Có nhiều thông tin nói về nguồn gốc dân tộc Kinh ngày nay chiếm 90% trong hơn 60 dân tộc anh em đang sống trên đất nước Việt. Cũng có nhiều sách sử ghi chép rằng nước Việt ngày nay có lịch sử hơn 4.000 năm dựng và giữ nước. Tất cả những thông tin ấy điều có sự sai biệt lịch sử về thời gian, không gian và còn chưa định hình rõ ràng về tính chính danh của nó. Nhưng có một lịch sử không thể chối cải là đất nước và dân tộc Việt đã trải qua một lịch sử thương đau của máu lửa chiến tranh Trong đó, tương tàn nhau cũng có, mà hoạ ngoại xâm cũng không kém phần khốc liệt, và chiến tranh mở cõi đóng một vai trò không nhỏ để có nước Việt ngày nay.
Qua lịch sử chiến tranh ấy, một nét văn hoá đặt thù của lịch sử Việt thể hiện rất rõ, là những huyền thoại có tính thần thoại chiếm một khối lượng không nhỏ, trong bộ môn lịch sử Việt đã và đang là giáo khoa thư trong nhà trường phổ thông qua bao thế hệ. Câu chuyện 18 đời vua Hùng chiếm một thời gian dài 2 thiên niên kỷ cai trị, Câu chuyện Thánh Gióng nhổ tre làng đánh đuổi giặc Ân rồi bay lên trời. Câu chuyện rùa hồ Gươm trao gươm thần cho vua Lê gần đây đình đám. v.v... tất cả đều phi thực tế, nhưng vẫn tồn tại trong sử học chính thống nước nhà.
Nếu tổng kết lại một nét văn hoá đặt thứ tự vai vế những đứa con trong một gia đình, chúng ta sẽ thấy, từ phía ngoài đèo Hải Vân trở ra các đứa con thứ tự trong gia đình là thứ cả, thứ hai, thứ ba, ... Nhưng phía Nam đèo Hải vân trở vào thì con đầu lòng là thứ hai, không có thứ cả. Một nét văn hoá rất nhỏ, nhưng độc đáo và nói lên nhiều điều.
Điều đầu tiên về mặt logic thời mở cõi Nam tiến của ông cha ta là vào vùng rừng thiêng, nước độc. Tương truyền rằng thời đó, bệnh tật, thú dữ đã lấy đi những đứa trẻ mới sinh ra đời. Ông cha thời mở cõi đã nghĩ ra một cái kế để dối lừa cả đất trời trong cách khấn vái mỗi lúc sinh con đại ý rằng: "Thưa Thần Hoàng, thổ địa, con chỉ còn có một mụn con là thằng/con thứ hai này. Đứa cả con đã dâng hiến cho đất trời. Con cầu mong thần hoàng, thổ địa cho con nuôi đứa hai mạnh khoẻ để nối dõi tông đường..." Qua năm tháng, dân từ Đà Nẵng trở vào, lời khấn ấy trở thành một nét văn hoá, hễ sinh ra đứa con đầu lòng thì đặt thứ hai chứ không đặt thứ cả, như dân từ Huế trở ra.
Cũng từ nét văn hoá này chúng ta thấy, trong văn hoá Việt có một nét đặc trưng là dối lừa cả thần thánh và đất trời. Tại sao vậy? Với một địa dư nằm cận kề một cường quốc về cả sử thi lẫn mưu lược như Trung Hoa, và bị họ đô hộ hơn 1000 năm. Ông cha ta phải cần có những câu chuyện huyền sử có tính thần thoại vì nhiều mục đích khác nhau, trong đó, mục đích hun đúc lòng yêu nước, kích thích tinh thần dân tộc để đấu tranh để thoát khỏi nô lệ là không tránh khỏi. Nên lịch sử của ta có nhiều điều là không thật và huyền sử. Điều này, cũng đã được chứng minh một nhân vật lịch sử cận đại gần đây trong cuộc nội chiến vừa qua.
Một dân tộc có bề dày lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, mà ngoại xâm đã từng đồng hoá và bành trướng các dân tộc khác như Hán tộc ở Trung Hoa. Một dân tộc mà phải Nam tiến để mở cõi hòng gìn giữ không bị diệt vong vì hoạ xâm lăng và vì tranh ngôi đoạt quyền trong nội bộ như dân tộc Việt. Những huyền sử được các chính khách vẽ ra để cho mục tiêu nòi giống trường tồn là điều có thể chấp nhận được. Nhưng vẽ ra những huyền sử để mị dân vì quyền lợi của chính khách là điều cần xem xét lại có nên không?
0 comments:
Post a Comment