Nhìn bức hình chụp biểu ngữ đăng trên trang 1 và trang 14 báo Tuổi Trẻ ngày 25-10 với dòng chữ “Welcome to the home of Miss World 2010”, và “Sorry for any inconvenience caused”(*), tôi cứ ngỡ đang ở trên đất nước nào đó sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ chính thức, kiểu như Mỹ, Anh ở phương Tây hay gần hơn như Ấn Độ, Singapore ở châu Á.
Nhưng đây là biểu ngữ được căng ở cù lao Thới Sơn thuộc tỉnh Tiền Giang, một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, phía Nam đất nước mình!
Người dân ở cù lao đang bàn tán xôn xao chuyện họ có thể nhìn thấy các cô gái đẹp đến từ mọi nơi trên thế giới, chắc cũng quan tâm chuyện gì đang diễn ra gần nơi họ ở. Cuộc sống quen thuộc của họ chắc sẽ bị đảo lộn đáng kể. Họ có cần phải học tiếng Anh để hiểu câu xin lỗi chưa biết là dành cho ai?
Các hoa hậu, quan khách, du khách thì còn cả năm nữa mới đặt chân đến. Trong khi người dân ở cù lao chắc cũng cần được xin lỗi nếu giấc ngủ trưa hay nghỉ ngơi ban đêm bị những tiếng ồn xây dựng, xe cộ làm phiền, nhưng bao nhiêu người sẽ hiểu được ngôn ngữ ấy?
Chúng ta đang kêu gọi giữ gìn truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc. Những chuyến đi công tác nước ngoài cho tôi một cảm nhận là hiếm nơi nào trên thế giới mà chuyện “tiếng Anh hóa” mọi thứ một cách không cần thiết diễn ra lan tràn như ở VN.
Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, tôi có cảm giác như đang ngao du đâu đó ở trời Âu đất Mỹ, với những biển tên cửa hiệu toàn tiếng Anh. Ngay cả những sản phẩm làm ra cho người VN mua thì những hướng dẫn sử dụng cũng bằng tiếng Anh. Ai sẽ hiểu đây? Không loại trừ tâm lý “sính ngoại”, “làm cho ra vẻ sang trọng” mà nảy sinh hiện tượng đó. Nhưng tỉ lệ hơn 75% dân số VN là nông dân có khiến những người đưa ra thông điệp suy nghĩ?
Chẳng lẽ những nhà sản xuất đang thực hiện chiến dịch kêu gọi người VN quan tâm tới hàng VN, dùng hàng VN lại bỏ qua hàng triệu khách hàng tiềm năng của mình bằng cách chỉ đưa ra thông điệp mà một lượng khách hàng rất nhỏ có thể hiểu được?
Rõ ràng, cần phải học hỏi cái hay, cái tốt của nước ngoài để thích nghi với sự phát triển chung của nhân loại. Tiếng Anh là một cây cầu tốt để ta làm điều đó. Chúng ta không bài ngoại, nhưng cho rằng mọi thứ đều cần có giới hạn của nó mới là điều đúng đắn.
Việc tiếng Anh được sử dụng lan tràn, không hợp quy định pháp luật (phải sử dụng song ngữ, cỡ chữ tiếng nước ngoài nhỏ hơn tiếng Việt) trên các biểu ngữ, khẩu hiệu dù đang hướng tới những người dân nói tiếng Việt có phải là sự xâm thực văn hóa hay không? Cứu tiếng Việt khỏi những cách sử dụng tùy tiện đã được đề cập, nhưng chuyện “cứu” tiếng Việt đang bị tiếng Anh đẩy lùi một cách công khai khỏi cuộc sống của những người Việt có lẽ cũng cần thiết không kém.
Đến Hi Lạp, tôi nhớ mãi về những chiếc taxi chở khách, rất nhiều xe không dùng từ taxi tiếng Anh trên biển treo trên xe mà là từ taxi bằng tiếng Hi Lạp. Nom thú vị, ngộ nghĩnh và cũng rất dễ hiểu. Ở một đất nước châu Âu có tỉ lệ sử dụng tiếng Anh rất cao, một từ thông dụng như vậy lại không hề “Anh hóa”. Đây chỉ là một trong vô vàn ví dụ cho thấy sự tự hào của người Hi Lạp về tài sản văn hóa của họ.
Khi chính người bản xứ không biết yêu quý, nâng niu, gìn giữ những giá trị của mình làm sao những người từ nơi xa lạ đến lại trân trọng những giá trị đó? Tiếng Việt càng là một giá trị cần được người Việt trân trọng, gìn giữ.
Nhưng đây là biểu ngữ được căng ở cù lao Thới Sơn thuộc tỉnh Tiền Giang, một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, phía Nam đất nước mình!
Người dân ở cù lao đang bàn tán xôn xao chuyện họ có thể nhìn thấy các cô gái đẹp đến từ mọi nơi trên thế giới, chắc cũng quan tâm chuyện gì đang diễn ra gần nơi họ ở. Cuộc sống quen thuộc của họ chắc sẽ bị đảo lộn đáng kể. Họ có cần phải học tiếng Anh để hiểu câu xin lỗi chưa biết là dành cho ai?
Các hoa hậu, quan khách, du khách thì còn cả năm nữa mới đặt chân đến. Trong khi người dân ở cù lao chắc cũng cần được xin lỗi nếu giấc ngủ trưa hay nghỉ ngơi ban đêm bị những tiếng ồn xây dựng, xe cộ làm phiền, nhưng bao nhiêu người sẽ hiểu được ngôn ngữ ấy?
Chúng ta đang kêu gọi giữ gìn truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc. Những chuyến đi công tác nước ngoài cho tôi một cảm nhận là hiếm nơi nào trên thế giới mà chuyện “tiếng Anh hóa” mọi thứ một cách không cần thiết diễn ra lan tràn như ở VN.
Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, tôi có cảm giác như đang ngao du đâu đó ở trời Âu đất Mỹ, với những biển tên cửa hiệu toàn tiếng Anh. Ngay cả những sản phẩm làm ra cho người VN mua thì những hướng dẫn sử dụng cũng bằng tiếng Anh. Ai sẽ hiểu đây? Không loại trừ tâm lý “sính ngoại”, “làm cho ra vẻ sang trọng” mà nảy sinh hiện tượng đó. Nhưng tỉ lệ hơn 75% dân số VN là nông dân có khiến những người đưa ra thông điệp suy nghĩ?
Chẳng lẽ những nhà sản xuất đang thực hiện chiến dịch kêu gọi người VN quan tâm tới hàng VN, dùng hàng VN lại bỏ qua hàng triệu khách hàng tiềm năng của mình bằng cách chỉ đưa ra thông điệp mà một lượng khách hàng rất nhỏ có thể hiểu được?
Rõ ràng, cần phải học hỏi cái hay, cái tốt của nước ngoài để thích nghi với sự phát triển chung của nhân loại. Tiếng Anh là một cây cầu tốt để ta làm điều đó. Chúng ta không bài ngoại, nhưng cho rằng mọi thứ đều cần có giới hạn của nó mới là điều đúng đắn.
Việc tiếng Anh được sử dụng lan tràn, không hợp quy định pháp luật (phải sử dụng song ngữ, cỡ chữ tiếng nước ngoài nhỏ hơn tiếng Việt) trên các biểu ngữ, khẩu hiệu dù đang hướng tới những người dân nói tiếng Việt có phải là sự xâm thực văn hóa hay không? Cứu tiếng Việt khỏi những cách sử dụng tùy tiện đã được đề cập, nhưng chuyện “cứu” tiếng Việt đang bị tiếng Anh đẩy lùi một cách công khai khỏi cuộc sống của những người Việt có lẽ cũng cần thiết không kém.
Đến Hi Lạp, tôi nhớ mãi về những chiếc taxi chở khách, rất nhiều xe không dùng từ taxi tiếng Anh trên biển treo trên xe mà là từ taxi bằng tiếng Hi Lạp. Nom thú vị, ngộ nghĩnh và cũng rất dễ hiểu. Ở một đất nước châu Âu có tỉ lệ sử dụng tiếng Anh rất cao, một từ thông dụng như vậy lại không hề “Anh hóa”. Đây chỉ là một trong vô vàn ví dụ cho thấy sự tự hào của người Hi Lạp về tài sản văn hóa của họ.
Khi chính người bản xứ không biết yêu quý, nâng niu, gìn giữ những giá trị của mình làm sao những người từ nơi xa lạ đến lại trân trọng những giá trị đó? Tiếng Việt càng là một giá trị cần được người Việt trân trọng, gìn giữ.
Minh Long
Nếu không để ý...
Nhân xem chương trình “Chìa khóa thành công” trên VTV1 về Xi-I-Âu (C.E.O) tôi thắc mắc không biết ba chữ cái đó là gì. Tra trên Google mới biết là “tổng giám đốc” hay “giám đốc điều hành”. Tôi tự hỏi tại sao bây giờ người Việt mình sính dùng ngoại ngữ thế, nhan nhản trên các phương tiện thông tin, ngay cả đài truyền hình quốc gia mà cũng thế thì cũng cần xem lại.
Đành rằng trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay thì số lượng các thuật ngữ mới vô cùng nhiều nhưng nếu chúng ta, nhất là các nhà ngôn ngữ học, không để ý và có cái tâm, cái tầm để tìm ra các thuật ngữ tương đương trong tiếng Việt thì có lẽ tiếng mẹ đẻ của chúng ta sẽ mai một mất thôi.
Tôi chợt nhớ lại cuộc trò chuyện với ông sếp (chef - Việt hóa, liệu đây có thể là một phương pháp để đưa ra từ tương đương trong tiếng Việt?) người Bỉ. Theo một người bạn của ông, một chuyên gia ngôn ngữ học, tiếng Việt của chúng ta có nguy cơ biến mất, hay ít ra là trở thành tử ngữ trong vòng... 50 năm nữa.
Không biết tính xác thực của nhận xét này được bao nhiêu phần trăm nhưng đây cũng là một điều đáng lưu tâm. Ngay lập tức chúng tôi có được một minh chứng cụ thể. Sếp và tôi mới xuống sân bay Đà Nẵng thì thấy ngay một quầy giới thiệu về du lịch Đà Nẵng. Có điều tất cả các tờ rơi đều viết bằng tiếng Anh. Sếp tôi mới đến hỏi cô lễ tân bằng một giọng Việt chuẩn: “Tại sao không có tiếng Việt?”.
Câu trả lời: “Because this is an international airport”. Nội dung diễn ngôn hoàn toàn chính xác nhưng (như sếp tôi hỏi ngược lại), tại sao người ta dùng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình để hỏi mình mà mình lại dùng ngoại ngữ để trả lời. Vấn đề nằm ở ý thức, có thể gọi là ý thức dân tộc của mỗi người Việt chúng ta.
Có thể cho rằng đây chỉ là một vấn đề nhỏ, nhưng nếu không quan tâm ngay từ bây giờ thì chuyện tiếng Việt biến thành ngôn ngữ chết là điều rất có thể xảy ra, chứ chưa nói đến mong muốn “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” mà chúng ta vẫn thường nói đến.
Nhân xem chương trình “Chìa khóa thành công” trên VTV1 về Xi-I-Âu (C.E.O) tôi thắc mắc không biết ba chữ cái đó là gì. Tra trên Google mới biết là “tổng giám đốc” hay “giám đốc điều hành”. Tôi tự hỏi tại sao bây giờ người Việt mình sính dùng ngoại ngữ thế, nhan nhản trên các phương tiện thông tin, ngay cả đài truyền hình quốc gia mà cũng thế thì cũng cần xem lại.
Đành rằng trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay thì số lượng các thuật ngữ mới vô cùng nhiều nhưng nếu chúng ta, nhất là các nhà ngôn ngữ học, không để ý và có cái tâm, cái tầm để tìm ra các thuật ngữ tương đương trong tiếng Việt thì có lẽ tiếng mẹ đẻ của chúng ta sẽ mai một mất thôi.
Tôi chợt nhớ lại cuộc trò chuyện với ông sếp (chef - Việt hóa, liệu đây có thể là một phương pháp để đưa ra từ tương đương trong tiếng Việt?) người Bỉ. Theo một người bạn của ông, một chuyên gia ngôn ngữ học, tiếng Việt của chúng ta có nguy cơ biến mất, hay ít ra là trở thành tử ngữ trong vòng... 50 năm nữa.
Không biết tính xác thực của nhận xét này được bao nhiêu phần trăm nhưng đây cũng là một điều đáng lưu tâm. Ngay lập tức chúng tôi có được một minh chứng cụ thể. Sếp và tôi mới xuống sân bay Đà Nẵng thì thấy ngay một quầy giới thiệu về du lịch Đà Nẵng. Có điều tất cả các tờ rơi đều viết bằng tiếng Anh. Sếp tôi mới đến hỏi cô lễ tân bằng một giọng Việt chuẩn: “Tại sao không có tiếng Việt?”.
Câu trả lời: “Because this is an international airport”. Nội dung diễn ngôn hoàn toàn chính xác nhưng (như sếp tôi hỏi ngược lại), tại sao người ta dùng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình để hỏi mình mà mình lại dùng ngoại ngữ để trả lời. Vấn đề nằm ở ý thức, có thể gọi là ý thức dân tộc của mỗi người Việt chúng ta.
Có thể cho rằng đây chỉ là một vấn đề nhỏ, nhưng nếu không quan tâm ngay từ bây giờ thì chuyện tiếng Việt biến thành ngôn ngữ chết là điều rất có thể xảy ra, chứ chưa nói đến mong muốn “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” mà chúng ta vẫn thường nói đến.
Trương Dũng
Theo Tuổi Trẻ Online
0 comments:
Post a Comment