Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Sunday, July 1, 2012

Tự điển Wikipedia định nghĩa: ”Chết thông thường được xem là sự chấm dứt các hoạt động sống ( không thể phục hồi) của một cơ thể. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào các quan điểm tôn giáo, tín ngưỡng cũng như các lĩnh vực liên hệ. Người ta chia cái chết ra làm hai loại, chết lâm sàng: tim ngừng đập, ngừng thở, mất trí giác,v.v.; và chết thật, khi các mô không còn hoạt động được nữa và bắt đầu phân hủy”.
“Chỉ có cái chết mới chia lìa đôi lứa”. Cái chết là thời điểm kết thúc tất cả, đặt dấu Chấm Hết mọi sự. Trước tòa án, nếu có một bị can được báo cáo rằng đã chết trong quá trình điều tra, thì quan chánh án yêu cầu xếp bỏ hồ sơ thụ án của đương sự. Ngay cả giải Nobel danh giá, cũng không trao cho những người đã qua đời.

Nhưng, đối với nền minh triết Đông phương, thì tự ngàn xưa, người ta không bao giờ xem Chết là hết, mà cái chết thật ra là một dạng thức khác tinh tế hơn của cuộc sống.
“Thật ra, chữ “chết” nguyên nhân là giả danh, vì đó chẳng qua là sự kết liễu của một thời quả báo, do nghiệp cảm liên chuyển giữa mỗi đời, khi xả bỏ thân này, lại thọ nhận một thân khác mà thôi! ”. ( Thích Thiền Tâm)
Chết và Sống tựa như hai mặt của một đồng tiền. Muốn tìm hiểu sự chết không chi hơn là tìm hiểu trong cuộc sống. Bởi vì đời sống và sự chết vốn là Một, như sông và biển là Một, đều chảy tan trong đại dương lòng người.
Vì chết là gì? nếu không phải là gặp lại đời sống mới toanh bằng một phiên bản khác với ngày hôm qua? Cho nên,nói tới cái chết cũng là một cách khác nói tới cuộc sống vậy? Có người đã chết năm 25 tuổi, nhưng được mang ra nghĩa địa chôn cất vào năm 70 tuổi hoặc 80 tuổi. Như vậy, nếu cho rằng, một người còn hít thở ăn nhậu là một người còn sống thì chúng tôi không đồng ý. Cuộc sống phải là một cái gì đó khác hơn, kỳ diệu và phong phú hơn là cơm ngày ba bữa, ngồi đếm tuổi thọ và chờ người ta quăng vô quan tài với tấm giấy chứng nhận khai tử!
NHỮNG CÁI CHẾT ĐẸP
Sống đẹp, là việc vô cùng khó khăn, huống hồ muốn có một cái chết đẹp thì đương nhiên là khó hơn nhiều. Nói đến Socrate, thì ai cũng biết  đó là một nhà hiền triết Hy Lạp cổ đại,bị xử tử vì có hành vi ủng hộ  phe bạo loạn. Các đệ tử suy tôn Socrate là:” Bậc Thầy đã hy sinh vì chân lý, vì tự do tư tưởng”.Thà chết chứ không chịu xin đám đông tha tội, vì xưa nay, Socrate vẫn khinh thường phán quyết của đám đông.
Khi các môn đệ tới ngục thất để tiễn biệt, thì Socrate nói:
- Hãy cứ vui lên, họ chỉ chôn được cái thể xác của Thầy mà thôi!
Socrate cầm chén thuốc đưa lên môi và uống một cách vui vẻ.
Một lúc lâu sau, hai chân ông cứng lạnh, Socrate cũng lấy tay ấn thử:
- Khi nào thuốc ngấm đến tim là xong!
Khi lạnh tới thắt lưng, môn đồ chờ đợi để nghe giáo huấn tối hậu của bậc thầy vĩ đại. Khi ấy, Socrate bỏ miếng vải che mặt ra, nói:
-Criton, thầy còn nợ ông Asclepius một con gà, con nhớ trả món nợ ấy giúp thầy nhé!
-Con sẽ trả, thầy còn dạy bảo những gì nữa không? Không có tiếng trả lời. Người cai ngục gỡ bỏ miếng vải che mặt. Criton vuốt mặt cho Socrate,
Ở Đông phương thời hậu Tam Quốc, Kê Khang (223-262) là một người trong Trúc Lâm thất hiền, có khí tiết, giàu lòng nghĩa hiệp và cũng là người có tài đàn cầm…Kê Khang làm quan một thời gian rồi từ quan ở ẩn, cũng như sáu người bạn kia đều thích Lão Trang, ngao du sơn thủy, hái thuốc, vui say với vần thơ điệu đàn.
Bấy giờ, chính quyền tham nhũng tàn hại nhân dân, Kê Khang có người bạn bị tống ngục. Vì tình bạn, Kê Khang đứng ra minh oan nhưng rồi cũng bị bọn quyền thần bắt giam, dựng chứng phản loạn, nên kết án tử hình. Trước khi chém đầu, ông vẫn ung dung gảy khúc Quảng Lăng tán nghe lưu loát, thanh thoát như nước chảy, mây bay. Đàn xong, nói:” Có kẻ xin học bài này, ta không dạy, thế là từ đây không ai còn đàn bài Quảng Lăng này nữa”.
Kim Khánh Thán là một nhà phê bình văn học thời Minh Thanh, nổi tiếng là người đọc rộng, uyên bác, nhưng tính tình cuồng ngạo, dị kỳ. Nhà Minh đã mất, ông dứt bỏ ý định làm quan.
Năm 1661, vua Thanh ra chiếu đến Giang Tô, lệnh các quan từ chức tuần phủ trở xuống đều phải tới  phủ trị. Nhân dịp này các học sinh đến tố cáo việc làm phi pháp của viên lệnh huyện họ Ngô. Tuần phủ Châu Quốc Trị bắt liền 5 học sinh. Hôm sau, bắt thêm 30 người, trong đó có Kim Thánh Thán. Nhân lúc vùng Giang Nam đang có giặc cướp, các học sinh trên liền bị khép vào tội phụ hội với giặc, kết án tử hình, tịch biên gia sản.
Trước khi thọ hình, ông than thở :” ngờ đâu Thánh Thán lại gặp cảnh này, kỳ lạ lắm thay!”. Rồi cười mà chịu chết. Tương truyền ông có nhờ ngục tốt đem thư về trước khi bị xử.”Gửi con : dưa muối mà ăn với đậu vàng thì có vị như là hồ đào, nếu phép này mà được lưu truyền thì ta chẳng còn hận chi nữa”.
Việt Nam gần đây cũng có những nhà văn,  học giả cũng đã từ giã cuộc đời trong những tư thế rất ngoạn mục.
Nhất Linh là nhà văn nổi tiếng thế kỷ 20, từng sáng lập Tự Lực văn đoàn 1930. Về sau, vào 1960 tham gia phong trào chống Diệm. Năm 1963, bị chính tiếng vang trong quần chúng hầu thúc đẩy công cuộc chống Ngô Đình Diệm; ông đã chuẩn bị cái chết và đã viết di ngôn. Ông vừa nói chuyện vừa uống rượu với con trai, bỏ thuốc Gardenal vào với rượu, uống cho đến khi nào tắt thở.
Tam Ích đã chọn đứng trên một chồng sách, phất áo, đạp sách, treo cổ tự tự, đi về cõi khác . Phải chăng sách vở vốn là điều ông cả đời say mê nay cũng là lúc ông chối từ nó? Cử chỉ đó có ý nghĩa, gửi lại cho đời sau như một chúc thư văn học.
Yukio Mishima, nhà văn Nhật Bản, tác giả tiểu thuyết Kim Các tự nổi tiếng, chủ chương phục hồi truyền thống ái quốc Võ sĩ đạo. Ông cùng một số chiến hữu tổ chức biểu tình nêu cao chánh kiến của mình, tự động mổ ruột , và một người bạn khác dùng kiếm chặt đầu ông theo cách thức harakiri. Chết theo kiểu Võ sĩ đạo là như thế.
NHỮNG CÁI CHẾT SIÊU THOÁT
Chỉ có những con người” xuất thế gian” mới thể hiện những cái chết siêu thoát. Những người nghĩa khí cao ngất tầng mây, xem cái chết như long hồng, là những anh hung hao kiệt, chứ không phải không phải những người siêu thoát.
Siêu thoát đồng nghĩa với Vô Ngã, tự do tự tại, không vướng mắc bất cứ điều gì dù là tốt hay xấu, cao siêu hay thấp kém. Con người siêu thoát có cái Tôi là Không Ai Cả, sự vắng mặt chính là sự hiện diện của các ngài, và cái chết là cuộc sống của các ngài.
Cái chết siêu thoát như “ từ bỏ thân xác phàm phu” dưới hai cội cây sala của Đức Phật sau khi hoàn thành công việc rải ánh đọa  khắp nhân gian. Ngài ra đi nhưng vẫn ở lại cùng chúng sanh mãi mãi, hình như lúc nào Ngài cũng tham dự vào cuộc sống. Đối với bậc giác ngộ thì Niết-bàn là tên gọi khác của cuộc sống.
Hoặc như các vị thiền sư, như Bồ-đề-Đạt-ma, Thần Quang, Huệ Năng, Hám Sơn, Liên Trì, Trí Húc… cái chết chỉ là sự thay đổi  trò đùa, một cuộc chơi (du hí thần thông tam- muội). Các ngài trước khi viên tịch thường nói cùng đệ tử: Ta từ bỏ thể xác này mà qua tịnh độ, giây lát ta sẽ trở lại ”.Hoặc như Thiền sư Thiện Đạo. Trong suốt 30 năm không rời khỏi chùa, chỉ chuyên tâm thiền định và xưng niệm Nam- mô a Di Đà Phật. ,Một hôm, ngài bỗng bảo  các đệ tử rằng:”Thân này đáng chán, ta sắp về Tây phương tịnh độ!”.Nói xong, ngài tự leo lên cây liễu trước chùa, chắp tay hướng về Tây  mà chúc nguyện rằng :”Xin Phật và Bồ- tát tiếp dẫn con, khiến cho con không mất chánh niệm. Được sanh về Cực Lạc!”. Nguyện xong, ngài gieo mình xuống nhẹ nhàngnhư chiếc lá rơi, rồi kiết già ngay thẳng trên mặt đất. Đại chúng vội chạy đến xem, thì ngài vừa tắt hơi viên tịch.
Cái chết Thánh Gandhi: ngày 30-1-1948, Gandhi chấm dứt tuyệt thực, người còn yếu lắm, người ta dìu ông đi tham dự một buổi cầu nguyện, một tên quá khích Ấn Độ giáo dùng sung lục bắn ông ba phát. Thánh Gandhi từ từ ngã quỵ, ngài cắp hai tay trong cử chỉ vái chào theo phong tục Ấn Độ, biểu lộ sự tha thứ trầm lặng của ngài đối với thủ phạm:
-Ôi, Thượng đế!
KẺ CHẾT CÒN SỐNG
Thiền sư Mục Phu (Bokoku), một cao tăng đã chứng ngộ, hôm nọ đi qua thị trấn thì gặp một người nào đó bỗng nhiên buông những lời tục tằn để chửi rủa ông như tát nước. Thiền sư thản nhiên đứng im lặng và …nghe chửi.
Người chủ tiệm gần đó, thấy việc oan ức như vậy bèn hỏi:
-Sao ông đứng yên vậy? Hắn đang chửi ông đấy!
-Tôi là người chết. Làm sao tôi có thể trả đũa bằng cách chửi lại y bây giờ? Thiền sư Mục Phu đáp.
Gã chủ tiệm ngạc nhiên.
-Trông ông đâu có giống người chết?
Mục Phu mỉm cười:
-Có giá trị gì trong cái chết vật lý của tôi? Khi tôi chết, Tôi sẽ chết như tất cả mọi người, nhưng bây giờ thì tôi đã chết khi đang còn sống: điều này e rằng,chắc hẳn cũng có chút ít giá trị nào đó chứ! (Thiền truyện Nhật Bản).
CHẾT GIỮA LÚC SAY
Bhagavan Rajneesh, một triết gia Ấn Độ đã kể:
Alan Watts là người đã giới thiệu đạo Phật cho phương Tây, nhất là phần bản chất của Thiền,v iết nhiều cuốn sách giá trị về Phật giáo, quan trọng là:không phải viết với tư cách học giả mà là một bậc Thầy đã chứng ngộ.
Alan Watts thường uống rượu đến say mới thôi, đây là cố tật của ông. Trước giờ lâm chung, Alan Watts vẫn còn say, một đệ tử ngạc nhiên về hành xử của thầy, hỏi:
-Ngài có bao giờ nghĩ rằng…nếu Đức Phật mà thấy ngài say rượu thì Đức Phật sẽ nghĩ thế nào?
Alan cười ha hả:
- Không sao! Chẳng có vấn đề gì cả! ta bao giờ cũng uống rượu  theo cách đã chứng ngộ !
Alan Watts ra đi và đôi môi vẫn nở nụ cười bất tuyệt…
CÁI CHẾT MƯỜI NĂM
Một nhà yoga nổi tiếng nhịn thở lâu, được nhà vua hứa nếu ông ta tự chôn mình trong mồ sâu và ở dưới đất trong một năm, thì nhà vua sẽ cho thưởng ông ta con ngựa quý nhất của vương quốc.
Nhà yoga ưng thuận, ông ấy bị chôn sống trong một năm. Năm sau, vương quốc lâm vào cảnh chiến tranh triền miên nên chẳng ai nhớ đến việc đào nhà yoga lên.
Mười năm sau đó một ai đó mới nhớ ra:” Nhà yoga bây giờ ra sao?”.
Sau đó, nhà yoga được đào lên : Ông ta vẫn còn thoi thóp sống trong cơn mê sâu. Một người thân tín đã đọc vào lỗ tai ông ta một câu mật chú đã được chuẩn bị trước đây. Những âm thanh huyền bí được thì thào vào tai và ông ta ngồi dậy, và việc đầu tiên ông ta nói là:” Ngựa của tôi đâu?”.
Sau mười năm nằm bất động và im lặng dưới đất, nhưng tâm trí chẳng thay đổi chút nào, vẫn ưu tư: ”Ngựa của tôi đâu?”.
Nhà yoga này có an trú  trong thiền định (Samadhi) không?
Nếu bạn thiền định một cách kỹ thuật , chuyên nghiệp, vô cảm, chỉ nghĩ đến hư danh và mưu đồ lợi ích, thế thì chẳng có gì gọi là tâm linh xảy ra cả.
 VỢ CHẾT, VỖ BỒN MÀ HÁT
Trang Tử, bậc hiền triết thời Chiến quốc, với tác phẩm Nam Hoa kinh gây ảnh hưởng lớn trong nhân gian, chúng tôi xin trích dẫn một đoạn ngắn, do Nguyễn Duy Cần dịch:
Vợ Trang Tử qua đời.
Huệ Tử đến viếng, thấy Trang Tử ngồi duỗi chân, lại vỗ bồn mà hát.
Huệ Tử quở:
- Cùng ăn ở với người ta cả đời cho tới già, có con cái lớn khôn, mà người ta chết lại không khóc lóc thương tiếc, cũng đã là kì dị rồi. Nay ông lại ngồi đó, vỗ bồn mà hát hò như vậy, e không phải là thái quá hay sao?
Trang Tử cười, nói:
- Không! Lúc nàng mới chết, sao tôi chẳng động lòng thương mến?
Nhưng nghĩ lại hồi trước, nàng vốn là Không Sinh. Chẳng những là Không Sinh mà nàng vốn là Không Hình Tướng.Chẳng những không hình tướng mà nàng vốn Không Khí. Đó chẳng qua là tạp chất trong hư không mà biến hóa ra thành Khí, khí biến hóa thành Hình, hình biến hóa ra thành Sinh, rồi tiếp theo biến hóa ra thành Tử. Sinh, hình, khí, tử có khác nào xuân hạ thu đông bốn mùa thành vận.
Vả lại, nay người ta đã an nghỉ nơi Nhà Lớn mà tôi còn khóc lóc than vãn chẳng là tôi tự dối lòng và tỏ ra chẳng thông đạt Mạng Trời ư? Nên tôi dại gì khóc lóc thảm thiết chi vậy?
  ĂN Ở CÙNG CÁI CHẾT
Hôm nọ, Tướng quân lshida, bậc thầy kiếm thuật của hoàng đế gặp một thanh niên đến xin theo học.
-Được! Ta muốn biết ngươi đã theo học với vị thầy nào?
Chàng ấy thưa:
- Thưa tướng quân, tôi chưa hề học kiếm thuật bao giờ, đây là lần đầu tiên tôi xin phép nhập môn.
Tướng quân lshida dận dữ:
-Ngươi gạt ta không nổi đâu! Ta thấy muôn ngàn ánh kiếm từ tay ngươi và hàng vạn tia lửa phát xuất từ đôi mắt ngươi. Ngươi giải thích về điều kỳ lạ ấy như thế nào!
- Xin thề với tướng quân là tay tôi chưa hề cầm đến đốc kiếm!
-Vâng, ta tin ngươi. Nhưng hãy cho biết ngươi chuyên luyện tập ngón nghề gì?
-Thú thật từ hồi ấu thơ, tôi thường tọa thiền và quán tưởng đến sự chết xuất hiện dưới bất cứ hình thức nào, trải nghiệm qua vô số cái chết khác nhau dưới muôn ngàn hình trạng, để không còn ý tưởng sợ chết. Thường xuyên ăn ở cùng cái chết, đến nỗi ngày nay, người ta đã gọi tôi là ”Anh chàng không sợ bất cứ cái gì!”, ” Anh chàng Vô Úy”.
Lúc bấy giờ, tướng quân quay lui về phía các cao đồ của mình, nói:
- “Trong số hảo thủ có mặt nơi đây toàn là những tay kiếm khách danh tiếng khắp Phù Tang, nhưng chưa một ai đạt đến trình độ Vô Úy của thanh niên này cả. Thôi, ta còn truyền thụ kiếm thuật cho ngươi làm chi? bởi vì ngươi đã thông suốt tất cả tinh hoa võ học, ấy là tinh thần Vô Úy mà ít ai đạt được!”.
CHẾT TRONG KHI HÁT
Đạo sư Balgali tuyên bố hôm nay từ giã cõi đời, các đệ tử tụ tập đông đảo để tiễn biệt thầy mình.
Không phải ngài đang nằm rầu rĩ chờ chết, mà là ngài đang hát vang. Mọi người thấy kỳ lạ nhưng không ai dám nói gì. Radiasly đệ tử lớn lên tiếng:
-Sư phụ hãy nằm yên. Trong giây lát ngài sẽ ra đi! Đạo sư Bangali nói:
-Lòng ta vui quá, ta phải hát!
-Khi chết mà hát là không đứng đắn. Đám đông sẽ nghĩ sao về thầy mình?
-Ta không thể đè nén lòng mình! Ta phải hát! Radiasly một mực ngăn cản:
-Mấy trăm năm nay giáo phái ta không có ai vừa hát vừa chết cả! Một đạo sư nên chết trong im lặng!
-Ta đang hạnh phúc. Ta phải hát!
-Đám tang thì phải trầm lặng, tôn nghiêm. Sư phụ đừng hát nữa!
-Mặc kệ tất cả, ta phải hát!
-Sư phụ để lại dư luận không tốt.
-Ta biến thành bài hát mất rối. Ta phải hát!
Cuối cùng, ngài ra đi trong khi đang hát.  Toàn thể đệ tử bỗng dưng hát lên những khúc tán ca, tụng ca vang lừng. Cảnh vui tươi ấy kéo dài cho đến sau khi hỏa táng thi thể của đạo sư.
Cái chết nghĩa là bắt đầu cho một cuộc chơi, chuyến viễn du mới mẻ, vì thế mọi bậc đạo sư luôn tỏ ra hoan lạc và thích thú trước những điều kỳ diệu sảy ra. Do đó, họ phải hát, và bài ca mãi mãi vang lên bất tuyệt.
Nguyễn Xuân Chiến  - Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo 119

0 comments:

Post a Comment

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts