Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Monday, April 16, 2012

Trong vài thập niên qua, các phụ nữ đã và đang làm chủ về sức khỏe của họ càng ngày càng tốt hơn. Lựa chọn cách sinh con Ngành y học cũng muốn cố gắng đáp ứng một cách tận tình các ước muốn và nhu cầu đang thay đổi của phụ nữ. Các cách sinh con các bà mẹ có thể “lựa chọn” ngày càng đa dạng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các thai phụ. Ngày nay, phần lớn chúng ta yêu cầu được sinh con một cách tự nhiên hơn và quyền lựa chọn này bao giờ cũng được thỏa mãn tại bệnh viện cũng như tại nhà riêng.

Lối sinh nở tự nhiên

Mọi thai phụ đều muốn được sinh nở tự nhiên, đó là điều hợp lý. Sinh nở tự nhiên không làm cho thai phụ sợ hãi vì nó quen thuộc; không có sự can thiệp y khoa khi không cần thiết, các thai phụ được làm những gì họ muốn để chọn tư thế sinh thoải mái nhất và cũng sẽ không cần phải sử dụng đến các loại thuốc giảm đau, và sau cùng là có bầu không khí êm đềm và đầy yêu thương. Cơ thể phụ nữ được cấu tạo phù hợp với chức năng sinh nở; những mô mềm của đường sinh nở rộng ra để bé từ từ được đẩy trượt ra ngoài. Các kỹ thuật thở và thư giãn đã làm cho việc sinh nở tự nhiên chủ trương sử dụng các kỹ thuật này.

Phần lớn các lý thuyết về sinh nở dựa trên tác động tâm lý để làm cho cơn đau giảm xuống và ngưỡng cảm nhận đau cao lên. Trong rất nhiều trường hợp, kỹ thuật thở là trung tâm điểm của lý thuyết này. Từng kỹ thuật thở có khác nhau chút ít nhưng tất cả đều nhấn mạnh đến sự tập trung cao độ các cách thở và khả năng thư giãn cơ thể theo ý muốn. Bạn có thể đến những trung tâm chuyên về sinh đẻ tự nhiên hoặc luyện tập tại nhà. Ngày càng có nhiều bệnh việc đa khoa cho phép sử dụng bể sinh và cho phép sản phụ sinh nở không phải nằm trên giường và có thể chọn tư thế sinh nào dễ chịu nhất.


Sinh nở có kiểm soát

Những thai kỳ bình thường và các ca sinh không có biến chứng hầu như hoàn toàn được các đội ngũ bác sĩ, nữ hộ sinh tổ chức thực hiện ở bệnh viện, nhưng với xu hướng càng ít can thiệp càng tốt. Trong nhưng kiểu sinh có tổ chức này, việc chuyển dạ sẽ được kiểm soát một cách tích cực để đảm bảo an toàn cho cả thai phụ lẫn thai nhi. Sinh nở có kiểm soát tích cực trong bệnh viện rất cần thiết cho các thai phụ có biến chứng trong thai kỳ, trong cơn chuyển dạ và trong khi sinh (ví dụ sinh ngôi mông). Tuy nhiên, ở bệnh viện, bạn có thể sử dụng nhiều kỹ thuật sinh sản hiện đại : kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng luôn luôn sẵn sàng và việc theo dõi tim thai bằng máy monitoring liên tục có thể là cần thiết. Vì lẽ đó, thuốc giục sinh có thể được sử dụng nhiều hơn, mổ bắt con nhiều hơn, sinh kềm nhiều hơn. Mặc dù những điều kiện trên đây thật sự mang đến nhiều thành công cho các ca sinh cần can thiệp, nhưng hiện nay người ta nhận thức rằng việc thường xuyên sử dụng các dụng cụ đó là không cần thiết. Tuy vậy đa số các thai phụ cho rằng bệnh viện là tốt nhất và họ được an tâm hơn.

Sinh tại nhà riêng

Tại nhiều quốc gia châu Âu, các thai phụ khỏe mạnh có thể chọn sinh nở tại nhà nếu họ cảm thấy thai kỳ của họ diễn tiến tốt đẹp. Tại Mỹ và Anh, điều này khó được chấp nhận. Để xem xét cho sinh tại nhà, đa số các bác sỹ sản khoa đều đòi hỏi sản phụ phải đã từng sinh một bé bình thường rối mới đồng ý cho sinh tại nhà có thể là điều khó và bạn phải thật chắc chắn rằng đó là việc cần chuyển đến bệnh viện nếu có điều gì đó không diễn tiến một cách thuận lợn và suôn sẻ.

