Nhìn toàn cảnh |
Taj Mahal nói chung được coi là hình mẫu tuyệt vời nhất của Kiến trúc Môgôn, một phong cách tổng hợp các yếu tố của các phong cách Kiến trúc Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, và Hồi giáo. Tuy phần mái vòm bằng đá cẩm thạch trắng của lăng là phần nổi bật nhất, thực tế Taj Mahal là một tổng hợp các phong cách kiến trúc. Nó được được liệt vào danh sách các Địa điểm Di sản Thế giới của UNESCO năm 1983 và được miêu tả là một "kiệt tác được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới."
Bố trí khu đất Taj Mahal |
Shah Jahan, vị hoàng đế của Đế quốc Môgôn trong giai đoạn cực thịnh của nó, nắm trong tay nhiều nguyền tài nguyên to lớn. Năm 1631 người vợ thứ hai của ông đã qua đời khi sinh đứa con gái thứ hai Gauhara Begum, và cũng là đứa con chung thứ mười bốn của họ. Shah Jahan được cho là không thể khuây khoả trước mất mát đó. Những cuốn biên niên sử triều đình thời kỳ đó chứa nhiều câu chuyện liên quan tới nỗi buồn đau của Shah Jahan trước cái chết của Mumtaz; chúng chính là cơ sở của những câu "chuyện tình" thường được cho là cảm hứng tạo nên Taj Mahal. Ví dụ, 'Abd al-Hamid Lahawri, đã ghi chép rằng, trước khi bà chết vị hoàng đế có "hai mươi sợi râu bạc," nhưng sau đó không còn sợi nào không bạc cả.
Việc xây dựng Taj Mahal đã bắt đầu tại Agra ngay sau cái chết của Mumtaz. Lăng chính được hoàn thành năm 1648, và các công trình xung quanh cùng vườn cây hoàn thành năm năm sau đó. Tới thăm Agra năm 1663, nhà du lịch người Pháp François Bernier đã viết:
Tôi sẽ kết thúc bức thư này với những dòng miêu tả về hai lăng mộ tuyệt vời và chúng chính là sự vượt trội đáng kể nhất của Agra trước Delhi. Một lăng được Jehan-guyre [sic] xây lên để vinh danh người cha Ekbar; và Chah-Jehan đã xây lăng kia để tưởng nhớ vợ mình Tage Mehale, một phụ nữ đẹp và nổi tiếng khác thường, người được chồng yêu thương rất mực tới mức có ghi chép rằng trong suốt cuộc đời và khi bà chết đức vua đã luôn ở bên và hầu như đã muốn theo bà vào trong mộ.
Lăng Taj Mahal sở hữu và là nơi phát triển nhiều truyền thống kiến trúc, đặc biệt là kiến trúc Hindu, Ba Tư và kiến trúc Môgôn trước đó. Một số cảm hứng đặc trưng lấy từ một số công trình Timur và Môgôn đã thành công trước đó. Chúng gồm Gur-e Amir (mộ của Timur, người khởi lập triều Timur, tại Samarkand), Mộ của Humayun, Mộ Itmad-Ud-Daulah (thỉnh thoảng được gọi là Baby Taj), và chính Jama Masjid của Shah Jahan tại Delhi. Dưới sự bảo trợ của ông, công trình Môgôn đã đạt tới đỉnh cao hoàn thiện mới. Trong khi các công trình Môgôn chủ yếu được xây bằng đá sa thạch đỏ, Shah Jahan đã ủng hộ việc sử dụng đá marble trắng được khảm các loại đá bán quý khác.
Các thợ thủ công Hindu, đặc biệt là các nhà điêu khắc và thợ đá, đã mở rộng phạm vi buôn bán ra toàn Châu Á vào thời điểm đó, và tài nghệ của họ được những người chịu trách nhiệm xây lăng mộ lưu tâm tìm kiếm. Tuy kiến trúc cắt đá là đặc điểm chủ yếu của những công trình xây dựng ở thời kỳ đó nhưng nó lại ít ảnh hưởng tới Taj Mahal (chạm khắc chỉ là một hình thức của yếu tố trang trí), các công trình Ấn Độ khác như cung điện Man Singh tại Gwalior là một nguồn cảm hứng cho hầu hết kiến trúc cung Môgôn và cũng là nguồn cảm hứng của đài kỷ niệm chhatris bên trong Taj Majal.
Hầm mộ của vua Shah Jahan và hoàng hậu Mumtaz Mahal trong ngôi đền |
Phức hợp này được đặt trong và ngoài một charbagh lớn (một Vườn Môgôn tiêu chuẩn thường được chia thành bốn phần). Với kích thước 320 m × 300 m, vườn có những đường đi đắp cao chia mỗi phần của nó thành 16 bồn hoa hay luống hoa thấp. Một bể nước bằng đá marble cao ở trung tâm vườn, khoảng giữa mộ và cổng chính, và một bể phản chiếu gióng theo trục bắc nam phản chiếu hình ảnh Taj Mahal. Mọi nơi trong vườn đều được bố trí những đường đi với các hàng cây và vòi phun nước.
Vườn charbagh được vị hoàng đế Môgôn đầu tiên là Babur đưa vào Ấn Độ, đây là kiểu thiết kế lấy cảm hứng từ các vườn cây Ba Tư. Charbagh có nghĩa phản chiếu các khu vườn thiên đàng (từ từ paridaeza trong tiếng Ba Tư - một khu vườn có tường bao). Trong các văn bản thần bí Hồi giáo thời kỳ Môgôn, thiên đàng được miêu tả là một khu vườn lý tưởng, phong phú. Nước đóng một vai trò quan trọng trong những phần miêu tả đó: Ở Thiên đường, những cuốn sách đó viết, bốn con sông bắt nguồn từ một dòng suối ở trung tâm hay một quả núi, và chúng chia khu vườn thành bốn phần bắc, tây, nam và đông.
Đa số các charbagh của Môgôn đều có hình tam giác, với một ngôi mộ hay ngôi đình lớn ở trung tâm vườn. Vườn Taj Mahal lại đặt yếu tố chính, ngôi mộ, ở phía cuối chứ không phải ở giữa vườn. Nhưng sự tồn tại của một Mahtab Bagh hay "Vườn Ánh trăng" mới được khám phá ở phía bên kia Yamuna cho ta một cách giải thích khác - rằng chính Yamuna được tích hợp vào thiết kế vườn, và mang ý nghĩa là một trong những dòng sông của Thiên đường.
Cách bố trí của khu vườn, và các các đặc điểm kiến trúc của nó như các vòi phun nước, gạch, và các lối đi lát đá marble, những luống hoa theo các hình khác nhau cùng những đặc điểm khác, tương tự với Shalimar, và cho thấy vườn có thể cũng đã được kiến trúc sư Ali Mardan thiết kế.
Những lời miêu tả đầu tiên về khu vườn nói tới sự phong phú của các loài thực vật, gồm hoa hồng, thuỷ tiên hoa vàng, và các loại cây ăn quả. Khi Đế quốc Môgôn suy tàn, khu vườn cũng tàn tạ theo. Khi người Anh nắm quyền kiểm soát Taj Mahal, họ đã thay đổi cảnh quan để khiến nó giống với những vườn cỏ tại Luân Đôn.
Móng, vòm, và tháp |
Phức hợp Taj Mahal được bao quanh bởi một bức tường đá sa thạch đỏ có bố trí lỗ châu mai ở ba cạnh. Mặt quay ra con sông không có tường bao. Bên ngoài bức tường là nhiều công trình phụ trợ khác, gồm cả lăng mộ của những người vợ khác của Shah Jahan, và một ngôi mộ lớn cho người hầu thân cận của Mumtaz. Các công trình đó, chủ yếu được xây dựng bằng đá sa thạch đỏ, nói chung nhỏ hơn các ngôi mộ Môgôn cùng thời kỳ.
Phía bên trong (vườn), bức tường được xây mặt trước bằng những mái vòm với cột chống, một đặc điểm điển hình cả các đền thờ Hindu sau này đã được tích hợp vào các thánh đường Môgôn. Bức tường được đặt rải rác một số ngôi nhà nhỏ (chattris) mái vòm, và các công trình nhỏ có thể từng được dùng làm nơi quan sát hay đài chiêm ngưỡng (như cái gọi là Ngôi nhà Âm nhạc, hiện được dùng như bảo tàng).
Đường đi bên cạnh bể phản chiếu |
Mộ Humayun được xây dựng năm 1560 về cơ bản có cùng kiểu mô hình như Taj Mahal |
Chữ viết trên pishtaq lớn. |
Ở góc xa nhất của phức hợp, hai công trình xây bằng đá sa thạc đỏ lớn mở ra hai phía lăng mộ. Tường phía sau chúng song song với các bức tường bao phía tây và phía đông.
Hai công trình này là hình ảnh phản chiếu của nhau. Công trình phía tây là một thánh đường; phía đối diện của nó là jawab hay "sự đối diện", mục đích chính của nó là để tạo sự cân bằng kiến trúc (và có thể nó từng được sử dụng như một nhà khách ở thời Môgôn). Sự khác biệt giữa chúng là jawab không có mihrab, một hốc tường bên trong hướng về phía Mecca, và sàn của jawab có kiểu thiết kế hình học, trong khi sàn thánh đường Hồi giáo được khảm 596 tấm thảm của người cầu nguyện bằng đá marble đen.
Thiết kế căn bản của thánh đường tương tự với những thánh đường khác được Shah Jahan xây dựng, đặc biệt là thánh đường Jama Masjid tại Delhi: một sảnh dài nổi lên với ba lớp mái vòm. Các thánh đường Môgôn giai đoạn này chia sảnh điện thành ba khu vực: một điện chính với các điện nhỏ hơn ở hai bên. Tại Taj Mahal, mỗi điện dẫn tới một sảnh mái vòm lớn.
TTđTD - theo vi.wikipedia.org; kyquanthegioi
TTđTD - theo vi.wikipedia.org; kyquanthegioi
0 comments:
Post a Comment