Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Tuesday, April 3, 2012

Chúng ta thường nghe các tín đồ Ki-tô giáo nói về ngày tận thế, về ngày phán xét, về sự hủy diệt hàng loạt… nhưng lại ít thấy kinh sách Phật giáo nói đến điều đó. Vậy thì Phật giáo quan niệm thế nào về sự hủy diệt của Trái đất trong quá khứ và tương lai?
Chu kỳ vũ trụ Phật giáo
Chu kỳ vũ trụ của của Phật giáo
Trong cách đo lường thời gian hiện đại, để định nghĩa một chu kỳ dài, thay vì nói 10 năm người ta gọi là 1 thập niên, 100 năm được gọi tắt thành 1 thế kỷ… tương tự, để tính những chu kỳ dài người Ấn Độ cổ đại gọi là “kappa” – tiếng Việt dịch là “kiếp”.
Có tất cả 3 loại chu kỳ (kiếp) thời gian được định nghĩa trong các kinh sách Phật giáo:
- Maha Kappa: Một chu kỳ lớn của vũ trụ gọi là Đại Kiếp;
- Antara Kappa: Nhỏ hơn Đại Kiếp là Trung Kiếp;
- Ayu Kappa: Nhỏ hơn Trung Kiếp là Tiểu Kiếp (hay Kiếp Người);
Thời gian của mỗi chu kỳ dài bao nhiêu năm?
* Ayu Kappa (Tiểu Kiếp): Trong tiếng Pali, chữ “ayu-kappa” theo nghĩa gốc có nghĩa là vòng đời hay tuổi thọ của một con người.Chu kỳ của Tiểu Kiếp chuyển từ cao đến thấp rồi đi từ thấp đến cao.

Vũ trụ sẽ bắt đầu chu kỳ Tiểu Kiếp với tuổi thọ con người là 84.000 tuổi, sau 100 năm sẽ giảm đi 1 tuổi, giảm đến khi còn thọ mệnh 10 tuổi thì chấm dứt giai đoạn đầu của chu kỳ Tiểu Kiếp (được gọi là “giảm kiếp”). Sang giai đoạn thứ hai, từ 10 năm, thọ mệnh của con người sẽ tăng dần đến 84.000 tuổi (được gọi là “tăng kiếp”) và đến đây 1 chu kỳ của Tiểu Kiếp sẽ kết thúc. [1]
Vào giữa giai đoạn chuyển tiếp giữa “giảm kiếp” – “tăng kiếp” tuy không tận thế nhưng loài người sẽ trải qua những đại nạn khủng khiếp như đói kém, dịch bệnh và chiến tranh; các tai kiếp này sẽ giết chết hơn 2/3 dân số trước khi chuyển qua giai đoạn “tăng kiếp”.
Theo cách tính trên thời gian của một chu kỳ Tiểu Kiếp là ((84.000-10)*2)*100 = 16.798.000 năm.[2]
* Antara Kappa (Trung Kiếp): Một chu kỳ của Trung Kiếp dài bằng 20 Tiểu Kiếp, khoảng 334 triệu năm.
Một chu kỳ của Trung Kiếp lại được chia ra làm 4 giai đoạn Thành (hình thành), Trụ (tồn tại), Hoại (hủy hoại), Không (thành hư không). [4]
- Thành Kiếp: Trong giai đoạn sơ Thành địa cầu có thể lỏng và thể khí, và từ thể lỏng khô cứng dần dần. Vì vậy mà người không thể ở được.
- Hoại Kiếp: Đến giai đoạn “Hoại”, trái đất bị phá hoại kịch liệt, dữ dội, người cũng không thể ở được. Theo sách nói, trong giai đoạn này, trái đất phải trải qua 49 lần hỏa tai lớn, 7 lần thủy tai lớn, một lần gió bão lớn (phong tai), sau đó đất bị băng hoại.
- Không Kiếp: Sau khi “Hoại kiếp” kết thúc thì bắt đầu “Không kiếp”, là kiếp không có vật gì tồn tại, thời kỳ này kéo dài 20 tiểu kiếp.
