Tất cả những gì Jennifer muốn khi đến một salon danh tiếng tại New York là có được làn da láng mịn để mặc bikini vào mùa hè. Tuy nhiên chỉ trong vòng 24 giờ sau khi tẩy lông bằng sáp (waxing), cô gái trẻ bị sốt cao và sưng đau ở đùi bên trái.
“Lúc đầu tôi chỉ nghĩ là mình bị cảm lạnh nhưng rồi 5 ngày sau tình trạng còn trở nên tồi tệ hơn”, Jennifer tâm sự.
BS chẩn đoán Jennifer bị nhiễm trùng da, một dạng nhiễm trùng do vi khuẩn thường xảy ra trên da và vùng mô dưới da. Jennifer phải phẫu thuật và nằm viện 15 ngày, phải uống một loạt thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau liều cao. Bác sĩ nói suýt nữa cô đã mất chân trái. “Tôi mất hàng tháng để hồi phục về cả thể chất và tinh thần sau tai nạn nhớ đời. Cô đã phải trả giá khá đắt cho mong ước làm đẹp của mình.
Tại sao việc tấy lông lại nguy hiểm đến vậy? Theo TS Y khoa Linda K.Frank, thuộc Đại học Y New York: “ Trên cơ thể người, lông có tác dụng bảo vệ các vùng da nhạy cảm và màng niêm mạc của bộ phận sinh dục. Tẩy lông bằng phương pháp sáp waxing khiến cho lớp bảo vệ da đó bị mất đi”.
Việc tẩy lông bằng waxing cũng làm bong mất một lượng mỏng lớp ngoài cùng của da tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Hơn nữa quá trình tẩy lông sẽ gây sưng tấy khiến vi khuẩn tích tụ dưới da. Từ đó dẫn đến các tổn thương cho da như khuẩn tụ cầu, viêm nang lông và lông mọc vào trong.
Bác sĩ cũng cảnh báo mọi người nên cân nhắc kỹ trước những quyết định có thể gây tổn thương cho da bạn. Đồng thời bà cũng đưa ra lời khuyên các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, các bệnh về thận, gan, các bệnh về da như eczema, vẩy nến, hoặc có hệ miễn dịch kém nên tránh sử dụng phương pháp tấy lông waxing.
Một số lưu ý trước khi tẩy lông :
- Chọn salon có uy tín, có phương tiện kỹ thuật mới, đảm bảo an toàn vệ sinh và các kĩỹ thuật viên được đào tạo đầy đủ.
- Hãy hỏi về loại sáp (wax) mà kỹ thuật viên sẽ dùng cho bạn. Sáp cứng là tốt nhất, nó nhẹ nhàng hơn và dính chặt vào lông chứ không dính vào da. Còn loại sáp tẩy lông siêu tốc thì mềm và dính hơn, có tác dụng nhanh hơn và dễ dàng thực hiện hơn song lại gây đau đớn hơn và dễ làm rách da. Hiện nay còn có loại sáp mật đường làm từ các nguyên liệu thiên nhiên như đường, nước chanh và glycerine.
- Luôn để ý đến vấn đề vệ sinh. Trước khi tẩy lông, kỹ thuật viên phải sát trùng tay. Mỗi lần quét sáp phải sử dụng một que quét sáp mới để tránh lây lan vi khuẩn. Để tránh bị bỏng, trước khi wax cần kiểm tra nhiệt độ. Nếu bạn không thấy kỹ thuật viên kiểm tra hãy nhắc nhở họ.
- Tránh sưng tấy, rát da. Một vài ngày sau khi tẩy lông bạn nên thoa một lớp thuốc kháng sinh cục bộ và kem chống sưng tấy 1% hydrocortisone lên vùng da bị wax. Điều này sẽ giúp giảm sưng tấy và loại bỏ các nguy cơ nhiễm trùng khác.
- Cần biết các dấu hiệu bị nhiễm trùng. Hàng ngày sau khi tẩy lông nên tự kiểm tra bằng gương xem có vùng lông nào mọc vào trong bị sưng tấy hay chỗ phát ban, trầy da chảy máu, vết lở loét hay không. Đi gặp bác sĩ ngay nếu thấy các dấu hiệu trên hay cảm thấy ngứa, nóng và bị sốt.
“Lúc đầu tôi chỉ nghĩ là mình bị cảm lạnh nhưng rồi 5 ngày sau tình trạng còn trở nên tồi tệ hơn”, Jennifer tâm sự.
BS chẩn đoán Jennifer bị nhiễm trùng da, một dạng nhiễm trùng do vi khuẩn thường xảy ra trên da và vùng mô dưới da. Jennifer phải phẫu thuật và nằm viện 15 ngày, phải uống một loạt thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau liều cao. Bác sĩ nói suýt nữa cô đã mất chân trái. “Tôi mất hàng tháng để hồi phục về cả thể chất và tinh thần sau tai nạn nhớ đời. Cô đã phải trả giá khá đắt cho mong ước làm đẹp của mình.
Tại sao việc tấy lông lại nguy hiểm đến vậy? Theo TS Y khoa Linda K.Frank, thuộc Đại học Y New York: “ Trên cơ thể người, lông có tác dụng bảo vệ các vùng da nhạy cảm và màng niêm mạc của bộ phận sinh dục. Tẩy lông bằng phương pháp sáp waxing khiến cho lớp bảo vệ da đó bị mất đi”.
Việc tẩy lông bằng waxing cũng làm bong mất một lượng mỏng lớp ngoài cùng của da tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Hơn nữa quá trình tẩy lông sẽ gây sưng tấy khiến vi khuẩn tích tụ dưới da. Từ đó dẫn đến các tổn thương cho da như khuẩn tụ cầu, viêm nang lông và lông mọc vào trong.
Bác sĩ cũng cảnh báo mọi người nên cân nhắc kỹ trước những quyết định có thể gây tổn thương cho da bạn. Đồng thời bà cũng đưa ra lời khuyên các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, các bệnh về thận, gan, các bệnh về da như eczema, vẩy nến, hoặc có hệ miễn dịch kém nên tránh sử dụng phương pháp tấy lông waxing.
Một số lưu ý trước khi tẩy lông :
- Chọn salon có uy tín, có phương tiện kỹ thuật mới, đảm bảo an toàn vệ sinh và các kĩỹ thuật viên được đào tạo đầy đủ.
- Hãy hỏi về loại sáp (wax) mà kỹ thuật viên sẽ dùng cho bạn. Sáp cứng là tốt nhất, nó nhẹ nhàng hơn và dính chặt vào lông chứ không dính vào da. Còn loại sáp tẩy lông siêu tốc thì mềm và dính hơn, có tác dụng nhanh hơn và dễ dàng thực hiện hơn song lại gây đau đớn hơn và dễ làm rách da. Hiện nay còn có loại sáp mật đường làm từ các nguyên liệu thiên nhiên như đường, nước chanh và glycerine.
- Luôn để ý đến vấn đề vệ sinh. Trước khi tẩy lông, kỹ thuật viên phải sát trùng tay. Mỗi lần quét sáp phải sử dụng một que quét sáp mới để tránh lây lan vi khuẩn. Để tránh bị bỏng, trước khi wax cần kiểm tra nhiệt độ. Nếu bạn không thấy kỹ thuật viên kiểm tra hãy nhắc nhở họ.
- Tránh sưng tấy, rát da. Một vài ngày sau khi tẩy lông bạn nên thoa một lớp thuốc kháng sinh cục bộ và kem chống sưng tấy 1% hydrocortisone lên vùng da bị wax. Điều này sẽ giúp giảm sưng tấy và loại bỏ các nguy cơ nhiễm trùng khác.
- Cần biết các dấu hiệu bị nhiễm trùng. Hàng ngày sau khi tẩy lông nên tự kiểm tra bằng gương xem có vùng lông nào mọc vào trong bị sưng tấy hay chỗ phát ban, trầy da chảy máu, vết lở loét hay không. Đi gặp bác sĩ ngay nếu thấy các dấu hiệu trên hay cảm thấy ngứa, nóng và bị sốt.
Phương Mai
Theo Dân Trí
Theo Dân Trí
0 comments:
Post a Comment