Một thời chưa xa, vùng Phú Hội - Đại Nẫm (bây giờ là xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) là vùng đất đai phì nhiêu, cây lành trái ngọt. Cây trái thì nhiều nhưng chủ yếu vẫn là bưởi, chuối và xoài. Trong dân gian vùng này cho đến giờ vẫn còn lưu truyền câu: “Đại Nẫm nhiều bưởi/Phú Hội chuối xoài/Phú Tài mạch nha/Xuân Phong cốm gạo/”.
Bưởi nhiều đến độ có lời đồn đại rằng, da thịt con gái vùng này thơm như bông bưởi, đêm tân hôn về nằm kề bên, anh chồng hỏi xức dầu thơm gì nghe quen quen? Chị vợ nghe thế mới hỏi tới: “Vậy là anh đã từng gần ai rồi phải không?” Báo hại anh chồng có giải thích mấy, chị vợ vẫn nằm quay mặt vô vách. Thao thức mãi, gần sáng bực mình anh đẩy cửa bước ra vườn. Vô tình hương bưởi ngạt ngào ùa tới, anh lật đật bước vào phòng hoa chúc lay vợ: “Đây nề, đây nề! Thơm mùi này nề, thơm mùi này nề!” Chị vợ lúc đó mới hiểu. Thì ra, từ nhỏ tới lớn, mỗi ngày một ít da thịt mình đã được hoa bưởi ướp hương vào…
Theo lời chú Mười Hậu, 85 tuổi, cư dân chính gốc vùng Phú Hội thì ngày xưa con gái Phú Hội đẹp thùy mị, dịu dàng là nhờ phong thổ, phong thủy. Đất đai màu mỡ, lành hiền. Nước thì hễ đào giếng đâu là có nước ngọt đó, mà nước lại nhiều, trong mát, uống đã khát vô cùng. Và gió mang theo hơi nước của bàu Sen cũng làm cho làn da con gái Phú Hội mát dịu, mịn màng.
Bàu Sen xưa rất đẹp, tọa lạc sát nhà làng Phú Hội, hình dạng như con rồng nằm. Đông giáp sân banh Phú Hội. Tây giáp nhà làng. Nam giáp búng chảy ra sông Mường Mán (không phải Mương Mán). Bắc giáp mương đập Li-tô (cũ). Hàng ngày có ông trùm làng chống xuồng đi hái sen, huê lợi thu được dùng vào việc công của làng. Những đêm trăng sáng, trai gái trong làng tụ họp hai bên bờ bàu Sen hát đối với nhau đến tận khuya cho tới khi trăng chếch bóng.
Hát đối còn gọi là hát ống. Vật liệu được làm bằng hai ống tre bịt kín một đầu có sợi giây nhợ kéo căng qua đầu ống bên kia. Khi hát, đôi nam nữ hai bên bờ cầm “micro” ống tre ấy mà đối đáp.
Những câu hát còn lưu truyền như: “Gái Phú Hội lấy trai Phú Nhang/Đêm nằm hương bưởi mênh mang cõi lòng”. “Đi qua bên Phú Hội chơi/Thấy cô gái nọ hái sen dưới bàu/Dưới bàu có con cá tràu/Nó theo nó đớp… làm sao không buồn?”… Trong khung cảnh nên thơ, thiên nhiên hữu tình và môi trường trong lành ấy thì hỏi sao con gái Phú Hội không dễ thương, dễ nhớ? Từ sau trận lụt năm Thìn 1952, qua bao biến đổi bể dâu, nay bàu Sen không còn nữa, bây giờ cư dân làm lúa và rau xanh dưới lòng bàu.
Chú Tư Nhơn, 86 tuổi, cư dân chính gốc vùng Đại Nẫm cho biết: Sau Cách mạng Tháng Tám chú đánh xe ngựa và trước 1975 lái xe lam (loại xe Lambretta có mui che người lái như mũ kết). Chú Tư thường chở trái cây từ Phú Hội về Phan Thiết cho thương lái tiêu thụ các nơi theo đường bộ, khi vào vụ có ngày phải chở từ 5 đến 7 chuyến.
Đó là chưa kể trái cây vùng này được chở tiêu thụ bằng đường sắt qua ga Phú Hội.
Chú Tư nhớ lại: “Bưởi Phú Hội tròn như trái dưa hấu, đơm lên bàn thờ rất đẹp. Bưởi có 2 loại: ruột đỏ và ruột trắng, loại nào cũng ngọt thanh và thơm mùi vị rất riêng, ăn một lần là nhớ mãi. Xoài có nhiều thứ: xoài Náp, xoài Tượng, xoài Thanh Ca… không xơ, thịt bùi, ngọt lịm từ đầu tới cuối trái; ăn mà gọt dày vỏ là hay bị la lắm!
Các loại xoài này nếu dú bằng rơm (không có khí đá) thì đẹp trái, sắc màu tươi tắn và ăn ngon đặc biệt. Xoài Nếp, chín mình không biết chín, chín mà ngoài vẫn xanh, trong đỏ. Xoài Nếp dú ăn không ngon, cứ để chín cây chờ gió rụng ăn mới sướng. Xoài Tẻ dú bằng lá cây gỗ cóc, chín đỏ thơm lừng, ăn đã lắm!” Chú Tư chép miệng: “Bây giờ 2 loại Nếp, Tẻ này mất giống đâu hết rồi, uổng thiệt!”
Làng Phú Hội xưa có hát lệ ba năm một lần, chủ yếu là hát tuồng, hát bội. Tết nhứt chơi hô bài chòi, dựng 9 cái chòi có người cầm ống thẻ bài xóc lắc, rớt thẻ ra thì hô có bài có bản, có vần có điệu, có tích có tuồng.
Trong không gian ấy, bóng dáng con gái Phú Hội tha thướt áo bà ba, kẹp tóc ba lá chải mượt dầu dừa hoặc tóc búi có lông nhím ghim qua… đang che nghiêng vành nón, khúc khích cười trong nắng mới. Chợt nhớ 2 câu thơ của Vũ Đình Liên: “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?” mà nghe lòng hoài niệm xa xôi…
Theo báo Binhthuan, ảnh internet
Bưởi nhiều đến độ có lời đồn đại rằng, da thịt con gái vùng này thơm như bông bưởi, đêm tân hôn về nằm kề bên, anh chồng hỏi xức dầu thơm gì nghe quen quen? Chị vợ nghe thế mới hỏi tới: “Vậy là anh đã từng gần ai rồi phải không?” Báo hại anh chồng có giải thích mấy, chị vợ vẫn nằm quay mặt vô vách. Thao thức mãi, gần sáng bực mình anh đẩy cửa bước ra vườn. Vô tình hương bưởi ngạt ngào ùa tới, anh lật đật bước vào phòng hoa chúc lay vợ: “Đây nề, đây nề! Thơm mùi này nề, thơm mùi này nề!” Chị vợ lúc đó mới hiểu. Thì ra, từ nhỏ tới lớn, mỗi ngày một ít da thịt mình đã được hoa bưởi ướp hương vào…
Theo lời chú Mười Hậu, 85 tuổi, cư dân chính gốc vùng Phú Hội thì ngày xưa con gái Phú Hội đẹp thùy mị, dịu dàng là nhờ phong thổ, phong thủy. Đất đai màu mỡ, lành hiền. Nước thì hễ đào giếng đâu là có nước ngọt đó, mà nước lại nhiều, trong mát, uống đã khát vô cùng. Và gió mang theo hơi nước của bàu Sen cũng làm cho làn da con gái Phú Hội mát dịu, mịn màng.
Bàu Sen xưa rất đẹp, tọa lạc sát nhà làng Phú Hội, hình dạng như con rồng nằm. Đông giáp sân banh Phú Hội. Tây giáp nhà làng. Nam giáp búng chảy ra sông Mường Mán (không phải Mương Mán). Bắc giáp mương đập Li-tô (cũ). Hàng ngày có ông trùm làng chống xuồng đi hái sen, huê lợi thu được dùng vào việc công của làng. Những đêm trăng sáng, trai gái trong làng tụ họp hai bên bờ bàu Sen hát đối với nhau đến tận khuya cho tới khi trăng chếch bóng.
Hát đối còn gọi là hát ống. Vật liệu được làm bằng hai ống tre bịt kín một đầu có sợi giây nhợ kéo căng qua đầu ống bên kia. Khi hát, đôi nam nữ hai bên bờ cầm “micro” ống tre ấy mà đối đáp.
Những câu hát còn lưu truyền như: “Gái Phú Hội lấy trai Phú Nhang/Đêm nằm hương bưởi mênh mang cõi lòng”. “Đi qua bên Phú Hội chơi/Thấy cô gái nọ hái sen dưới bàu/Dưới bàu có con cá tràu/Nó theo nó đớp… làm sao không buồn?”… Trong khung cảnh nên thơ, thiên nhiên hữu tình và môi trường trong lành ấy thì hỏi sao con gái Phú Hội không dễ thương, dễ nhớ? Từ sau trận lụt năm Thìn 1952, qua bao biến đổi bể dâu, nay bàu Sen không còn nữa, bây giờ cư dân làm lúa và rau xanh dưới lòng bàu.
Chú Tư Nhơn, 86 tuổi, cư dân chính gốc vùng Đại Nẫm cho biết: Sau Cách mạng Tháng Tám chú đánh xe ngựa và trước 1975 lái xe lam (loại xe Lambretta có mui che người lái như mũ kết). Chú Tư thường chở trái cây từ Phú Hội về Phan Thiết cho thương lái tiêu thụ các nơi theo đường bộ, khi vào vụ có ngày phải chở từ 5 đến 7 chuyến.
Đó là chưa kể trái cây vùng này được chở tiêu thụ bằng đường sắt qua ga Phú Hội.
Chú Tư nhớ lại: “Bưởi Phú Hội tròn như trái dưa hấu, đơm lên bàn thờ rất đẹp. Bưởi có 2 loại: ruột đỏ và ruột trắng, loại nào cũng ngọt thanh và thơm mùi vị rất riêng, ăn một lần là nhớ mãi. Xoài có nhiều thứ: xoài Náp, xoài Tượng, xoài Thanh Ca… không xơ, thịt bùi, ngọt lịm từ đầu tới cuối trái; ăn mà gọt dày vỏ là hay bị la lắm!
Các loại xoài này nếu dú bằng rơm (không có khí đá) thì đẹp trái, sắc màu tươi tắn và ăn ngon đặc biệt. Xoài Nếp, chín mình không biết chín, chín mà ngoài vẫn xanh, trong đỏ. Xoài Nếp dú ăn không ngon, cứ để chín cây chờ gió rụng ăn mới sướng. Xoài Tẻ dú bằng lá cây gỗ cóc, chín đỏ thơm lừng, ăn đã lắm!” Chú Tư chép miệng: “Bây giờ 2 loại Nếp, Tẻ này mất giống đâu hết rồi, uổng thiệt!”
Làng Phú Hội xưa có hát lệ ba năm một lần, chủ yếu là hát tuồng, hát bội. Tết nhứt chơi hô bài chòi, dựng 9 cái chòi có người cầm ống thẻ bài xóc lắc, rớt thẻ ra thì hô có bài có bản, có vần có điệu, có tích có tuồng.
Trong không gian ấy, bóng dáng con gái Phú Hội tha thướt áo bà ba, kẹp tóc ba lá chải mượt dầu dừa hoặc tóc búi có lông nhím ghim qua… đang che nghiêng vành nón, khúc khích cười trong nắng mới. Chợt nhớ 2 câu thơ của Vũ Đình Liên: “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?” mà nghe lòng hoài niệm xa xôi…
Theo báo Binhthuan, ảnh internet
Nguồn: Du lịch, GO!
0 comments:
Post a Comment