Nửa đêm, đang ngon giấc thì anh Tuấn bị vợ lay hỏi: "Anh có yêu em không?". Nếu anh bực mình, gắt: "Trời ơi, ngủ đi" thì nửa tiếng sau, tiếng sụt sùi của vợ lại khiến anh phát hoảng.
Anh Tuấn cho biết: “Nguyên nhân là vì dạo này tôi bận nhiều việc nên lơ là ‘chuyện ấy’. Hơn nữa, người yêu cũ của tôi mới du học về. Chúng tôi thường gặp nhau, bàn chuyện làm ăn nên cô ấy mới thế”.
Anh Tuấn tốn rất nhiều lời để thanh minh, mình với “người cũ” chỉ có tình bạn nhưng Hạnh – vợ anh không tin. Hạnh luôn ám ảnh trong đầu suy nghĩ “tình cũ không rủ cũng tới”. Vì thế, hàng ngày, ngoài việc kiểm soát giờ giấc đi làm – về nhà của chồng khá gắt gao, cô còn “tra tấn” anh với những câu hỏi lúc đêm xuống.
Anh Tuấn nói tiếp: “Nếu trả lời ‘có’, cô ấy sẽ ‘khuyến mãi’ thêm hàng loạt câu hỏi khác điên đầu khác như ‘Yêu nhiều như thế nào?’, ‘Có bằng người xưa không?’… Còn nếu im lặng, không nói gì thì cô ấy lại khóc”.
Một lần, thấy Hạnh ngồi đọc truyện mà mặt buồn so, anh Tuấn lại gần vợ, ân cần hỏi: “Em làm sao thế?” thì vợ đáp: “Chẳng sao hết” với một bộ mặt sầu thảm. Sau đó, cô đưa cho chồng đoạn truyện, bảo: “Anh đọc chỗ này đi. Nếu em mắc bệnh hiểm nghèo như người vợ trong truyện, anh có sẵn lòng cõng vợ lên núi tìm thuốc chữa không?” khiến chồng “nửa cười, nửa mếu”.
Anh Tuấn rầu rĩ nói: “Không những thế, vợ tôi còn làm mình làm mẩy để kiểm chứng tình yêu của chồng”. Nếu Hạnh nhờ: “Anh đi mua cho em gói mỳ tôm” thì kiểu gì lúc về, cô cũng xăm xoi gói mỳ rồi lạnh lùng: “Em không thích mỳ tôm vị gà nấm. Em thích vị đậu xanh cơ mà”. Có lần, chỉ vì chồng quên ôm hôn trước khi đi làm, Hạnh đã quy kết chồng thơ ơ, rồi đòi bỏ chồng.
Câu chuyện nào giữa hai vợ chồng cũng dính dáng đến “nước mắt, nước mũi” khiến không ít lần, anh Tuấn mệt mỏi: “Chuyển công việc thì không thể. Bạn gái cũ của tôi cũng sắp có gia đình. Thực sự, bây giờ chúng tôi chỉ là bạn tốt nhưng không làm sao chứng minh điều đó cho vợ. Cứ thế này thì một là cô ấy điên, hai là tôi điên”.
Làm khổ mình bằng sự nhạy cảm
So với nam giới, phụ nữ nhạy cảm hơn. Chị em có khả năng phát hiện những thay đổi dù là nhỏ nhất ở chồng. Những thay đổi đó lại được chính người vợ tự xâu chuỗi, phân tích (nhất là khi có môi trường thuận lợi như chồng mình gặp lại người yêu cũ). Cuối cùng, cơn ghen sẽ xuất hiện dựa trên đánh giá chủ quan của bản thân người vợ. Những lúc không thể kìm nén được cảm giác khó chịu trong lòng, người vợ dễ dùng vũ khí nước mắt hoặc những câu hỏi tình cảm để mong kiểm chứng tình yêu nơi chồng.
Ghen vừa phải thì tốt và khóc vừa phải cũng tốt (vì những lúc ấy, người chồng thấy có trách nhiệm che chở cho vợ). Ngược lại, lạm dụng nước mắt, người chồng sẽ thấy dị ứng; thậm chí, tình cảm bị chai lỳ, dẫn tới coi thường vợ.
Bản thân người vợ cũng không thoải mái gì vì nghi ngờ chồng. Để tránh căng thẳng, người vợ nên tìm cách suy nghĩ tích cực và cân bằng tâm lý; chẳng hạn, có thể vui chơi, trò chuyện với bạn bè, người thân. Tránh để mình rơi vào cảm giác cô đơn, suy nghĩ quá nhiều. Không phải trong trường hợp nào, sự ghen tuông của người vợ cũng là chính xác.
Anh Tuấn cho biết: “Nguyên nhân là vì dạo này tôi bận nhiều việc nên lơ là ‘chuyện ấy’. Hơn nữa, người yêu cũ của tôi mới du học về. Chúng tôi thường gặp nhau, bàn chuyện làm ăn nên cô ấy mới thế”.
Anh Tuấn tốn rất nhiều lời để thanh minh, mình với “người cũ” chỉ có tình bạn nhưng Hạnh – vợ anh không tin. Hạnh luôn ám ảnh trong đầu suy nghĩ “tình cũ không rủ cũng tới”. Vì thế, hàng ngày, ngoài việc kiểm soát giờ giấc đi làm – về nhà của chồng khá gắt gao, cô còn “tra tấn” anh với những câu hỏi lúc đêm xuống.
Anh Tuấn nói tiếp: “Nếu trả lời ‘có’, cô ấy sẽ ‘khuyến mãi’ thêm hàng loạt câu hỏi khác điên đầu khác như ‘Yêu nhiều như thế nào?’, ‘Có bằng người xưa không?’… Còn nếu im lặng, không nói gì thì cô ấy lại khóc”.
Một lần, thấy Hạnh ngồi đọc truyện mà mặt buồn so, anh Tuấn lại gần vợ, ân cần hỏi: “Em làm sao thế?” thì vợ đáp: “Chẳng sao hết” với một bộ mặt sầu thảm. Sau đó, cô đưa cho chồng đoạn truyện, bảo: “Anh đọc chỗ này đi. Nếu em mắc bệnh hiểm nghèo như người vợ trong truyện, anh có sẵn lòng cõng vợ lên núi tìm thuốc chữa không?” khiến chồng “nửa cười, nửa mếu”.
Anh Tuấn rầu rĩ nói: “Không những thế, vợ tôi còn làm mình làm mẩy để kiểm chứng tình yêu của chồng”. Nếu Hạnh nhờ: “Anh đi mua cho em gói mỳ tôm” thì kiểu gì lúc về, cô cũng xăm xoi gói mỳ rồi lạnh lùng: “Em không thích mỳ tôm vị gà nấm. Em thích vị đậu xanh cơ mà”. Có lần, chỉ vì chồng quên ôm hôn trước khi đi làm, Hạnh đã quy kết chồng thơ ơ, rồi đòi bỏ chồng.
Câu chuyện nào giữa hai vợ chồng cũng dính dáng đến “nước mắt, nước mũi” khiến không ít lần, anh Tuấn mệt mỏi: “Chuyển công việc thì không thể. Bạn gái cũ của tôi cũng sắp có gia đình. Thực sự, bây giờ chúng tôi chỉ là bạn tốt nhưng không làm sao chứng minh điều đó cho vợ. Cứ thế này thì một là cô ấy điên, hai là tôi điên”.
Làm khổ mình bằng sự nhạy cảm
So với nam giới, phụ nữ nhạy cảm hơn. Chị em có khả năng phát hiện những thay đổi dù là nhỏ nhất ở chồng. Những thay đổi đó lại được chính người vợ tự xâu chuỗi, phân tích (nhất là khi có môi trường thuận lợi như chồng mình gặp lại người yêu cũ). Cuối cùng, cơn ghen sẽ xuất hiện dựa trên đánh giá chủ quan của bản thân người vợ. Những lúc không thể kìm nén được cảm giác khó chịu trong lòng, người vợ dễ dùng vũ khí nước mắt hoặc những câu hỏi tình cảm để mong kiểm chứng tình yêu nơi chồng.
Ghen vừa phải thì tốt và khóc vừa phải cũng tốt (vì những lúc ấy, người chồng thấy có trách nhiệm che chở cho vợ). Ngược lại, lạm dụng nước mắt, người chồng sẽ thấy dị ứng; thậm chí, tình cảm bị chai lỳ, dẫn tới coi thường vợ.
Bản thân người vợ cũng không thoải mái gì vì nghi ngờ chồng. Để tránh căng thẳng, người vợ nên tìm cách suy nghĩ tích cực và cân bằng tâm lý; chẳng hạn, có thể vui chơi, trò chuyện với bạn bè, người thân. Tránh để mình rơi vào cảm giác cô đơn, suy nghĩ quá nhiều. Không phải trong trường hợp nào, sự ghen tuông của người vợ cũng là chính xác.
Theo Mẹ & Bé
0 comments:
Post a Comment