Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Sunday, September 18, 2011

Tác giả: Tiểu Nham
 Nguyên lý 80/20 có nhiều tên gọi khác nhau, ví dụ nguyên lý 80/20, phép tắc 80/20, định luật 2/8, nguyên lý Pareto, hiệu ứng Pareto, phép tắc tiết kiệm nhất, nguyên tắc bất cân xứng, v.v. Như vậy để tiện xưng hô, xin độc giả cho phép tôi sử dụng thuật ngữ “nguyên lý 80/20″ để biểu thị.
Như vậy nguyên lý 80/20 rốt cuộc là gì? Có thể rất nhiều người đã sớm biết rồi, ít nhất chỉ cần nghe qua danh từ ‘nguyên lý 80/20’ thì giới kinh doanh đều cảm thấy quen thuộc. Nguyên lý 80/20 trong giới thương nghiệp có rất nhiều người biết, có thể nói là thuộc phạm trù cơ bản thường thức. Mặc dù nguyên lý 80/20 được biết đến rộng rãi, nhưng nguồn gốc, cơ chế, và lai nguyên của nó thì không mấy người có thể nói rõ được.
Để bổ sung khiếm khuyết nói trên, loạt bài này sẽ đi vào phân tích một số ý nghĩa quan trọng của nguyên lý 80/20 và thiết lập mô hình sinh mệnh khác hẳn với mô hình cơ giới của khoa học thực chứng. Để phân tích sâu hơn, trước hết chúng ta phải miêu tả một số nhận thức cơ bản về nguyên lý 80/20.

1. Một số cách biểu đạt của nguyên lý 80/20
Như vậy tiếp theo chúng ta sẽ đưa ra một số cách diễn đạt thông thường của nguyên lý 80/20. Trước tiên chúng ta hãy nói về cách diễn đạt kinh điển nhất—nguyên lý Pareto. Theo nguyên lý Pareto, thông thường 80% hồi báo, sản xuất và kết quả của chúng ta đến từ 20% đầu vào, nỗ lực và nguyên nhân; tức là chỉ 20% đầu vào quyết định 80% đầu ra. Đây là một cách biểu đạt tương đối mang tính sản xuất-tiêu thụ. Nếu như đổi thành ngôn ngữ kinh doanh thì thông thường 80% lợi nhuận của doanh nghiệp đến từ 20% hạng mục hoặc khách hàng trọng yếu. Tiếp theo, thông qua phát triển lâu dài, nguyên lý 80/20 được ứng dụng trong khoa học về quản lý, rằng 80% giá trị sáng tạo của một doanh nghiệp đến từ 20% nhân tố, và 20% giá trị kia đến từ 80% nhân tố còn lại. Ở đây chúng ta hình như chỉ đổi chữ “lợi nhuận” thành “giá trị”. Từ góc độ doanh số của sản phẩm hoặc kinh doanh của doanh nghiệp mà mở rộng ra, Pareto còn phát hiện ra rằng trong xã hội, thường thì 20% tổng dân số và tổng số người giàu nắm giữ 80% của cải trong xã hội. Những cách nói trên đây tuy khác nhau, nhưng đều thuộc về hình thức diễn đạt của Pareto, thuộc góc độ sáng tạo ra của cải.
Ngoài ra, nguyên lý 80/20 còn có hình thức biểu đạt là “nguyên tắc tiết kiệm công của Zipf” (đương nhiên điều này không thuộc phạm trù sáng tạo ra của cải, mà là một loại biểu thuật về hiệu suất công việc). “Nguyên tắc tiết kiệm công của Zipf” cho rằng, các loại tài nguyên mà doanh nghiệp sử dụng (bao gồm nhân lực, hàng hóa, thời gian, kỹ xảo và các tài nguyên mang tính sản xuất khác) đều tồn tại một loại tự điều chỉnh để thực hiện xu hướng tối thiểu hóa lượng công việc. Cũng là nói rằng, chúng điều chỉnh đến khi 20-30% tài nguyên quyết định 70-80% hoạt động sản xuất liên quan. Đây là cách biểu đạt Zipf (Zipf’s law) của nguyên lý 80/20. Ngoài ra, nguyên lý 80/20 còn có cách biểu thuật về “thiểu số chính yếu” của chuyên gia quản lý chất lượng nổi tiếng Juran; đây cũng là cách biểu thị thuộc về hiệu suất.
Chúng ta biết rằng, trước khi nguyên lý 80/20 được phổ biến rộng rãi, tuyệt đại đa số doanh nghiệp đều cho rằng tính trọng yếu của toàn bộ khách hàng của họ là như nhau. Điều này là nhất trí với tư duy “lượng tính” trong khoa học thực chứng mà Newton khai sáng, cũng là nói rằng với chỉnh thể “hệ thống Newton”, công năng và ý nghĩa của một yếu tố so với yếu tố khác là như nhau; chúng chỉ khác nhau về số lượng hoặc lớn nhỏ, chứ không khác nhau về “chất tính”. Chỉ dưới sự bảo chứng của nguyên tắc “lượng tính” không có “chất tính” này thì phương pháp vi phân mà Newton khai sáng và thủ đoạn “phân chia” của khoa học thực chứng mới có thể được thành lập. Chẳng phải trước đây chúng ta đã từng nói về ví dụ “lợn và nhân bánh” hay sao? Nói đến vấn đề này, cũng là nói “chất tính” đã mất đi thuộc tính sinh mệnh rồi. Tuy nhiên nguyên lý 80/20 lại thay đổi cách nhận thức truyền thống của chúng ta. Nguyên lý 80/20 nói với chúng ta về một “hiện tượng bất cân xứng” giữa đầu vào và đầu ra trong sản xuất, thế nhưng loại “hiện tượng bất cân xứng” này lại tồn tại rộng rãi trong cuộc sống của con người, bởi vậy nguyên lý 80/20 đã trở thành phép tắc cơ bản thông dụng nhất trong lĩnh vực thương nghiệp hiện nay. Kỳ thực cái gọi là “hiện tượng bất cân xứng” này chẳng phải chính là “năng lượng không bất biến” hay sao?! Do đó rất nhiều người không dám nghĩ tới hoặc không dám nói ra, bởi vậy nguyên lý 80/20 thực ra đã lật đổ tư duy của nhân loại. Chính bởi nó mang tính lật đổ, nên Thomas Kuhn mới gọi nó là một cuộc “cách mạng khoa học”. Bởi vì chẳng mấy ai có thể giải thích được nguồn gốc của nguyên lý 80/20, nên nguyên lý 80/20 đã trở thành một loại kết luận mặc nhiên mà người ta chỉ mải mê ứng dụng mà thôi.
2. Lịch sử phát triển của nguyên lý 80/20
Như vậy nguyên lý 80/20 vì sao có nhiều tên gọi và nhiều cách biểu đạt khác nhau? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta nhất định phải nói về ngọn nguồn phát hiện ra nguyên lý 80/20.
Thực ra nguyên lý 80/20 không phải do một cá nhân phát hiện trong một lần, mà do nhiều cá nhân phát hiện trong nhiều lần, hoặc phát hiện lại. Lần phát hiện đầu tiên của nguyên lý 80/20 là vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 bởi nhà kinh tế học kiêm xã hội học người Ý Vilfredo Pareto. Pareto phát hiện thấy 80% số của cải ở Ý là do 20% số người sở hữu, hơn nữa đây là xu thế kinh tế tồn tại mang tính phổ biến. Do đó Pareto cho rằng trong một quần thể đặc định nào đó, các nhân tố trọng yếu thông thường chiếm thiểu số, còn nhân tố không trọng yếu lại chiếm đa số. Bởi vậy căn cứ phát hiện này trong nguyên lý 80/20, chúng ta chỉ cần khống chế các nhân tố thiểu số trọng yếu này là có thể khống chế được toàn cục.
Nhưng đáng tiếc là mặc dù Pareto đã nhận thức được tính trọng yếu và ứng dụng rộng rãi của nguyên lý 80/20, ông không hề có giải thích thuyết phục nào về nguyên lý này. Thay vào đó, Pareto tiến tới một loạt nghiên cứu lý luận xã hội học khá thu hút nhưng rất lộn xộn. Những lý luận này lấy nghiên cứu tinh anh trong xã hội làm trung tâm. Điều đáng tiếc hơn nữa chính là vào những năm cuối đời, Pareto đã từ bỏ những lý luận xã hội học này để chuyển sang gia nhập chủ nghĩa phát-xít của Mussolini. Do đó ý nghĩa trọng yếu của nguyên lý 80/20 đã bặt vô âm tín trong một thời gian dài. Mặc dù rất nhiều nhà kinh tế học, đặc biệt các nhà kinh tế học người Mỹ đã nhận thức được tính trọng yếu của nguyên lý 80/20, mãi cho tới sau chiến tranh thế giới lần thứ hai mới xuất hiện hai lý luận kế thừa và phát triển nguyên lý 80/20. Một là “nguyên tắc tiết kiệm công” mà chúng ta đã đề cập ở trước do George K.Zipf, Giáo sư ngôn ngữ Đại học Harvard, phát hiện. Năm 1949, Zipf đã phát hiện ra “nguyên tắc tiết kiệm công”, trên thực tế là phát hiện lại và trình bày tường tận nguyên lý Pareto.
Còn có một người tiên phong đẩy mạnh sự phát triển nguyên lý 80/20, đó chính là chuyên gia quản lý chất lượng người Mỹ gốc Rumani sinh năm 1904, công trình sư Joseph Moses Juran. Juran là người có công đằng sau cuộc cách mạng về chất lượng từ những năm 50-90 thế kỷ 20. Năm 1924, Juran gia nhập công ty điện khí Western Electric, chi nhánh công ty sản xuất điện thoại Bell Telephone System, và bắt đầu sự nghiệp kỹ sư công nghiệp của mình. Sau đó, Juran trở thành một nhà tư vấn về quản lý chất lượng trong ngành công nghiệp. Thành tựu vĩ đại của Juran là ông đã kết hợp các phương pháp thống kê học khác nhau và vận dụng nguyên lý 80/20 để tìm ra nguyên nhân thiếu sót của sản phẩm, từ đó cải thiện chất lượng sản phẩm. “Sổ tay kiểm soát chất lượng” của Juran được xuất bản năm 1951. Đây là một tác phẩm đánh dấu thời đại mới, trong sách tán dương cao độ nguyên lý 80/20. Tuy nhiên thời bấy giờ nó không thu hút được hứng thú của doanh nghiệp lớn nào tại Mỹ. Năm 1953, Juran nhận lời mời đến Nhật Bản dạy học và tại Nhật, ông gây ra tiếng vang lớn. Từ đó, Juran ở lại giúp một số công ty Nhật Bản cải tiến chất lượng và phẩm chất sản phẩm. Cho đến những năm 1970, khi sự phát triển công nghiệp của Nhật Bản đã trở thành mối đe dọa ngày càng rõ ràng với nước Mỹ thì các nước Tây phương mới bắt đầu coi trọng lý luận của Juran. Sau đó, Juran trở về Mỹ và bắt đầu thúc đẩy giới công nghiệp Mỹ triển khai cải cách giống như tại Nhật Bản. Dưới sự khởi xướng và thực hành của Juran, nguyên lý 80/20 đã trở thành hòn đá tảng trong cuộc cách mạng về quản lý chất lượng trên toàn cầu.
Tóm lại, cho dù là Pareto người Ý hay là người Mỹ gốc Rumani Juran, nguyên lý 80/20 đã trải qua lịch trình không hề thuận buồm xuôi gió. Không biết liệu có phải bởi vì nguyên lý 80/20 tiết lộ một số thiên cơ ở không gian cao tầng? Hay là một số sinh mệnh cao tầng không muốn để nhân loại biết được nguyên lý 80/20?
3. Ứng dụng rộng rãi của nguyên lý 80/20
Hiện nay nguyên lý 80/20 được ứng dụng rộng rãi tại rất nhiều lĩnh vực trên toàn thế giới, chứ không chỉ giới hạn trong sản xuất kinh doanh hay kinh tế. Chúng ta có thể lấy một số ví dụ như sau.
Đầu tiên, về phương diện tiêu thụ sản phẩm, lượng khách hàng mục tiêu có thể giúp bạn đẩy mạnh tiêu thụ trong tổng số khách hàng chỉ có 20%, thế nhưng những người này lại ảnh hưởng đến 80% khách hàng khác, bởi vì họ là lãnh tụ trong nhu cầu chi tiêu, còn 80% kia chỉ là người chạy theo mà thôi. Do đó bạn phải sử dụng 80% tinh lực để tìm kiếm 20% số khách hàng kia. Cũng là nói rằng, 80% công trạng của bạn đến từ 20% khách hàng kia. Ngoài ra, việc nhân viên bán hàng hiểu được khách hàng mục tiêu và nhu cầu khách hàng là vô cùng trọng yếu. Hiểu được khách hàng có thể chiếm 80% nhân tố thành công, còn trực tiếp chào hàng có thể chỉ chiếm 20% nhân tố, do vậy hiểu được điều này giúp xác suất thành công của bạn lên tới 80%. Nếu bạn không hiểu gì về đối tượng tiêu thụ, thì cho dù bạn nỗ lực hết 80%, hy vọng thành công của bạn chỉ có 20%.
Bạn còn cần chú ý rằng, việc bạn giúp khách hàng có được ấn tượng ban đầu là phi thường trọng yếu, mà 80% ấn tượng ban đầu này đến từ biểu hiện bên ngoài của bạn, do đó trước mặt khách hàng bạn phải tập trung 80% tinh lực để tươi cười. Tiếp theo, khi tiếp xúc với khách hàng, bạn cần học cách lắng nghe, và cần dùng 80% thời gian để lắng nghe nhu cầu khách hàng. Nếu như 80% thời gian này bạn cứ thao thao bất tuyệt, thì hy vọng thành công của bạn giảm xuống chỉ còn 20%; nghĩa là bạn chỉ cần dùng 20% lời nói để thuyết phục khách hàng là được rồi. Ngoài ra, khi bạn xây dựng quan hệ nghiệp vụ với khách hàng, thì 80% đến từ tình cảm giao lưu chứ không phải giới thiệu sản phẩm. Nếu bạn dùng 80% tinh lực để tạo quan hệ với khách hàng, tìm cách thể hiện hữu hảo với khách hàng, thì bạn chỉ cần dùng 20% thời gian để giới thiệu sản phẩm là khả dĩ rồi, mà vẫn có 80% hy vọng thành công. Nếu bạn chỉ dùng 20% nỗ lực để giao tình với khách hàng, còn 80% tinh lực để giới thiệu sản phẩm, thì 80% kết quả của bạn có thể là phí công vô ích. Ở trước chúng ta đã nói về sự khác biệt giữa “văn hóa bán hàng” và “văn hóa kỹ sư” mà! Năng lực tiêu thụ cũng biểu hiện trong cách giao tế bằng Thiện chứ không chỉ là giao tiếp đơn thuần. Như vậy điều trọng yếu nhất khi giao tế với khách hàng là gì? Tất nhiên là giao lưu tình cảm, nó còn quan trọng hơn cả giới thiệu và ca ngợi sản phẩm; thậm chí nếu bạn quá khoe khoang sản phẩm trái lại dẫn tới phản cảm của khách hàng.
Ngoài ra, khi tiêu thụ sản phẩm, 80% khách hàng đều sẽ nói giá cả sản phẩm của bạn là quá cao. Thế nhưng bạn không cần phải dùng 80% lời nói để mặc cả với khách hàng, mà phải tập trung 80% tinh lực để chứng minh sản phẩm của bạn có thể giúp ích khách hàng lớn hơn nữa, nghĩa là 80% nỗ lực của bạn nên đặt vào việc dẫn dắt khách hàng, đây là quan trọng nhất. Còn bạn chỉ cần dùng 20% tinh lực để chứng minh vì sao thứ của bạn có giá cao như thế là đã đủ rồi.
Thêm nữa, khi tiêu thụ trong thực tiễn, 80% thử nghiệm của nhân viên bán hàng có thể dẫn tới thất bại, và 80% nhân viên bán hàng sẽ thấy khó quá mà rút lui. Nhưng 80% thành công trong bán hàng được cho là do tố chất cá nhân và kỹ xảo khai thông của cá nhân chứ không phải bản thân sản phẩm. Tuy nhiên 80% nhân viên bán hàng không hề vì thế mà nỗ lực đề cao nghiệp vụ bản thân hoặc trình độ khai thông, mà lại oán trời trách người hoặc chờ đợi tiêu cực. Từ một phương diện khác, thường chỉ có 20% nhân viên bán hàng thành công, mà 20% này lại thường dẫn tới 80% lợi ích của doanh nghiệp.
Trên đây chúng ta đã liệt kê các ứng dụng rộng rãi của nguyên lý 80/20 trong lĩnh vực bán hàng. Sau đây chúng ta sẽ nói về ứng dụng của nguyên lý 80/20 trong những lĩnh vực khác, chẳng hạn trong quan hệ giao tế, hoặc khi hiểu biết bạn bè, có thể hơn một nửa thuộc về sơ giao. Chỉ cần bạn có điều gì tốt, thì họ sẽ đua nhau tới bên bạn; chỉ cần bạn có chỗ nào khó, thì họ sẽ đều tránh xa bạn. Tuy nhiên mấy người bạn của bạn có thể mới là tri kỷ thực sự, gọi là ‘tâm đầu ý hợp’. Do đó về phương diện tình cảm, bạn phải đầu tư vào bộ phận nhỏ những người này nhiều hơn tổng số lớn còn lại. Bởi thế các chuyên gia tâm lý khuyên rằng, chúng ta nên đầu tư 80% thời gian trong xử lý 20% quan hệ giao tế trọng yếu. Chúng ta còn có thể lấy một số ví dụ khác trong sinh hoạt xã hội, chẳng hạn 20% tội phạm thường gây ra 80% số vụ phạm tội; 20% lái xe thường gây ra 80% tai nạn giao thông; 20% người kết hôn thường “gây ra” 80% số vụ ly hôn; 20% trẻ em thường nhận được 80% tài nguyên giáo dục khả dụng. Ngoài ra, trong cuộc sống gia đình, 20% tấm thảm thường nhận được 80% số lần dẫm chân lên; 80% thời gian ăn diện của bạn chỉ đến từ 20% số y phục.
Một nhà tâm lý học khác còn cho rằng, chỉ 20% số người tập trung 80% trí tuệ. Còn về phương diện quản lý thời gian, 20% hạng mục chủ yếu của chúng ta có thể dẫn tới 80% thành quả trong công tác; hơn nữa trong rất nhiều tình huống, thời gian của 20% đầu việc mang lại hiệu quả và lợi ích lên tới 80%. Nguyên lý 80/20 chính là nói với chúng ta rằng: nên chú trọng chất lượng hơn số lượng (quý hồ tinh bất quý hồ đa). Từ đó có thể thấy rõ, nguyên lý 80/20 là một “nguyên lý hiệu suất”.
Tiếp theo chúng ta lại nói về ứng dụng của nguyên lý 80/20 trong “lĩnh vực cứng”, hay khoa học kỹ thuật. Ví dụ năm 1963, công ty IBM phát hiện thấy khoảng 80% thời gian của một máy tính được dành để thực hiện khoảng 20% mã điều hành. Từ đó công ty IBM lập tức đổi mới phần mềm điều hành, để 20% số mã kia dễ tiếp cận hơn và thân thiện với người sử dụng hơn. Trải qua lần cải tiến này, trong phần lớn lĩnh vực ứng dụng, máy tính của công ty IBM ngày càng có hiệu suất cao hơn và nhanh hơn so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, trong quá trình đốt cháy nhiên liệu, 80% năng lượng đã bị lãng phí, chỉ có 20% năng lượng là sản sinh động lực, thế nhưng 20% đầu vào này đã tạo nên 100% đầu ra.
Trên đây là một số ví dụ về ứng dụng nguyên lý 80/20 mà tôi nghĩ chúng ta đưa ra như vậy đã tương đối đủ. Tất nhiên đây không phải chỗ mấu chốt mà chúng ta cần thảo luận trong loạt bài này, bởi vì cơ chế đằng sau nguyên lý 80/20 mới là điều chúng ta thực sự quan tâm. Do đó những điều tôi trình bày ở trên thì thực ra đại đa số chúng ta có thể lấy từ trên mạng, không có gì là quá mới mẻ cả.
4. Nguồn gốc từ thiên thượng
Chúng ta vừa thảo luận về hiện tượng tồn tại phổ biến của nguyên lý 80/20 trong giới kinh doanh, và cho tới nay, chỉ có rất ít giải thích về cơ chế đằng sau nó. Chưa nói tới cơ chế, ngay cả thảo luận về biểu hiện ở tầng sâu hơn thì cũng rất ít. Như vậy hôm nay tôi xin mạnh dạn đưa ra một chút giải thích. Khoa học thực chứng chẳng phải vẫn nói về “can đảm đưa ra giả thuyết, cẩn thận tìm kiếm chứng cứ” đấy sao? Do đó hôm nay tôi mới can đảm đưa ra giải thích. Giải thích như thế nào? Tôi là đứng từ góc độ văn hóa tu luyện để giải thích. Trong «Chuyển Pháp Luân», ông Lý Hồng Chí có một đoạn miêu tả mà nhiều khả năng là rất có quan hệ, xin được dẫn giải cho quý độc giả.
Trong «Chuyển Pháp Luân» giảng: [Người tu luyện] “Bởi vì sau khi họ tu lên đến tầng rất cao, rồi đạt đến lúc khai công khai ngộ của mình, thì công thực sự rất cao. Đúng vào thời điểm ngay trước khi họ khai công khai ngộ, thì giúp họ bẻ tám phần mười công của bản thân họ xuống, ngay cả tiêu chuẩn tâm tính của họ cũng cắt xuống. Dùng năng lượng ấy mà bổ sung cho thế giới của họ, thế giới của bản thân họ. Mọi người đã biết rằng, công của người tu luyện, đặc biệt là những thứ thêm lên chỗ tiêu chuẩn tâm tính, là [trải qua] vô số khổ [nạn] một đời, tại hoàn cảnh gian khổ mà ‘ma luyện’, mà tu luyện xuất lai, nên nó cực kỳ trân quý; lấy ra tám phần mười những thứ trân quý như thế mà bổ sung cho thế giới của họ. Do vậy khi tu thành trong tương lai, [họ] muốn gì giơ tay lập tức được ngay, cần gì có nấy, muốn làm gì thì làm được nấy, trong thế giới của họ cái gì cũng có. Đó là uy đức của họ, bản thân kinh qua chịu khổ mà tu xuất ra được.” (Bài giảng thứ tư)
Như vậy đoạn luận thuật này trong «Chuyển Pháp Luân» và pháp tắc 80/20 ở thế gian nhân loại có quan hệ gì? Điều này ắt phải nói từ nguồn gốc của nhân loại. Tất nhiên, nguồn gốc của nhân loại mà chúng tôi nói tới không phải “loài khỉ” mà “Thuyết tiến hóa” của Darwin nói. Chúng tôi là giảng về nguồn gốc trên thiên thượng của nhân loại, do đó nhất định phải dùng một đoạn luận thuật khác trong «Chuyển Pháp Luân» của ông Lý Hồng Chí.
Nơi vũ trụ này, chúng tôi thấy rằng sinh mệnh con người không phải sinh ra tại xã hội người thường. Sự sản sinh ra sinh mệnh chân chính của con người chính là sinh ra trong không gian vũ trụ. Bởi vì trong vũ trụ này có rất nhiều các loại vật chất chế tạo sinh mệnh; với sự vận động tương hỗ, những vật chất ấy có thể sản sinh ra sinh mệnh; nên cũng nói, sinh mệnh tối nguyên sơ của con người đến từ vũ trụ. Bản lai của không gian vũ trụ là lương thiện, là mang đầy đủ chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn; con người sinh ra cùng với vũ trụ là đồng tính. Nhưng sản sinh ra nhiều thể sinh mệnh rồi; thì cũng phát sinh quan hệ xã hội [trong] quần thể. Trong đó có một số người có thể tăng thêm tư tâm; tầng của họ dần dần rất chậm hạ thấp xuống; [khi] không thể ở tại tầng ấy nữa, thì họ phải rớt xuống dưới. Tuy nhiên tại tầng kia [họ] lại biến đổi không còn tốt nữa, họ không thể ở lại, và tiếp tục rớt xuống dưới; cuối cùng rớt xuống đến tầng của nhân loại.” (Bài giảng thứ nhất)
Lý giải của tôi chính là nếu nhân loại đều đến từ thiên thượng, nếu nhân loại là sản sinh trong không gian cao tầng của vũ trụ, thì kết cấu quần thể của nhân loại cũng có khả năng đối ứng với kết cấu đặc trưng của xã hội trên thiên thượng. Nếu như vậy, chúng ta có thể tiến thêm một bước nữa bằng cách đặt câu hỏi rằng, xã hội thiên thượng có kết cấu như thế nào? Kết cấu quần thể trên thiên thượng sản sinh như thế nào? Có một khả năng như sau: Quần thể sinh mệnh trên thiên thượng là từ mặt đất đi lên. Đi lên như thế nào? Điều này có thể liên quan đến văn hóa tu luyện, là do tu luyện mà lên. Tức là có một loại quan hệ tuần hoàn, người trên mặt đất tu lên, người trên thiên thượng hạ xuống. Tất nhiên người trên thiên thượng cũng có sản sinh tại thiên thượng, nhưng họ nhất định phải phù hợp với yêu cầu của tầng thứ vũ trụ ấy.
Người trên mặt đất tu lên, có thể không đơn giản như tưởng tượng của người thường, cá nhân bạn vung tay một cái là lên trên đó được. Cổ nhân Trung Quốc có câu: “Một người đắc Đạo, cả họ được nhờ”. Sau khi một người tu luyện viên mãn, các loại thể sinh mệnh có duyên với người đó qua bao nhiêu đời có thể đều lên theo cùng. Đây cũng là một loại thiện giải các chủng nhân duyên. Nhưng điều đáng chú ý là những sinh mệnh này bản thân họ không tự mình tu luyện lên đó, mà là được đưa lên; do đó nếu không có uy đức của người tu luyện thì họ có thể không được đại tự tại khi sinh tồn tại không gian cao tầng, không thể muốn cái gì là được cái đó, nên phải tự mình làm mọi việc.
Vì vậy không gian cao tầng trên thiên thượng phải có ít nhất hai loại sinh mệnh. Một gọi là “Pháp vương” hoặc “Chủ” (hai vị này trên thực tế là có khác biệt), họ là tự mình tu luyện mà lên (chủ yếu chỉ “Pháp vương”); họ có uy đức và đại tự tại, muốn gì có đó, muốn làm gì liền làm xong cái đó; họ bảo lưu 2/10 năng lượng tu luyện của bản thân mình. Họ dùng đặc tính bản thân để quyết định thế giới của họ hoặc thuộc tính vũ trụ của họ. Một loại sinh mệnh khác gọi là “chúng sinh”; họ sống trong thế giới của “Pháp vương”, không có uy đức; họ thường đảm nhận các chủng quan hệ nhân duyên khi “Pháp vương” làm người tu luyện. Do đó khi người tu luyện viên mãn, các “chúng sinh” này cũng đi lên theo, tới thế giới của “Pháp vương”. Tư tưởng và thân thể của họ nhất định phải phù hợp với yêu cầu trong thế giới của “Pháp vương”. Cũng là nói rằng họ không thể không phù hợp với các đặc trưng khác trong thế giới của “Pháp vương”, không thể bất đồng với tư tưởng của bản thân “Pháp vương”. Họ sống trong thế giới của “Pháp vương”, mà thế giới này lại được bổ sung 8/10 năng lượng của “Pháp vương” khi viên mãn. Do đó khi so sánh về năng lượng, “Pháp vương” tuy chỉ sở hữu 20% năng lượng, nhưng muốn gì được nấy, và quyết định thuộc tính của toàn bộ thế giới. Còn “chúng sinh” tuy sống trong thế giới được bổ sung 80% năng lượng, nhưng không phải muốn gì được nấy, mà phải thuận theo ý nguyện của “Pháp vương”; họ chỉ là người đi theo. 80% năng lượng cấu thành và duy trì thế giới này đối với “chúng sinh” mà nói thì chỉ là được “tận hưởng” và “sử dụng” mà thôi, chứ không phải “sở hữu”.
Bởi vậy trong số hai loại sinh mệnh trên thiên thượng này, “Pháp vương” tuy chỉ là thiểu số và chiếm 20% năng lượng, nhưng họ muốn gì được nấy; còn “chúng sinh” mặc dù là đa số và sử dụng 80% năng lượng, nhưng không thể muốn gì được nấy. Nghĩa là hai loại sinh mệnh “20%” và “80%” này căn bản là các thể sinh mệnh hoàn toàn khác nhau. Như vậy nếu nhân loại đều là từ thiên thượng rớt xuống, thì rất có thể họ đối ứng với hai loại sinh mệnh bất đồng này trên thiên thượng. Nếu “Pháp vương” của họ hạ xuống, thì trên mặt đất có thể hình thành một “quần thể tinh anh”, cũng là quần thể “20″ trong 80/20, mà rất có thể đời đời kiếp kiếp đều như thế. Còn nếu như “chúng sinh” đi xuống, thì họ có thể trở thành quần thể “80″ trên mặt đất, còn gọi là “quần thể đại chúng”.
Trong lĩnh vực kinh doanh, chúng ta thường phát hiện thấy một hiện tượng rất kỳ thú. Đó là 80% số khách hàng nói không rõ nhu cầu khách quan và nguyện vọng chủ quan của họ; họ là quần thể đi theo, quần thể mô phỏng, hoặc gọi là quần thể chạy theo. Nhu cầu của họ chỉ là bắt chước người khác, kiểu như người khác nói gì thì làm thế, bản thân họ thì không có chủ kiến. Như đã nói ở trước, đối với quần thể người này, chúng tôi khuyên dùng phương thức bán hàng theo hình thức “cố vấn”. Có thể trên thiên thượng họ là “chúng sinh”, còn ở mặt đất là “đại chúng”. Nhưng khi chúng ta tiếp xúc với một loại khách hàng khác, tức quần thể người “20%”; họ có lý tính, cẩn thận, rõ ràng về nhu cầu của bản thân, không chạy theo người khác. Có lẽ trên thiên thượng họ là “Chủ”, hoặc “Vương”; do đó dưới mặt đất họ làm chủ, nói gì thì mọi người làm như thế. Đây chính là các khách hàng mà chúng tôi khuyên dùng hình thức “giao dịch” để bán hàng.
Ở đây, tôi chỉ dùng một chút lý giải của bản thân tôi về lời dạy của ông Lý Hồng Chí để giải thích một hiện tượng phức tạp trong thế giới nhân loại này, hiện tượng mà chưa ai có thể giải thích được.
Như tôi đã đề cập ở trước, về phương diện kinh doanh, các công ty Trung Quốc thường xuất hiện hiện tượng “nhiều số một”, nghĩa là nhiều ông chủ, rất nhiều người đều muốn gì làm nấy. Điều này đối với nguồn gốc cao tầng của người Trung Quốc là có quan hệ. Quần thể người Trung Quốc có khả năng từng là “Vương” hoặc “Chủ” trên thiên thượng, so với những người khác trên thế giới là tương đối cao hơn. Bởi vì văn hóa Trung Quốc là văn hóa Thần truyền, và Thần để người Trung Quốc gánh vác sứ mệnh rất lớn trong lịch sử (tất nhiên không phải “kiếm chác” hay “giành giật” thứ gì đó ở xã hội ngày nay).
5. Thí nghiệm về tinh thể nước của Tiến sĩ Masaru Emoto
Tiếp theo chúng ta lại nói về bằng chứng từ thí nghiệm tinh thể nước đối với nguyên lý 80/20. Thí nghiệm về tinh thể nước của Tiến sĩ Masaru Emoto đã từng được Chánh Kiến Net giới thiệu qua (Xem thêm: Thế giới khác trong một giọt nước: (Phần 1) Cuộc phỏng vấn với tiến sĩ Masaru Emoto).
Từ thí nghiệm về tinh thể nước, Tiến sĩ Masaru Emoto đã phát hiện thấy trong quần thể người, thường thì 80% quần thể có mục đích hoặc giá trị quan trung tính, tức là thiếu phương hướng, còn lại 20% quần thể có sẵn tính phương hướng rất mạnh. Có người có thể nói, Tiến sĩ Masaru Emoto chẳng phải đã phát hiện lại nguyên lý 80/20 hay sao? Chúng ta biết rằng, trong 20% quần thể người có tính phương hướng mạnh mà Tiến sĩ Emoto đề cập, thì một nửa trong số đó, tức 10% quần thể người có mục đích và giá trị quan chính diện, tức là người tốt, còn lại 10% có định hướng phụ diện, tức là người xấu. Kết luận của Tiến sĩ Masaru Emoto trong thí nghiệm về tinh thể nước là: 10% số người tốt này có thể chế ước 10% số người xấu, hơn nữa còn quyết định phương hướng của toàn bộ quần thể đi theo hướng chính diện. Đây mới là một phát hiện trọng yếu trong thí nghiệm về tinh thể nước—10% người tốt có thể quyết định phương hướng của toàn bộ chỉnh thể; chứ không phải là “Đạo cao một thước, ma cao một trượng“. Trước kia chúng ta đã nói về nguyên lý 80/20 từ góc độ đầu vào của tài nguyên vật chất hoặc là quần thể trung tính. Thế nhưng thí nghiệm về tinh thể nước của Tiến sĩ Masaru Emoto lại phát hiện nguyên lý 80/20 từ góc độ giá trị quan và lực lượng tinh thần. Chúng ta thấy điều này cũng có quan hệ lô-gíc với nguồn gốc “Pháp vương” của “quần thể tinh anh” như đã được đề cập trong phần trước.
6. Lật đổ nhận thức của chúng ta về đa số và thiểu số
Bởi vì chúng ta sống trong một thế giới lấy vật chất làm chủ đạo, nên chúng ta rất dễ lấy cái nhìn và tư duy đã bị vật chất hóa để xem xét hết thảy. Nhưng bản thân vật chất lại khá là “lượng tính”. Ví như khi nhận thức mỗi thành viên trong tổ chức, chúng ta thường có tư duy “mỗi người một phiếu”. Theo cách tư duy này, ý nghĩa tồn tại của một cá nhân với cá nhân khác là đều như nhau; đối với cống hiến cho chỉnh thể cũng như vậy, hoặc quyền lợi cũng như vậy. Đây chính là “nhận thức thông thường” trước khi nguyên lý 80/20 được phát hiện. Thế nhưng loại tư tưởng “người người đều bình đẳng” này hình như là điều nhân loại vẫn theo đuổi, hoặc là mơ mộng. Tất nhiên bài văn này không phải phản đối tư tưởng dân chủ, hoặc là lời bào chữa cho các chế độ chuyên chế. Bởi vì Lý của thế gian con người và Lý của không gian cao tầng là phản đảo; cái gọi là “bình đẳng” mà con người thế gian truy cầu cũng không có gì đáng trách. Tuy nhiên khi nhân tố không gian cao tầng thấm nhập vào nhân loại, thì con người trở nên cực kỳ nhỏ bé, mờ mịt, bối rối; thực ra phép tắc 80/20 cũng là tình huống như vậy. Cũng là nói rằng trong xã hội nhân loại có rất nhiều sự tình có liên quan tới vũ trụ cao tầng và phải phù hợp với Lý ở tầng thứ cao, tức là Lý của con người bị Lý của không gian cao tầng chế ước. Rất nhiều việc nhỏ ở không gian nhân loại thì không gian cao tầng không trực tiếp quản; đó là thuộc về “nghiệp lực luân báo” mà Phật gia giảng, là lựa chọn của bản thân con người. Nhưng rất nhiều sự việc lớn ở nhân gian thì đều có quan hệ với không gian cao tầng. Những sự việc này, Thần nhất định phải quản, hơn nữa còn dùng “Lý của Thần” để quản, tức là phải dùng lô-gíc ở cao tầng để quản. Xoay ngược lại mà giảng, ở thế gian con người, phàm là sự tình mà Thần phải quản thì nhất định là đại sự, nhất định có ý nghĩa càng cao hơn nữa. Do đó khi lý giải một số đại sự ở thế gian con người, chúng ta nhất định phải cải biến phương thức tư duy, học cách sử dụng lô-gíc ở tầng thứ cao để xét vấn đề, thì mới có thể nhìn rõ được, hiểu thấu được. Nếu như chúng ta không cải biến tư duy, thì dẫu Thần có mang thứ gì đó đặt trước mắt chúng ta, e rằng chúng ta cũng không nhìn thấy gì, thậm chí còn cười lớn, chính như Lão Tử giảng: “Bất tiếu bất túc dĩ vi Đạo” (Không cười thì đó không phải là Đạo)!
Tiếp theo chúng ta lại bàn xem, nguyên lý 80/20 đã lật đổ nhận thức của chúng ta về đa số và thiểu số như thế nào. Chúng ta vẫn một mực cho rằng trong hành vi của quần thể thì cần tuân theo ý nguyện của đa số, phải lấy phương thức 51% phủ nhận 49% để biểu đạt ý nguyện của quần thể. Tuy nhiên pháp tắc 80/20 đã nói với chúng ta một quy tắc hoàn toàn không phải là “mỗi người một phiếu”. Pháp tắc 80/20 khẳng định rằng “thiểu số trọng yếu” thường chi phối “đa số thứ yếu”, ý nguyện của 20% số người thường có thể chi phối ý nguyện của 80% số người còn lại. Bởi vì người với người là bất đồng. Đây chính là khác biệt giữa “quần thể tinh anh” và “quần thể đại chúng”. Theo pháp tắc 80/20, có lúc 20% là “thiểu số” mà chúng ta không thể vứt bỏ được, và có lúc 80% lại là “đa số” mà chúng ta không nhất định phải băn khoăn.

Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/book/html/shan/x075.htm
Nguồn: http://chanhkien.org/

0 comments:

Post a Comment

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts