Từ xa xưa, chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Ðức, cách Hà Nội khỏang 60km), được đánh giá là nơi hội tụ vẻ đẹp lung linh của sông nước và đất trời, vẻ huyền bí của núi rừng và hang động, sự tĩnh mịch sâu lắng của những ngôi đền, khu chùa cổ kính …
Theo truyền thuyết, tên Hương Sơn của vùng núi này được đặt theo tên một ngọn núi ở phía Bắc Tuyết Sơn trong dãy Himalaya (Ấn Ðộ), nơi Ðức Phật đã ngồi tu khổ hạnh suốt 6 năm ròng.
Từ Hà Nội, bạn đi xe vào thị xã Hà Ðông, lên thị trấn Vân Ðình, qua gần 20km nữa thì tới bến Ðục, nằm bên bờ sông Ðáy. Từ Bến Ðục, bạn lên thuyền, xuôi theo dòng suối Yến, khi uốn lượn, lúc quanh co, đẹp như một dải lụa xanh trong, lững lờ trôi giữa đôi bờ cây lá và những triền núi nhấp nhô xanh thẳm.
Phía bên phải, từ ngoài vào là núi Ngũ Nhạc có đền Trình, nơi khách du lịch thường dừng chân vài phút để thắp hương, trình lễ với sơn thần. Sau đó, đi tiếp sẽ là núi Dẹo, núi Phòng Sư, hang Sơn Thuỷ Hữu Tình, hang Trâu, Cầu Hội, Thung Dâu...
Đền Trình
Đến bến Trò, du khách xuống thuyền để bắt đầu chuyến đi vãn cảnh chùa Hương. Chùa Thiên Trù, còn gọi là chùa Ngoài sẽ là điểm dừng chân đầu tiên. Ngày xưa chùa có đến vài chục gian, được xây khuất trong bốn vách núi, nhưng đã bị tàn phá trong chiến tranh. Nơi đây có một kiến trúc cổ còn lại là Viên Công bảo tháp, được xây dựng từ thế kỷ XVII. Nhìn từ xa, tháp như cây bút hồng vút cao lên trời. Ngòai ra còn có Thiên Thủy tháp là một mỏm đá mọc ngược thành một toà tháp thiên tạo, nước mưa trên núi theo tháp róc rách chảy xuống.
Tam quan chùa Thiên Trù
Từ chùa Thiên Trù, men theo con đường dốc trên sườn núi khoảng hơn 1km là tới chùa Tiên Sơn, nơi có bốn pho tượng quý bằng hồng thạch. Chùa được dựng trong lòng động Núi Tiên, thờ Phật Bà Quan Thế Âm. Trong động có những nhũ đá tuyệt đẹp rủ xuống như những bức màn. Nếu đưa tay gõ vào đó sẽ vang lên tiếng nhạc du dương, trầm bổng.
Chùa Ngoài
Tiếp đó là chùa Giải Oan, dựng ở lưng chừng núi Long Tuyền. Trước chùa có suối chín nguồn gọi là suối Giải Oan. Trong chùa có giếng Thanh Trì nước trong vắt, quanh năm không bao giờ cạn. Tương truyền đây chính là nơi đức Bồ Tát Quan Âm Diệu Thiện đã dùng để tắm, tẩy sạch bụi trần trước khi vào cõi Phật. Từ đó giếng này được gọi là giếng Giải Oan. Khách đi lễ thường múc nước uống để cầu mong giải thoát khỏi mọi nỗi oan ức. Gần chùa là động Tuyết Kinh và am Phật Tích. Đi một quãng nữa sẽ đến núi Chấn Song và đền cửa Võng.
Nhà Bia Thiên Trù
Tiếp tục cuộc hành trình, khách đi cáp treo lên núi rồi leo xuống 120 bậc đá để vào động Hương Tích (còn gọi là chùa Trong), được mệnh danh "Nam thiên đệ nhất động". Trong động, nhà điêu khắc thiên nhiên đã tạo ra những măng đá, nhũ đá tuyệt đẹp, muôn hình vạn dạng. Người xưa đặt tên các sự vật nơi đây theo hình dáng, ví dụ như Đụn Gạo là một nhũ đá đồ sộ ngay cửa động, dưới chân Đụn Gạo có một hõm đá nhỏ xíu gọi là Cối Giã. Gần đó là Núi Cô, Núi Cậu, là các em bé nằm nghiêng, nằm sấp hoặc đang bò lổm ngổm, đầu nhẵn thín. Bên cạnh là Bầu Sữa Mẹ, nơi những giọt nước trong vắt tuôn chảy đêm ngày… Phía trong động có Cây Bạc, Cây Vàng, là những hình tròn như những đồng tiền vàng bạc lấp lánh. Trong góc động có Chuồng Lợn, Ao Bèo, Nong Tằm, Né Kén... Trên trần là tòa Cửu Long – khối thạch nhũ hình chín đầu rồng sinh động…
Động Hương Tích
Động Hương Tích quanh năm nghi ngút khói hương và lễ vật của khách thập phương dâng lên Phật Bà Quan Thế Âm (tượng bằng đá xanh, tạc vào thời Tây Sơn) và chư Phật khác, nhất là vào mùa lễ hội, người đông như kiến.
Ngòai ra, nếu có dịp, bạn có thể thám hiểm nhiều tuyến khác của chùa Hương như qua rừng mơ thăm chùa Hinh Bồng, theo suối Tuyết vào đền Mẫu Hạ, đến bến Tuyết Sơn ngắm cảnh chùa Bảo Ðài, lên núi Bạch Tuyết Môn thăm chùa Tuyết Sơn (còn gọi là Ngọc Long Ðộng)…; hay chỉ đơn giản là leo núi Thuyền Rồng, núi con Phụng, hòn Đầu Sư Tử, vách đá Kỳ Sơn Tú Thủy… cũng rất thú vị.
Theo truyền thuyết, tên Hương Sơn của vùng núi này được đặt theo tên một ngọn núi ở phía Bắc Tuyết Sơn trong dãy Himalaya (Ấn Ðộ), nơi Ðức Phật đã ngồi tu khổ hạnh suốt 6 năm ròng.
Từ Hà Nội, bạn đi xe vào thị xã Hà Ðông, lên thị trấn Vân Ðình, qua gần 20km nữa thì tới bến Ðục, nằm bên bờ sông Ðáy. Từ Bến Ðục, bạn lên thuyền, xuôi theo dòng suối Yến, khi uốn lượn, lúc quanh co, đẹp như một dải lụa xanh trong, lững lờ trôi giữa đôi bờ cây lá và những triền núi nhấp nhô xanh thẳm.
Suối Yến
Bên trái suối Yến là núi Ðụn, trông tựa như một đụn thóc; gần núi Ðụn là núi Lân có hình dáng một con kỳ lân. Tiếp đó là núi Ái và núi Phượng hình con phượng hoàng đang giang rộng đôi cánh (là hai chỏm núi), đầu và mỏ phượng là chùa và động Thanh Sơn. Nếu bạn đi lên chút nữa sẽ gặp núi Ðổi Chèo, giống hình một con trăn lớn đang bò trên mặt nước. Ngoài ra còn có núi Bưng và núi Voi. Núi Voi có một truyền thuyết thú vị: Hương Sơn có chín ngọn núi quay đầu về động Hương Tích. Riêng một ngọn núi có hình dáng con voi lại quay đầu ra, quay mông vào. Giận quá, ngài hộ pháp lấy gươm phạt vào mông voi nên bây giờ núi Voi bị sạt mất một mảng… Phía bên phải, từ ngoài vào là núi Ngũ Nhạc có đền Trình, nơi khách du lịch thường dừng chân vài phút để thắp hương, trình lễ với sơn thần. Sau đó, đi tiếp sẽ là núi Dẹo, núi Phòng Sư, hang Sơn Thuỷ Hữu Tình, hang Trâu, Cầu Hội, Thung Dâu...
Đền Trình
Đến bến Trò, du khách xuống thuyền để bắt đầu chuyến đi vãn cảnh chùa Hương. Chùa Thiên Trù, còn gọi là chùa Ngoài sẽ là điểm dừng chân đầu tiên. Ngày xưa chùa có đến vài chục gian, được xây khuất trong bốn vách núi, nhưng đã bị tàn phá trong chiến tranh. Nơi đây có một kiến trúc cổ còn lại là Viên Công bảo tháp, được xây dựng từ thế kỷ XVII. Nhìn từ xa, tháp như cây bút hồng vút cao lên trời. Ngòai ra còn có Thiên Thủy tháp là một mỏm đá mọc ngược thành một toà tháp thiên tạo, nước mưa trên núi theo tháp róc rách chảy xuống.
Tam quan chùa Thiên Trù
Từ chùa Thiên Trù, men theo con đường dốc trên sườn núi khoảng hơn 1km là tới chùa Tiên Sơn, nơi có bốn pho tượng quý bằng hồng thạch. Chùa được dựng trong lòng động Núi Tiên, thờ Phật Bà Quan Thế Âm. Trong động có những nhũ đá tuyệt đẹp rủ xuống như những bức màn. Nếu đưa tay gõ vào đó sẽ vang lên tiếng nhạc du dương, trầm bổng.
Chùa Ngoài
Tiếp đó là chùa Giải Oan, dựng ở lưng chừng núi Long Tuyền. Trước chùa có suối chín nguồn gọi là suối Giải Oan. Trong chùa có giếng Thanh Trì nước trong vắt, quanh năm không bao giờ cạn. Tương truyền đây chính là nơi đức Bồ Tát Quan Âm Diệu Thiện đã dùng để tắm, tẩy sạch bụi trần trước khi vào cõi Phật. Từ đó giếng này được gọi là giếng Giải Oan. Khách đi lễ thường múc nước uống để cầu mong giải thoát khỏi mọi nỗi oan ức. Gần chùa là động Tuyết Kinh và am Phật Tích. Đi một quãng nữa sẽ đến núi Chấn Song và đền cửa Võng.
Nhà Bia Thiên Trù
Tiếp tục cuộc hành trình, khách đi cáp treo lên núi rồi leo xuống 120 bậc đá để vào động Hương Tích (còn gọi là chùa Trong), được mệnh danh "Nam thiên đệ nhất động". Trong động, nhà điêu khắc thiên nhiên đã tạo ra những măng đá, nhũ đá tuyệt đẹp, muôn hình vạn dạng. Người xưa đặt tên các sự vật nơi đây theo hình dáng, ví dụ như Đụn Gạo là một nhũ đá đồ sộ ngay cửa động, dưới chân Đụn Gạo có một hõm đá nhỏ xíu gọi là Cối Giã. Gần đó là Núi Cô, Núi Cậu, là các em bé nằm nghiêng, nằm sấp hoặc đang bò lổm ngổm, đầu nhẵn thín. Bên cạnh là Bầu Sữa Mẹ, nơi những giọt nước trong vắt tuôn chảy đêm ngày… Phía trong động có Cây Bạc, Cây Vàng, là những hình tròn như những đồng tiền vàng bạc lấp lánh. Trong góc động có Chuồng Lợn, Ao Bèo, Nong Tằm, Né Kén... Trên trần là tòa Cửu Long – khối thạch nhũ hình chín đầu rồng sinh động…
Động Hương Tích
Động Hương Tích quanh năm nghi ngút khói hương và lễ vật của khách thập phương dâng lên Phật Bà Quan Thế Âm (tượng bằng đá xanh, tạc vào thời Tây Sơn) và chư Phật khác, nhất là vào mùa lễ hội, người đông như kiến.
Ngòai ra, nếu có dịp, bạn có thể thám hiểm nhiều tuyến khác của chùa Hương như qua rừng mơ thăm chùa Hinh Bồng, theo suối Tuyết vào đền Mẫu Hạ, đến bến Tuyết Sơn ngắm cảnh chùa Bảo Ðài, lên núi Bạch Tuyết Môn thăm chùa Tuyết Sơn (còn gọi là Ngọc Long Ðộng)…; hay chỉ đơn giản là leo núi Thuyền Rồng, núi con Phụng, hòn Đầu Sư Tử, vách đá Kỳ Sơn Tú Thủy… cũng rất thú vị.
Giao Thủy
Nguồn: canhdepvietnam.blogspot.com
0 comments:
Post a Comment