận và suy xét đó thành những biểu tượng, những tri giác đơn giản. Nhưng dần về sau, khi bước vào thời đại văn minh thì những biểu tượng, những tri giác trên được những người tiên tri, tiên giác trong xã hội đúc kết và tái tạo trong tư duy thành những khái niệm, những mệnh đề, những quy luật để hiểu sự vật cho rõ ràng hơn, vững chắc hơn, đồng thời cũng là để giới thiệu cho nhau, truyền đạt cho nhau những hiểu biết, những cách sống cần có. Các học thuyết về sự biến đổi của thế giới do đó được hình thành.(11)
Các học thuyết như vậy đều xuất hiện ở cả phương Đông và phương Tây. ở phương Tây, ngay từ thế kỷ V trước CN., Hêraclit đã nêu lên rằng: Vạn vật đều vận động biến hóa không ngừng, như dòng sông chảy “hết thảy đều trôi đi”, mà động lực của sự vận động biến hóa đó là do hai mặt đối lập của sự vật, vừa có sự dựa vào nhau, thống nhất với nhau, vừa chuyển hóa lẫn nhau, tác động lẫn nhau gây nên. Tư tưởng biện chứng chất phác này được hệ thống hóa, khái quát hóa thành các nguyên lý và quy luật vận động phát triển khi có sự hỗ trợ của các thành tựu khoa học tự nhiên và kết quả hoạt động thực tiễn của con người sau này. ở phương Đông, ấn Độ và Trung Quốc là hai cái nôi sản sinh ra sớm nhất các học thuyết về sự vận động, biến đổi của sự vật. ở ấn Độ, tiêu biểu là Phật giáo, học thuyết này đã nêu lên rằng, vật sản sinh và biến đổi là do sự tác động của nhân duyên, của luật nhân quả tạo nên, có nhân thì có quả, nhân nào quả nấy, một vật vừa là quả của cái trước, đồng thời lại là nhân của cái sau, cứ như thế đi đến vô cùng. ở Trung Quốc, trình bày về sự biến đổi của sự vật được thể hiện trong học thuyết Lão Trang, nhất là trong Kinh Dịch. Đạo của Lão Tử nhấn mạnh tính chất của các mặt đối lập trong sự vật, chỉ ra rằng, chính chúng đã tạo nên bản thân mỗi một bên đối lập, đồng thời tạo nên sự chuyển hóa giữa chúng: “Cái hữu và cái vô sinh ra nhau, cái khó và cái dễ làm nên nhau, cái dài và cái ngắn tạo thành hình dạng của nhau, cái cao và cái thấp tạo nên độ nghiêng của nhau, âm và thanh cùng hòa với nhau, cái trước và cái sau theo đuổi nhau” (Hữu vô tương sinh, nan dị tương thành, trường đoản tương hình, cao hạ tương khuynh, âm thanh tương hòa, tiền hậu tương tùy-- 有無 相生,難易相成,長短相形,高下相傾,音聲相和,前後相隨《老子。第2). Đạo của Trang Tử nói rõ hơn nguồn gốc của sự sinh ra vật: “Vật sinh ra, nhanh như bay, như chạy, không có cái động nào mà không biến hóa, không khi nào là không dịch đổi” (Vật chi sinh dã, nhược sậu nhược trì, vô động nhi bất biến, vô thời nhi bất di -- 物之生也,若驟若馳,無動 而不變,無時而不移《莊子。秋水). Tuy vậy, nói lên sự biến đổi của sự vật thì Kinh Dịch vẫn là tác phẩm hàng đầu.
Việt Nam trong lịch sử đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của đạo Phật và đạo Lão - Trang, nhưng nói về sự vận động biến đổi của sự vật thì không có tác phẩm nào có sức thu hút bằng Kinh Dịch. Kinh Dịch có sức thu hút không phải chỉ vì tính chất bói toán “cát”, “hung” của nó, mà còn là vì và chủ yếu vì nó cung cấp cho con người một lý thuyết tương đối toàn diện về sự biến đổi của sự vật, mà trong lúc này hay lúc khác, ở trường hợp này hay trường hợp khác, khi cần đến người ta đều tìm thấy ở Dịch một điều gì đó hữu ích. Chính vì thế, Cao Bá Quát đã nói:
“Không cần hỏi người mất dê và ông được ngựa
Yên lặng suy xét dịch lý để nghiệm khi cùng khi thông”
(不問亡羊得馬翁
靜推易理驗窮通 )(12)
(Nhàn vịnh, b.4)
Câu nói đó của Cao Bá Quát có thể tiêu biểu cho khuynh hướng chung  trong sự lựa chọn học thuật của các nhà “Dịch học” Việt Nam trong lịch sử.
Các nhà tư tưởng Việt Nam đến với Dịch với nhiều lý do khác nhau. ở đây, có thể nêu lên một số lý do chủ yếu sau:
Dịch được các Tiên Nho (tác giả “Dịch truyện”) đánh giá cao, cho rằng từ lời nói, hành động đến chế tạo khí vật, hay bói toán của con người, nếu cần đến Dịch sẽ được sự trợ giúp. “Hệ từ thượng truyện” nói: “Đạo của Thánh nhân ở trong Dịch có bốn: Cần nói năng thì coi trọng ngôn từ của nó, cần hành động thì coi trọng sự biến hóa của nó, cần chế tạo ra khí vật thì coi trọng hình tượng của nó, cần bốc phệ thì coi trọng cách bói toán của nó. Cho nên người quân tử sắp có việc phải làm, sắp có hành động phải thực hiện thì dùng lời lẽ để hỏi, tất được sự hưởng ứng. Do đó, không có việc xa gần nào, sâu kín nào mà không biết được sự việc sẽ đưa lại cho mình” (易有聖人之道四焉:以言者尚其 辭,以動者尚其變,以制器者尚其象,以卜 筮者尚其占。是以君子將有爲也,將有行也,問焉而又言,其受命也有響,無有遠近幽深,遂知來物). Lời nhận định trên dựa vào cơ sở thực tế nào và triển vọng thực hiện ở mức độ nào, nhiều khi người ta không cần biết, chỉ biết rằng đấy là ý tưởng của Thánh nhân, nên một mực tin theo, làm theo. Một số nhà tư tưởng Việt Nam trong lịch sử đến với Dịch cũng là do tác động bởi nguyên nhân trên.
Dịch cho thấy sự cần thiết phải biến đổi khi hoàn cảnh đã lâm vào bế tắc. Trong cuộc sống, có lúc con người ta bất lực trước các thử thách của hoàn cảnh, lúng túng không biết phải làm như thế nào, nếu đến với Dịch thì sẽ bắt gặp một sự chỉ dẫn, như là mở đường cho sự đi tới. “Dịch. Hệ từ hạ truyện” nói: “Đạo lý của Dịch là đến lúc cùng cực thì xuất hiện biến hóa, biến hóa thì sẽ thông suốt, thông suốt thì có thể được lâu dài”
3. Những yếu tố triết học trong “Dịch truyện” – Một tiền đề lý luận cho việc hình thành tư tưởng triết học Việt Nam
“Dịch kinh” không phải là tác phẩm triết học, nhưng “Dịch truyện” là phần giải thích và phát huy những quẻ và hào của “Dịch kinh” thì bao gồm các yếu tố, các mệnh đề, các cách diễn đạt có tính chất triết học. Nhà tư tưởng Việt Nam đã chú ý các phần trên của “Dịch truyện”, từ đó lựa chọn, kế thừa, vận dụng, phát huy, tạo nên sự chuyển hoá để trở thành các phạm trù, các phương pháp tư duy, các tư tưởng của triết học Việt Nam.
Trong “Dịch truyện” có các khái niệm như “thời”, “tuỳ thời”, “thời nghĩa”, “thời dụng”, “thời biến”, “thời chỉ”, “thời hành”, v.v. là những khái niệm có tính triết học, thể hiện vũ trụ quan và phép biện chứng (biến dịch) của thế giới, nhưng bản thân chúng chưa phải là các phạm trù triết học với nghĩa đầy đủ cần thiết, vì chúng còn gắn với cái cụ thể, còn mang nội dung cụ thể, tính khái quát và tính trừu tượng chưa cao. Chẳng hạn, ở đó, khái niệm “thời” thường gắn với một khái niệm khác để chỉ một trường hợp cụ thể của “thời”, như “thời nghĩa” (時義) trong “lời thoán” (彖辭) của các quẻ: “Dự” (), “Tuỳ” (), “Độn” (), “Cấu” (), “Lữ” () dùng để chỉ ý nghĩa sâu xa của sự việc; như “thời dụng” (時用) trong “lời thoán” của các quẻ: “Khảm” (), “Khuê” (), “Kiển” () dùng để chỉ công dụng của sự hợp thời. Hoặc, như khái niệm “thời biến” (時變) trong “lời thoán” quẻ “Bí” () nói lên sự thiên di biến hoá của thời tiết, v.v.. Chưa bao giờ các khái niệm trên ở trong “Dịch truyện” xuất hiện với tư cách là phạm trù triết học.(20)
Ngay trong các công trình về lịch sử triết học Trung Quốc, cũng chưa có tác giả nào trong đó xem các khái niệm trên là các phạm trù triết học, chưa có ai bàn luận nội dung của chúng trên bình diện triết học. Thậm chí, trong các cuốn Từ điển triết học Trung Quốc, chúng cũng chưa được tính tới, chưa được xem là các mục từ triết học. Các triết gia Trung Quốc mới sử dụng các khái niệm trên để diễn tả các nội dung triết học khác, chứ chưa xem chúng là đối tượng để nghiên cứu.
Nhưng ở Việt Nam thì tình hình có khác. Các nhà tư tưởng Việt Nam đã sử dụng các khái niệm “thời”, “tuỳ thời”, “thời biến”, “thức thời”, v.v. như là các khái niệm độc lập, mang tính khái quát và tính trừu tượng cao, chúng không gắn với bất cứ một cái tên của một sự vật cụ thể nào có liên quan, nhưng lại bao chứa các thuộc tính bản chất của các sự vật đó, quy định nội dung tồn tại chung của các sự vật đó, khiến chúng trở thành các phạm trù triết học. Chẳng hạn, ở thế kỷ XIII, Trần Quốc Tuấn nêu lên rằng mỗi hoàn cảnh lịch sử là một thời (一時). Hay, Đặng Dung (鄧容) ở cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỉ XV nêu:
“Thời đến thì anh hàng thịt và người câu cá thành công dễ dàng
Vận mà qua đi thì người anh hùng chỉ ôm mối hận nhiều”
(Thời lai đồ điếu thành công dị
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa
時來屠釣成功易(21)
運去英雄飲恨多《感懷詩》)
Nguyễn Trãi ở đầu thế kỷ XIV nêu: “Điều đáng quý ở người quân tử, quý ở thức thời đạt biến” (然所貴乎君子者,貴乎 識時達變《與打忠梁汝笏書). Lại nói: “Thời sao! Thời sao! Thực không thể để mất” (時乎!時乎!信不可失). Các khái niệm “thời” trên đã xuất hiện với tư cách độc lập, mang tính khái quát cao, đủ điều kiện để trở thành một phạm trù triết học.
Lại như khái niệm “tuỳ thời” vốn có trong “lời thoán”, quẻ Tuỳ (隨卦). Kinh Dịch nói: “Tuỳ, rất hanh thông, giữ trinh chính, không có hại và thiên hạ “tuỳ thời”. Nghĩa của “tuỳ thời” lớn vậy thay!” (隨,大亨,貞無咎,而天下隨時。雖時之義 大矣哉!). Giải thích khái niệm “tuỳ thời”, Khổng Dĩnh Đạt (孔穎達) thời Đường trong lời sớ cuốn Châu Dịch chính nghĩa (周易正義) của Vương Bật (王弼) thời Nguỵ nói: “Tuỳ thời có nghĩa là tuỳ theo thời tiết. Nói “tuỳ thời” ở đây thích hợp với nguyên, hanh, lợi, trinh. Cho nên nói là tuỳ thời vậy” (隨時者,謂隨其時節之 義,謂此時宜行元亨利貞,故云其時也). Cuốn Châu Dịch dịch chú của Hoàng Thọ Kỳ (黃壽棋) và Trương Thiện Văn (張善文) (Nxb Thượng Hải cổ tịch, 1989) dịch là: “Tuỳ theo thời cơ thích hợp” (隨從於適宜 的時機). Nhưng khái niệm “tuỳ thời” ở các nhà tư tưởng Việt Nam được vận dụng có nghĩa bao quát hơn. Về vấn đề này, Trần Quốc Tuấn nói với vua Trần Anh Tông: “Tuỳ thời chế nghi” (隨時制宜), tức là tuỳ theo thời mà xử lý cho thích hợp. Nguyễn Trãi cũng nói: “Tôi thấy Kinh Dịch có 384 hào, mà chủ yếu trong đó là một chữ “thời”. Cho nên người quân tử tuỳ thời hiểu rõ biến hoá”. (僕嘗觀易經三百八十四 爻而其要在時之一字。故君子隨時達變《再與王通書》). Lại nói: “Cái gọi là tuỳ thời thẩm xét sự biến, chính là phải lo liệu cho sớm!” (所謂隨時審變正宜辨之于早《再諭王通書》). Khái niệm “tuỳ thời” ở đây có nội dung chung hơn, cao hơn, có thể tuỳ theo hoàn cảnh mà hiểu là thời cơ, thời tiết, thời vận, thời nghi, cơ hội (機遇), v.v.. Nó đã đạt tới trình độ khái quát triết học.(21)
Mặt khác, trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, nhiều khái niệm, nhiều mệnh đề của “Dịch truyện” được tái cấu trúc để trở thành những mệnh đề có nghĩa rộng hơn, vừa gắn bó với gốc của nó ở “Dịch truyện”, vừa mang tư tưởng mới. Chẳng hạn, “thời” và “tuỳ thời” của “Dịch truyện”, mỗi một khái niệm trên được nối thêm một khái niệm khác, khiến chúng trở thành những mệnh đề mới, mang ý nghĩa mới, như “thời” thì trở thành “Thức thời đạt biến” (Nguyễn Trãi), “Dữ thời nhi biến” (Ngô Thì Nhậm 吳時任 ở thế kỷ XVIII. Trong tác phẩm Kim mã hành dư); như “Tuỳ thời” thì trở thành: “Tuỳ thời chế nghi” (Trần Quốc Tuấn), “Tuỳ thời đạt biến”, “Tuỳ thời thẩm biến”, “Tuỳ thời xử trung” (Nguyễn Trãi), v.v.. Cách làm này đã thể hiện một bước của sự phát triển đối với các khái niệm trước đó.
Về sự vận dụng các khái niệm “thời” và “tuỳ thời”, trong lịch sử tư tưởng Việt Nam còn cho thấy một khuynh hướng đặc thù của tư duy dân tộc, đó là khuynh hướng kết hợp nhận thức với hành động, sau nhận thức là điều kiện để có sự hành động. Về phương diện này, tư tưởng của Nguyễn Trãi là tiêu biểu hơn cả. Trong ông, nhận thức sự vận động của thế giới khách quan (“thời”) và kèm theo là các điều kiện chủ quan cần thiết để lợi dụng được cái khách quan thuận lợi đó. Vì vậy, “thời” đi liền với “lực” (), “thức thời” đi liền với “lượng lực” (量力), “thời” đi liền với “thế” (). Ông nói: “Thích sống và ghét giết đó là tướng nhân nghĩa, xét thời mà lượng sức () đó là tướng trí thức” (夫好勝而惡殺者仁義之將也審辰而量力者知 識之將也《諭昌江城書》). Lại nói: “Các ngài (tướng Minh) nếu trên có thể biết thiên thời, dưới có thể suy được việc người thì có thể giữ được lộc vị đến vô cùng!” (卿等如上識天辰,下推人事,則可保祿位于 無窮《諭昌江城書》). Những lời trên như thúc giục con người ta hành động.
Đặc biệt, Nguyễn Trãi đã kết hợp hai yếu tố “thời” () và “thế” () thành một thể thống nhất và cho rằng nếu thiếu một trong hai yếu tố đó thì công việc sẽ khó thành công: “Người giỏi dùng binh chỉ là ở chỗ xét thời thế mà thôi. Được “thời” có “thế” thì mất biến thành còn, nhỏ hoá ra lớn. Mất “thời” không “thế” thì mạnh hoá ra yếu, yên lại thành nguy. [Sự thay đổi] chỉ ở trong khoảng trở bàn tay (夫善 用兵者,在乎審時勢而已。得其時,有其勢則變亡為存,化小成大。失其時,無其勢則反強為弱,轉安為危,在於反掌之間耳《再諭王通書》). ở đây, thể hiện lên quan điểm: Để thành công trong công việc, không những phải hiểu được thời mà còn phải có đủ sức lực chủ quan thì mới đón được thời.
Với việc kế thừa, vận dụng và phát huy tư tưởng trên của Dịch, các nhà tư tưởng Việt Nam không những đã làm lợi cho sự phát triển của tư duy dân tộc, thêm chất triết học cho tư tưởng dân tộc, mà còn góp phần làm phong phú thêm tư tưởng của Dịch học.
Ngày nay, ở Việt Nam đang lưu hành nhiều trào lưu tư tưởng hiện đại cũng như cổ đại của thế giới. Mọi lý thuyết đều đang ra sức chứng minh cho sự tồn tại hợp lý của mình. Trong thế giới cạnh tranh này, Dịch lý vẫn còn chỗ đứng. Nhiều người vẫn còn tin ở Dịch. Lý do không phải là gì khác, mà chính là ở các giá trị truyền thống của Dịch đang được người đương thời kế thừa, vận dụng, bổ sung, sửa chữa và phát huy.

Nguồn: Tạp chí Triết học 2010, http://www.vientriethoc.com.vn/

 (1) Các sách Sử kí của Tư Mã Thiên (司馬天), Hán thư của Ban Cố (班固) đều nói Khổng Tử lúc cuối đời soạn “Dịch truyện”. Nhưng cách nhìn của đa số học giả Trung Quốc cận hiện đại thì cho rằng “Dịch truyện” là do các nhà Nho thời giữa Xuân Thu – Chiến Quốc biên soạn.
(2) 馮友蘭《中國哲學史新編》(上)1988。人民出版社,  北京,642-643頁。
(3) 如上.
(4) 張善文《周易辭典》上海古籍出版社459頁。
(5)韋政通《中國哲學辭典》1983,臺北大林學術叢刊9397頁。
(6) Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976, tr.422. Phần chữ Hán do người viết dịch.
(7) Nguyễn Trãi toàn tập, Sđd., tr.401. Phần chữ Hán do người viết dịch.
(8) Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bạch Vân am thi tập, “Tự thuật” (chữ Hán), bài 8, 9.
(9) Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bạch Vân am thi tập, “Tự thuật” (chữ Hán), bài 8, 9.
(10) Cao Bá Quát thi tập, “Nhàn vịnh”, bài 2.
(11) Phan Bội Châu toàn tập, Chương Thâu sưu tầm và biên soạn, Nxb Thuận Hoá, Huế, 1990, t.7, tr.18. Phần Hán dịch là của người viết.
(12) “Vong dương”: Sách Liệt Tử. Thuyết phù nói: Người hàng xóm của Dương Tử mất con dê, nhờ người đi tìm. Dương Tử thấy thế nói: Trên đường có nhiều lối rẽ, không biết dê đi theo lối nào mà tìm cho mất công – Biểu hiện của một chủ nghĩa bất khả tri.
“Đắc mã ông”: Ông già ở vùng biên giới mất ngựa rồi lại được ngựa. Điển tích ở trong sách Hoài Nam Tử của Lưu An thời Hán. ý nói may rủi không thể lường được – Một biểu hiện khác của chủ nghĩa bất khả tri.
(13) Thơ văn Lý Trần, t.2, q. Thượng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1989, tr.396.
(14) Nguyễn Văn Nguyên. Những vấn đề văn bản học Quân trung từ mệnh của Nguyễn Trãi, Nxb Văn học, Hà Nội, 1999, tr.222.
(15) Nguyễn Văn Nguyên. Sđd., tr.222.
(16) Viện nghiên cứu Văn hoá Đông Dương, Đại học Tokyo. Trần Kinh Hoà biên hiệu Đại Việt sử kí toàn thư (thượng), 1985, tr.176 (東京大學東洋文 化研究所,《大越史記全書》,陳刑和編校,1985176).
(17) 《大越史記全書》,quyển trung, tr.549.
(18) 如上.
(19) “Bình Dương”: Kinh đô của Đường Nghiêu. Bồ Bản: Kinh đô của Ngu Thuấn. “Mục Dã”: Nơi Châu Vũ Vương đánh đuổi vua Trụ nhà Ân. “Minh Điều”: Kinh đô nhà Hạ, Kiệt là vua cuối cùng của nhà Hạ. Cao Bá Quát. Tư liệu và bài viết từ trước đến nay, Nxb Văn học, Hà Nội, 2004.
(20) Phan Bội Châu toàn tập, t.8, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1990, tr.253.
(21)  Anh hàng thịt và người câu cá (屠釣): chỉ nghề nghiệp thuở trước của hai nhân vật: Phàn Khoái (樊噲) và Hàn Tín (韓信). Phàn Khoái làm nghề thịt chó, Hàn Tín làm nghề câu cá. Cả hai người về sau đều trở thành tướng lĩnh của Hán Cao Tổ (Lưu Bang — 劉邦).

0 comments:

Post a Comment

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts