Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Thursday, September 8, 2011

Hà Văn Thùy
Trong bài “Lịch sử và chân thực: Diễn biến quan hệ Trung – Việt trước năm 1949” *, tác giả Tôn Hồng Niên dẫn sử liệu Trung Quốc để trình bày mối quan hệ Việt – Hoa từ thời nhà Chu đến trước năm 1949. Những tư liệu đó không mới bởi lẽ chúng đã làm nên không chỉ lịch sử Trung Hoa mà cả lịch sử phương Đông hơn 2000 năm qua.
Nhưng đâu phải lịch sử Trung Quốc chỉ bắt đầu từ thời nhà Chu? Trước Chu còn Thương, Hạ rồi Thuấn, Nghiêu, Hoàng đế. Xa hơn nữa, còn phải kể tới Thần Nông, Phục Hy, Toại Nhân, những vị vua lừng lững trong truyền thuyết!
Từ nhà Chu tới nay chỉ là một phần của lịch sử Trung Quốc. Một mẩu bánh mì là bánh mì nhưng một phần lịch sử quyết không thể là lịch sử! Muốn hiểu lịch sử phải nhìn từ gốc. Tiếc rằng cái gốc sâu xa của lịch sử Trung Hoa lại nằm ngoài “vòng phủ sóng” của tác giả. Cố nhiên, cái phần lịch sử méo mó mà ông dẫn ra chả chứng minh được điều gì!
Xin trao đổi lại với tác giả đôi điều.
1. Ai là tổ tiên người Trung Hoa?
Có thể nói chắc rằng, cho đến nay, mặc dù có “nhị thập tứ sử” – hai mươi bốn cuốn sử, thì người Trung Hoa cũng chưa biết tổ tiên họ là ai! Ai cũng nói họ là “Viêm Hoàng tử tôn” nhưng nếu hỏi Viêm là ai, Hoàng là ai, có mã di truyền (genome) ra sao, họ ú ớ! Đó không phải lỗi của họ mà là giới hạn của tri thức nhân loại ở thế kỷ XX.
Nhưng nay, nhờ áp dụng công nghệ di truyền vào tìm hiểu nguồn gốc cùng quá trình di cư của loài người, nhiều vấn đề về dân cư và văn hóa Đông Á được sáng tỏ. Đã cho in ba cuốn sách (1) về chuyện này, ở đây tôi chỉ xin nói vắn tắt.
Bảy mươi nghìn năm trước, người tiền sử từ châu Phi đã men theo bờ biển Ấn Độ tới Việt Nam. Tại đây, hai đại chủng Mongoloid và Australoid hòa huyết cho ra bốn chủng người Việt cổ Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid. Nhờ điều kiện sống thuận lợi, nhân số tăng nhanh và khoảng 50.000 năm trước, người từ Việt nam di cư sang các hải đảo Đông Nam Á , châu Úc và Ấn Độ. Khoảng 40.000 năm trước, nhờ khí hậu phía bắc ấm lên, người Việt đi lên khai phá đất Trung Hoa và 30.000 năm trước, sang chiếm lĩnh châu Mỹ.
Khoảng 15.000 năm trước, người Việt cổ, chủ nhân văn hóa Hòa Bình, thuần hóa được lúa nước, giống gà, giống chó và đưa lên xây dựng kinh tế nông nghiệp ở Trung Hoa.
Cho tới 4.000 năm TCN, trên địa bàn Đông Á, người Việt với nhân số hơn 60% nhân loại, đã xây dựng nền văn minh nông nghiệp rực rỡ với Âm, Dương, Ngũ hành, Hà đồ, Lạc thư, sách Dịch và chữ tượng hình.
Khoảng 2.600 năm TCN, nhờ thắng trận ở Trác Lộc, người Mông Cổ do họ Hiên Viên dẫn đầu vào chiếm đất của người Việt ở Nam Hoàng Hà. Vào Trung Nguyên, người Mông Cổ bỏ lối sống du mục, học nghề nông cùng phong tục tập quán, ngôn ngữ của người Việt, xây dựng vương triều Hoàng đế. Trong quá trình chung sống, người Mông Cổ hòa huyết với người Việt bản địa, sinh ra chủng người lai Mongoloid phương Nam, tự gọi là Hoa Hạ. Sau nhiều thế hệ, người Hoa Hạ thay thế cha ông Mông Cổ, trở thành chủ thể các vương triều Trung Quốc. Mang nửa phần máu Việt, sống trên đất đai Việt, người Hoa Hạ thừa hưởng toàn bộ văn hóa vật thể và phi vật thể của tổ tiên Việt, nhận các vị vua Việt Toại Nhân, Phục Hy, Thần Nông là tổ của mình. Trước áp lực văn hóa Việt, người Hoa Hạ bỏ vật tổ (totem) sói trắng của Mông Cổ, nhận vật tổ Việt là con rồng nhưng thay bộ mặt con rồng – cá sấu Việt bằng mặt sói.
Như vậy, có thể nói một cách hình tượng, người Hoa Hạ, tổ tiên tầng lớp thống trị Trung Hoa, là cháu nội người Mông Cổ và cháu ngoại của người Việt.
Khoa học cũng chứng minh, người Việt Nam hiện đại có chỉ số đa dạng di truyền cao nhất trong dân cư Đông Á, có nghĩa là người Việt Nam cổ nhất trong dân cư Đông Á!
2. Đâu là lịch sử Trung Hoa
Như vậy là, từ khoảng 2.600 năm TCN, với cuộc xâm lăng của Hiên Viên dựng vương triều Hoàng đế, nhà nước Trung Hoa ra đời.
Sau thời Nghiêu, Thuấn, Hạ, các bộ lạc Thương, rồi Chu, bằng bạo lực vũ trang thay nhau thống trị Trung Nguyên. Để khẳng định tính chính thống của mình, nhà Chu chỉ chấp nhận lịch sử Trung Hoa bắt đầu từ ông tổ Hậu Tắc. Cũng vì vậy, chính sử Trung Hoa ghi nghề trồng ngũ cốc chỉ bắt đầu từ Hậu Tắc. Đó là sự xuyên tạc, vì 8.000 năm trước, kê đã được trồng tại văn hóa Ngưỡng Thiều và xa hơn, 12.000 năm trước, lúa nước được trồng ở Nam Dương Tử.
Không chỉ vậy, để đề cao tính chính thống của mình, các vương triều Trung Hoa còn tỏ ra bất nhân, vô ơn, coi các quốc gia Việt xung quanh họ là di là man, là rợ một cách khinh bỉ.
Cái mà chính sử Trung Hoa quen gọi là “nhà Tần thống nhất đất nước” thì về thực chất là cuộc đại xâm lăng các quốc gia Việt rộng lớn: Ba Thục phía tây, Sở phía đông và Văn Lang ở phía nam, sáp nhập bản đồ Trung Hoa. Nước Trung Hoa thời Tần được hình thành trên cơ sở đất đai, dân cư và văn hóa của người Việt.
Lưu Bang là người Việt sống bên bờ Hán Thủy nước Sở. Trong tiếng Sở, Hán, Hon hay Hòn đều có nghĩa là Việt. Khi làm vua, ông lấy tên Hán của quê hương mình đặt cho vương triều. Nhà Hán ra đời từ đó. Sau này người Trung Quốc được gọi là người Hán mà người ta quên rằng trong lịch sử chưa bao giờ có người Hán mà chỉ có người Việt sống bên bờ Hán Thủy!
Lịch sử Trung Hoa được kể từ đời Thương, 3.500 năm trước, ngắn hơn so với 4.600 năm nước Trung Hoa ra đời nhưng càng trở nên ngắn ngủi so với 40.000 năm người Việt khai phá lục địa Trung Hoa.
Cái khoảng thời gian xa thăm thẳm ấy, người Trung Hoa chưa biết!
3. Đâu là cội nguồn ngôn ngữ Trung Hoa
Từ xa xưa, người Việt có truyền ngôn “Việt Hoa đồng chủng đồng văn”, nghĩa là người Hoa và người Việt cùng chủng tộc và văn hóa.
Nhưng vào thập niên 20 thế kỷ trước, những học giả thực dân như Maspéro và Karlgren, dùng phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ tân kỳ, khẳng định: “Tiếng Việt mượn 70% từ tiếng Hán (!)” Thuyết này được thừa nhận như một khẳng định khoa học và truyền bá khắp thế giới. Nhưng đó là sự dối trá vĩ đại, một sự đảo điên trắng trợn. Thực tế cho thấy một tình hình trái ngược: tiếng Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Trung Hoa!
Có thể khẳng định: khoảng 4.600 năm trước, khi vào chiếm đất Bách Việt, người Mông Cổ là những bộ lạc du mục võ biền với vốn từ vựng nghèo nàn, chưa có chữ viết. Để sống còn, họ phải học nghề nông, phong tục tập quán, tiếng nói và chữ viết của người Việt. Trong vị thế kẻ thống trị, người Mông Cổ buộc dân cư vùng bị chiếm phải nói và viết theo cách nói Mông Cổ (Mongol parlance). Sau nhiều thế hệ, ngôn ngữ Trung Hoa hình thành, gồm chủ yếu là từ vựng Việt, được nói và viết theo ngữ pháp Mông Cổ.
Do người Việt sống phân tán trên khắp đất Trung Hoa thời gian quá dài nên phân hóa thành những nhóm có ngôn ngữ khác nhau. Trong sự đa tạp đó thì ngôn ngữ của người Việt phương Nam được coi là chuẩn, ở thời Xuân Thu, gọi là nhã ngữ – ngôn ngữ thanh nhã. Thời Tần, khi thống nhất văn tự, đã lấy ngôn ngữ phương nam – nhã ngữ làm quốc ngữ.
Ngày nay ta có thể dễ dàng tìm thấy trong cổ thư Trung Hoa như kinh Thi, kinh Thư, kinh Dịch những tên riêng theo cách gọi Việt như Đế Nghiêu, Đế Thuấn, Nữ Oa, Đế Minh, Đế Lai… cùng với cách nói Việt “chính trước phụ sau” trong tập hợp “trung + danh từ” như trung đình, trung cốc, trung lâm, trung hà, trung quốc… (ngược với cách nói Hoa: lâm trung, cốc trung…) với nghĩa trong sân, trong hang, trong rừng, giữa sông, trong nước.
Trong sách Thuyết uyển của Lưu Hướng đời Hán có bài Việt nhân ca và Duy gáp lệnh của Việt vương Câu Tiễn. Hơn 2.000 năm nay, nhiều văn nhân tài tử cố giải mã hai bản văn này mà chưa có lời giải nào thực sự thuyết phục. Nhưng khi học giả Đỗ Thành giải mã theo hệ thống tiếng Việt cổ thì hóa ra đó là bài thơ lục bát của người Việt và một mệnh lệnh ngắn gọn bằng tiếng Việt của ông vua Việt! (2)
Dấu ấn rõ ràng nhất của tiếng Việt trong ngôn ngữ Trung Hoa là cuốn Thuyết văn giải tự của Hứa Thận đời Hán. Xin dẫn khảo cứu của học giả Đỗ Thành:
“Thuyết văn giải tự” do Hứa Thận thời Đông Hán biên soạn, bao gồm hai phần là Thuyết văn và Trọng văn.
- Phần Thuyết văn gồm 9.353 chữ, chia theo 540 bộ thủ.
- Phần Trọng văn gồm 1.163 chữ, chỉ ra những chữ cùng âm cùng nghĩa nhưng mà cách viết khác nhau.
Thuyết văn dùng hai phương pháp “Phản” và “Thiết” để tra chữ, rồi giải thích nghĩa, tạo ra tiền lệ và trở thành quyển từ điển chữ Hán đầu tiên. Các từ điển sau nầy là phỏng theo phương cách của Thuyết văn.
- “Phản” là cách nói phản-nghịch (nói lái): dùng từ phản (nói lái) để đọc ra phát âm của chữ cần tra cứu. Ví dụ:
Phát âm chữ “Thiên 天” là theo cách nói lái của “Tha-Tiền 他前”, là “Thiên Tà”, thì sẽ biết “Thiên” là phát âm của chữ 天 = 他前.
- “Thiết” là nhất thiết, là tất cả: chữ đầu lại dùng luôn âm vần của chữ thứ hai để phiên âm ra giọng đọc của chữ cần tra cứu. Ví dụ:
Phát âm chữ “天” là dùng chữ “Tha-Tiền 他前”. Với cách đánh vần chữ “Tha 他” và dùng luôn âm “iên” của chữ “tiền 前” thì sẽ được Tha-iên –>Thiên: 天=他前.
- Chữ 夏, tiếng Hoa ngày nay đọc là “Xia”. Thuyết văn ghi, 夏 : 中國之人也. 從夊從頁從𖥑. 𖥑,兩手. 夊,兩足也. 胡 雅 切. (Hạ: Trung Quốc chi nhân dã. Tùng xuôi tùng hiệt tùng cúc. Cúc, lưỡng thủ. Xuôi, lưỡng túc dã. Hồ nhã thiết.)
Nghĩa là, Hạ 夏: người Trung Quốc vậy. Viết theo 夊 xuôi theo 頁 hiệt theo cúc𖥑. Cúc , hai tay (cúc: khép, chấp hai tay. Ngày nay còn dùng: cúc cung tận tụy). Xuôi, hai chân vậy. Hồ nhã thiết.
- Phiên âm theo cách phản: Hồ nhã = Hà nhỗ, âm : “Hạ”
- Phiên âm theo cách thiết: Hồ-nhã=Hồ-a-ha, âm : “Hạ”.
Một đoạn ngắn nêu trên khi tra chữ Hạ 夏 cho thấy thời cổ đại cho đến Hán triều thì chữ 夏 xia của tiếng Hoa bây giờ, ngày xưa đọc là “Hạ”. Như vậy rõ ràng là dùng tiếng “Xia” khi tra Thuyết văn là trật, là không thích hợp. “Hồ nhã” không bao giờ phiên âm ra thành “Xia”.
Chữ Bôn
譒 也。从言番聲。《商書》曰:“王譒告之.” 補過切
Boa dã. Tùng ngôn bàn thanh. (Thương thư) viết: “Vương bôn cáo chi”. Bổ qua thiết, là “ Bổ-ua=bua”. Bua (Bổ qua thiết là phiên âm của đời sau. Nguyên văn của “Thuyết văn” là “ngôn-bàn thanh 言番聲”= Bôn.
Bây giờ người ta đọc chữ Bôn (bua) 譒 là “Phiên” hay là “Phồn”. Đọc là “phồn” thì còn hợp với Thuyết văn đã ghi là “ngôn, bàn thanh”. Bôn hay Phôn hay Phồn giống nhau, chỉ là đọc giọng nặng nhẹ khác nhau theo từng miền. Người ta đọc 譒 phiên theo âm chữ ghép bên phải là “phiên 番”; cách đọc “phồn 譒” là vì ghép vần 番 phiên và 言 ngôn. Nhưng thời xưa lại đọc chữ 番 phiên là “bàn 番”.
Xin giải thích thêm: 譒 vết tích của âm “Boa” còn được dùng trong tiếng Triều Châu – Mân Việt ngày nay. Hiện giờ tiếng Triều Châu vẫn gọi “bàn chân” là “kha-bóa” (Kha là kẳng/cẳng, Boa là bôn/bàn, bàn tay, bàn chân). Từ nguyên văn “tùng ngôn bàn thanh” của Thuyết văn thì chúng ta biết được ở thời Cổ đại đọc là “Bôn, Bồn, Bàn”, đến thời Trung Cổ, người ta “biên soạn” lại Thuyết văn thì thêm vào “Bổ qua thiết = Bua = Boa” phù hợp với “kha-boa (bàn chân)”, bên tiếng Triều Châu còn dùng cho đến ngày nay. Âm của các “Nho gia” từ từ biến thành “Phiên – như tên của nước “Thổ Phiên” hay “Phồn”, tức là nước “Thổ phồn”.
“Phiên” hay “Phồn” có sau và được dùng cho đến ngày nay. Người ta lại gọi đó là “từ Hán-Việt”! Điều rõ ràng là “Hán-Việt” của “phiên” hay “phồn” có sau, còn chữ Nôm “bóa” “boa” “bàn” mới là có trước và đã được ghi trong sách “Thuyết văn”. Cho nên nếu nói rằng “bàn” là “Nôm” thì rõ ràng là Nôm có trước.
Dưới đây sẽ xét đến âm chữ Bàn trong Thuyết văn:
番: 獸足謂之番。从釆;田,象其掌。 附袁切
Phiên: Thú túc vị chi phiên. Tùng 釆 thể; 田 điền, tượng kỳ chưởng 掌. Phù viên thiết.
Phiên: Chân thú gọi là phiên, viết theo 釆 thể; theo 田 điền, như là chưởng (bàn tay).
Phần trên là tôi phiên dịch theo “đa số” hiện giờ! Và “phù viên thiết” cũng là do đời sau thêm vào mà phiên âm như vậy, chứ thật ra thì đoạn văn trên phải phiên dịch là “ Bàn: thú túc vị chi bàn, tùng thể; điền, tượng kỳ chưởng.”
Đây là vết tích của chữ Phiên 番 trước và ngay thời Hán, vào lúc ông Hứa Thận còn sống thì đọc là Bàn. Cho nên còn cách giải nghĩa phần nầy như sau: { Bàn 番: Thú túc gọi là Bàn. Theo (thể) 釆 bẻ ; (Điền) 田 đàn, tựa như cái chưởng. Bàn: chân thú gọi là bàn (bàn chân), viết theo bẻ 釆 (thể) và đàn 田 (điền), tựa cái bàn (tay, chân)…} Vì sao lại “diễn nôm” như vậy ? Vì thuyết văn đã viết đây là “ngôn – bàn thanh”. Chữ bẻ 釆 (thể) quá đặc biệt! (“thể” là “hái” là “bẻ”). Tiếng Triều Châu đọc là “bboi” hay “bbé” hay “tiaé”; tiếng Quảng Đông là “chsổi”; tiếng Bắc Kinh là “chsài”. Chsổi hay chsài y như đọc “thể” không chuẩn mà thành “chsể, chsề”, còn “thể” đọc không chuẩn qua vần “T” sẽ thành “tể” hay “Tiae” ; “bbé” hay “bẻ” là giống nhau. Xin hỏi ai là chuyên gia về “Hán-Nôm” thì những âm của một chữ “đặc biệt” như vậy, âm nào là “Hán”, âm nào là “Nôm” và chữ Hán có trước hay là Nôm có trước?
Điều thú vị khi nghiên cứu Thuyết văn giải tự của Hứa Thận để phục nguyên cổ Hán ngữ thì thấy rõ phát âm thời Tần và Hán giống như các tiếng nói Việt Nam và Quảng Đông (Việt), Phước Kiến-Triều Châu (Mân-Việt) ngày nay; đồng thời cũng phát giác những biến âm đã khác tiếng Việt thời cổ đại mà các phương ngôn Việt Nam, Quảng Đông, Triều Châu còn giữ được. Ví dụ tiếng Việt Nam còn giữ được tiếng “bàn” tay, “bàn” chân; Triều Châu giữ được “boa-boá” hay là “póa” Trung cổ mà thời Hán đã được ghi lại trong “Thuyết Văn”. Biến âm của Bàn-bồn-bôn/ tùng “ngôn” “bàn” thanh trở thành bua-boa-bóa-póa, trở thành “biên” rồi thành “phiên” và “phồn”! Thực ra thì từ “bàn-bèn” biến thành biên, bua, phàn, phền, phồn, phiên v v… đó là quy luật biến âm thường tình của ngôn ngữ theo miền và theo thời đại. Cổ âm xưa là Bàn, giáp cốt – kim văn đã vẽ rõ chữ nầy bằng hình bàn chân thú với đầy đủ móng vuốt. Ngày nay chỉ có tiếng Việt Nam còn dùng “bàn” là “bàn tay – bàn chân” thì rõ ràng là tiếng Việt Nam còn giữ được âm cổ xưa nhất, và cũng là một minh chứng giọng “Nôm” của chữ “Nôm” là có trước: có thể nói giáp cốt văn-chữ tượng hình đầu tiên là “chữ Nôm” tức chữ Việt cổ. cổ văn vẽ chữ tượng hình: 番 phiên là “bàn 番” , bàn chân thú có móng vuốt. Ngày nay đọc “附袁切 phù viên thiết” thì làm sao đúng với ngày xưa? Nếu đọc là “bùa vang- 附袁” là “bàn (vua)” thì hoàn toàn đúng là “bàn” như chú thích trong Thuyết văn vậy! Bởi vì chính chữ “bùa” của bùa chú là chữ bùa (附) đó thôi. Tiếng Việt ngày nay, “phù” và “bùa” vẫn được dùng như nhau.”
Từ phân tích trên có thể đưa tới kết luận vững chắc rằng: không phải tiếng Việt mượn tiếng Hoa mà ngược lại, chính tiếng Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Trung Hoa. Đấy chính là lịch sử chân thực của phương Đông mà rồi đây các học giả Trung Hoa từng bước sẽ giác ngộ.
4. Kết luận
Khoa học đã soi sáng lịch sử. Những phát hiện di truyền học thập niên đầu thế kỷ không chỉ soi sáng cội nguồn nhân loại mà còn cho thấy bức tranh chân thực về sự hình thành dân cư cùng văn hóa Đông Á.
Người Việt cổ không chỉ sinh tạo ra toàn thể giống nòi Đông Á mà còn sáng tạo nền văn hóa phương Đông rực rỡ.
Từ cuộc xâm lăng của người Mông Cổ, nói như Khương Nhung, tác giả Tôtem Sói, một nhà nước mang máu sói ra đời, đã bành trướng, chiếm đoạt đất đai, dân cư và văn hóa của các quốc gia Việt trong vùng. Trong quá trình lịch sử, do nhiều lần bị các tộc du mục thống trị, nguồn máu sói được tăng cường, trở thành tai họa cho các dân tộc nông nghiệp phương Đông.
Thiên thư đã định là, dù trải nghìn năm bị người Trung Hoa đô hộ, dập vùi, cướp đoạt, người Việt Nam đến nay vẫn giữ được nền độc lập trên đất tổ gốc của mình và duy trì nền văn hóa giầu giá trị nhân văn của tộc Việt từ xa xưa.
Tháng Tám năm 2011
Ghi chú:
1. Xin xem thêm các bài có cùng tác giả Hà Văn Thùy:
- Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt. NXB Văn học 2007.
- Hành trình tìm lại cội nguồn. NXB Văn học, 2008.
- Tìm cội nguồn qua di truyền học. NXB Văn học, 2011
2. Xin xem nhannamphi.com
KTS Trần Thanh Vân đã nói:
Bài viết của tác giả Hà Văn Thủy là một trong những kết quả nghiên cứu rất sâu sắc của ông. Tôi trân trọng và coi đây là một tài liệu tham khảo. Riêng về phần phân tích về ngôn ngữ,(mục 3) tôi có thể bổ sung như sau.
Là lưu học sinh, du học ở Trung Quốc 5 năm, vào thời kỳ còn rất trẻ, lại học ngành Kiến trúc (nên có học lịch sử Trung Hoa từ thơi ăn hang ở lỗ cho đến thời văn minh), tôi có thể tự tin “khoe” rằng tôi nói tiếng TQ hay hơn nhiều người dân TQ và “vẽ” chữ TQ ( bằng bút sắt ) cũng đẹp hơn nhiều người dân TQ.
Bởi vậy tôi có thể khẳng định rằng tiếng TQ rất nghèo về âm tiết. Bởi vậy ngôn ngữ của họ có rất nhiều từ “đồng âm dị nghĩa” và họ đành phải dùng “chữ tượng hình” để “vẽ” lên cái điều họ định nói. Bởi thế chữ viết của họ phức tạp và rắc rôi.
Ví du như chữ BẢO có tới chín cách viết chữ BẢO khác nhau mang chín nghĩa khác nhau:
Thí dụ.
Nếu là bảo vật, của quý, thì họ vẽ cái mái nhà rồi để hòn ngọc ở bên trong.
Nếu là bảo vệ, thằng gác cửa, thì là thằng đần, có bộ nhân đứng, như một cái cây gỗ có cái mồm để ăn.
Nếu là thành quách thì chữ bảo vệ đè lên trên một chữ Thổ.Tức là thằng bảo vệ gác thành……
Cũng vì rắc rối phức tạp như vậy nên TQ đã nhiều lần thất bại khi họ muốn la tinh hóa chữ viết. Rời hình vẽ ra, chữ viết của họ phiên âm lên khiến người đọc không hiểu ý nghĩa gì cả.
Ở Việt Nam ta thì ngược lại, ta có chữ Việt cổ thời Hùng Vương, ta có chữ Nôm, tồn tại song song với chữ Hán và khi chữ Quốc ngữ ra đời đã trở thành phổ cập hơn 100 năm nay thì không việc gì phải lăn tăn về chữ viết của ta với TQ nữa.
Tiếng nói, chữ viết là biểu hiện của một mặt văn minh.

Theo : anhbasam.com.
Nguồn: dienbatn0904392219.multiply.com
Xem thêm: VỀ “CÂU CHUYỆN KHÔNG THỂ KHÔNG NÓI” GIỮA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM.

0 comments:

Post a Comment

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts