Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Friday, July 27, 2012

Nhân Chủ Tính Trong Huyền Sử Việt
Nhân Chủ là con Người được làm chủ, tâm hồn được an nhiên, tự tại, không bị làm nô lệ cho bất kỳ đối tượng nào.

Thể chế nô lệ không hề có ở miền Viễn Đông ta, nhưng ở Tây Phương thì đã có lịch sử cả hàng ngàn năm cảnh người nô lệ lầm than như súc vật, đồ vật. Gần đây, chế độ nô lệ bị bãi bỏ, nhưng không phải do lòng nhân đạo, mà là vì kỹ thuật tiến bộ nên không cần nô lệ nữa.


Như chúng ta đã biết, đa số truyện Huyền Sử của chúng ta là những truyện thời các Vua Hùng dựng nước, cách đây gần 5000 năm. Ngòai những truyện Hồng Bàng và Bánh Dầy Bánh Chưng với Tâm Thức Lưỡng Hợp, chúng ta còn có các truyện khác như: Ngư Tinh, Hồ Tinh, Phù Đổng Thiên Vương, Kim Qui … 
Về Truyện Ngư Tinh và Hồ Tinh, như sau:

Truyện Ngư Tinh: Trong biển Đông Hải, thời thượng cổ, có một lòai quái vật, thường gọi là Ngư Tinh, mặt giống như mặt người, mình dài hơn năm mươi trượng, có nhiều chân giống như rết, biến hóa khôn lường, khó dò được. Mỗi khi đi đâu thì nổi cơn mưa gió, hay ăn thịt người, khiến ai nấy đều sợ hãi.

Ngư Tinh thường ẩn nấp trong hang đá, miệng răng nhô ra ngòai bờ biển, thuyền của nhân dân qua đó thường bị hại, phong ba hiểm yếu, họ không có đàng nào mà tránh; muốn mở một lối đi khác thì họ lại gặp cát đá, không thể nào đào được.
Lạc Long Quân thấy thế rất thương dân, mới làm một con thuyền lớn, ra lệnh cho Thủy Dạ Xoa cấm thần biển không được làm sóng gió, đích thân Vua Hùng chèo thuyền đến núi có Ngư Tinh, giả đem một người đến cho Ngư Tinh ăn; Ngư Tinh há miệng toan nuốt, bất ngờ Hùng Vương lấy một miếng sắt nướng đỏ bỏ vào miệng cá; Ngư Tinh vùng vẫy nhẩy đến đánh thuyền; Long Quân chém được vào đuôi cá, và chém Ngư Tinh thành ba khúc. Khúc đuôi lột da treo trên núi, nay gọi là Bạch Long Vỹ. Hai khúc mình và đầu thả trôi ra biển. Vua Hùng Vương lấy đá lấp biển trừ tuyệt hậu họa cho nhân dân.
Truyện Hồ Tinh: Thời thượng cổ, thành Thăng Long ngày nay chưa có người ở. Về sau này gọi là Long Biên. Khi vua Lý Thái Tổ chèo thuyền chơi dọc theo hai bên, cứ có hai con Rồng hiện rasông Nhị Hà mà dẫn thuyền đi, nhân đó nhà vua mới đặt là Thăng Long và chọn làm kinh đô.

Thưở đầu, ở về phía Tây của thành Long Biên, nơi dưới một chân núi có một cái hang, có con hồ chín đuôi sống hơn ngàn năm thành ra yêu quái, biến hóa vạn trạng, có lúc hóa ra người, có lúc hóa khỉ. Con hồ chín đuôi còn hóa ra người áo trắng, ở chân núi Tản Viên, nhập vào bọn mọi ca hát, rồi dụ dỗ con trai con gái về núi, nhốt ở hang đá, người người đều sợ.
Long Quân mới sai bộ hạ ở thủy phủ dâng nước lên đánh, phá núi đào thành một cái hầm lớn, chính giữa thành có một cái vực sâu, lập chúa quan trấn yểm. Phía Tây đồng nội bằng phẳng, ruộng ao cầy cấy, gọi là Lỗ Hồ Động. Chỗ cao ráo, dân cư lập nghiệp, tục gọi là Lỗ Hồ Thôn. Chiếc vực sâu ấy nay là Hồ Tây, Hà Nội.

Qua truyện Ngư Tinh, Hồ Tinh, ta thấy vào thời Vua Hùng, dân ta đã vượt qua trình độ tâm lý sơ khai, hay tin sợ ma quỷ, các thế lực bất trắc trong tự nhiên, tức là vượt qua tâm thức Bái Vật, để đi vào đợt giải quyết các hiểm họa thiên nhiên bằng khối óc, bàn tay của con người. Đây là cuộc Khai Quang tâm thức một cách triệt để, và dọn đất Tổ cho các bài học Nhân Chủ sau này, về việc dựng nước, dựng nhà, các mối nhân luân cụ thể và chân thực. Như Truyện Trầu Cau, về tình nghĩa trong gia đình; truyện Phù Đổng Thiên Vương với bài học đánh giặc cứu nước, không màng danh lợi…
Do đó, Huyền sử Việt là Nhân Thọai, là những truyện phục vụ cho Con Người. Hoặc có thần linh hiện diện, cũng chỉ là để phù trợ cho con người giữ vững được nước, giữ yên được nhà. Ngược lại, thần thọai Tây Phương hay Ấn Độ thì các vị thần thường hung dữ, ác độc, thần có đủ trăm ngàn thói hư tật xấu của trần gian, cũng giận dữ, gian tham, sắc dục, vô luân… và hay làm hại con người, để con người phải sợ sệt. Đến nỗi giai cấp cai trị dùng Thần linh làm điểm tựa để trấn áp con người, trục lợi trên sự tin tưởng ngây thơ của đại chúng bình dân.

Trở lại với Huyền Sử hay Nhân Thọai Việt. Thật thế, vì Nhân Chủ là điểm nền tảng của Huyền Sử Việt, nên ta có thể thấy rõ Văn Hóa Việt từ hàng ngàn năm xưa đến nay có đặc tính Tôn Trọng con người, nên xã hội Việt vô giai cấp, bình đẳng nam nữ, tự do kết hôn, trọng phụ nữ, trình độ văn minh cao rất sớm, nếu đồng ý rằng trình độ văn minh chính là lòng Nhân đạo. Tìm hiểu sự điều hành làng quê Việt xưa với các sinh họat dân chủ, bầu cử, tự trị…cho thấy ta đã đi trước các nguyên tắc sinh họat chính trị của nền dân chủ Tây phương ngày nay. Chử Đồng Tử bần cùng không có nổi cái khố che thân mà lại được kết hôn cùng công chúa Tiên Dung con củaVua Hùng, là đề cao tinh thần xóa bỏ giai cấp xã hội một cách tuyệt đối. Ta thấy địa vị người phụ nữ trong gia đình rất được quý trọng: Trong hôn lễ có phép “ Phu thê giao bái”, trong gia đình người đàn bà là “nội tướng”. Những điểm Nhân Chủ nền tảng này không hề có trong xã hội Trung hoa và Tây phương cùng thời.

Tinh thần Nhân Chủ của Huyền Sử Việt còn thấy trong truyện Phù Đổng Thiên Vương:

Đời vua Hùng Vương thứ ba, thiên hạ thái bình, dân vật đầy đủ. Vua nhà Ân phương bắc mượn cớ ta thiếu lễ triều cống, giả đi tuần thú để xâm chiếm nước ta.

Vua Hùng Vương nghe tin mới triệu tập quần thần bày kế sách đánh giặc cứu nước. Sau khi lấy ý kiến chung,Vua Hùng sai sứ đi khắp nơi tìm người tài dẹp giặc.
Tại làng Phù Đổng, quận Vũ Ninh, có một đứa bé mới có ba tuổi, từ lúc bé đã không biết nói, không biết ngồi, chỉ năm ngửa. Chợt nghe sứ giả kêu gọi đánh giặc để cứu nước, đứa bé ấy mới bật lên tiếng nói: Mẹ gọi sứ giả vào đây cho con bày cách dẹp giặc.Bà mẹ cả kinh, khi tự nhiên nghe con nói, nhưng cứ mời sứ giả vào. Đứa bé đòi sứ giả về tâu với vua xin sắm cho gươm sắt, ngựa sắt, mũ sắt, roi sắt để dẹp tan giặc. Sứ giả tuy không tin, nhưng cũng về tâu với vua. Nhưng không ngờ vua Hùng nghe lời, sai người luyện sắt, sắm đủ gươm,mũ, ngựa, roi.Khi nhận đủ đồ vật vua ban, đứa bé vùng dậy, ăn uống nhanh lớn như thổi và đội mũ nhảy lên ngựa sắt hô to:

- Ta là tướng nhà trời đây.
Đứa trẻ phóng ngựa nhanh như bay, tay cầm roi sắt, tiến đến chân núi Trâu Sơn, lũy của giăc Ân. Roi sắt vụt đến đâu biến thành lửa đốt quân giặc đến đấy. Giặc Ân cả sợ, chạy tháo lui. Vua giặc Ân bị chém chết ở Trâu sơn, tàn dư sụp lạy xin đầu hàng. Đứa bé còn đuổi theo, đến đâu giặc chết như rạ, sẵn đi qua làng La Ngà, cứ khí thế ấy mà nhổ tre La Ngà quất túi bụi vào giặc Ân cho đến khi van lậy xin tha.
Đến núi Sóc Sơn, huyện Việt Yên đứa trẻ phóng ngựa bay lên trời, chỉ để lại dấu ngựa còn in trên đá.Vua Hùng nhớ đến công lao, tôn làm Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ tế lễ ở làng Phù Đổng. Sau trận đại bại kinh hòang ấy, đời nhà Ân 27 vua, trải qua sáu trăm bốn mươi năm, không dám đem binh sang đánh nước ta nữa.
Hình ảnh những anh hùng cứu nước là nét son nổi bật trong lịch sử dân tộc ta trải qua mấy ngàn năm chống ngọai xâm, để bảo tồn lãnh thổ, bảo tồn nòi giống, giữ gìn Văn Hóa - Hồn Thiêng của Dân Tộc.

Thế nhưng, huyền sử Phù Đổng Thiên Vương còn nói lên một điểm đặc biệt, độc đáo, đó là tấm lòng VÔ CẦU của cậu bé làng Phù Đổng. Vì vô cầu, nên làm vì đại nghĩa, làm vì yêu nước, thương dân, tuyệt nhiên không màng đến công danh, bổng lộc.

Cho nên sau khi xông pha sống chết dẹp giặc, giặc tan rồi, người chiến sĩ làng Phù Đổng bỏ tất cả mà đi…Ngày nay danh từ Triết Việt gọi là AN VI. An Vi là các việc làm không còn ảnh hưởng bởi lợi danh. Mà thấy việc hợp Chính Nghĩa, đáng làm thì làm. Cho nên An Vi là làm với một tâm hồn an nhiên, tự tại của tâm thức Nhân Chủ. Niềm hạnh phúc của An Vi là chân hạnh phúc, vì nó không lệ thuộc bên ngòai, nên ở mãi trong lòng, chan hòa niềm an vui cuả vũ trụ tâm linh.

Chắc chúng ta không bao giờ quên, vào thời nước ta bị giặc Pháp xâm lăng, năm 1930, người anh hùng Nguyễn Thái Học đã hiên ngang an vui hy sinh thân mình cho đại nghĩa, và để lại câu : “Không thành công thì thành nhân”làm gương sáng muôn đời. Hai hành động An Vi vô cầu ấy trong Huyền sử xa xưa và lịch sử thời nay cũng cùng chung một ý thức về giá trị NHÂN CHỦ cao quý của Con Người. Từ truyền thống đó, với những bậc anh hùng, kẻ sĩ, hiền nhân đất Việt thì cái chết, cái vinh, nhục của xác thân nào có sá gì. 
Dòng sử mệnh dân tộc Lạc Việt – Một chi nhánh duy nhất của đại tộc Bách Việt còn tồn tại sau hàng ngàn năm bị xâm lược và trải qua nạn Hán hóa tàn khốc- có lẽ xuất hiện cũng chỉ để chứng minh chân lý ấy, qua bao trang lịch sử hào hùng mà nhân nghĩa thấm nhuần đạo lý Nhân Chủ của Tổ Tiên. 
Tới đây chúng tôi nhớ đến một vài điểm trong cuốn sách “Triết Lý Giáo Dục” của Triết Gia Kim Định. Khi bàn về giáo dục ngày mai, Ngài viết:

"Đại Học phải làm thế nào để vận nước được trao vào tay những Người -bác -sĩ, Người- kỹ- sư, Người -tiến -sĩ…”. Ý ngài muốn nói đến giá trị của Nhân Chủ Tính, nên mới đề cao Con Người trước mọi cấp bằng, ý thức Nhân Chủ bao trùm lấy các tri thức chuyên môn.

Huyền Sử Việt còn một câu chuyện nữa cũng dạy chúng ta bài học Tự Chủ, Nhân Chủ: đó là 

Truyện Kim Qui: An Dương Vương tức là Thục Phán, người Ba Thục, nước Âu Lạc, vì muốn hòan thành ý chí tổ tiên, nên cử binh đánh nước Văn Lang của các vua Hùng. Diệt được Văn Lang rồi, An Dương Vương xây thành ở đất Việt Thường, nhưng thành xây hòai không xong, cứ xây xong lại sụp đổ. Nhà vua lập đàn trai giới cầu đảo 3 tháng.
Một ngày có vị thần tiên đến mách bảo phải chờ Thanh Giang sứ giả đến giúp thì mới xong.

Rồi đến ngày mồng bẩy tháng ba, bỗng nhiên đang đứng ở cửa đông thì Vương trông thấy một con Rùa vàng theo hướng đông mà bơi lại, rùa đứng trên mặt nước, nói được tiếng người, xưng là Thanh Giang sứ giả, biết chuyện trời đất, quỷ thần. Khi Vương hỏi nguyên do xây thành hòai không xong, Thanh Giang sứ giả tìm ra yêu ma quỷ quái là con gà trắng sống ngàn năm ở núi Thất Diệu, làm đủ trò giết người, khủng bố…Thanh Giang sứ giả phối hợp với Vương để giết được con gà trắng thành tinh ấy, sau đó còn ở lại 3 năm để giúp xây xong thành. Trước khi từ biệt, Kim Qui dặn rằng: 

“Đất nước trường yểu là vận trời. Nhưng nếu con người tu đức thì cũng có thể lâu dài được”. Nói xong trao cho Vương chiếc nỏ thần bách phát bách trúng rồi biến mất.
Sau Triệu Đà sang xâm chiếm Âu Lạc, nhờ có nỏ thần, Vương chiến thắng giặc và Triệu Đà phải rút lui.

Nhưng Triệu Đà sau lập mưu với con trai là Trọng Thủy cầu hôn với con gái Vương là Mỵ Châu, để tìm cách tráo nỏ thần. Sau khi đánh cắp đựơc nỏ thần, Trọng Thủy để lại nỏ giả, cáo từ về thăm cha, và cất quân đánh Vương. Vương không lo phòng bị, mải đánh cờ, đến khi Trọng Thủy tiến gần, mới xách nỏ thần ra chống cự. Vì là nỏ giả, nên không linh nghiệm, quân sĩ của Vương bỏ chạy tán lọan. Vương thua bỏ chay, mang con gái là Mỵ Châu trên sau lưng ngựa. Vương chở Mỵ Châu về hướng Nam, đến bờ biển, không có thuyền sang sông, cùng đường, bị Trọng Thủy đuổi theo, Vương bèn cầu Thanh Giang sứ giả.
Sứ giả hiện ra, nói:“Giặc ở sau lưng nhà ngươi đấy”.

Vương quay lai, thì thấy lông ngỗng rải đầy đường. Mỵ Châu nhớ lời chồng dặn trước khi chia tay rằng khi có lọan, rải lông ngỗng làm dấu để Trọng Thủy đi tìm. Mỵ Châu tưởng thật nên y lời. Nào ngờ đó chỉ là cách để Trọng Thủy đuổi theo Vương.

Vương giận quá, tuốt gươm chém Mỵ Châu, và cầm sừng văn tê bẩy tấc, theo Thanh Giang sứ giả rẽ nước vào biển.

Khi Trọng Thủy đến nơi thấy xác vợ, thương cảm, đem về chôn ở Loa Thành, sau hóa thành ngọc thạch. Sau hối hận nhảy xuống giếng mà chết. Riêng máu của nàng chảy trên nước biển, hào hến ăn vào, hóa thành minh châu. Ai bắt được ngọc châu ở Đông Hải, múc nước giếng ấy lên mà rửa thì ngọc châu lại càng thêm rực rỡ.

Qua câu chuyện trên, ta thấy việc ý nghĩa nhất là lời khuyên của Thanh Giang sứ giả khi bàn về việc giữ nước. “Đất nuớc trường yểu là vận trời, nhưng con người tu đức có thể giữ dài lâu được”. Như vậy, câu này là nền tảng cho thuyết NHÂN CHỦ. Tuy phải chịu đựng những giới hạn, khắc nghiệt của hòan cảnh thực tế, bên ngòai như lịch sử, địa lý, môi sinh, thiên nhiên…có thể làm trở ngại đến sự tồn sinh, thế nhưng con người nếu biết “tu đức” - ở đây tiền nhân muốn nói đến việc dùng cái khả năng, tài trí, tận dụng tâm trí, sức lực - để vượt qua trở ngại, thì cũng có thể giữ vững được nước, giữ yên được nhà… 
Như thế, xuyên qua các truyện tiêu biểu kể trên, ta thấy Tổ Tiên đã gửi lai một nền tảng đề cao NHÂN CHỦ TÍNH trong cuộc sống: 

Truyện Vua Hùng diệt Ngư Tinh, Hồ Tinh chính là khi khai sơn phá thạch, mở nước, dựng nhà, khi chiến đấu với mãnh thú, tà ma, yêu quái để bảo vệ mạng sống cho dân.Đó là đề cao Tâm Thức Nhân Chủ của con người trước tự nhiên. Và đặt nền tảng cho Nhân Thọai, nghĩa là huyền thọai đề cao con người, phục vụ con người, trên quê hương của các vua Hùng. 
Truyện Phù Đổng Thiên Vương với giá trị của việc làm xả thân không cầu danh lợi, trả lại công danh hư ảo cho trần gian, về với giá trị vĩnh cửu của con người: đúng là Nhân Chủ cùng cực. 

Rồi đến truyện Kim Qui thì ta thấy rõ ràng Thanh Giang sứ giả, tượng trưng cho Minh Triết, để lại bài học NHÂN CHỦ tự lập, tự cường, lấy cái trí tuệ, ý chí hóa giải mọi trở ngại. Vương đã phạm phải sai lầm là “ỷ lại vào nỏ thần” không lo thao lược chuẩn bị binh biến, nên nước mất, nhà tan, thân tận. Thiếu ý thức và tinh thần Nhân Chủ, ỷ lại vào sức mạnh của thần quyền, không lo tự tu thân, tự cứu, thì không ai cứu được.

Tóm lại, NHÂN CHỦ TÍNH đã là nét nổi bật trong Huyền Sử Việt xuyên qua các câu truyện chúng ta vừa ôn lại. Nhờ có tính Nhân Chủ, tâm thức được khai quang, tổ tiên ta có một đạo lý Thờ Người, đó là Đạo Hiếu hay Đạo Thờ Cúng Tổ Tiên.

Cũng cần nhấn mạnh ở đây, sự thờ cúng Tổ Tiên đã có nhiều nơi trên thế giới, như Hy Lạp, La Mã xưa, nhưng chỉ dành cho người tự do mới được thờ tổ tiên. Đa số hơn 80% người trong xã hội là nô lệ, không được đặc ân này. Chỉ có ở Việt tộc chúng ta, Thờ Tổ Tiên mới thành một cái Đạo cao cả, phổ biến, ai ai hễ là Người bất kể giầu nghèo, quý tiện đều được thờ cúng tổ tiên mình. Ngòai ra, đức tính Đễ là tôn trọng người lớn tuổi, già yếu được thành thể chế từ trong gia đình, làng xóm, đến cả chốn triều đình. Xã hội ta cũng vì Nhân Chủ nên không đặt quan trọng việc tôn thờ thần linh, nên suốt dòng lịch sử Việt 5000 năm không hề có chiến tranh tôn giáo, không vì thần linh mà giết hại con người. Nhưng với tâm thức Nhân Chủ, ta lại tôn thờ Quốc Tổ, các danh nhân, anh hùng dân tộc.
Ngược lại, văn hóa Tây phương 2500 năm chỉ là lò sản xuất thuốc độc cho con người, như trong câu nói thời danh của chính thức giả của họ “Ba lọai thuốc độc của Âu Châu được truyền bá trên thế giới là: óc kỳ thị chủng tộc, chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa Cộng Sản” (Paul Scortesco, thi sĩ người Ý thiên về Triết, tác giả cuốn sách có thời nổi tiếng “Gog et Magog”). 

Ngòai ra, Tây Phương chỉ là “nhà giầu mới” trong lịch sử thế giới. Tây phương trước thế kỷ 14 còn nghèo nàn, chậm tiến, thua kém châu Á. Ba phát minh khoa học đầu tiên của nhân lọai: Kim chỉ nam, giấy và thuốc súng đều từ Đông Phương. Tây mượn các phát minh này từ Đông. Từ thế kỷ 15, Tây phương làm giầu nhờ thuốc súng và thuộc địa. Khoa học cũng từ đó mà tiến bộ. Điều mà ít người ngờ là ánh sáng khoa học với các phát minh tân kỳ làm đảo lộn bộ mặt Âu Châu chỉ chừng 300 năm nay thôi. Các tiến bộ khoa học và kỹ thuật vào đầu thế kỷ 20, đã dẫn đến sự tranh giành ảnh hưởng thị trường và quyền lợi của các nuớc, hậu quả là 2 cuộc đại thế chiến tiêu diệt hàng triệu nhân mạng chỉ cách nhau chưa đầy nưả thế kỷ. Tây Phương sợ hãi vội vàng đưa ra Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948. Từ đó con người bắt đầu có lối nói kiểu Nhân Quyền của Tây phương.

Nhưng thực ra, Á Đông mới là quê hương của Nhân Quyền. Theo tinh thần Nhân Chủ của Minh Triết Việt, các triều Lý, Trần đã thực hiện được thái bình, an lạc. Điển hình thời Vua Lê Thánh Tôn đã để lại một Bộ luật Hồng Đức năm 1483 (Quốc Triều Hình Luật) mà ngày nay thế giới ca ngợi, vì các khỏan về Nhân quyền về người phụ nữ, giáo dục, chủng tộc đã đi trước cả Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc những gần 500 năm.Thật thế, Nhân Quyền chỉ là hệ luận tất nhiên của Nhân Chủ. Con người chỉ có Nhân Quyền một khi được làm chủ, được tôn trọng hơn bất cứ điều gì. Kể cả thần linh hay vật chất. Chưa có Nhân Chủ Tính làm nền tảng trong tư tưởng, triết lý chính trị thì nói chuyện Nhân Quyền chỉ là hời hợt, mị dân, hoặc để làm khó, đặt điều kiện trả giá, đổi chác các mối lợi giữa các cường quốc kinh tế, chính trị, quân sự…chứ hòan tòan không liên quan thật sự gì tới con người, quyền làm người của ai cả! Còn Dân Chủ cũng thế. Con người là một NHÂN DÂN. Có nghĩa là ngòai việc là dân, con người trên hết phải là Nhân, là con người. Nhân được làm chủ, được tôn quý đã, thì cái vai trò làm Dân mới được tôn trọng theo. Vì Nhân đi trước Dân. Nhân quan trọng hơn Dân. Chưa có Triết Lý Chính Trị đạt tới mức độ Nhân Chủ, thì Dân Chủ chỉ là một từ ngữ rỗng, giả hiệu, một trò chơi của tư bản, đảng phái và các chính trị gia mà thôi.

Hay nói cách khác, NHÂN CHỦ là Xương Sống của Nhân Quyền và Dân Chủ. Không có Triết Lý Chính Trị Nhân Chủ thì Nhân Quyền chỉ là Mị Dân, Dân Chủ chỉ là Hình Thức, con người vẫn nô lệ dưới nhiều dạng thức, vẫn bị vong thân, vẫn cần chờ được giải phóng.

Chúng ta đang sống trong sự giả trá của ngôn từ, đang quay cuồng theo một thế giới của các suy tư hời hợt, chưa ngay chính, các lý thuyết èo uột, các sinh họat thóai hóa, vì thiếu cái xương sống cuả chính trị, đó là Triết Lý Nhân Chủ.
Hôm nay, chúng ta tìm về nguồn Minh Triết của Tổ Tiên, hầu tìm ra một nền tảng NHÂN CHỦ chân thực, để xây dựng lại lối suy nghĩ, cung cách sống, để cuộc sống không còn bị cuốn theo cơn lốc nô lệ mới của nền văn minh vật bản. Thật thế, cả tư bản lẫn cộng sản đều chú trọng đến giá trị kinh tế, quên con người tự thân, nên đều là vật bản. Do đó, tìm về Minh Triết Việt, ta vẫn tiếp thu văn minh nhưng là sự tiếp thu có chọn lọc của con người văn hóa, có Chủ Đạo làm định hướng. Chủ Đạo Việt là Nhân Chủ. Nhân Chủ là Con Người phải biết sống làm chủ, nối kết Tâm linh và Vật thể, hòa hợp cả hai bản thể Rồng - Tiên, để được ăn cả hai Bánh Chưng Vuông của Đất với Bánh Dầy Tròn của Trời, để đạt thái hòa, an lạc.
Nhân Chủ không phải là lý thuyết triết lý chính trị xa vời.
Thử có cái nhìn Nhân Chủ, ta thấy trong ta như có một Trời mới và Đất mới.
Trong mọi quan hệ với thân nhân, thân hữu, tâm thức Nhân Chủ khiến con người san bằng những bất bình đẳng vì cái vỏ giá trị hời hợt bên ngòai, thực sự đến với nhau vì hòa hợp, yêu thương, tương kính. Trong gia đình, xã hội khi đặt nổi cán cân Quân Bình tâm linh và vật chất thì đời sống bớt bon chen, tranh dành sẽ là một cuộc hành hương về Chân Lý, để mọi người góp phần vào môi trường phát triển Tâm Đạo. Con người sinh họat với nhau không chỉ trong sự trao đổi lợi nhuận, kinh tế. Con người sẽ xây dựng một Đạo Trường Chung cho thế giới song song với Thị Trường Chung. Người làm chính trị sẽ đặt nền tảng Nhân bản cho các chính sách Văn Hóa để An Dân chứ không chỉ tòan là các giải pháp kinh tế, xã hội, quân sự hòan tòan nặng nề vật bản.
Do đó, những khổ đau, bất an sẽ vơi dần… Tâm thức an nhiên, thanh nhẹ… cảm nhận chân hạnh phúc bao la trong từng ý nghĩ, việc làm dù bình thường nhỏ bé.Vì ta đã biết NHÂN CHỦ HÓA đời người. 

Đông Lan 

0 comments:

Post a Comment

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts