Nguyễn Hải Đạm
Thật thú vị khi vào cuối thiên niên thứ II sau Công nguyên, một bộ sách ra đời từ thời tối cổ là Kinh dịch lại được đông đảo bạn đọc hăm hở tìm đọc lại.
Dạo một vòng các hiệu sách lớn, ta thấy hàng loạt cuốn sách mới in mạng tên Dịch học của các nhà cổ học đáng kinh như Phan Bội Châu, Bửu Cẩm, Nguyễn Mạnh Bảo, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Hữu Lương… nhìn sang Trung Quốc ta bắt gặp nhiều sách mới lạ như Thần mật bát quái, bát quái với doanh thương, bát quái với y học, bát quái với quân sự, Chu dịch dự đoán và khá nhiều bài khảo cứu quan hệ giữa dịch học với thiên văn, với giáo dục, với văn học, với kiến trúc, với số học… Thú vị nhất là trên lá quốc kỳ của Hà Quốc, một con rồng lực lưỡng mới nổi lên cõi Bắc Á, phấp phới hình đồ bát quái với 4 quẻ Khảm, Ly, Chấn, Đoài. Về nước Nhật Bản thì từ rất lâu đã nêu phương châm :bất học dịch, bất đắc nhập các": không biết dịch, miễn tham gia chính phủ.
Kinh dịch là bộ sách gì mà được trọng thị đến thế? Thưa đó là bộ sách ra đời cách đây hơn 6.000 năm, đúc kết một vũ trụ quan sát và một nhân sinh quan rất đắc của nền văn minh Hán Cổ. Văn minh nhân loại càng tiến tới thì những luận điểm kỳ diệu của kinh dịch càng được xác nhận tính đúng đắn.
Nguồn gốc kinh dịch có từ đâu? Theo truyền thuyết Dịch do vua Phục Hy tìm ra, vua Hạ Vũ bàn tiếp. Phục Hy và Hạ Vũ thuộc thời kỳ tiền sử của Trung Hoa, ví như thời Lạc Long Quân ở ta, có niên đại trước công nguyên từ 4 đến 2 thiên niên kỷ, lúc bấy giờ người Hán chưa có chữ. Đến thời Thuỷ Tổ nhà Chu là Chu Văn Vương - thế kỷ 11 TCN Văn Vương mới viết lời bàn về 64 quẻ (quái từ) rồi con ông là Chu Công Đán viết tiếp lời bàn về 384 hào (Hào từ). Quái từ và hào từ đều rất bí hiểm, khó hiểu. Lại đợi đến 5 thế kỷ sau, nhà đại bác học thời cổ là Khổng Khâu mới soạn Thập dục nói rõ hơn về dịch. Khổng Tử đọc dịch đến nỗi đứt dây sách 3 lần (Sách thời ấy gồm những thẻ tre dùng dây da xâu lại, thành cuộn đọc sách đến đứt dây da 3 lần là chứng tỏ cụ Khổng đọc không biết mấy trăm lượt)… thế mà cụ còn ước: Giá cho ta sống thêm 10 năm nữa để học Dịch thì sẽ tránh được nhiều sai lầm. Nhờ thập dực của cụ và của các nhà hậu học mà ta mới hiểu được về đại thể tinh thần của dịch. Sau này còn có hơn một ngàn pho sách diễn giải về dịch nữa, bộ Kinh dịch của Ngô Tất Tố chính là dịch từ bộ Chu Dịch đại toàn của Hồ Quảng và Kim Âu Tu đời Minh soạn. Kinh Dịch đến đời Tống thế kỷ 10 TCN là được nghiên cứu toàn diện và sâu sắc hơn cả, nhất là với Thiệu Khang Tiết, Trình Tử, Chu Hy, Bộ Mai hoa dịch số của Thiệu Tử được xem là đệ nhất kỳ thư. Như vậy kinh dịch trải 1.000 năm mới thành hình, lại 2.000 năm nữa mới được diễn giả chi tiết. Xem đó đủ hiểu kinh dịch kết tinh trí tuệ bao thế hệ người Hán.
Về mặt tự nhiên luận, kinh dịch đưa ra một tiền đề vĩ đại: Vũ trụ là 1, Trời đất Người là 1. Biểu hiện sự là một ấy là khí âm dương và 5 yếu tố cơ bản Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ gọi là ngũ hành. Tuy nhiên, khởi thuỷ vũ trụ chỉ là vô cực, tức một khoảng chân không vật lý tuyệt đối. Tự vô cực sinh Thái cực, là một thế hỗn hợp hai khí âm và dương. Khái niệm âm dương là rất tương đối: trong âm có dương, trong dương có âm. Âm ở cạnh cái âm hơn nó thì trở thành dương. Dương ở sát cái dương hơn nó thì trở thành âm. Về đại thể thì âm và dương phân biệt bởi 2 mặt đối lập: trên/ dưới, ngoài/ trong, to/nhỏ, trong/đục, cứng/mềm, nhanh/chậm, thăng/giáng, đực/ cái, sáng/tối, tốt/xấu, đi/đến, thực/hư, nóng/lạnh… khi Thái cực tách thành lưỡng nghi tương tự như vụ nổ big bang vậy, thì trời tách khỏi đất thành 2 quẻ ban đầu là quẻ Càn (≡) và quẻ Khôn (≡ ≡). Càn giao với Khôn thì được 3 con là Tốn, Ly, Đoài. Khôn giao với Càn cũng ra 3 con là Chấn, Khảm, Cấn, cộng lại thành 8 quẻ (bát quái). Rồi hai khí âm dương tương giao tương thành biến hoá mà thành ngũ hành, trước hết sinh Khảm thuỷ, sau đó Ly hoả, rồi Chấn mộc, rồi Đoài kim. Cả 4 hành ấy đều nằm trong thổ; ngũ hành sinh theo Tiên thiên (do Phục Hy tìm thấy trên lưng con Long mã hiện ở sông Hoàng Hà, gọi là hà đồ) theo chiều thuận tương sinh; Thuỷ sinh Mộc, Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Ngũ hành tương khắc theo chiều nghịch của Hậu thiên (do Hạ vũ tìm thấy trên lưng con rùa thần hiện ở sông Lạc, nên gọi là Lạc thư); Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ. Tuy vậy, dù là âm dương hay ngũ hành, bản chất chỉ là một. Đúng như Chu Liêm Khê nói: Ngũ hành, nhất âm, nhất dương đã! Âm dương nhất, Thái cực dã! Thái cực bản, vô cực dã! Vô cực chi sinh, nhị ngũ chi tính, diệu hợp nhi ngừng. Càn đạo thành nam, khôn đạo thành nữ, nhị khí giao cảm, hoá sinh vạn vật (ngũ hành chẳng qua là do âm dương sinh ra, âm dương chẳng qua trong thái cực, Thái cực vốn là vô cực. Cái sinh là vô cực, cái tính chất của âm dương ngũ hành, khép hội họp mà ngưng tụ lại. Đạo Càn thành nam, đạo Khôn thành nữ, nam nữ giao cảm hoá thành muôn loài).
Với bát quái đã đủ để diễn tả thế giới tự nhiên với 4 phương 8 hướng, với 5 yếu tố cơ bản của thế giới vật chất. Nhưng để diễn tả thế giới nhân sinh, thì chưa đủ, nên Văn vương phải cho 8 quẻ gieo nhau lần nữa thành 8 x 8 = 64 trùng quái. Thứ tự của 64 quẻ kép dương 1 âm 1 dương hội họp, khác nào 2 mã 0 và 1 trong hệ đếm của máy điện toán hiện đại, mà khi nhà học Lepnic phát hiện thấy qua 64 quẻ Kinh Dịch, ông đã vô cùng ngạc nhiên trước sự chính xác toán học của Dịch!
Tựu trung, qua Hà Đồ và Lạc thư, ta có thể thấy: Trời 1 Đất 2, Trời 3 Đất 4, Trời 5 Đất 6, Trời 7 Đất 8, Trời 9 Đất 10. Trời có 5 cơ số (lẻ): 1,3,5,7,9; Đất có 5 số ngẫu (chẵn): 2,4,6,8,10. Thiên số là 25, Địa số là 30. Cả Trời Đất là 55. Dương âm tĩnh, Âm lặng lẽ hoá thành mọi cái dương sinh ra. Do đó, trời đất mới từ vô hình thành hữu hình. Số 5 là cực của vô. Số 10 là cực của hữu. Ngũ hành thuộc phạm trù hữu hình. Số 3 là chân số, bởi nó do số Trời 1 + số Đất 2 mà thành. Đó là Thái cực, quẻ Càn (≡) số 3 hào. Quẻ Khôn ( ) chẳng qua là quẻ Can phân đôi. Cộng 3 số Trời: 1 + 3 + 5 ta được 9, 9 là lão dương, hào cửu. Cộng 2 số Đất, 2 + 4 ta được số 6, 6 là lão âm, hào lục. Hào từ gọi quả dương là hào cửu, gọi quẻ âm là hào lục là vì thế.
Như vậy, quá trình biến hoá âm dương đã tạo ra vũ trụ với hai âm khí âm dương, ngũ hành, can và chi, thành ra vũ trụ hiện hữu. Lý thuyết sinh thành vũ trụ do nhà vật lý lý thuyết vĩ đại Hawking tìm ra đã chứng minh luận điểm vũ trụ sinh thành đúng là từ chân không vật lý (vacuum), thông qua vụ nổ lớn Bigbang mà thành, và toàn vũ trụ đều nằm trong một trường thống nhất. Vũ trụ hiện đương trong giai đoạn giãn nở, và thời gian, theo lý thuyết Einstein, chỉ là chiều thứ 4 của không gian 3 chiều, đúng như lịch Hán cổ ghi thời gian theo can chi, tức là những thông số của không gian. (Can là 5 hành trên Trời với 5 phương dưới Đất. Chỉ là 12 chòm sao trên đường hoàng đạo Trái đất đi qua).
Tinh thần cơ bản của Dịch học là lẽ vận động chuyển dịch. Dịch là chuyển dịch, người phương Tây gọi Kinh Dịch là the book of change, sách của lẽ biến đổi. Âm dương có tương giao nên tương thành, tương huỷ, tương phản mà tương thành chứ không đi tới chỗ huỷ diệt nhau, bởi vì rốt cuộc lại trở về nơi xuất phát. Lão tử nói: Phản giả, Đạo chi Động: vận động của Đạo là quay trở về. Có dương bất sinh, độc âm biến thành. Âm dương tương thôi mà sinh ra vận động lực vây. Lẽ biến dịch là rất quan trọng. Mà trong biến dịch, thì can hệ nhất ở chữ Thì. Tuỳ thì biến dịch. Thiệu tử nói: Chu Dịch nhất bộ, khả nhất ngôn dĩ tế chi, viết: thì. Toàn bộ pho Chu dịch chỉ có một chữ bao trùm, đó là chữ thì! Trong một quẻ, thì các hào 1,3,5 chỉ sơ kỳ, trung kỳ, mạt kỳ của sự vật, lúc xem quẻ, người ta đặc biệt chú ý đến những bước chuyển đó. Người xưa học Dịch, cốt để suy ngẫm lẽ đời xem lúc nào nên tiến, lúc nào nên thoái. Lê Quý Đôn chê Nguyễn Trãi không tường lẽ chi túc nên đã về trí sĩ ở Côn Sơn rồi còn tái xuất hoạn lộ đến nỗi chịu thảm hoạ tru di. Trong kinh dịch, không có quẻ nào hoàn mỹ, cũng không có quẻ nào toàn xấu.Các quả dịch luôn luôn biến động, gặp thì hung hoá cát, không gặp thì cát cũng hóa hung. Tinh thần Dịch rất biện chứng. Cho nên kinh Dịch vận dụng vào lẽ tu tề trị bình rất hay. Cụ Trạng Trình nhờ khéo vận dụng Dịch mà suy đoán trước nhiều bước di lịch sử dân tộc trong câu gọi là sấm Trạng.
Bởi lẽ trong bát quái rất nhiều thông tin (xem quái tượng, hào từ), lại vận động biến hóa, mà người ta dùng bát quái để tự đoán hậu vận của mỗi sự vật. Thiệu vĩ hòa, cháu nhiều đời nhà Dịch học trứ danh Thiệu Khang Tiết đã viết cuốn Chu Dịch dự đoán học. Trong cuốn này ông dẫn ra nhiều thí dụ dự đoán có thể như kỳ diệu, thậm chí đoán trước được 3 tháng sự kiện nổ ra cuộc chiến vùng vịnh Ba Tư. Mao Trạch Đông trong chỉ đạo cách mạng Trung Hoa cũng dùng Dịch, như Cụ chọn Thiểm, Tây làm căn cứ địa ứng vì ứng với quẻ Càn, chọn Đông Bắc làm nơi tiếp nhận sự chi viện của Liên Xô vì thuộc của Hưu, Theo Dịch, Càn là Khai Môn, Cần là sinh môn, Khảm là Hưu Môn, Mao rất giỏi Dịch lý! Để bói Dịch, ta thường dùng cách gieo 3 đồng tiền. Áp đồng tiền trong bàn tay tạo sự tương thông giữa người và tiền, rồi mới gieo 6 lượt lấy 6 hào, được bản quái. Sau khi làm phép biến cho hào đồng, ta được biến quái. Bản quái cho biết sơ kỳ của sự việc. Biến quái cho biết trung ky. Còn nếu muốn biết mạt kỳ thì phải làm biến đổi quẻ, lấy hào 2,3,4 của bản quái làm hạ quái, lấy hào 3,4,5 của bản quái làm thượng quái của hỗ quái. Trong quẻ kép thu được ấy, nếu hào đông xuất hiện ở hạ hay thượng quái, thì quẻ có hào đông gọi là Dụng. Quẻ không có hào đông gọi là Thể. Thể là chủ, dụng là khách. Cách xem quẻ cốt nắm nguyên lý: Dương gặp âm là Thuận, dương gặp dương là trắc trở. Âm gặp dương thì thông, âm gặp âm thì tắc. Âm dương tương ứng thì có giao cảm, là cát. Giao cảm giữa hạ quái với thượng quái là quan trọng, bất tương giao thì hung. Lại phải xem các cặp tương ứng giữa các hào, cặp 2-5 là quan trọng nhất, bởi cả hai đều có vị trí nằm giữa hai hào khác (đắc trung). Hai hào giáo nhau có quan hệ âm dương tương ứng cũng tốt. Sau đó, cần nắm vững quái tượng mà suy luận. Nói chung, nếu 6 hào không động thì xem quái từ. Nếu có hào động, thì phải xem hào từ. Nếu 3 hào động, thì lấy bản quái làm chính.
Ông cha ta rất giỏi vận dụng Dịch lý. Xem bài tựa của Trần Khánh Dư soạn cho cuốn Binh thư yếu lược của TQT vận dụng Dịch vào bày trận như thế nào. Lại xem bài văn bia khắc của chùa Tầy, sẽ thấy tư tưởng Dịch thật là sâu sắc. Bộ Hải thượng y tông tâm lĩnh của Lê Hữu Trác vận dụng Dịch đã đến độ uyên thâm! Các cụ thường dùng Dịch bài lẽ cùng thông xuất xử. Ngày nay, người Trung Hoa dùng Dịch để dự đoán việc doanh thương, việc quân sự, việc dùng người.
Nói tóm lại, sự hiểu biết về Dịch là đặc biệt quan trọng, trước hết, Dịch dạy ta phép tư duy biện chứng, sau đó, phép bói Dịch giúp ta dự đoán nhiều điều. Muốn đi sâu vào thế giới tâm linh, thiết nghĩ không thể không giỏi Dịch lý. Trong một dịp khác, tôi sẽ nói đầy đủ hơn phép bói dịch. Nguồn: uia.edu.vn
0 comments:
Post a Comment