Viêm xoang là một bệnh mãn tính thường gặp ở nước ta, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nguồn gốc, các phòng ngừa và điều trị bệnh này.
Mặt và sọ gồm nhiều khối xương tiếp với nhau. Để khối mặt sọ giảm sức nặng, tạo hoá đã tạo ra những lỗ trống trong lòng các xương. Những lỗ trống này được gọi là xoang. Xoang lớn nhỏ tuỳ từng vị trí và đều có đường thông vào hốc mũi và bao bởi niêm mạc, chứa không khí. Xoang chỉ bình thường khi lỗ thông mũi không bị nghẽn.
Nếu đường thông vào mũi bị nghẽn, vi khuẩn sẽ gây tác hại trong xoang, dẫn tới viêm nhiễm. Có thể viêm một xoang (thường là xoang hàm) hoặc đa xoang và nhiều loại như: viêm xoang dị ứng, dày niêm mạc xoang, trong xoang có mủ, u nhầy hoặc polýp (dạng u nhí lành tính, có cuống).
Phân loại viêm xoang
Viêm xoang được phân loại dựa vào thời gian tiến triển của bệnh (cấp, bán cấp, mạn) và theo tình trạng viêm (nhiễm trùng, không nhiễm trùng).
Viêm xoang cấp kéo dài ít hơn 3 ngày; bán cấp từ 1 đến 3 tháng, mạn là hơn 3 tháng. Viêm xoang nhiễm trùng do vi khuẩn phát triển, gây kích thích (điều kiện tổn thương) hay dị ứng. Viêm xoang cấp thường thứ phát sau viêm mũi dị ứng, nhiễm siêu vi đường mũi. Viêm xoang bán cấp và mạn là kết quả của việc điều trị viêm mũi cấp không triệt để.
Nguyên nhân
- Mọi lý do cản trở luồng không khí vào và mang, dẫn lưu chất tiết ra khói xoang đều khiến chất dịch thoát không kịp, làm cho lỗ thông phù nhỏ thêm. Ứ đọng chất nhầy là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, cũng như một số loại nấm phát triển trong các xoang.
- Cơ địa dị ứng một chất nào đó, thường là hóa chất, thức ăn biến chất, làm cho niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang và nhiễm trùng.
- Sức đề kháng kém, cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn, suy giảm miễn dịch, suy yếu niêm mạc dường hô hấp, rối loạn hệ thần kinh thực vật. Bệnh nhân viêm xoang kèm theo viêm một số bộ phận khác.
- Tuyến nhầy của viêm mạc xoang hoạt động quá nhiều.
- Do viêm mũi sau nhiễm siêu vi (cúm, sởi...), bị bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn. Có trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên. Dùng aspirin trong trường hợp không dung nạp được thuốc, làm nặng thêm polýp mũi xoang có sẵn.
Triệu chứng
Biểu hiện thường gặp khi bị viêm xoang là đau đầu, sốt nhẹ (25% bệnh nhân sốt bởi viêm xoang cấp), cũng có trường hợp sốt cao, nhất là ở trẻ em. Tăng nhạy cảm vùng mặt là triệu chứng chính, đau nhiều về sáng do đêm bị ứ đọng xuất tiết, đau thành từng cơn. Một số người hay choáng đầu khi nghiêng về phía trước. Vùng quanh mắt nhức thành cơn và theo nhịp mạch đập. Ấn thấy đau phía dưới mắt, cơn đau có chu kỳ vào thời gian nhất định trong ngày.
Bên cạnh đó, bệnh nhân thường thấy ngạt, tắc mũi, chất tiết mũi trở nên đục, đổi màu xanh đục, nước mũi chảy ra trước hoặc sau cổ họng, gây ngứa họng và kích thích họng. Tùy theo tình trạng viêm mà tắc một hay cả hai bên, mức độ nhẹ hay vừa, từng lúc hay tắc liên tục, không ngửi được mùi, ngạt nhiều bên đau, ngạt tăng vào ban đêm. Trường hợp viêm xoang do răng số 5,6,7 hàm trên sẽ thấy bị áp xe quanh răng. Lợi bị viêm, mủ chảy từ xoang ra rất thối, chảy mủ mũi vàng đục, có mùi hôi. Xì mạnh thường gây đau và lẫn tia máu. Người bệnh không tập trung suy nghĩ được. Đôi khi ăn không ngon, ngủ không yên giấc, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Nếu viêm xoang mạn tính thì nhóm xoang trước hầu như không khó chịu gì, không nhức đầu, chảy nước mũi, đôi khi mệt mỏi, có thể có triệu chứng xa như ở đường tiêu hoá, phế quản, thận khớp. Nhóm xoang sau bệnh nhân không chảy mủ, nhưng có dịch cuống họng, nhức mắt, đau nhức vùng gáy. Một số trường hợp mờ mắt do viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu.
Điều trị
Chữa trị viêm xoang, nếu được điều trị đúng sẽ cải thiện sớm và hiệu quả, nhưng đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì kiêng cữ, tuân thủ đúng liều thuốc, thời gian, cũng như lời khuyên của bác sĩ. Có nhiều phương pháp điều trị xoang như:
Nội khoa: Kháng sinh, giảm đau, co mạch, chống dị ứng.
Thủ thuật: Xông mũi xoang, kê kê, chọc rửa xoang.
Đối với bệnh nhẹ không cần sử dụng đến kim, kéo, mà chỉ rửa xoang, làm sạch mũi. Biện pháp này không gây đau và chảy máu. Bên cạnh đó, dùng thuốc kháng sinh đủ liều, đều đặn để diệt vi khuẩn gây bệnh.
- Giữ nhiệt độ trong nhà vừa phải, xông mũi bằng hơi nước nóng, uống nước nhiều để làm loãng chất tiết. Thuốc chống sổ mũi giúp mủ và chất nhầy thoát ra, nhưng phải cẩn thận khi dùng vì dễ gây hại nhiều hơn khi làm khô mũi quá mức và các chất không thoát ra ngoài được.
Kèm theo điều trị bằng thuốc, có thể rửa xoang bằng phương pháp Proetz rất hiệu quả, bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu sau vài lần rửa.
- Nếu không hiệu quả, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật nội soi, nạo vét mủ đọng, chống viêm nhiễm lan toả. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế, khả năng phục hồi đạt 80%.
- Đeo khẩu trang trước khi ra đường và làm công việc gặp nhiều bụi bặm. Giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, tránh xa khói bụi, chất thải, ăn uống đủ dinh dưỡng.
- Không dùng các loại tinh dầu quế, hồi làm cao để xoa cho trẻ mỗi khi tắc nghẹt mũi vì sẽ gây kích thích xung huyết da và niêm mạc đường hô hấp của trẻ.
- Đối với người mẫn cảm cần chú ý phòng tránh phấn hoa, nấm mốc, nước hoa, thức ăn lạ, nhiều gia vị, nhiệt độ thay đổi. Khi ngứa mũi, muốn hắt xì nhưng không được cũng tuyệt đối không nên cho tay vào ngoáy vì dễ mang vi trùng vào, khiến cho bệnh càng nghiêm trọng thêm. Nhớ chỉ xì mũi ra, không hít ngược như trẻ nhỏ thường làm. Không cố gắng xì mạnh vì sẽ đẩy chất viêm vào vòi nhĩ và tai.
- Bệnh có thể lây lan, vì vậy không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị viêm xoang.
- Khi có các triệu chứng ban đầu như hắt hơi, chảy nước mũi, tắc mũi, cần đến ngay bệnh viện, không nên tự mua thuốc điều trị.
Mặt và sọ gồm nhiều khối xương tiếp với nhau. Để khối mặt sọ giảm sức nặng, tạo hoá đã tạo ra những lỗ trống trong lòng các xương. Những lỗ trống này được gọi là xoang. Xoang lớn nhỏ tuỳ từng vị trí và đều có đường thông vào hốc mũi và bao bởi niêm mạc, chứa không khí. Xoang chỉ bình thường khi lỗ thông mũi không bị nghẽn.
Nếu đường thông vào mũi bị nghẽn, vi khuẩn sẽ gây tác hại trong xoang, dẫn tới viêm nhiễm. Có thể viêm một xoang (thường là xoang hàm) hoặc đa xoang và nhiều loại như: viêm xoang dị ứng, dày niêm mạc xoang, trong xoang có mủ, u nhầy hoặc polýp (dạng u nhí lành tính, có cuống).
Phân loại viêm xoang
Viêm xoang được phân loại dựa vào thời gian tiến triển của bệnh (cấp, bán cấp, mạn) và theo tình trạng viêm (nhiễm trùng, không nhiễm trùng).
Viêm xoang cấp kéo dài ít hơn 3 ngày; bán cấp từ 1 đến 3 tháng, mạn là hơn 3 tháng. Viêm xoang nhiễm trùng do vi khuẩn phát triển, gây kích thích (điều kiện tổn thương) hay dị ứng. Viêm xoang cấp thường thứ phát sau viêm mũi dị ứng, nhiễm siêu vi đường mũi. Viêm xoang bán cấp và mạn là kết quả của việc điều trị viêm mũi cấp không triệt để.
Nguyên nhân
- Mọi lý do cản trở luồng không khí vào và mang, dẫn lưu chất tiết ra khói xoang đều khiến chất dịch thoát không kịp, làm cho lỗ thông phù nhỏ thêm. Ứ đọng chất nhầy là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, cũng như một số loại nấm phát triển trong các xoang.
- Cơ địa dị ứng một chất nào đó, thường là hóa chất, thức ăn biến chất, làm cho niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang và nhiễm trùng.
- Sức đề kháng kém, cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn, suy giảm miễn dịch, suy yếu niêm mạc dường hô hấp, rối loạn hệ thần kinh thực vật. Bệnh nhân viêm xoang kèm theo viêm một số bộ phận khác.
- Tuyến nhầy của viêm mạc xoang hoạt động quá nhiều.
- Do viêm mũi sau nhiễm siêu vi (cúm, sởi...), bị bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn. Có trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên. Dùng aspirin trong trường hợp không dung nạp được thuốc, làm nặng thêm polýp mũi xoang có sẵn.
Triệu chứng
Biểu hiện thường gặp khi bị viêm xoang là đau đầu, sốt nhẹ (25% bệnh nhân sốt bởi viêm xoang cấp), cũng có trường hợp sốt cao, nhất là ở trẻ em. Tăng nhạy cảm vùng mặt là triệu chứng chính, đau nhiều về sáng do đêm bị ứ đọng xuất tiết, đau thành từng cơn. Một số người hay choáng đầu khi nghiêng về phía trước. Vùng quanh mắt nhức thành cơn và theo nhịp mạch đập. Ấn thấy đau phía dưới mắt, cơn đau có chu kỳ vào thời gian nhất định trong ngày.
Bên cạnh đó, bệnh nhân thường thấy ngạt, tắc mũi, chất tiết mũi trở nên đục, đổi màu xanh đục, nước mũi chảy ra trước hoặc sau cổ họng, gây ngứa họng và kích thích họng. Tùy theo tình trạng viêm mà tắc một hay cả hai bên, mức độ nhẹ hay vừa, từng lúc hay tắc liên tục, không ngửi được mùi, ngạt nhiều bên đau, ngạt tăng vào ban đêm. Trường hợp viêm xoang do răng số 5,6,7 hàm trên sẽ thấy bị áp xe quanh răng. Lợi bị viêm, mủ chảy từ xoang ra rất thối, chảy mủ mũi vàng đục, có mùi hôi. Xì mạnh thường gây đau và lẫn tia máu. Người bệnh không tập trung suy nghĩ được. Đôi khi ăn không ngon, ngủ không yên giấc, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Nếu viêm xoang mạn tính thì nhóm xoang trước hầu như không khó chịu gì, không nhức đầu, chảy nước mũi, đôi khi mệt mỏi, có thể có triệu chứng xa như ở đường tiêu hoá, phế quản, thận khớp. Nhóm xoang sau bệnh nhân không chảy mủ, nhưng có dịch cuống họng, nhức mắt, đau nhức vùng gáy. Một số trường hợp mờ mắt do viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu.
Điều trị
Chữa trị viêm xoang, nếu được điều trị đúng sẽ cải thiện sớm và hiệu quả, nhưng đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì kiêng cữ, tuân thủ đúng liều thuốc, thời gian, cũng như lời khuyên của bác sĩ. Có nhiều phương pháp điều trị xoang như:
Nội khoa: Kháng sinh, giảm đau, co mạch, chống dị ứng.
Thủ thuật: Xông mũi xoang, kê kê, chọc rửa xoang.
Đối với bệnh nhẹ không cần sử dụng đến kim, kéo, mà chỉ rửa xoang, làm sạch mũi. Biện pháp này không gây đau và chảy máu. Bên cạnh đó, dùng thuốc kháng sinh đủ liều, đều đặn để diệt vi khuẩn gây bệnh.
- Giữ nhiệt độ trong nhà vừa phải, xông mũi bằng hơi nước nóng, uống nước nhiều để làm loãng chất tiết. Thuốc chống sổ mũi giúp mủ và chất nhầy thoát ra, nhưng phải cẩn thận khi dùng vì dễ gây hại nhiều hơn khi làm khô mũi quá mức và các chất không thoát ra ngoài được.
Kèm theo điều trị bằng thuốc, có thể rửa xoang bằng phương pháp Proetz rất hiệu quả, bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu sau vài lần rửa.
- Nếu không hiệu quả, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật nội soi, nạo vét mủ đọng, chống viêm nhiễm lan toả. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế, khả năng phục hồi đạt 80%.
Phòng ngừa bệnh xoang
- Đeo khẩu trang trước khi ra đường và làm công việc gặp nhiều bụi bặm. Giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, tránh xa khói bụi, chất thải, ăn uống đủ dinh dưỡng.
- Không dùng các loại tinh dầu quế, hồi làm cao để xoa cho trẻ mỗi khi tắc nghẹt mũi vì sẽ gây kích thích xung huyết da và niêm mạc đường hô hấp của trẻ.
- Đối với người mẫn cảm cần chú ý phòng tránh phấn hoa, nấm mốc, nước hoa, thức ăn lạ, nhiều gia vị, nhiệt độ thay đổi. Khi ngứa mũi, muốn hắt xì nhưng không được cũng tuyệt đối không nên cho tay vào ngoáy vì dễ mang vi trùng vào, khiến cho bệnh càng nghiêm trọng thêm. Nhớ chỉ xì mũi ra, không hít ngược như trẻ nhỏ thường làm. Không cố gắng xì mạnh vì sẽ đẩy chất viêm vào vòi nhĩ và tai.
- Bệnh có thể lây lan, vì vậy không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị viêm xoang.
- Khi có các triệu chứng ban đầu như hắt hơi, chảy nước mũi, tắc mũi, cần đến ngay bệnh viện, không nên tự mua thuốc điều trị.
Theo Gia đình
0 comments:
Post a Comment