- Thành Kiếp: Sau chu kỳ Không Kiếp kéo dài, một địa cầu mới lại dần dần hình thành, vạn vật bắt đầu sinh sôi nảy nở.
Đại kiếp: Bốn trung kiếp gộp lại thành một đại kiếp, dài khoảng 1 tỷ 344 triệu năm.

Theo Kinh Phật, chúng ta đang ở vào chu kỳ của Tiểu Kiếp thứ 9, còn đến hơn 8 triệu năm mới hoàn thành Tiểu Kiếp thứ 9.
Chu kỳ thời gian


Theo thống kê của Ngân hàng thế giới, tuổi thọ trung bình của nhân loại hiện nay (2009) là 69 tuổi [3]. Tức là chúng ta đang ở vào giai đoạn cuối của chu kỳ giảm kiếp và chỉ còn khoảng 5.900 năm nữa ½ giai đoạn của Tiểu Kiếp thứ 9 sẽ kết thúc. Tuy nhiên, cách tính này có thể gặp phải sai sót do cách quy đổi thời gian ở hiện tại – quá khứ và nó có thể đến sớm hoặc trễ hơn.
Do chúng ta đang ở Tiểu Kiếp thứ 9 nên còn 11 Tiểu Kiếp nữa mới hoàn thành chu kỳ 20 Tiểu Kiếp, tức là còn cách ngày tận thế khoản hơn 2 triệu năm. Nhưng điều đó không phải là tương lai sắp tới sẽ toàn màu hồng.
Theo Du Già Sư Địa luận, khi thọ mệnh của nhân loại giảm còn 30 tuổi (khoảng 3.900 năm nữa), sẽ xảy ra nạn đói kém dài trong bảy năm bảy tháng bảy ngày. Khi đó trời hạn hán quanh năm, nước ngọt biến mất, các loại ngũ cốc không thể nào trồng được… nên loài người chết đói vô số, xương phơi trắng đồng.
Khi thọ mệnh giảm còn 20 tuổi, lại xảy ra các trận đại dịch bệnh truyền nhiểm kéo dài trong bảy tháng bảy ngày, xác người chết ngập tràn từ thôn quê ra thành thị.
Đến khi tuổi thọ còn 10 tuổi, con người mới sinh ra đời liền biết đi, được vài tháng thì hệ sinh dục phát triển. Thời đó ngũ cốc mất mùa quanh năm, người ta sống bằng lúa lép và cây cỏ, không còn vải vóc để mặc… Nhiều  thứ như mật, mía, dầu, muối… đều tuyệt chủng. Người ta lấy xương người chết phơi khô để thiết đãi nhau khi có tiệc tùng.
Thời này người ta đối đãi nhau bằng cái tâm sân hận. Trong gia đình cha con, anh em, vợ chồng… không còn hòa thuận; bên ngoài thì chiến tranh, cướp bóc, loạn lạc nỗi lên như ong. Rồi trong bảy ngày, nhân loại chìm trong cơn điên chém giết… người hung dữ nhìn thấy ai cũng là kẻ thù và tìm cách giết nhau bằng gạch, đá… người hiền lương thì chạy trốn vào rừng sâu núi thẳm. Bấy giờ thế giới chìm trong đống tro tàn đổ nát, đi ngàn dặm không nhìn thấy bóng người.
Do chúng ta đang sống trong chu kỳ Trụ của Tiểu Kiếp thứ 9, nên cách chu kỳ Không Kiếp hơn 134 triệu năm, cách chu kỳ Hoại Kiếp hơn 470 triệu năm; tức là ngày tận thế từng xảy ra trước chúng ta hơn 470 triệu năm. Những giai đoạn tận thế của trái đất được miêu tả trong rất nhiều giáo lý Phật giáo như kinh Trung-A-Hàm, luận Lập-Thế-A-Tỳ-Đàm, kinh Hoa-Nghiêm…
Đại chu kỳ vũ trụ
Như đã biết, một Tiểu Kiếp dài khoảng 17 triệu năm, một Trung Kiếp dài khoảng 334 triệu năm, một Đại Kiếp dài khoảng 1 tỷ 344 triệu năm. Cao hơn nữa là 1 Đại chu kỳ của vũ trụ có thời gian dài bằng 64 Đại Kiếp, khoảng 64 tỷ năm. Trong 64 Đại Kiếp này lại chia ra làm 8 Tiểu chu kỳ bằng nhau.
Khi thế giới bước vào Hoại Kiếp thì tam tai (lửa, nước, gió) phá tan 3 cõi thế giới nhưng chúng không xuất hiện cùng lúc trong một Đại Kiếp.
Trong Tiểu chu kỳ thứ 1, từ Đại Kiếp thứ 1 đến Đại kiếp thứ 6 thế giới bị hoại do lửa, vào Đại kiếp thứ 7 và 8 thì thế giới bị hoại do nước.
Các Tiểu chu kỳ thứ 2, 3, 4, 5, 6, 7 cũng có diễn biến y như Tiểu chu kỳ thứ nhất.
Riêng trong Tiểu chu kỳ thứ 8, từ Đại kiếp thứ nhất đến Đại kiếp thứ 7 thế giới bị hoại do lửa, nhưng đến Đại kiếp thứ tám thì hoại do gió. Đây là sự hoại cuối cùng của Đại chu kỳ vào Đại kiếp thứ 64.
Nghĩa là, 1 Đại kiếp bị hoại do lửa 7 lần, lần thứ tám bị hoại do nước. Khi tròn đủ 64 Đại kiếp, Đại kiếp thứ 64 bị hoại do gió.
Hoại Kiếp diễn ra như thế nào?
Kinh Phật nói rằng khi thế giới bước vào chu kỳ của Hoại Kiếp (ngày tận thế) thì xảy ra sự tuyệt chủng của loài hữu tình trong 3 cõi và thế giới vật chất bị hủy hoại. Đại nạn hoành hành bởi lửa, nước và gió bão – được gọi là nạn Tam Tai và kéo dài khoảng 17 triệu năm.
* Dục giới bị hủy diệt bằng nạn lửa (hỏa tai)
Khi hỏa tai sắp xảy ra, một trận mưa Mahāmegha (Đại vũ) rơi xuống báo hiệu ngày tận thế. Sau đó không lâu, bầu trời xuất hiện tiếng sấm sét rền vang như than khóc, nhiều mặt trời xuất hiện, nhiệt độ trái đất tăng lên rồi phát hỏa thiêu đốt tất cả cõi giới, ngọn lửa lan từ cõi người đến cõi trời, nó lớn đến nỗi không nhìn thấy tro bụi.
- Người và các loài súc sinh chết trước bởi nạn lửa. Đầu tiên trái đất bị thiêu đốt bởi 2 mặt trời, nước ở các ao hồ rạch nhỏ đều khô cạn.
- Khi 3 mặt trời hiện ra, làm cho nước ở các sông lớn đều khô cạn.
- Khi 4 mặt trời hiện ra, làm cho nước ở A-Nậu-Trì (Vô-nhiệt-trì) khô cạn; Thần thoại Ấn Ðộ cho rằng ao này nằm trong núi Hy Mã, phía nam núi Hương Túy (Gandhamādana), chu vi đến 400 km. Ao này là phát nguyên của bốn cong sông cái: sông Hằng, sông Tín Ðộ (Sindhu), sông Phược Xô (Vaksa) và sôngTỉ Ða (Shita).
- Khi 5 mặt trời hiện ra biển lớn đều khô;
- Khi 6 mặt trời hiện ra núi non đất liền bốc cháy khói lên ngùn ngụt;
- Khi 7 mặt trời xuất hiện thì núi Tu-Di sập đổ, lửa bắt đầu thiêu rụi cõi Dục giới và lan đến tầng Sơ-thiền của Sắc-giới. Loài chư thiên chết hàng loạt trong biển lửa.
* Cõi Sơ thiền và Nhị thiền bị hũy diệt bởi đại hồng thủy (thủy tai)
Khi thủy tai bắt đầu, ba cõi trời nổi lên những cơn mưa lớn “thần sầu quỷ khốc”, những giọt nước từ đám mây Khārudakamahāmegha (giống như mưa a-xít) có sức làm tan chảy vật chất thiêu rụi trái đất, phá nát cung điện trong cõi thiên, núi Tu-Di, Thất-Kim-Sơn, Tứ-đại-châu, đến tầng Sơ-thiền và Nhị-thiền của Sắc-giới.
Thứ nước ấy từ trái đất bao bọc đến cõi Nhị Thiền hàng triệu năm, cho đến khi vạn vật trong các cõi này tiêu rụi tất cả thì rút.
* Cõi Tam thiền và Tứ thiền bị phá hoại trong gió bão (phong tai)
Tai nạn lớn thứ 3 trong chu kỳ hoại là gió bão Vayosamvatta. Trái đất bắt đầu rung chuyển nhẹ với những trận gió Vayosamvatta, nó cuốn mọi thứ trên bề mặt địa cầu lên không trung rồi bọp vụn ra từng mãnh, nó liên tục đến nỗi mọi vật cứ lơ lững trên không trung.
Tiếp theo, những trận gió trong lòng đất xuất hiện và thổi tung các lục địa, các ngọn núi lên trời, kéo mọi thứ va chạm nhau chan chát rồi tất cả tan ra thành bụi. Khi phong tai thổi mạnh, tất cả cõi giới Tam-thiền, Nhị-thiền, Sơ-thiền, và 1 tỷ cõi Dục của Đại-thiên-thế-giới đều tan thành trọ bụi. Lúc đó bóng tối trùm phủ lên địa cầu trong hàng triệu năm.
Những thiên thần đi cứu rỗi
Khi thế giới cách ngày tận thế khoảng chừng 100 ngàn năm thì có nhiều dấu hiệu cảnh báo trong các cõi. Được Phạm Thiên sọi rọi cho thấy, chư Thiên Lokabayuha biết được thế giới sắp hoại bèn lo lắng khóc than, tất cả cùng nhau xỏa tóc, mặc áo màu đỏ, chia nhau xuống các cõi dưới báo hung tin.
“Này các bạn! chúng ta sẽ bị hủy diệt kể từ hôm nay trở đi đến 100.000 năm nữa, kiếp hoại sẽ phát sanh, thế gian bị hủy diệt, Đại dương, đất, đá, núi luân vi cùng Tu Di sơn đều bị lửa đốt cháy thiêu hủy thành hoang trống thấu đến cõi Phạm Thiên. Các bạn chớ nên dể duôi nữa, hãy cùng nhau tu tập bốn phạm trú đi, là tu tập Từ, Bi, Hỷ,Xả, hãy phụng dưỡng cha mẹ, cung kỉnh bậc Trưởng thượng trong gia đình cho tốt đẹp đi”.
Loài người và chư Thiên Dục giới nghe được điều này thì thất kinh. Người có nhiều thiện nghiệp bèn cố gắn tu tập, thực hành thiền định để được sinh vào cõi Tứ Thiền. Những chúng sinh tái sinh vào các cõi thấp như địa ngục, bàng sanh, Ngạ quỉ, a tu la, ai có ác nghiệp nhẹ được sanh lên cõi trời do sức mạnh của thiện nghiệp mà họ đã tạo trong thời quá khứ. Còn chúng sinh có nhiều ác nghiệp thì được đưa đi tái sinh trong một hành tinh khác, nơi chưa rơi vào chu kỳ hoại.
Sau chuy kỳ Hoại Kiếp là chu kỳ Không Kiếp dài khoảng 17 triệu năm. Lúc này thế giới đã bị tiêu hủy hoàn toàn bởi lửa, nước hay gió và không còn hình thù gì. Thời gian sau những trận mưa bắt đầu trút xuống, những trận gió xuất hiện tái tạo lại vật chất, báo hiệu một chu kỳ một quá trình tiến hóa cho một thế giới mới.
Trái đất đã hình thành như thế nào?