Có thể bác sĩ cho là sinh tại nhà có nhiều nguy cơ, không được an toàn bằng sinh nở nhưng nhiều thống kê cho biết trong một vài tình huống thì sinh ở bệnh viện thực tế lại ít an toàn hơn sinh tại nhà có tính toán trước. Tuy thế ca sinh ngoài bệnh viện mà không được lên kế hoạch trước sẽ có thể cực kỳ nguy hiểm, cho dù điều này xảy ra cho một thiếu nữ còn trẻ đang cố gắng che giấu cái thai không mong muốn hoặc với một cặp vợ chồng mà người vợ đẻ khi đang trên đường đến bệnh viện.

Những ca sinh tại nhà riêng

Ở nước ngoài, sinh tại nhà được lên kế hoạch trước có thể là một trong những cách an toàn nhất.

Một báo cáo của Anh gần đây đã kết luận rằng mặc dù có đến 94% các ca sinh diễn ra trong các bệnh viện, nhưng chúng lại không an toàn hơn các ca sinh tại nhà.

Trong một nghiên cứu kéo dài gồm hơn 200 ca sinh nở trong cộng đồng các nông trại ở tiểu bang Tennessee (Mỹ) công bố năm 1992, 95% các ca sinh nở diễn ra tại nhà và đều thành công, số 5% ca sinh còn lại diễn ra tại bệnh viện. Sản phụ sinh tại nhà có tỷ lệ tử vong rất thấp và hiếm khi nào cần giải phẫu hoặc dùng kềm và đỡ bị cắt tầng sinh môn hơn tại bệnh viện. Cuộc nghiên cứu này bao gồm cả thai phụ có “nguy cơ thấp” lẫn thai phụ đã sinh nhiều lần và đã sinh mổ.

Sinh trong hồ nước

Cách sử dụng hồ nước để hỗ trợ cho một ca sinh tích cực đã được nhiều người ủng hộ. Một cách lựa chọn sinh phổ biến ở người Châu Âu hơn là ở Mỹ, đó là sinh ở dưới nước. Các hồ sinh phần lớn được sử dụng hình như để làm giảm đau chứ không phải cho chính việc sinh nở bởi vì nguy hiểm có thể xảy nếu sinh dưới nước mà đầu đứa bé không được nâng lên ngay được.

Ở châu Âu, sản phụ có thể thuê một hồ sinh di động cho riêng mình. Các ca sinh nở dưới nước luôn luôn phải có các chuyên viên y tế giám sát chặt chẽ.


Sinh nở chủ động

Dù sinh tại bệnh viện hay tại nhà, bạn nên theo theo phương pháp sinh nở chủ động. Khi đó, chồng của bạn hay người đưa bạn đi sinh sẽ tham gia tích cực vào việc sinh nở của bạn.

Sinh nở chủ động có nghĩa là bạn không bắt buộc nằm trên giường để sinh mà bạn có quyền di chuyển để tìm tư thế sinh mà bạn cảm thấy thoải mái. Bạn sẽ được người chồng, người mẹ hoặc người thân dìu để giúp bạn tìm tư thế thích hợp nhất.

Các phương pháp chuẩn bị để sinh nở chủ động đã được phổ biến rộng rãi trong các lớp học tiền sản, vì người ta đã chứng minh rằng sự chuyển động của thai phụ với các tư thế thích hợp có khả năng làm cho các cơn co thắt hướng xuống phía dưới bụng để đẩy thai đi xuống như thế sẽ làm cho cơn chuyển dạ có hiệu quả hơn. Tư thế ngồi xổm, quỳ, ngồi hoặc đứng, tất cả đều có thể giúp làm bớt cơn đau và làm cho tiến trình chuyển dạ được thoải mái, dễ dàng và ngắn đi. Nguy cơ bị cắt tầng sinh môn và sinh bằng kẹp forceps hoặc nếu mổ có thể giảm nếu người mẹ được tự do di chuyển theo ý mình.

Người giúp bạn lúc sinh

Mỗi thai phụ trong lúc chuyển dạ nên có một người nào đó ngoài nên có một người nào đó ngoài những chuyên môn về y tế, luôn sát cánh bên mình, sẵn sàng để trợ giúp và khích lệ. Người chồng của thai phụ là người trợ giúp tốt hơn cả, nhất là khi anh ấy đã cùng bạn đi học các lớp tiền sản. Tuy nhiên, điều này cũng không bó buộc. Người mẹ, chị em gái hay bạn thân của bạn cũng có thể giữ vai trò này, đặc biệt khi người này đã có gia đình và con cái. Các thai phụ đầy đủ về mặt tinh thần và thể chất của một cá nhân được thai phụ tin cậy có khả năng làm giảm các nhu cầu dùng thuốc giảm đau khi chuyển dạ.

Những vấn đề gây tranh cãi

Các quy trình trước kia về việc sinh nở hiện nay được đánh giá lại và giới chuyên môn đã chứng minh rằng có những quy trình không cần thiết hoặc không đúng. Đồng thời, với sự trợ giúp của các kỹ thuật hiện đại, đa số các bác sĩ sản khoa ngày nay tin tưởng họ có thể bảo đảm cho việc sinh nở được an toàn hơn cho thai phụ và thai nhi. Thí dụ vào giai đoạn đầu của cơn chuyển dạ, có thể gây tê có hiệu quả bằng co thắt tử cung bằng máy, ghi lại độ giãn nở tử cung, khi cần thiết, có thể truyền oxytocin để đảm bảo cho các cơ co thắt dạ con đủ mạnh, đủ nhặt và đều đặn.

Chúng ta sẽ nói đến một số vấn đề trên đây đủ hơn trong phần khác của cuốn sách này và ở đây ta chỉ dự kiến về một vài điều có thể xảy ra. Việc hướng sự chú ý của các bạn đến các lý lẽ dựa trên những cách thực hành y học này sẽ giúp các bạn, nếu cần, nêu các câu hỏi về những kỹ thuật đó với cán bộ y tế. Họ thường sẽ thuận theo ý bạn, nhưng đôi lúc họ sẽ bảo rằng bạn và đứa con sẽ gặp nguy cơ lớn nếu bạn cứ nhất định yêu cầu như thế. Ví dụ như con của bạn đang kiệt sức mà bạn vẫn muốn sinh theo cách tự nhiên. Trong tình huống này, bạn nên chấp nhận đổi sang kế hoạch sinh khác. Tuy nhiên bạn đừng nên đồng ý với sự can thiệp của y học, nếu các câu hỏi của bạn không được trả lời thoả đáng, dù việc này ít khi xảy ra. Thỉnh thoảng việc can thiệp cũng có thể do nữ hộ sinh hoặc bác sĩ muốn cho bé lọt lòng nhanh. Thí dụ cắt tầng sinh môn thường cần phải làm lúc ta hối bạn rặn đầu của bé ra trước khi da và cơ vùng tầng sinh môn có thời gian để giãn. Ông Michel Odent đã chứng minh được rất ít thai phụ cắt tầng sinh môn nếu họ có thêm thời gian.

Không nên ăn uống gì cả

Ở một số nước, thai phụ đang chuyển dạ được khuyến khích ăn hoặc uống để tăng sức. Đôi khi thai phụ có nhu cầu đột xuất về năng lượng cơ thể và thêm nữa, còn phải lấy lại các chất lỏng đã mất đi do toát mồ hôi. Để thai phụ đói trong suốt cơn chuyển dạ chỉ có một lý do duy nhất có thể chấp nhận được là để bụng trống phòng khi phải sinh mổ.

Di chuyển đến phòng sinh

Tại hầu hết các bệnh viện, bạn chuyển dạ và sinh tại cùng một phòng. Nhưng cũng còn tùy thuộc vào từng cơ sở. Có khi bạn cần chuyển đến phòng mổ vì cần mổ khẩn cấp. Lý tưởng nhất là để bạn chuyển dạ một cách thoải mái trong môi trường yên tĩnh, trong không gian phòng có đầy đủ ánh sáng, có nguồn oxy và náy hút làm thông đường thở cho bé.

Giục sinh

Khởi động cơn chuyển dạ nhân tạo không phải là điều mới mẻ, nhưng phải đến cuối thế kỷ thứ 20 mới có thể được thực hiện một cách an toàn. Chỉ nên giục sinh vì những lý do y tế, ví dụ như thai phụ bị bệnh tiền sản giật, huyết áp cao, thai già tháng, hoặc cần giục sinh để cứu sống thai phụ và thai nhi.

Chọc túi nước ối

Nghĩa là túi bọc cơ thể thai nhi được làm vỡ một cách nhân tạo. Hiện nay việc đó diễn ra khá thường xuyên trong kiểu sinh kỹ thuật cao, nhưng lại không cho phép chọc ối sớm trừ phi tim thai có nhịp đập bất thường. Bác sĩ thực hiện chọc ối vì ba nguyên nhân :

  • Thứ nhất : để đặt thiết bị theo dõi thai nhi đúng chỗ.
  • Thứ nhì : để kiểm tra nguồn gốc nước ối xem có phân su hay không.
  • Thứ ba : để khi túi ối vỡ, đầu thai nhi đè mạnh lên cổ tử cung làm giãn nở cổ tử cung và hoàn tất giai đoạn đầu của cơn chuyển dạ.

Theo dõi thai nhi

Thiết bị điện tử được ràng dây quanh bụng thai phụ. Đây là chuyện thường làm, theo dõi trong thời gian 20 phút khi thai phụ mới nhập viện, nhờ đó bác sĩ luôn luôn có sẵn một hồ sơ về nhịp tim của thai nhi để so sánh nếu sau này có vấn đề gì nảy sinh. Hiển nhiên theo dõi được bên trong tử cung lúc chuyển dạ để tìm tư thế sinh (hiện nay đã có thiết bị di động gọn nhẹ hơn được sử dụng rộng rãi) và chuyện này có thể làm cho chuyển dạ chậm. Ngoài ra máy có thể hoạt động sai, vì thế phải cần các nhân viên giỏi mới sử dụng thiết bị đúng, có thể xảy ra chuyện can thiệp không cần thiết. Thêm vào đó, sử dụng thiết bị theo dõi thai nhi sẽ làm cho thai phụ phân tâm, chú ý đến máy móc hoặc cảm thấy khó chịu.

Giúp bằng kẹp forceps

Đây là dụng cụ có hình dáng giống cái gắp đá, dùng để nhẹ nhàng ôm lấy đầu thai nhi kéo ra khỏi đường sinh. Sinh kềm đã cứu được rất nhiều thai nhi bị kẹt lại trong khùng xương chậu. Sinh kềm buộc phải cắt tầng sinh môn. Bác sĩ còn dùng đến dụng cụ giác hút. Trong kỹ thuật này, một cái phễu được gắn với đầu thai nhi để hút bé ra. Càng ngày người ta càng hay sử dụng dụng cụ giác hút thay thế dụng cụ kềm để chỉ cắt tầng sinh môn khi thật cần thiết.

Cắt tầng sinh môn

Đây là kỹ thuật làm rộng âm đạo cho dễ sinh, thường dùng ở các nước phương Tây. Cắt để tránh bị rách, vì vết rách sẽ không đều và rất khó khâu và lâu lành hơn so với các vết cắt. Tuy nhiên thia phụ có thể tránh bị rách bằng cách ngưng rặn trong lúc đầu của bé đang lọt ra, khi đó tử cung sẽ nhẹ nhàng co thắt, đưa đầu bé ra ngoài một cách tự nhiên và từ từ. Nếu đầu bé ra nhanh, chắc chắn không thể tránh khỏi bị rách, do đó nếu phần tầng sinh môn chưa căng giãn đủ thì bắt buộc phải cắt tầng sinh môn.

Nếu cắt quá sớm, trước khi phần tầng sinh môn mỏng đi, thì sẽ bị tổn thương cơ, da và mạch máu, đồng thời xuất huyết rất trầm trọng. Ngoài ra, mô bị dập khi dùng kéo cắt dễ gây ra thâm tím, sưng lên lại làm cho sau khi sinh rất khó chịu, vết sẹo sẽ đau nhức lâu, gây trở ngại cho việc giao hợp nhiều tháng sau. Nếu bạn muốn tránh việc cắt những trường hợp thật cần thiết. Trước khi cắt bạn nên tiêm thuốc tê. Đó là quyền của bạn và bạn phải yêu cầu.

Ngôi mông (sinh ngược)

Nhiều thai phụ và nữ hộ sinh tin rằng việc sinh nở nhẹ nhàng và chậm rãi đi đôi với kỹ năng chăm sóc khéo léo có thể đỡ phôi thai nhi ngôi mông sinh qua đường âm đạo với ít nguy cơ nhất. Tuy vậy, các nghiên cứu cho thấy sinh ngược qua đường dưới nguy hiểm hơn là mổ lấy thai. Phần lớn trường hợp sinh ngược đều phải mổ và khi mổ thường được gây tê ngoài màng cứng.

Thời gian

Thời gian của các cơn chuyển dạ được cho là bình thường không hoàn toàn như nhau đối với từng bệnh viện. Thí dụ, thời gian chuyển dạ chính xác ở giai đoạn hai có thể là 30 phút hoặc 2 tiếng hoặc là giữa hai số đó tuỳ thuộc vào bác sĩ nữ hộ sinh. Thời gian bình thường của cơn co chuyển dạ cũng khác nhau giữa các thai phụ, giữa các kỳ sinh. So sánh thời gian bình thường này với thời gian chuyển dạ của bạn có thể gây ra một số vấn đề.

Trong trường hợp mà giai đoạn đầu của cơn chuyển dạ được cho là quá dài thì phải chọc màng ối hoặc truyền oxytoxin để làm gia tăng tần số và cường độ của các cơn co thắt này.Khi giai đoạn 2 của cơn chuyển dạ kéo dài quá lâu thì bác sĩ thường sẽ cắt tầng sinh môn và cho sanh kềm. Tuy nhiên, nhiều nữ hộ sinh nói rằng có sự khác biệt rõ ràng giữa cơn chuyển dạ diễn tiến tốt đẹp nhưng tốn thời gian với những cơn chuyển dạ tiến triển chậm vì gặp trục trặc.

Được ở chung với nhau

Không nên tách riêng bé ra khỏi mẹ sau khi sinh trừ khi bé cần được chăm sóc đặc biệt hoặc do người mẹ yêu cầu. Còn người chồng thì không ở chung với vợ trong bệnh viện vì thường không có chỗ. Chuyện này sẽ khiến các ông chồng không vui sau khi quá phấn khích và cảm xúc vì chuỵện sinh nở. Hơn thế, đa phần các thai phụ đều nói rằng họ quá phấn khích không thể ngủ được sau khi sinh và ước ao có người để nói chuyện. Do đó bạn nên yêu cầu được gặp chồng hoặc người thân sau khi sinh để có được cảm giác an toàn và dễ chịu.


Cắt tầng sinh môn

Cắt tầng sinh môn là từ chuyên môn để chỉ nhát cắt giúp đầu bé lọt qua ra ngoài âm đạo Nhát cắt này ít khi phải dùng đến trong lúc chuyển dạ.

  • Nhát cắt hình chữ J
  • Nhát cắt này bẻ góc ở phía dưới, xa khỏi âm đạo và tầng sinh môn, đi sâu vào phần cơ.
  • Nhát cắt đường giữa

Được thực hiện bằng cách cắt thẳng xuống, ăn vào tầng sinh môn giữa âm đạo và hậu môn. Nếu đã được gây tê ngoài màng cứng sản phụ sẽ không cần thêm thuốc gây tê nào khác. Nếu chưa, biện pháp gây tê cục bộ ở tấng sinh môn sẽ phải cần đến.

Khi nào bạn được cắt tầng sinh môn

Khi việc sinh nở của bạn không an toàn trong các tình huống đặc biệt thì bạn cần phải cắt tầng sinh môn. Đó là khi:

  • Việc sinh nở trở nên khẩn trương và phần tầng sinh môn của bạn không đủ thời gian để căng ra từ từ.
  • Đầu con bạn quá to không thể lọt ra.
  • Bạn không kiểm soát được cơn rặn, do đó bạn không thể ngừng lại khi cần thiết rồi từ từ nhẹ nhàng rặn bé ra.
  • Bé có dấu hiệu kiệt sức.
  • Bạn cần phải trợ sinh bằng kẹp forceps.
  • Bé sinh ngôi mông và bạn có biến chứng lúc sinh.

Theo Phụ Nữ Online

0 comments:

Post a Comment

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts