Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Monday, September 5, 2011

Gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều nhà khoa học, Giáo sư, Tiến sĩ…trao đổi về một số vấn đề mang tính khoa học tâm linh, một nhu cầu quan trọng trong đời sống xã hội. Giai đoạn dài, đất nước có chiến tranh, chúng ta không được phép bàn tới, phủ nhận, thậm chí quy kết là điều cấm. Từ sau công cuộc đổi mới đất nước, ngày càng sáng tỏ giá trị tâm linh là một trong những nhu cầu của đời sống văn hóa tinh thần quảng đại quần chúng nhân dân.
Văn hóa tâm linh hiện đang tồn tại hai giá trị cần nhận thức, phân biệt là chính đạo chiếm phần lớn và tà đạo đã có lúc gây nhiễu loạn, hoang mang trong đời sống xã hội, chúng ta cần trao đổi để nhận biết giá trị chân chính, cao cả, là loại trừ tà đạo.
1. Vùng đất linh thiêng
Hàng tỷ năm vận hành, hình thể vỏ trái đất không đều do bùng phát dòng nham thạch phun trào từ trong lòng và các thiên thạch va đập tạo ra núi, biển, bình nguyên, sa mạc, sông, hồ…dẫn đến các khu vực có luồng khí cuộn thổi nóng, lạnh, ẩm, mát…hình thành các vùng địa khí trên bề mặt.
Đồng thời, nhiều vùng địa khí khác có được từ sự kiến tạo trầm tích dưới lòng đất, mạch ngầm, hồ ngầm, dòng sông ngầm…theo quan niệm địa lý phương Đông gọi là long mạch, địa mạch, long đỗ, long tỉnh…một số ít người có khả năng hoặc tu luyện nhận biết, linh cảm vùng địa khí từ lòng đất.

Gần đây, khoa học hiện đại đã khoan và tìm thấy mạch, dòng, hồ nước ngầm ở nhiều độ sâu khác nhau dưới lòng đất, xét theo trục thẳng đứng từ trên xuống có điểm giao nhau, tụ hợp tạo nên vùng khí bốc mạnh từ dưới lên. Các nhà khoa học dùng máy đo hiện đại phát hiện nhiều dòng địa khí không đồng đều trên bề mặt trái đất, nơi có dòng địa khí mạnh, con người sống ở đó khỏe mạnh, trí tuệ phát triển và đài phát thanh truyền hình phát sóng ổn định, không bị nhiễu. Có vùng đất phía dưới là mỏ khoáng sản độc hại, chì, chất phóng xạ…tất làm cho con người dễ mắc nhiều thứ bệnh khác nhau.
Hàng ngàn năm nay, các dân tộc đều linh cảm ghi nhận nhiều vùng đất, tỉnh, làng, xã thường xuất hiện vua hiền, tiến sĩ, nhân tài…nơi đó chính là vùng địa linh nhân kiệt và họ dành những vùng đất linh thiêng, thế đất đẹp nhất dựng chùa, nhà thờ, đền, đình, miếu…thờ Phật, chúa, thánh thần, cầu mong phù hộ cho muôn đời con cháu luôn được hưởng phúc lành. Con người là một sinh thể nhỏ bé trước trời, đất vô cùng, vô tận và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nhiều luồng thiên khí và địa khí.
Quá trình dài, con người nhận thức ba yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển của cộng đồng thiên thời - địa lợi – nhân hòa, trong đó điều quan trọng thiên thời không bằng địa lợi.
Thuyết địa lý phong thủy gợi mở nhận thức về vùng đất linh, một vấn đề vô cùng quan trọng đối với gia đình, cộng đồng, nhà nước khi biết nhìn xa trông rộng. Ngược lại, kẻ thù dân tộc luôn tìm cách trấn yểm, triệt phá.
2. Cao Biền trấn yểm là có thật
Trấn yểm được nhiều học giả lớn viết trong sách: “Thiền uyển tập anh”, Việt điện U linh, Đại Nam nhất thống chí, Vân Đài loại ngữ, An Nam địa cảo lục, Cao Biền địa cảo tập, Cao Biền di cảo, Thơ văn Lý Trần, Lịch sử Việt Nam…,theo PGS. TS Nguyễn Tá Nhí trong kho tư liệu Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn hàng trăm cuốn viết về hiện tượng này, nhưng chưa ai dịch. Lịch sử Việt Nam (1971) viết: “ Nhà Đường cho nhiều đạo sĩ, phù thủy sang ta, trong đó có Tiết độ sứ Cao Biền là đầu sỏ…để trừ yểm “long mạch”.
Tiết độ sứ Cao Biền, là một thầy phù thủy, đạo sĩ tinh thông địa lý phong thủy. GS. TS Lê Mạnh Thát dịch sách Cựu Đường thư của Trung Quốc viết: “ Y có lập một bàn đồng ở giữa trời để tu luyện”, đó là một trong những thuật luyện của các đạo sĩ, phù thủy. Cuốn Cao Biền di cảo viết rõ: “Trẫm (vua Đường) nghe An Nam có nhiều ngôi đất thiên tử, ngươi tinh thâm về địa lý nên hết sức yểm đi…”.
Tăng Cổn là viên quan cấp dưới, sau khi Cao Biền bị gọi về nước, liền được thăng chức Tiết độ sứ, ghi nhận hiện tượng trấn yểm của Cao Biền trong cuốn Giao Châu ký.
Văn bia, sử sách ghi rõ, quân xâm lược nhà Minh (thế kỷ XV)…tiếp tục thực hiện âm mưu đen tối hủy hoại vùng đất linh thiêng của nước Việt. Vua Minh Thành Tổ lệnh cho các tướng sĩ phải triệt phá các di tích trên toàn cõi Việt Nam và thực tế đất nước chúng ta không một di tích nào thời Lý - Trần còn nguyên vẹn, chúng triệt phá không thương tiếc. Ở đồng bằng Bắc bộ, một số bản thần tích, truyền thuyết và tên gọi các vùng đất, núi, đồi, sông…còn ghi lại việc Cao Biền trấn yểm.
Trong lịch sử, Đạo giáo là một trong ba tôn giáo lớn ở Việt Nam có nhiều tín đồ. Nhưng đồng thời, dân gian lưu truyền và sách vở ghi lại có một vài thầy phù thủy, luyện theo tà thuật hoặc theo cách trấn yểm, chúng tìm cách phá, đào rỗng lòng núi, đồi, đào hồ, ao cắt dòng, chuyển hướng dòng chảy những con sông phá vùng đất, thế núi linh thiêng đi ngược lại với cách làm thân thiện, tăng cường, bồi đắp thêm núi, đồi, hồ, lạch…của các thầy địa lý phong thủy có tấm lòng với vùng đất  linh thiêng. GS. TS Kiều Thu Hoạch dịch lại cuốn sách viết về một trong những cách trấn yểm tà tinh là trinh nữ: “Khi Cao Biền nhà Đường ở An Nam, muốn yểm những nơi linh tích, bèn mổ bụng con gái chưa chồng mười bảy tuổi, vứt ruột đi, nhồi cỏ bấc vào bụng, mặc quần áo vào, rồi đặt ngồi trên ngai, tế bằng trâu bò…”.
Kinh đô là cơ quan đầu não, trái tim cả nước, vì thế vô cùng quan trọng đối với dân tộc. Cao Biền tìm cách yểm triệt kinh thành Đại La (Hà Nội) nhưng thất bại và xây tường thành theo lời chỉ dẫn của thần Long Đỗ (vị địa thần linh thiêng). Theo kinh dịch, hướng Tây Kinh Thành là hướng đại phúc, phía xa có núi Tản Viên – nơi ngự trị của đức thánh Tản, Ngài đứng đầu trong bốn vị thánh tổ của dân tộc Việt Nam, phù trợ, trấn giữ cho Kinh Thành theo thế liên hoàn tả Thanh Long gồm các dãy núi Yên Tử (Quảng Ninh), Côn Sơn, Kiếp Bạc (Hải Dương) và hữu Bạch Hổ gồm các dãy núi Tản Viên, núi Chùa Hương, núi Chùa Thầy, Chùa Trầm (Hà Tây). Cao Biền đến làm lễ trấn yểm núi Tản Viên và thất bại trước uy vũ cao minh của thánh.
Đoạn ngã ba sông Tô Lịch (hướng Tây) nằm trên trục thông mạch Kinh Thành với hữu Bạch Hổ, phải chăng Cao Biền (thế kỷ IX) đã trấn yểm hoặc sau đó, thời nhà Minh (thế kỷ XV) bốn tướng sĩ theo lệnh Minh Thành Tổ tiếp tục âm mưu thâm độc. Có thể một trong hai thời điểm đã diễn ra việc trấn yểm, bọn chúng dùng nhiều trinh nữ, luyện phù chú, mồm cho ngậm sâm, chôn sống, đổ cát lên, đóng cọc giữ thi thể không bị trôi, để chết dần nên vong hồn không siêu thoát, biến thành tà tinh, đúng theo quan niệm dân gian chết trẻ khỏe ma, làm rối loạn phần âm và dương trên sông Tô Lịch.
Gần đây, trên cơ sở khoa học hiện đại, các nhà địa chất đã nghiên cứu kiến tại, địa lý vùng đất Hà Nội và có nhận định lý thú, TS Nguyễn Đình Cát viết: “Hà Nội là núi kiến tạo của 6 miền: miền Celelit con voi, miền Baicalit Việt Bắc,miền Calêđonit Quảng Ninh, miền Mezozoit Sông Đà, miền trũng An Châu và miền trũng Anpit đồng bằng Bắc Bộ…”. Kiến tạo vùng đất Hà Nội phải chăng 6 miền hợp lại thành những lạch ngầm, địa mạch, long mạch, long đỗ và là nơi khí thiêng chung đúc trung tâm của nước Việt.
3. Nhận thức tâm linh – giá trị văn hóa Việt.
Gần thế kỷ nay, các nhà khảo cổ tiến hành khai quật hơn 200 hang động, có nền văn hóa khoảng hai vạn năm của người Việt cổ, họ phát hiện nhiều hài cốt được chôn theo đồ dung như rìu đá, đồ trang sức, vỏ ốc biển, răng ,xương, súc vật, đá bôi màu….Đến nền văn hóa Đông Sơn, (khoảng 3000 năm)  số hiện vật được chôn theo người chết trong mộ thuyền nhiều hơn, điều này chứng tỏ người Việt cổ sớm có niềm giao cảm giữa người sống và người chết, họ tin có một thế giới tồn tại và chôn theo hiện vật hiến dâng người chết mang về cõi âm.
Trấn yểm, trấn trạch, bùa chú, chài, hèm, tu luyện được thần, thánh phù hộ…là hiện tượng có từ lâu của người Việt và nhiều nước. Sách Việt sử lược và cuốn Đại Việt sử ký toàn thư ghi rõ khả năng khác thường của Vua Hùng: “ Ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương…” và Kỷ Nhà Thục…Trước kia vua nhiều lần đem quân đánh Hùng Vương….Hùng Vương bảo rằng : “Ta có thần giúp sức, nước Thục không sợ ư?”.
Sau khi vua Hùng qua đời, Nhà nước, nhân dân dựng đền thờ Vua Hùng ở núi Nghĩa Linh (Phú Thọ) và đó là một trong số năm vùng đất linh thiêng nhất của nước Việt Nam.
Thời nhà Hán, viên quan đại thần Tự Thiếu Tôn (trước công nguyên) viết cuốn Tiền Hán Thư ghi nhận việc thờ quỷ (thần) của người Việt : “ Người Việt tục tin quỷ, kẻ thờ đều thấy quỷ, nhiều lần có hiệu nghiệm…” vua Hán Vũ Đế liền cho mời một người Việt sang: “khiến thầy bói Việt lập đền thờ (quỷ) Việt, dựng đài mà không đàn, cũng thờ trời, thần, thượng đế và trăm quỷ…vua tin”.
Hơn hai nghìn năm nay, Đạo Phật thấm sâu và hội hợp với đa thần giáo của người Việt, với tinh thần Từ - Bi - Hỷ - Xảvô ngã vị tha của tư tưởng Phật giáo, trên căn bản cảm thức tâm linh, các thời đại liên tục xuất hiện nhiều người Việt có khả năng kỳ tài như: Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp…tạo nên dòng văn hóa tâm linh đa thần giáo, bổ sung những giá trị bền vững văn hóa Việt.
Nhằm cứu giúp muôn sinh ở cõi người và cõi âm, trên nguyên lý âm hải dương hài, các ngôi chùa Việt Nam thường làm lễ cúng vong hồn người âm vào chiều tối, lúc âm dương giao hòa. Trong năm, đạo Phật có tổ chức ngày lễ xá tội vong hồn, lễ Vu Lan vào rằm tháng 7, cúng cho tổ tiên và âm hồn không nơi nương tựa.
Danh nhân văn hóa, anh hùng giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh luôn trân trọng, khởi phát những giá trị siêu linh… Người đến các di tích, vùng đất linh thiêng bậc nhất của Việt Nam như: Chùa Hương, đền Hùng, Kiếp Bạc, Cổ Loa, Côn Sơn, chùa Thầy, chùa Trầm và nhiều di tích ở Hà Nội: đền Ngọc Sơn, chùa Quán Sứ, chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc…trân trọng thắp hương, động viên nhà chùa cầu Phật phù hộ cho kháng chiến…Người nhắc nhở các chiến sĩ, người bảo vệ: phải tôn trọng tín ngưỡng của nhân dân và năm (1946) Người còn đến dự lễ cầu siêu cho các vong hồn ở chùa và nhà thờ.
Thấy tầm quan trọng của những di tích và vùng đất linh thiêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký một trong những sắc lệnh đầu tiên của Nhà nước dân chủ nhân dân, bản sắc lệnh ngày 23 – 11 – 1945 khẳng định: “Bảo tồn tất cả cổ tích trong toàn cõi Việt Nam, cấm phá hủy đình, chùa đền, miếu, các cổ vật thành, quách, lăng, mộ, chiếu sắc, văn bằng…có ích cho lịch sử” và bản Hiến pháp đầu tiên, Người ghi nhận quyền: Tự do tín ngưỡng.
Hồ Chí Minh dành năm năm viết bản di chúc để lại cho đồng bào và chiến sĩ trong muôn vàn công việc, Người không quên nghĩa vụ quan trọng đối với vong linh các anh hùng, chiến sĩ: “ Đối với các liệt sĩ, mỗi địa phương (thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ…”. Thực hiện lời Người, trên toàn cõi Việt Nam từ trung ương, tỉnh, huyện đến hầu hết thôn, bản, làng, xã đều xây bia kỷ niệm, đài liệt sĩ ghi nhận công lao các liệt sĩ đối với đất nước và là một hiện tượng hiếm thấy trên các quốc gia trên trái đất.
Những năm 60 ở thế kỷ XX, Nhà nước cho xây dựng Thành phố Xuân Hòa (Vĩnh Phúc) nhằm chuyển Thủ đô Hà Nội lên đó. Tại buổi họp xin ý kiến Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người nói: “Các chú có hiểu tại sao tổ tiên ta lại đặt đô ở bên này sông Hồng không?”. Lát sau Người lại bảo: “ Các chú cứ việc đi còn tôi thì ngồi lại đây” (Hồi ký Nguyễn Thọ Chân). Việc chuyển Thủ đô Hà Nội lên Xuân Hòa bị loại bỏ.
Năm 1949, cuộc chiến tranh Việt – Pháp đang thời kỳ khốc liệt, chúng ta chuẩn bị bước vào thời kỳ phản công. Một lần Chủ tịch Hồ Chí Minh hỏi nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy: “ Cụ đi nhiều nơi thế, có thấy chỗ nào độ 50 mẫu đất tốt và cảnh đẹp không…” và nhà văn hóa cho biết: “Gần đây, sau núi Tản bên sông Đà, cảnh đẹp tuyệt trần…”. Hòa bình lập lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm đến nơi đây, khu K9, Đá Chông, Ba Vì (Hà Tây), Người đã trở về với vùng đất linh thiêng núi Tản Viên và không quên dặn dò các chiến sĩ bảo vệ không được chặt cây, giữ nguyên các khối trụ đá quần tụ và rải sỏi trên đường đi để sớm phát hiện, không để kẻ xấu, bọn tà đạo vào phá hoại.
Sau chiến tranh khốc liệt. Thực hiện lòng nhân đạo, hợp lẽ truyền thống, Đảng, Nhà nước cho phép một số tổ chức, các  nhà  ngoại  cảm  Nguyễn Văn Liên, Phan Thị  Bích Hằng, Nguyễn Văn Nhã, Nguyễn Khắc Bẩy…có khả năng khác người đã giúp đỡ hàng vạn gia đình, người thân quy tụ hài cốt, vong linh trở về nơi yên nghỉ theo nguyện vọng, phù hợp đời sống tâm linh, làm yên lòng cõi người, cõi âm, một chủ trương, chính sách phù hợp với văn hóa tâm linh của người Việt. Chúng ta cần sáng tỏ, hiểu sâu sắc giữa chính đạo và tà đạo, trân trọng giữ gìn không vì mục đích kinh tế, hám lợi, thiếu hiểu biết về giá trị văn hóa tâm linh mà hủy hoại những vùng đất linh thiêng của chúng ta và muôn đời.
(Hiện tại – St)
Nguồn: thanhtanvien.com

0 comments:

Post a Comment

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts