Do cơ thể của bé nhạy cảm hơn người trưởng thành nên cha mẹ không được tự ý cho bé uống thuốc (khi chưa có chỉ định của bác sĩ). Cho dù đó là loại thuốc chữa ho, chữa cảm dạng thảo mộc.
Những chú ý sau, giúp bé uống thuốc an toàn :
Biết được cân nặng của bé
Liều lượng dùng thuốc có thể dựa trên số cân nặng của bé. Độ tuổi không phải thước đo chính xác khi quyết định liều lượng của thuốc.
Tuyệt đối tự ý tăng liều thuốc, với suy nghĩ bé sẽ nhanh khỏi bệnh. Điều này có thể đẩy bé vào tình trạng ngộ độc thuốc do dùng quá liều.
Đọc nhãn mác thật cẩn thận
Một số thông tin trên vỏ thuốc cần lưu ý; chẳng hạn: “Dùng thuốc sau bữa ăn” hoặc “Không được tán vụn thuốc”. Những mẩu tin cảnh báo ghi trên bao bì thường khác nhau giữa các loại thuốc (hoặc cũng có thêm ghi chú dưới sự tư vấn của bác sĩ). Vì thế, có loại thuốc được tán vụn sẽ giúp cơ thể bé hấp thu tốt hơn nhưng có loại thì không.
Lưu ý với thuốc dạng nước
Không bao giờ được sử dụng thìa cafe (hoặc thìa ăn cơm) để đong lượng thuốc dạng nước cho bé. Mỗi loại thìa khác nhau thường chứa được thể tích thuốc nước khác nhau, có thìa là 3ml nhưng cũng có thìa là 7ml.
Thìa dành cho bé uống thuốc thường chứa 5ml chất lỏng. Nếu loại thuốc dành cho bé không đính kèm theo thìa, bạn có thể hỏi ý kiến dược sĩ để chọn mua thìa dành riêng cho bé uống thuốc.
Không ngừng uống thuốc giữa chừng
Thuốc chữa dị ứng hoặc kháng sinh chỉ hiệu quả khi bé được điều trị liên tục, theo đợt. Mỗi đợt kéo dài hàng tuần (hoặc hơn), dựa trên chỉ định của bác sĩ. Vì thế, không nên tự ý ngừng cho bé uống thuốc, dù bạn nhận thấy sức khỏe của con đã tốt lên.
Những câu cần hỏi ý kiến bác sĩ / dược sĩ
Khi cho bé dùng bất kỳ loại thuốc nào, cần đặt ra những câu hỏi như sau :
- Đây là loại thuốc gì?
- Thời gian cho bé uống thuốc kéo dài bao lâu?
- Thuốc có những tác dụng phụ gì? Nếu bị phản ứng với thuốc thì dấu hiệu nào cần đưa bé đi khám?
- Nếu lỡ quên cho bé uống thuốc thì phải làm sao?
- Loại thuốc này có phản ứng với những loại thuốc nào?
Những chú ý sau, giúp bé uống thuốc an toàn :
Biết được cân nặng của bé
Liều lượng dùng thuốc có thể dựa trên số cân nặng của bé. Độ tuổi không phải thước đo chính xác khi quyết định liều lượng của thuốc.
Tuyệt đối tự ý tăng liều thuốc, với suy nghĩ bé sẽ nhanh khỏi bệnh. Điều này có thể đẩy bé vào tình trạng ngộ độc thuốc do dùng quá liều.
Đọc nhãn mác thật cẩn thận
Một số thông tin trên vỏ thuốc cần lưu ý; chẳng hạn: “Dùng thuốc sau bữa ăn” hoặc “Không được tán vụn thuốc”. Những mẩu tin cảnh báo ghi trên bao bì thường khác nhau giữa các loại thuốc (hoặc cũng có thêm ghi chú dưới sự tư vấn của bác sĩ). Vì thế, có loại thuốc được tán vụn sẽ giúp cơ thể bé hấp thu tốt hơn nhưng có loại thì không.
Lưu ý với thuốc dạng nước
Không bao giờ được sử dụng thìa cafe (hoặc thìa ăn cơm) để đong lượng thuốc dạng nước cho bé. Mỗi loại thìa khác nhau thường chứa được thể tích thuốc nước khác nhau, có thìa là 3ml nhưng cũng có thìa là 7ml.
Thìa dành cho bé uống thuốc thường chứa 5ml chất lỏng. Nếu loại thuốc dành cho bé không đính kèm theo thìa, bạn có thể hỏi ý kiến dược sĩ để chọn mua thìa dành riêng cho bé uống thuốc.
Không ngừng uống thuốc giữa chừng
Thuốc chữa dị ứng hoặc kháng sinh chỉ hiệu quả khi bé được điều trị liên tục, theo đợt. Mỗi đợt kéo dài hàng tuần (hoặc hơn), dựa trên chỉ định của bác sĩ. Vì thế, không nên tự ý ngừng cho bé uống thuốc, dù bạn nhận thấy sức khỏe của con đã tốt lên.
Những câu cần hỏi ý kiến bác sĩ / dược sĩ
Khi cho bé dùng bất kỳ loại thuốc nào, cần đặt ra những câu hỏi như sau :
- Đây là loại thuốc gì?
- Thời gian cho bé uống thuốc kéo dài bao lâu?
- Thuốc có những tác dụng phụ gì? Nếu bị phản ứng với thuốc thì dấu hiệu nào cần đưa bé đi khám?
- Nếu lỡ quên cho bé uống thuốc thì phải làm sao?
- Loại thuốc này có phản ứng với những loại thuốc nào?
Theo Mẹ & Bé
0 comments:
Post a Comment