Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Thursday, July 21, 2011

Lời mở đầu tộc phả Họ Hoàng
 Vạn vật trong vũ trụ cũng như con người, sinh sinh hóa hóa đều có nguồn gốc. Nước Việt Nam ta kể từ Vua Hùng đến nay đã trải qua bốn ngàn năm lịch sử. Trong khoảng thời gian đó biết bao suy thịnh, nguy yên. Đến ngày nay trên tám mươi triệu đồng bào ai cũng có thể tự hào dòng giống của mình là “con Rồng cháu Lạc”.
            Trong đại gia đình dân tộc Lạc Hồng ngày nay lại bao gồm nhiều dòng họ khác nhau khác nào như trăm ngàn con suối, dòng sông đổ về biển cả.
            Tuy cùng trong một nước nhưng mỗi dòng họ lại có những nét đặc trưng riêng được ghi lại thành văn. Đó là tộc phổ. Các tộc phổ là những tư liệu quý báu trong kho tàng lịch sử của dân tộc. Vì vậy bất cứ ai đã sinh ra và lớn lên dầu trong hoàn cảnh nào thiết tưởng cũng cần phải tìm tòi để hiểu biết nguồn gốc của dòng họ mình, dân tộc mình.
            Trong quyển “Tộc phổ biên” viết vào năm Kiến Phúc, giáp thân nguyên niên (Kiến Phúc năm thứ nhất khoảng 1884) có ghi một ý khá sâu sắc: “Phàm đạo làm người trước hết phải sáng rõ luân thường. Luân thường mà sáng rõ thì đạo làm người mới xác lập được”.
            Là con cháu việc truy tìm nguồn gốc công tích của tổ tiên là việc làm cần thiết để sáng rõ luân thường. Vì những công tích của tổ tiên đã vun trồng nên cỗi phúc nền nhân mà tầng tầng lớp lớp cháu con ngày nay đang kế thừa và hưởng thụ.
            Mỗi chúng ta đều mang trong mình dòng máu và cái gen di truyền của tổ tiên, khiến cho mỗi người con cháu có được trí tuệ, năng khiếu, thể lực bẩm sinh, nhờ đó mà đã vượt qua những gian lao, thử thách và tiến lên trong cuộc sống. Thật quý giá biết bao, tự hào biết bao khi trong tay chúng ta có một thứ vũ khí sắc bén, có hiệu lực vạn năng, đó là truyền thống vẻ vang của dòng họ, của dân tộc.
           Sách có câu: “Gia hữu phổ do quốc chi hữu sử dạ”, nghĩa là “gia tộc thì phải có phổ như đất nước thì phải có sử”. Phổ để biết truyền thống của dòng họ, công đức của tổ tiên; Sử để biết được truyền thống của đất nước dân tộc, trong đó có những bậc vĩ nhân làm rạng rỡ non sông đất nước. Do đó Sử và Phổ là những tài liệu vô cùng quý báu và thiết thực mà ta phải trân trọng, nâng niu và tiếp thu bổ sung để ngày càng phong phú.
            Tộc phổ Đại Tôn Ta không phải đến nay mới biên soạn mà là ghi chép lại: chuyển từ Hán Văn Sang quốc văn để con cháu ai cũng xem được, mặt khác gia phổ cũ đã lâu ngày, có nhiều chỗ bị rách đã khó nghiên cứu. Nếu để vậy thì càng lại mất mát thêm khiến cho con cháu mai sau lại càng khó khăn hơn nữa trong việc truy tìm tông tích.
            Tính từ Đức Thuỷ Tổ Hoàng Tá Thốn hiệu là SÁT HẢI đến các cháu ngày nay đã trải qua 22 đời (1992) nhưng gia phổ mới ghi được một số đời. Trước hết cụ Hoàng Đình Trương (cụ Tổ đời thứ 6) ghi được bốn đời, đến cụ Hoàng Duy Hiền (đời thứ 9) lại ghi chép được bốn đời nữa. Mãi đến ông Hoàng Đình Tuy là đời thứ 15 lại ghi thêm được ba đời. Như vậy tổ tiên ta mới ghi chép đến đời thứ mười một (11). Vì những lý do trên nên phải tiếp tục ghi chép gia phổ.
            Trong gia phổ của Đức Thọ Lộc hầu Hoàng Duy Hiền có căn dặn: “Con cháu các đời sau phải tâm tâm niệm niệm ghi chép gia phổ một cách thường xuyên để tiềm quang hậu dụ. Thật là hậu hậu vọng”.
            Để ghi sâu lời dặn của tổ tiên, con cháu phải thường xuyên tìm hiểu, ghi chép bổ sung vào gia phổ để thấy được công đức to lớn và những tấm gương sáng ngời của tổ tiên. Sự đoàn kết thương yêu đùm bọc lẫn nhau là sức mạnh to lớn đạp bằng mọi trở lực để sinh tồn và phát triển.
            Con cháu phải nghiên cứu gia phổ để học tập và phát huy truyền thống đó thì việc xác lập đạo làm người mới được sáng tỏ. Việc xác lập đạo làm người mà có được truyền thống vẻ vang và đạo đức cao quý của tổ tiên thì khác nào người đi biển có la bàn, đi đêm có đèn đuốc, trèo núi có gậy tốt, gặp sóng gió không hoang mang, gian nan không nản chí. Cho nên việc nghiên cứu tộc phổ là việc làm có tính chất bản mệnh. Ghi chép tộc phổ để lưu truyền cho muôn đời, sau cùng là việc trăm năm trồng người. Mong rằng tất cả con cháu gần xa đều thống nhất nhận thức.
            Nghĩ về sự nghiệp lớn của đức Thái thuỷ tổ họ ta: Đức Sát Hải chúng lại đại tướng quân, quản quân mạnh lang, Hoàng Minh tự Tê đại liêu, Thiên Bồng đại tướng quân, thông ưng hiển đạt, linh cảm, bảo hộ, bồi nhân tích đức, diên hưu báo huệ, dục trạch thành hoàng, cương nghi, chư tôn mỹ tự, tối linh đại vương, da nhân tuyên nghĩa, lập quảng lương, da tặng dũng mẫn nghiêm dựa hoằng nghị, trừng trảm tôn thần, gia tặng dực bảo trung hưng minh minh.
            Theo phổ ký tổ tiên để lại thì Đức thuỷ tổ ta vốn tứ tiên thủy tề giáng sinh, có pháp lạ anh linh trên mặt thuỷ thượng đẳng gia phong hoa cổn qua các triều đại.
            Cha gầy dựng cơ nghiệp, con thuật lại lai lịch. Tương truyền đã mười tám đời công hầu tiếp nối, từ Đức thuỷ tổ đến cháu con đã thành điển chế quy củ để an trạch lâu dài.
            Đức thuỷ tổ ta sinh vào đời Trần Nhân Tôn (Thiệu bảo) gặp lúc vận nước trải lắm gian nan để quốc Nguyên Mông huy động hàng trăm vạn quân tiến hành ba cuộc chiến tranh xăm lăng bờ cõi, làm cho xã tắc lưỡng hồi lao thạch mạ. Tổ tiên ta lòng những mong dẹp giặc giữ yên đất nước. Từ Trần đến Lê để lại Thọ-lộc hầu Hoàng Duy Hiền hơn hai trăm năm trước. Qua các triều đại lưu truyền đến nay, từ khai khẩn Thiên Bồng đại tướng quân đến tổng binh sứ Vân Kỷ hầu Hoàng Công Luật quý tước cương nghi tôn công đến đời Lê Thái Tổ thuận thiên năm thứ nhất (Mậu Thân) đến Thọ lộc hầu về sau. Thư tịch phổ ký bị mất mát hao tán cùng với cả ruộng đất (khoảng vào thời Lê mạt Nguyễn) cho đến đời cụ Thí Sinh Hoàng Đình Tuy vào đời vua Kiến Phúc năm thứ nhất (Giáp Thân) là đã trải qua hơn năm trăm năm: từ đời vua Trần Nhân Tôn Thiệu bảo năm thứ nhất đến năm kỷ mão đời vua Thiệu Đế gồm một trăm hai mươi (120) năm  thêm nhà Hồ bảy năm, đời hậu Trần bảy năm, thuộc nhà Minh mười bốn năm, cộng tất cả là một trăm bốn mươi tám (148); đến đến Lê Thái Tổ Thuận Thiên nguyên niên, đến hết triều Lê sang Nhà Nguyễn Tây Sơn mười ba năm, cộng tất cả là ba trăm bảy mươi bốn (374) năm. Tiếp đến Gia Long năm thứ nhất (Nhâm Tuất) kéo đến thời Kiến Phúc năm thứ nhất là bảy mươi sáu năm. Như vậy từ đời vua Trần Nhân Tôn đến nhà Lê, nhà Nguyễn Tây Sơn, Nguyễn Gia Long đến Kiến Phúc (giáp Thân) cộng tất cả thời gian kể trên là năm trăm chín mươi tám năm (598) (trên đây là con số thống kê của cụ Hoàng Đình Tuy).
            Xưa qua rồi, nay tự đến, thời gian vận động khôn cùng, cảnh vật đổi đời, nhưng lòng người thì không thay thổi, công đức dài lâu vẫn mới. Từ Đức thuỷ Tổ rồi trải bao khuất khúc cho đến cháu con bao thế hệ kể thật mênh mông. Cho nên khó xét rõ được trọn sách ghi, mà chỉ xem lại được một cách giản lược của đức Thọ Lộc Hầu ghi để lại (Tức ngài ghi vào năm Đức Long thứ Sáu).
            Nghĩ đến nguồn gốc ghi chép nên văn nhưng tự thấy khả năng non kém (lời cụ Thí Sinh Hoàng Đình Tuy) làm sao trông nhìn đến xa xưa được thấu đáo để truy cứu mà ghi chép lại cho đời sau được vĩnh cửu. Mong rằng các thế hệ mai sau con cháu hãy vì chính mình, vì dòng tộc muôn đời mà tiếp tục góp trí tuệ, công sức để truy cứu ghi chép bổ sung tộc phổ ngày càng hoàn chỉnh, phong phú xứng đáng với lòng mong muốn của tổ tiên. Xứng đáng với giá trị lịch sử đó là lòng mong muốn của lớp người trước vậy.
(Trích “Biên niên sử tộc phổ họ Hoàng)
Còn tiếp…

0 comments:

Post a Comment

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts