Mục lục
Nếu hiểu tôn giáo theo ý nghĩa thông thường của từ ngữ này, có lẽ thiền khó lòng được chấp nhận như một tôn giáo. Thiền không tôn sùng, thờ kính một đấng thiêng liêng tối cao hay một vị giáo chủ, cũng không thực hành những nghi thức, lễ nghi như thường gặp ở các tôn giáo. Thiền cũng không nói về một thế giới dành cho những người đã chết hay sự thưởng phạt dành cho những việc làm tốt hoặc xấu. Và cuối cùng, thiền không chấp nhận việc có được một tâm hồn thanh thản nhờ vào bất cứ người nào khác. Thiền hoàn toàn không chịu sự trói buộc vào khuôn khổ cứng nhắc của những giáo điều.
Tuy nhiên, khi những người tin vào Thượng đế cho rằng thiền phủ nhận Thượng đế, họ đã hiểu sai về thiền. Thiền không hề phủ nhận Thượng đế, nhưng cũng không xác nhận sự tồn tại của ngài. Trong cách nhìn của thiền, khi phủ nhận một đối tượng thì ngay trong sự phủ nhận đó đã hàm chứa sự thừa nhận một đối tượng nào khác, và ngược lại. Phủ định và khẳng định là hai mặt đồng thời xuất hiện trong quá trình hình thành tư duy lý luận. Như đã nói, thiền không rơi vào phạm trù lý luận mà vượt lên trên để đạt đến một mức khẳng định cao hơn – nếu có thể tạm gọi như thế – khi không còn tồn tại những tính chất đối nghịch, tương phản giữa các sự vật, hiện tượng. Vì thế, sự thật là thiền không phủ nhận cũng không thừa nhận Thượng đế, chỉ đơn giản là vì trong nhà thiền không có sự hiện diện của một Thượng đế tương tự như một số tôn giáo khác. Và cũng vì thế, có thể nói thiền không phải là một tôn giáo.
- Dẫn nhập
- Cội nguồn ban sơ
- Thiền – Giản đơn hay phức tạp?
- Thiền – Triết học?
- Thiền – Tôn giáo?
- Thiền – Thiền định?
- Thiền là gì?
- Nghĩa không trong Thiền học
Tuy nhiên, khi những người tin vào Thượng đế cho rằng thiền phủ nhận Thượng đế, họ đã hiểu sai về thiền. Thiền không hề phủ nhận Thượng đế, nhưng cũng không xác nhận sự tồn tại của ngài. Trong cách nhìn của thiền, khi phủ nhận một đối tượng thì ngay trong sự phủ nhận đó đã hàm chứa sự thừa nhận một đối tượng nào khác, và ngược lại. Phủ định và khẳng định là hai mặt đồng thời xuất hiện trong quá trình hình thành tư duy lý luận. Như đã nói, thiền không rơi vào phạm trù lý luận mà vượt lên trên để đạt đến một mức khẳng định cao hơn – nếu có thể tạm gọi như thế – khi không còn tồn tại những tính chất đối nghịch, tương phản giữa các sự vật, hiện tượng. Vì thế, sự thật là thiền không phủ nhận cũng không thừa nhận Thượng đế, chỉ đơn giản là vì trong nhà thiền không có sự hiện diện của một Thượng đế tương tự như một số tôn giáo khác. Và cũng vì thế, có thể nói thiền không phải là một tôn giáo.
0 comments:
Post a Comment