Tác phẩm khoa học quan trọng nhất của Isaac Newton là Principia. Chắc ai cũng đã nghe đến cuốn sách này nhưng ít người biết là trong đó Newton có viết về thủy triều ở vịnh Bắc Bộ. Newton dành một đoạn khá dài trong Principia để giải thích thủy triều qua lực hút của mặt trăng và mặt trời lên trái đất. Bình thường thủy triều lên xuống 2 lần một ngày, nhưng ở vịnh Bắc Bộ triều chỉ lên xuống một lần một ngày. Đây là đoạn đầu tiên trong chương về thủy triều trong Principia (bản tiếng Anh của University of California Press, 1934):
Ở đoạn trên, Newton viết rằng các kết quả ở các phần trước cho ta thấy thủy triều phải lên xuống 2 lần một ngày. Nhưng sau đó vài trang, Newton lại viết tiếp như sau:
Đoạn này Newton viết rằng có những nơi thủy triều chỉ có một lần một ngày. Một ví dụ là ở cảng Batshaw, ở vương quốc Tunquin. Vào thời Newton, Tunquin là từ dùng để chỉ xứ Đàng Ngoài (thường viết là Tonkin). Nhưng đố các bạn biết cảng Batshaw là ở đâu?
--------------------------------------------------------
Một số nơi trên thế giới, cư dân vùng ven biển nhận biết có hai loại thủy triều: nhật triều và bán nhật triều. Nhật triều là trong một chu kỳ triều hay một ngày (khoảng 24 giờ 50 phút) có một lần triều lên và một lần triều xuống. Bán nhật triều là trong một chu kỳ triều có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống, những vùng chịu ảnh hưởng của loại triều này thường nằm ở vĩ tuyến gần xích đạo. Đôi khi, người ta còn phân biệt chế độ bán nhật triều đều và bán nhật triều không đều.
Nhật triều
Nhật triều là một ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống(là 24h52′), ví dụ ngày 12/03/2010 tại địa điểm A luỷ triều lên lúc 5h chiều thì ngày 13/03/2010 tại địa điểm A thuỷ triều sẽ lên lúc 5h52′.(Do trái đất quay quanh trục và mặt trăng lại quay quanh trái đất nên để đạt được vị trí lúc ban đầu phải cần mất 52phút nữa=>nên thời gian chênh lệch của thuỷ triều của ngày hôm trước và ngày hôm sau là 52phút)
Bán nhật triều
Cặp Trái Đất-Mặt Trăng quay và chịu một lực ly tâm. Khoảng cách Trái Đất-Mặt Trăng lớn nhất ở phía đối bên kia nơi không có Mặt Trăng, sẽ bằng 61 r thay vì 59 r (r là bán kính Trái Đất)
Theo công thức tính lực hấp dẫn, lực yếu khi khoảng cách tăng. Nghĩa là phía gần Mặt trăng (zénith), lực hấp dẫn sẽ lớn hơn phía đối xứng bên kia (Nadir). Do đó nơi gần mặt trăng, lực hấp dẫn sẽ lớn hơn lực ly tâm.
Trong trung tâm quả đất hai lực triệt tiêu lẫn nhau (ly tâm = – hấp dẫn). Bên kia quả đất, vì lực hấp dẫn yếu hơn nên lực ly tâm thắng thế. Do đó mà cùng một thời điểm, ta có hai lực FM hướng từ tâm ra ngoài, gây sự biến dạng mặt nước, do đó có 2 lần thủy triều lên trong một ngày.
Lực FM sinh ra thủy triều
Mặt trời cũng có ảnh hưởng trên lực sinh ra thủy triều, tuy rằng lực hấp dẫn của mặt trời nhỏ hơn của mặt trăng, nhưng khi cả ba thiên thể thẳng hàng (Trái Đất không nằm giữa) thì lực tạo thủy triều sẽ lớn hay còn gọi là triều cường vì là tổng của hai lực hấp dẫn Mặt Trời và Mặt Trăng thay vì chỉ có một lực hấp dẫn của Trăng như thông thường. Nhưng nếu mặt trời thẳng hàng với mặt trăng ngay trên vùng xích đạo, thì thủy triều lớn tối đa.
