Ngoài chức năng che chắn, hóa giải khí xấu, bình phong còn là vật trang trí trong kiến trúc nội thất. Cùng với chậu hoa cây cảnh, bình phong được cách điệu tạo nét ấn tượng và làm điểm nhấn cho ngôi nhà.
Trong kiến trúc truyền thống, bình phong không chỉ có chức năng che chắn, phân chia không gian tạm thời trong nhà mà còn là tấm lá chắn ngăn chặn, hóa giải khí xấu đem lại sự bình an cho gia chủ. Ngày nay, vẫn với những chức năng ấy, bình phong đã được cách điệu khá phong phú về chất liệu, kiểu dáng và dùng nhiều trong trang trí tạo nên điểm nhấn ấn tượng cho không gian kiến trúc nội thất. Tùy thuộc vào diện tích, sở thích của gia chủ mà bình phong được bố trí sao cho hợp lý, đảm bảo yếu tố thẩm mỹ cũng như phong thủy.
Với những không gian hẹp, bình phong có tác dụng ngăn chia, làm tăng diện tích sử dụng, mang đến cảm giác thông thoáng, gọn gàng trong sắp xếp đồ đạc. Với không gian rộng, bình phong làm cho không gian nội thất ấm cúng hơn mà không tạo cảm giác trống trải.
Chất liệu làm bình phong ngày càng đa dạng, nhiều màu sắc, từ gỗ, đá, gạch xây đến kính, nhựa, nhôm, đồng... cùng hình thức phong phú trông giống như những bức tranh bắt mắt giúp cho căn phòng của bạn trở nên sinh động hơn. Nhưng xu hướng sử dụng chất bằng gỗ phổ biến hơn cả vì loại vật liệu này dễ thích ứng với nhiều môi trường và dễ bảo quản.
Trong trang trí nội thất, có hai kiểu bố trí bình phong chính: Bình phong di động và bình phong cố định. Bình phong di động thường được làm bằng các vật liệu nhẹ như gỗ, nhựa, vải... có thể gập lại, mở ra dễ dàng, di chuyển và sử dụng ở những mục đích khác nhau. Bình phong cố định được làm bằng các chất liệu phong phú từ cổ điển với kiểu dáng hoa văn cổ đến hiện đại với các chất liệu mới.
Sáng tạo với dạng “bình phong xanh” chính là cách đơn giản và không kém phần hiệu quả đối với các không gian trong gia đình. Chỉ bằng vài chậu hoa, cây cảnh là bạn đã có một bức bình phong đậm chất thiên nhiên với cỏ cây hoa lá giúp ngôi nhà trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.
Trong kiến trúc truyền thống, bình phong không chỉ có chức năng che chắn, phân chia không gian tạm thời trong nhà mà còn là tấm lá chắn ngăn chặn, hóa giải khí xấu đem lại sự bình an cho gia chủ. Ngày nay, vẫn với những chức năng ấy, bình phong đã được cách điệu khá phong phú về chất liệu, kiểu dáng và dùng nhiều trong trang trí tạo nên điểm nhấn ấn tượng cho không gian kiến trúc nội thất. Tùy thuộc vào diện tích, sở thích của gia chủ mà bình phong được bố trí sao cho hợp lý, đảm bảo yếu tố thẩm mỹ cũng như phong thủy.
Với những không gian hẹp, bình phong có tác dụng ngăn chia, làm tăng diện tích sử dụng, mang đến cảm giác thông thoáng, gọn gàng trong sắp xếp đồ đạc. Với không gian rộng, bình phong làm cho không gian nội thất ấm cúng hơn mà không tạo cảm giác trống trải.
Chất liệu làm bình phong ngày càng đa dạng, nhiều màu sắc, từ gỗ, đá, gạch xây đến kính, nhựa, nhôm, đồng... cùng hình thức phong phú trông giống như những bức tranh bắt mắt giúp cho căn phòng của bạn trở nên sinh động hơn. Nhưng xu hướng sử dụng chất bằng gỗ phổ biến hơn cả vì loại vật liệu này dễ thích ứng với nhiều môi trường và dễ bảo quản.
Trong trang trí nội thất, có hai kiểu bố trí bình phong chính: Bình phong di động và bình phong cố định. Bình phong di động thường được làm bằng các vật liệu nhẹ như gỗ, nhựa, vải... có thể gập lại, mở ra dễ dàng, di chuyển và sử dụng ở những mục đích khác nhau. Bình phong cố định được làm bằng các chất liệu phong phú từ cổ điển với kiểu dáng hoa văn cổ đến hiện đại với các chất liệu mới.
Sáng tạo với dạng “bình phong xanh” chính là cách đơn giản và không kém phần hiệu quả đối với các không gian trong gia đình. Chỉ bằng vài chậu hoa, cây cảnh là bạn đã có một bức bình phong đậm chất thiên nhiên với cỏ cây hoa lá giúp ngôi nhà trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.
KTS. Nguyễn Minh Tân
Theo Kiến trúc
Theo Kiến trúc
0 comments:
Post a Comment