Bác sĩ Willis Harman |
(Trước khi có thể hiểu và sống trãi nghiệm theo thuyết toàn đồ, chúng ta cần xem xét lại khái niệm hiện nay về vấn đề này, nó không phải là cách giải thích vấn đề theo tổng thể.)
Cái mà chúng ta coi như thực tại cơ bản phụ thuộc vào môn siêu hình học, như cái dây trương của chiếc cung cho nền khoa học của chúng ta. Trong quyển sách Global Mind Change “Sự thay đổi tổng quát của trí tuệ” bác sĩ Willis Harman nêu ra việc sử dụng ba hệ thống siêu hình học cơ bản M-1, M-2 và M-3 trong lịch sử tiến hóa của loài người ông mô tả chúng như sau:
M-1. Nhất nguyên duy vật
(Vật chất sinh ra tinh thần)
Lý thuyết đầu trong ba thuyết trên là: Vũ trụ được cấu thành bởi năng lượng vật chất. Chúng ta phát hiện được thực tại bởi việc nghiên cưú thế giới có thể đo được. Dù bản chất của ý thức như thế nào, nó lộ ra từ vật chất khi quá trình tiến hóa đã được phát triển đủ.
Tất cả mọi điều người ta học được về ý thức đều ở trong nghiên cứu giảng dạy về bộ não, bởi vì ý thức mà thiếu một cơ quan vật chất sống là chưa được biết đến và không thể chấp nhận.
M-2. Nhị nguyên (vật chất cộng tinh thần)
Theo tính chất xen kẻ luân phiên nhau của siêu hình học nhị nguyên, vũ trụ dựa trên hai yếu tố cơ bản: Năng lượng vật chất và tinh thần.
Người ta nghiên cứu cái thứ nhất dựa vào dụng cụ máy móc khoa học và người ta xem xét cái thứ hai bằng các biện pháp đặc biệt như sự khám phá loại hiểu biết bổ sung cho nhau và có khi trùng khớp nhau (trong trường hợp các hiện tượng về siêu hình học).
M-3. Nhất nguyên theo phương pháp tiên nghiệm (tinh thần sinh ra vật chất)
Một hệ thống thứ ba làm cho ý thức trở thành yếu tố tối thượng của vũ trụ. Tinh thần hay ý thức, bằng cách nào đó sinh ra vật chất. Thế giới vật chất là của tinh thần bao la vô hạn, đó là hình ảnh mà tinh thần cá thể hằng mơ tưởng tiếp xúc cuối cùng với thực tại che dấu đằng sau thế giới hiện tượng được thực hiện bởi trực giác sâu xa chứ không phải bởi giác quan vật lý. Ý thức không phải là cái kết thúc của tiến hóa vật chất mà nó có trước.
Gia tài và thành quả văn hoá của chúng ta viện dẫn nhiều nhất đến mô hình siêu hình M-1, trụ cột của một khoa học máy móc. Còn về tương lai của chúng ta nó đã manh nha trong mô hình M-3 và dẫn đến một nền khoa học toàn đồ.
Xem: http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=8NkYpzO3wwA#!
MÔ HÌNH CŨ CỦA KHOA HỌC MÁY MÓC VÀ SỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE
Trước khi chọn lựa để giao phó sức khỏe chúng ta cho mô hình toàn đồ, chúng ta hãy điểm qua những khái niệm củ của chúng ta về sức khỏe, sự chữa khỏi bệnh và nền Y học và các hạn chế của chúng.
Các quan điểm cũ đó đến từ mô hình khoa học máy móc đã lỗi thời, nó quyết định nền văn hóa của chúng ta. Được xây dựng trên hệ thống siêu hình học M-1. (Vật chất là nguồn gốc của tinh thần) nó bao gồm một tổng thể những tiền đề hợp lý lẻ được chấp nhận ngầm của thời đại khoa học đó. Bác sĩ Harmanne đã nêu các giả thuyết sau:
- Sự hiểu biết chỉ có được bởi các giác quan vật chất, hay suy cho cùng là do một sự chuyển giao thông tin di truyền.
- Hoặc giả bởi khoa học kinh nghiệm chủ nghĩa với sự khám phá thế giới đo đếm được nhờ có các dụng cụ máy móc làm tăng khả năng của giác quan.
- Mọi tính chất định tính cuối cùng được quy về tính chất định lượng (màu sắc được quy về chiều dài của sóng).
- Có sự phân định ranh giới rõ rệt giữa thế giới khách quan mà mọi người đều cảm nhận được và trãi nghiệm chủ quan chỉ có được ở một cá thể. Điều thứ nhất là công việc của kiến thức khoa học, điều thứ hai mặc dù nó có tầm quan trọng đến đâu với một cá thể, thì cũng không thể dẫn đến cùng một loại kiến thức như trên vốn dễ dàng kiểm tra được.
- Khái niệm về tự do ý chí là một mưu toan, tiền khoa học để giải thích một hành vi mà sự phân tích khoa học cho ta thấy nó vừa do các lực từ bên ngoài tác động đến cá nhân, vừa do những căng thẳng và áp lực bên trong của cơ thể gây ra.
- Cái mà chúng ta gọi là ý thức hay sự nhạy cảm với tư tưởng và cảm xúc của chúng ta chỉ là một hiện tượng phụ do các quá trình vật lý, sinh học trong bộ não tạo ra.
- Cái mà chúng ta gọi là trí nhớ chỉ là một mớ thông tin được tích lũy trong hệ thống thần kinh trung ương.
- Căn cứ vào bản chất của thời gian, mọi dự đoán cho tương lai chỉ có thể thực hiện bởi sự đoán trước hợp lý dựa trên những lý do đã biết và các sự việc được lặp đi lặp lại trong quá khứ.
- Hoạt động tinh thần phụ thuộc vào các trạng thái tích cực khác nhau của một cơ thể vật chất (bộ não), nó không thể có hiệu ứng trực tiếp đến thế giới vật chất bên ngoài cơ thể đó.
- Sự tiến hóa của vũ trụ và con người có những nguyên nhân vật chất. Không gì có thể xác minh một khái niệm về ý định vũ trụ trong sự tiến hóa đó, trong sự phát triển của ý thức hoặc trong những cố gắng của cá thể.
Các giả thiết đó làm cơ sở cho cái xã hội công nghiệp hoá và hệ thống y tế của chúng ta. Đôi khi chúng có hiệu quả, nhưng không phải lúc nào cũng như thế, và đối với bất kỳ người nào. Xã hội tiêu thụ có những ưu điểm của nó, nhưng không phải cho những người nghèo khổ. Để tìm được giải pháp hưũ hiệu cho các vấn đề xã hội và bệnh tật, vốn là các vết thương của thế kỷ XXI, chúng ta phải tìm hiểu sâu hơn các giả thiết về thực tại.
Triết lý của nền văn hóa phương Tây dựa trên mô hình cũ vật lý máy móc, mô hình này là dựa trên mô hình siêu hình học M-1, nói rõ rằng thế giới được tạo thành từ các khối vật chất. Électron và Proton mọi thứ đều do các yếu tố nhỏ xiú đó hợp thành. Để hiểu được thế giới, đủ cần chia nó ra thành các yếu tố đó rồi nghiên cứu chúng. Người ta đã dạy chúng ta sống bằng cách tin vào tính hợp lý. Hệ thống xã hội hay y tế, các nhà trường của chúng ta nhấn mạnh đến các giải pháp có tính hợp lý để giải quyết mọi vấn đề vì chỉ có tính hợp lý mới giải thích và nêu được nguyên nhân. Để làm được việc này, người ta tách mọi thứ ra và người ta phân tích.
Khốn thay, từ gần bao nhiêu năm nay người ta đã chẻ thế giới thành những mảnh nhỏ để nghiên cưú chúng như những thực thể riêng biệt nhưng công cuộc nghiên cưú này đã tỏ ra là một sai lầm. Các thí nghiệm về vật lý và sinh học trong hai mươi năm gần đây chỉ ra rằng mọi sự đều gắn với nhau, không thể nào tách người làm thí nghiệm với bản thân việc thí nghiệm tách cá nhân ra khỏi tổng thể. Tuy vậy, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta vẫn tiếp tục áp dụng cái nguyên tắc phân đoạn, chia thành bộ phận nhỏ.
Chuyên viên Cảm xạ học Dư Quang Châu
Nguồn: http://www.camxahoc.vn/?p=11798
0 comments:
Post a Comment
Click to see the code!
To insert emoticon you must added at least one space before the code.