------------------------------------------------
Một độc giả của Diễn Đàn cho biết : Batshaw có lẽ là Bãi Cháy ở Hạ Long. Ngữ âm thì phù hợp. Về mặt lịch sử thì như Wikipedia nhắc lại, tương truyền Bãi Cháy là nơi Trần Khánh Dư đốt cháy đoàn thuyền chở lương thực của quân Nguyên Mông do Trương Văn Hổ cầm đầu.
Theo damtson.wordpress.com
Ở đoạn trên, Newton viết rằng các kết quả ở các phần trước cho ta thấy thủy triều phải lên xuống 2 lần một ngày. Nhưng sau đó vài trang, Newton lại viết tiếp như sau:
Đoạn này Newton viết rằng có những nơi thủy triều chỉ có một lần một ngày. Một ví dụ là ở cảng Batshaw, ở vương quốc Tunquin. Vào thời Newton, Tunquin là từ dùng để chỉ xứ Đàng Ngoài (thường viết là Tonkin). Nhưng đố các bạn biết cảng Batshaw là ở đâu?
--------------------------------------------------------
Một số nơi trên thế giới, cư dân vùng ven biển nhận biết có hai loại thủy triều: nhật triều và bán nhật triều. Nhật triều là trong một chu kỳ triều hay một ngày (khoảng 24 giờ 50 phút) có một lần triều lên và một lần triều xuống. Bán nhật triều là trong một chu kỳ triều có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống, những vùng chịu ảnh hưởng của loại triều này thường nằm ở vĩ tuyến gần xích đạo. Đôi khi, người ta còn phân biệt chế độ bán nhật triều đều và bán nhật triều không đều.
Nhật triều
Nhật triều là một ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống(là 24h52′), ví dụ ngày 12/03/2010 tại địa điểm A luỷ triều lên lúc 5h chiều thì ngày 13/03/2010 tại địa điểm A thuỷ triều sẽ lên lúc 5h52′.(Do trái đất quay quanh trục và mặt trăng lại quay quanh trái đất nên để đạt được vị trí lúc ban đầu phải cần mất 52phút nữa=>nên thời gian chênh lệch của thuỷ triều của ngày hôm trước và ngày hôm sau là 52phút)
Bán nhật triều
Cặp Trái Đất-Mặt Trăng quay và chịu một lực ly tâm. Khoảng cách Trái Đất-Mặt Trăng lớn nhất ở phía đối bên kia nơi không có Mặt Trăng, sẽ bằng 61 r thay vì 59 r (r là bán kính Trái Đất)
Theo công thức tính lực hấp dẫn, lực yếu khi khoảng cách tăng. Nghĩa là phía gần Mặt trăng (zénith), lực hấp dẫn sẽ lớn hơn phía đối xứng bên kia (Nadir). Do đó nơi gần mặt trăng, lực hấp dẫn sẽ lớn hơn lực ly tâm.
Trong trung tâm quả đất hai lực triệt tiêu lẫn nhau (ly tâm = – hấp dẫn). Bên kia quả đất, vì lực hấp dẫn yếu hơn nên lực ly tâm thắng thế. Do đó mà cùng một thời điểm, ta có hai lực FM hướng từ tâm ra ngoài, gây sự biến dạng mặt nước, do đó có 2 lần thủy triều lên trong một ngày.
Lực FM sinh ra thủy triều
Mặt trời cũng có ảnh hưởng trên lực sinh ra thủy triều, tuy rằng lực hấp dẫn của mặt trời nhỏ hơn của mặt trăng, nhưng khi cả ba thiên thể thẳng hàng (Trái Đất không nằm giữa) thì lực tạo thủy triều sẽ lớn hay còn gọi là triều cường vì là tổng của hai lực hấp dẫn Mặt Trời và Mặt Trăng thay vì chỉ có một lực hấp dẫn của Trăng như thông thường. Nhưng nếu mặt trời thẳng hàng với mặt trăng ngay trên vùng xích đạo, thì thủy triều lớn tối đa.
------------------------------------------------
Một độc giả của Diễn Đàn cho biết : Batshaw có lẽ là Bãi Cháy ở Hạ Long. Ngữ âm thì phù hợp. Về mặt lịch sử thì như Wikipedia nhắc lại, tương truyền Bãi Cháy là nơi Trần Khánh Dư đốt cháy đoàn thuyền chở lương thực của quân Nguyên Mông do Trương Văn Hổ cầm đầu.
Theo damtson.wordpress.com
0 comments:
Post a Comment