Trong quá khứ, nhiều nhà thiên văn và chiêm tinh cho rằng mỗi một nền văn minh của con người chỉ tồn tại trong khoảng 25.920 năm (Great Year/Platonic Year). Tức là, sau khi Mặt Trời hoàn thành chu kỳ đi qua 12 cung Hoàng đạo, khoảng 2.160 năm cho mỗi cung, thì có tận thế xảy ra. Tuy nhiên, việc xác định từng thời điểm thuộc về chu kỳ nào là rất khó khăn và còn nhiều tranh cãi.
Nhiều nhà chiêm tinh tỏ ra quan tâm về Thời đại Bảo Bình (Age of Aquarius) hay còn gọi là Thời Đại Vàng đã xuất hiện hay chưa, sự biến đổi xã hội kèm theo đó là gì và thời điểm họ đang sống thuộc về chu kỳ nào?
Các bài trước người viết đã tổng hợp các giả thuyết liên quan đến Thời đại Bảo Bình, chu kỳ Yuga… và cách xác định thời gian cho nó. Lần này, mời bạn đọc xem giả thuyết của người viết về cách xác định các chu kỳ cho từng thời đại.
Chiêm tinh Ấn Độ phân 12 cung Hoàng Đạo thành một vòng gọi là Dashas, mỗi cung do một vị thần coi sóc và tính cách của vị thần này sẽ quyết định đến sự hưng vượng của nhân loại trong thời gian ông ta “trị vì”.
Trong một chu kỳ lớn, 12 cung được chia ra làm 3 phần, có ý nghĩa như “thành trụ hoại”, do thần sáng Tạo (Brahma), đấng Bảo Hộ (Vishnu), và đấng Huỷ Diệt (Shiva) đảm trách. 4 cung đầu tiên do Brahma cai quản, đây là thời điểm vạn vật sinh sôi; 4 cung tiếp theo do thần Vishnu trông nom, thời điểm vạn vật sinh trưởng; 4 cung cuối cùng do Shiva phụ trách, thời điểm vạn vật kết thúc sự sống.
Ở một chu kỳ chi tiết hơn, có 9 vị tiểu thần đại diện cho 9 ngôi sao chia nhau quản lý 12 cung gồm: Ketu (Bắc Cực), Mộc tinh, Thái Dương, Hỏa tinh, Rahu (Nam Cực), Mộc tinh, Thổ tinh và Thủy tinh. Thời gian để hoàn thành một vòng Vimshottari Dasha là 120 năm và cần có 2 vòng Vimshottari Dasha như thế, tức là 240 năm, để hoàn tất một tiểu chu kỳ.
Tóm lại:
- 1 tiểu chu kỳ có 240 năm
- 1 chu kỳ trung bình có 240 * 12 = 2.880 năm
- 1 đại chu kỳ có 2.880 * 12 = 34.560 năm
Như vậy, sự tồn tại của một nền văn minh sẽ là 34.560 năm chứ không giống như giả thuyết 25.920 trước đây.
Trong bài viết “Sao Diêm Vương và sự thay đổi lịch sử loài người”, ĐBN đã dùng chu kỳ của Diêm Vương tinh để trình bày sự xuất hiện hàng loạt thiên tài với lý thuyết cải cách xã hội, mỗi khi ngôi sao này ở vào 3 chu kỳ đầu tiên do thần Brahma phụ trách.
Nếu tính theo sao Diêm Vương, trong thời điểm hiện tại chúng ta đang ở cung Capricorn, tức là thuộc vào 3 cung do thần hủy diệt Shiva cai quản, nó bắt đầu từ năm 1995-2066. Sự kiện thế giới diễn ra từ năm 1995 đến 2011 đã chứng minh phần nào giả thuyết chúng ta đang ở trong chu kỳ chết.
Người viết cho rằng chúng ta đang ở vào thời điểm cuối cùng của Thời đại Bảo Bình (Aquarius), bởi cung Aquarius do Thần chết quản lý và còn khoản 55 năm nữa để nhân loại kết thúc chu kỳ của nó. Nếu lấy năm 2066 làm mốc cuối của chu kỳ này, thì thời gian bắt đầu của Thời đại Bảo Bình sẽ ở vào khoảng năm 814 TCN (2066 – 2880 = 814).
Có nhiều dữ kiện để xác định điều này, chẳng hạn như Phật Thích Ca và Chúa Giesu đã giáng phàm vào khoản thời gian đầu chu kỳ, đồng thời có nhiều nền văn minh bắt đầu nổi lên như Lưỡng Hà, La Mã, Trung Hoa cổ đại… và dần đưa nhân loại phát triển đến thời điểm như hiện nay.
Nguồn: http://dobatnhi.wordpress.com
Nhiều nhà chiêm tinh tỏ ra quan tâm về Thời đại Bảo Bình (Age of Aquarius) hay còn gọi là Thời Đại Vàng đã xuất hiện hay chưa, sự biến đổi xã hội kèm theo đó là gì và thời điểm họ đang sống thuộc về chu kỳ nào?
Các bài trước người viết đã tổng hợp các giả thuyết liên quan đến Thời đại Bảo Bình, chu kỳ Yuga… và cách xác định thời gian cho nó. Lần này, mời bạn đọc xem giả thuyết của người viết về cách xác định các chu kỳ cho từng thời đại.
Chiêm tinh Ấn Độ phân 12 cung Hoàng Đạo thành một vòng gọi là Dashas, mỗi cung do một vị thần coi sóc và tính cách của vị thần này sẽ quyết định đến sự hưng vượng của nhân loại trong thời gian ông ta “trị vì”.
Trong một chu kỳ lớn, 12 cung được chia ra làm 3 phần, có ý nghĩa như “thành trụ hoại”, do thần sáng Tạo (Brahma), đấng Bảo Hộ (Vishnu), và đấng Huỷ Diệt (Shiva) đảm trách. 4 cung đầu tiên do Brahma cai quản, đây là thời điểm vạn vật sinh sôi; 4 cung tiếp theo do thần Vishnu trông nom, thời điểm vạn vật sinh trưởng; 4 cung cuối cùng do Shiva phụ trách, thời điểm vạn vật kết thúc sự sống.
Ở một chu kỳ chi tiết hơn, có 9 vị tiểu thần đại diện cho 9 ngôi sao chia nhau quản lý 12 cung gồm: Ketu (Bắc Cực), Mộc tinh, Thái Dương, Hỏa tinh, Rahu (Nam Cực), Mộc tinh, Thổ tinh và Thủy tinh. Thời gian để hoàn thành một vòng Vimshottari Dasha là 120 năm và cần có 2 vòng Vimshottari Dasha như thế, tức là 240 năm, để hoàn tất một tiểu chu kỳ.
Tóm lại:
- 1 tiểu chu kỳ có 240 năm
- 1 chu kỳ trung bình có 240 * 12 = 2.880 năm
- 1 đại chu kỳ có 2.880 * 12 = 34.560 năm
Như vậy, sự tồn tại của một nền văn minh sẽ là 34.560 năm chứ không giống như giả thuyết 25.920 trước đây.
Trong bài viết “Sao Diêm Vương và sự thay đổi lịch sử loài người”, ĐBN đã dùng chu kỳ của Diêm Vương tinh để trình bày sự xuất hiện hàng loạt thiên tài với lý thuyết cải cách xã hội, mỗi khi ngôi sao này ở vào 3 chu kỳ đầu tiên do thần Brahma phụ trách.
Nếu tính theo sao Diêm Vương, trong thời điểm hiện tại chúng ta đang ở cung Capricorn, tức là thuộc vào 3 cung do thần hủy diệt Shiva cai quản, nó bắt đầu từ năm 1995-2066. Sự kiện thế giới diễn ra từ năm 1995 đến 2011 đã chứng minh phần nào giả thuyết chúng ta đang ở trong chu kỳ chết.
Người viết cho rằng chúng ta đang ở vào thời điểm cuối cùng của Thời đại Bảo Bình (Aquarius), bởi cung Aquarius do Thần chết quản lý và còn khoản 55 năm nữa để nhân loại kết thúc chu kỳ của nó. Nếu lấy năm 2066 làm mốc cuối của chu kỳ này, thì thời gian bắt đầu của Thời đại Bảo Bình sẽ ở vào khoảng năm 814 TCN (2066 – 2880 = 814).
Có nhiều dữ kiện để xác định điều này, chẳng hạn như Phật Thích Ca và Chúa Giesu đã giáng phàm vào khoản thời gian đầu chu kỳ, đồng thời có nhiều nền văn minh bắt đầu nổi lên như Lưỡng Hà, La Mã, Trung Hoa cổ đại… và dần đưa nhân loại phát triển đến thời điểm như hiện nay.
Nguồn: http://dobatnhi.wordpress.com
0 comments:
Post a Comment