Khi tàn tích của thế gian bị hoại diệt và hư không nối liền nhau (Sannivasa), những cơn mưa tái tạo Mahamegha bắt đầu rơi xuống những vùng lửa cháy, dập tắt cảnh hỏa thiêu từ cõi Tam Thiền trở xuống. Bấy giờ từ phía dưới những ngọn gió lớn thổi mạnh, nâng đỡ không cho mưa rơi xuống cõi thấp, nhờ đó nước đọng lại thành từng khối, nhiều vô kể. Khi những khối nước quá nặng hạ từ cõi Tam Thiền xuống Nhị Thiền thì cõi Tam Thiền được thành lập, sau đó nó tuần tự hạ xuống khỏi 4 cõi trời dục là Tha-hóa-tự-tại, Hóa-lạc-Thiên, Đẩu-suất, Dạ-ma, thế là 4 tầng trời này được an lập.
Bấy giờ chỉ còn lại cõi Đạo-lợi và Tứ-Thiên-vương Chưa được tái lập, vì hai cõi này dính liền vào núi Tu Di và núi Tu Di dính liền với các lục địa.
Khi nước mưa càng hạ xuống thấp thì gió càng lớn, gió thổi khắp chung quang, giữ nước lại không cho chảy đi ví như bờ đê giữ nước sông. Bấy giờ bề mặt trái đất được hình thành và bị gió thổi đùn lại thành từng mãng lớn nổi lên mặt nước. Đất này ban đầu có màu vàng như hoa Kannika, có mùi thơm cùng vị ngọt, gọi là vị đất nằm trên nước.
Loại đất này được hình thành đầu tiên và bị hủy sao cùng được gọi là “đỉnh địa đại”, trung tâm của Nam-thiện-bộ châu, một bụi sen sẽ mọc lên trên đó. Nếu rơi vào chu kỳ có Phật tái sinh (Asunna) thì bụi sen sẽ nở hoa, nếu rơi vào kiếp không có Phật (Sunnakappa) thì không có hoa. Một vị Phật là một bông hoa, 2 vị thì có hai đóa…
Khi các vị Chư Phạm Thiên nhìn thấy hoa sen nở, hoan hỉ thốt lên:  “Sẽ có Đức Chánh-giác hiện khởi”. Nếu không thấy nhìn thấy hoa sen thì phát sanh bi động, xúc cảm, thốt lên: “Tất cả chúng ta, khi thế gian này hoại, sẽ không có chỗ nương tựa, sẽ không có đuốc ngọc soi sáng thế gian”.
Đời sống đầu tiên của siêu nhân loại?
Khi Trụ Kiếp bắt đầu, những chúng sinh từ các cõi cao hết phước, hết tuổi thọ và các sinh linh từ những hành tinh khác sắp rơi vào chu kỳ Hoại Kiếp được tái sinh làm người nhân loại.
Ban đầu, những cư dân này không có thể xác vật lý, họ có hình dáng của Phạm Thiên, không có giới tính, hào quang tỏa chiếu khắp thân, bay lượn trên hư không, di chuyển bằng ý nghĩ và đời sống rất an lạc. Họ có tuổi thọ từ 84.000 năm trở xuống, cao đến 840 trượng.
Thời gian trôi qua, những cư dân siêu nhân loại nhìn thấy những dãi đất màu vàng tỏa ra hương thơm ngát từ địa cầu đã sinh lòng tham và nếm thử. Khi đất chạm vào đầu lưỡi thì tan vào thân thể và để lại cảm giác ngon lành, vừa ý. Lại do ái dục phát sinh, họ thích dùng thứ đất ấy thường xuyên. Lại do tham luyến chế ngự, nhiều sinh linh muốn ở lại mặt đất và không muốn đi đâu nữa.
Những thiên thần sa đọa
Những thiên thần trở thành người do sa đọa 
Do sa đọa lâu ngày, bấy giờ hào quang trên thân thể biến mất, giác quan biến đổi, họ không còn nhìn thấy ánh sáng nữa, bóng tối kéo đến trùm phủ khắp cõi Lokadhatu. Các cư dân sợ hãi tột cùng, không biết điều gì đang xảy ra, thì họ nhìn mặt trời xuất hiện giữa hư không và phát ánh sáng cùng khắp. Thế là các vị chư Thiên phấn khởi thốt lên: “Vị Chư Thiên này có hào quang chiếu sáng, thường mang lại sự an lạc đến chúng ta” và họ đặt tên cho mặt trời là Suriya.
Rồi đột nhiên các cư dân Lokadhatu thấy mặt trời biến mất, liền ôm nhau kêu khóc: “Tất cả chúng ta sẽ ra sao, khi Thiên tử Suriya là chỗ nương tựa của chúng ta đã ra đi. Làm sao chúng ta có được nơi nương tựa về ánh sáng?”. Lúc đó, họ nhìn thấy mặt trăng xuất hiện giữa hư không và đặt tên là Gandadevaputta. Khi mặt trời mặt trăng sinh ra, các vì tinh tú cũng xuất hiện theo, kể từ đó phân ra ngày, đêm, năm, tháng, thời tiết, mùa.
(Ghi chú: Trong nhiều kinh sách của Mật tông nói các cõi siêu hình không nhìn thấy ánh sáng của mặt trời mặt trăng, do đó những đoạn được miêu tả về chu kỳ Thành Kiếp có thể là sự biến đổi vật chất thuở ban đầu của nhân loại và không phải là cảnh mặt trời mặt trăng đột nhiên hiện ra theo nghĩa đen. Đó là do sự chuyển biến từ thân thể vi tế sang thể vật lý mang lại những biến đổi về giác quan).

Thời gian trôi qua, càng thêm nhiều chư thiên nặng lòng tham dùng thứ đất có mùi thơm ấy thì các chất đất dần biến đổi, mùi hương biến mất (một ví dụ về cạn kiệt tài nguyên). Rồi từ đất mọc ra cây bồ đào, lúa Sali trắng – đây là loại lúa không ó vỏ trấu, mùi hương thơm ngát. Do thổ nhưỡng còn tươi tốt, lúa ra trái trong ngày, hái buổi chiều thì buổi sáng quả đã ra đầy.
Nếu như đất vàng và trái bồ đào là loại thực phẩm không phát sinh tiêu hóa thì loại gạo Sali lại gây ra bài tiết. Thân thể của chư thiên từ ấy bắt đầu ô trược dần, sinh ra bài tiết, rồi sinh ra giới tính nam nữ.
(Ghi chú: Chuyện Adam và Eve bất chấp lời răn dạy của thượng đế ăn quả “hiểu thiện biết ác” và bị đuổi khỏi Vườn Địa Đàng, được nêu trong Sách Sáng thế có thể nói đến lòng tham dục ban đầu của nhân loại. Đây là điểm giống rất đáng chú ý giữa kinh sách Ki-tô và Phật giáo.)
Khi giới tính được phân chia, nhân loại nảy sinh lòng tham sắc, tham luyến, tham ái, rồi dần dần lòng tham muốn dục tình, tham muốn giao hợp cũng nảy sinh. Sự tham luyến giữa người đàn ông và đàn bà khiến họ không muốn rời nhau, từ đó nảy sinh tham muốn có đời sống riêng tư và họ bắt đầu xây cất nhà cửa. Khi có nhà cửa thì tính lười biếng xuất hiện, họ muốn tích trữ gạo Sali trong nhà và mỗi lần hái thì hái thật nhiều.
Do khai thác quá mức, bấy giờ gạo Sali lại biến đổi, ngày ra quả lâu dần, trái nhỏ lại, xuất hiện vỏ trấu và mùi thơm mất đi… cuộc sống nhân loại ngày càng khó khăn hơn, rồi từ đó lòng tham muốn sở hữu xuất hiện, nghèo giàu phân chia.
Khi xã hội phân chia sang hèn thì tâm bất thiện khởi lên ở một số người, họ lừa gạt, trộm cắp, cướp giật… kẻ khác rồi bị bắt, đị đánh đập. Người bị mất của khởi lên lòng ích kỷ, mong muốn có sự trừng phạt; kẻ bị bắt lại sinh thói chỉ trích, lòng thù hận và sự xảo trá. Lúc đó, sự âu lo nổi lên trong nhân loại và họ họp bàn thống nhất tìm một người có tài đức chuyên lo việc công chánh xử phạt.
Sau đó, họ nghe nói về một người có thân hình cường tráng, có niệm, tuệ đầy đủ, có oai nghi khả kính, có khả năng giáo hóa được mọi người, vị ấy tên là Khattiya Mahāsammati – một tiền kiếp của Đức Thích Ca. Họ bèn tìm đến nơi Bồ tát sống, cung thỉnh Ngài lên làm vua.
Nhờ có sự giáo hóa của Vua Khattiya Mahāsammati nhiều người nhận ra lỗi lầm của mình, nguyện từ bỏ cuộc sống ái dục, vào rừng dựng thảo am, sống đời khất thực, chuyên tâm tu hành thiền định – họ là những người Bà-la-môn đầu tiên.
Ngoài Tiểu kiếp, Trung kiếp, Đại kiếp, Đại chu kỳ, kinh Phật còn nói đến loại chu kỳ “Phật Kiếp”, đó là thời gian có Phật hoặc vua Chuyển luân tái sinh trên trái đất.
Chu kỳ Phật kiếp (Buddha Kappa)
Một vị Phật
Khi trái đất đã trải qua chu kỳ của Hoại kiếp và Không kiếp, vào giai đoạn ban đầu của Thành kiếp, trên vùng đất vàng của Nam thiện bộ châu sẽ mọc lên những bụi sen. Nếu Đại chu kỳ ấy là Sunna thì không có hoa mọc ra, nếu Đại kiếp thuộc về Asunna thì những đóa sen sẽ tỏa hương thơm ngát.
Một Phật kiếp dài bằng một Trung Kiếp (Antara Kappa), khoảng 344 triệu năm. Theo kinh sách thì trái đất đã trải qua một Phật kiếp là Trang Nghiêm, hiện tại là Thiện Hiền và tương la sẽ là Tinh Tú.
Nói về kiếp Trang Nghiêm, kinh “Trang Nghiêm kiếp thiên Phật danh” có ghi: “Đại-kiếp của thời quá khứ tên là Trang-Nghiêm. Trong kiếp nầy có 1.000 đấng chánh giác ra đời, vị đầu tiên là Hoa-Quang Như-Lai, vị sau rốt là Tỳ-Xá-Phù-Phật. Vì một ngàn Ðức Thế-Tôn ra đời làm cho y-báo và chánh-báo của kiếp nầy được trang nghiêm, nên gọi là Trang-Nghiêm-kiếp”.
Nói về kiếp Thiện Hiền hiện tại, kinh “Từ ân kiếp chương” nói: “Kiếp hiện tại tên là Hiền-Kiếp vì có ngàn Đức Phật ra đời và rất nhiều bậc hiền thánh”. Trong kinh Bi-Hoa cũng có đoạn nói: “Thế giới của Đức Phật ấy gọi là Ta Bà, đang ở vào Đại kiếp tên là Thiện Hiền. Vì trong Đại kiếp nầy có 1.000 Ðức Thế Tôn đã thành tựu đại bi tâm, xuất hiện ra đời”.
Nói về kiếp tương lai Tinh Tú, kinh “Phật tổ thống kỷ” nói: “Đại kiếp của tương lai gọi là Tinh Tú. Trong kiếp nầy có 1.000 đấng Điều Ngự ra đời, vị đầu tiên là Nhật Quang, vị sau rốt là Tu Di Tướng. Một ngàn vị Phật xuất hiện sáng rỡ như các ngôi sao lớn trên trời, nên gọi kiếp sẽ đến là Tinh Tú kiếp”.
Trong chu kỳ Trung kiếp (khoảng 34 triệu năm), lại được chia ra 2 thời kỳ khác nhau cho mỗi tiểu kiếp (khoảng 17 triệu năm):
* Kiếp Sunna Kappa: Là kiếp không có Phật và vua Chuyển-luân sanh lên;
* Kiếp Asunna Kappa: Là kiếp có Phật và vua Chuyển-luân tái sinh; giai đoạn này được chia làm 5 phần:
- Sara Kappa: Là kiếp có một vị Phật xuất hiện;
- Manda Kappa: Là kiếp có hai vị Phật xuất hiện;
- Vara Kappa: Là kiếp có ba vị Phật xuất hiện;
- Saramanda Kappa: Là kiếp có bốn vị Phật xuất hiện;
- Bhadda Kappa: Là kiếp có năm vị Phật xuất hiện;
- Kiếp có nhiều hơn 5 vị Phật xuất hiện;
Các vị Phật của Tiểu kiếp hiện tại
Theo kinh Phật, nhân loại đang ở vào Tiểu kiếp thứ 9 và giai đoạn (Saramanda Kappa) này đã có 4 vị Phật ra đời. Một số nguồn khác lại cho rằng Tiểu kiếp thứ 9 là giai đoạn Bhadda Kappa, thời kỳ có 5 vị Phật xuất hiện.
- Khi tuổi thọ con người khoảng 60.000 tuổi, gần 2,4 triệu năm của Tiểu kiếp, đức Phật Câu-lưu-tôn ra đời.
- Khi tuổi thọ con người khoảng 40.000 tuổi, gần 4,8 triệu năm của Tiểu kiếp, đức Phật Câu-na-hàm tái sinh.
- Khi tuổi thọ con người khoảng 20.000 tuổi, gần 7,2 triệu năm của Tiểu kiếp, đức Phật Ca-diếp xuất hiện.
- Khi tuổi thọ con người khoảng 100 tuổi, gần 8,3 triệu năm của Tiểu kiếp, đức Phật Thích Ca xuất hiện.
- Một số nguồn khác nói Phật Di Lặc sẽ tái sinh vào thời kỳ tăng của tiểu kiếp thứ 9. (???)
Phật kiếp ở tương lai
- Tiểu kiếp thứ 10: Đây là chu kỳ Sara Kappa, khi tuổi tho nhân loại giảm còn 80.000 năm thì có Phật Di-Lặc ứng thế độ sanh. (???)
- Từ Tiểu kiếp thứ 11 – 14: Đây là kiếp Sunna Kappa, không có vị Phật nào tái sinh trong giai đoạn này.
- Tiểu kiếp thứ 15: Giai đoạn này sẽ có 994 vị Phật nối nhau xuất thế.
- Từ Tiểu kiếp thứ 16-20: Không có vị Phật nào tái sinh.
Phật kiếp ở quá khứ
Theo tổng hợp của Chan Khoon San trong quyển “Buddhism course”, ngoài chu kỳ hiện tại đã có 4 vị Phật xuất hiện, còn liệt kê danh sánh 20 vị Phật quá khứ. Tuy nhiên, sau khi so sánh và đối chiếu từ một số nguồn khác người viết chưa tìm được thông tin nào xác nhận có vị Phật nào nằm trong các tiểu kiếp thứ 8 trở về trước hay không. Nếu vậy thì có lẽ 20 vị này đã xuất hiện ở Phật kiếp Trang Nghiêm trong quá khứ.
- Tiểu kiếp thứ 1: Phật Tanhankara, Medhankara, Saranankara và Dipankara (Phật Nhiên Đăng);
- Tiểu kiếp thứ 2: Đức Phật Kondanna;
- Tiểu kiếp thứ 3: Phật Mangala, Sumana, Revata, Sobhita;
- Tiểu kiếp thứ 4: Phật Anomadassin, Paduma và Narada;
- Tiểu kiếp thứ 5: Phật Padumuttara;
- Tiểu kiếp thứ 6: Phật Sumedha và Phật Sujata;
- Tiểu kiếp thứ 7: Phật Piyadassin, Atthadassin và Dhammadassin;
- Tiểu kiếp thứ 8: Phật Siddhattha;
- Tiểu kiếp thứ 9: Phật Tissa và Phật Phussa;
- Tiểu kiếp thứ 10: Phật Vipassin;
- Tiểu kiếp thứ 11: Phật Sikhin và Phật Vessabhu;
(Còn tiếp)
Nguồn: http://dobatnhi.wordpress.com

0 comments:

Post a Comment

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts