Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Saturday, February 18, 2012

Khi phái đoàn của Quang Trung (giả) đến Nhiệt Hà để ra mắt Càn Long, vua Thanh đã tặng An Nam Quốc vương một viên ngọc Như ý, một tòa Ngọc phật, tặng cả đoàn một vạn lạng bạc...
Vì sao Phạm Công Trị lại về nước?
Phác họa chân dung Quang Trung trên một tờ tiền giấy.
Việc cử “vua giả” sang chầu Càn Long là một điều bắt buộc, một sự vạn bất đắc dĩ bởi nó là sự mạo hiểm chết người đối với các nhà ngoại giao của cả hai bên. Vì vậy, việc tính toán kỹ lưỡng, chi tiết cho cho chuyến đi này là vấn đề sống còn của cả hai bên. Có ai dám chắc rằng, trong cả quá trình đi hàng mấy tháng trời qua rất nhiều địa điểm đón tiếp, không phạm phải những sơ suất mà chân tướng vua giả sẽ lộ ra?
Ai dám đảm bảo rằng, trong số rất nhiều vong thần nhà Lê, những kẻ tử thù của Tây Sơn hiện đang nhan nhản ở vùng sát biên giới (bên phía Trung Quốc) nhận diện ra Quang Trung giả? Chính vì vậy mà Nguyễn Quang Thùy chính là nhân vật chính của phương án 2, nếu phương án 1 là Quang Trung giả bị bại lộ.
Ở đây ta thấy cái tài khôn khéo của các nhà ngoại giao Tây Sơn, đó là trong giả có thật, trong thật có giả. Quang Trung là giả, nhưng con Quang Trung là Quang Thùy lại là thật. Và khi giả (phương án 1) bị bại lộ thì thực (phương án 2) sẽ thay thế, quyết không để cho công cuộc bang giao bị đổ bể. Tình huống cụ thể ở đây là, trong đoàn ngoại giao có ghi tên Phạm Công Trị (người có thực đang đóng vai Quang Trung) nhưng người mang tên Phạm Công Trị lại là một người khác (có thể chỉ là một nhân vật vô danh, một người lính chẳng hạn). Đặt trường hợp Quang Trung giả bị phát hiện là Phạm Công Trị thì tất nhiên ông phải nhận mình là Phạm Công Trị, tên tuổi ông đã được ghi rõ ràng trong danh sách ngoại giao đoàn. Lúc đó thì “Quang Trung” đành phải cáo ốm mà trở về nước, ủy thác lại cho Nguyễn Quang Thùy tiếp tục công việc. Người tháp tùng Quang Trung “giả” sẽ là Phạm Công Trị, lúc này sẽ lấy tên thật. Còn ai sẽ là Quang Trung “giả” trong vai vua ốm? Đó chính là người vô danh đội tên Phạm Công Trị lúc ra đi.
“Người vô danh” này không cần phải giống Quang Trung, bởi vì dọc đường về, do “vua” bị ốm nên sẽ ở trong xe (hoặc kiệu) được buông rèm kín không lộ diện. Tuy nhiên, điều chẳng may bị lật tẩy đó đã không hề xảy ra. Đoàn vượt biên giới Lạng Sơn vào ngày 13/4 Canh Tuất (1790). Đầu tháng 5 thì đi hết địa phận Lưỡng Quảng. Sự việc diễn ra êm đẹp. Từ đây, khi đã vào sâu trong nội địa Trung Quốc thì mối lo bị lộ tẩy do các vong thần nhà Lê hay các thế lực thù địch với Tây Sơn không còn nữa. Có nghĩa là phương án 2 không cần đến.


Lúc này, Nguyễn Quang Thùy phải trở về nước. Nguyễn Quang Thùy được phong tước Khang Công, đang lĩnh chức Tiết chế thủy bộ ở Bắc Thành (tức chỉ huy toàn bộ quân đội ở phía Bắc) ông còn nhiều việc phải làm. Phạm Công Trị trong vai Quang Trung giả cũng không có gì sơ suất, cần phải “quên” cái tên Phạm Công Trị đi. Vì vậy, “người vô danh” mang tên Phạm Công Trị trong dịp này cũng trở về với Nguyễn Quang Thùy. Như vậy, dù thực hiện phương án 1 (Quang Trung giả) hay phương án 2 (Hoàng Tử thật) thì cái tên Phạm Công Trị cũng phải được xóa bỏ trong danh sách Đoàn ngoại giao trước khi triều kiến vua Càn Long. Đó là lý do vì sao chúng ta thấy trong số những người tháp tùng Nguyễn Quang Thùy về nước lại có tên Phạm Công Trị.
Chưa có lần nào lạ lùng và vẻ vang như thế
Quang Trung “giả” đã không bị bại lộ. Phái đoàn sứ bộ của ta đã thành công mỹ mãn. Vua Càn Long đã tỏ ra rất trân trọng, rất chu đáo với “Quang Trung”. Trên đất Trung Quốc phái đoàn đi đến đâu cũng được đón tiếp long trọng. Thậm chí khi Càn Long nhận được quà biếu là quả vải tươi, đã cho chạy ngựa trạm vượt hàng ngàn dặm, đem đến biếu Quang Trung lúc ấy đang trên đường đi. Xem số quả vải tươi được biếu (5 quả), trong đó vua Quang Trung được 2 quả, Phúc Khang An được 2 quả và Ngô Văn Sở được 1 quả, đủ thấy nhà Thanh quý quả vải tươi như thế nào, và tầm cỡ của người được biếu vải.
Khi phái đoàn của Quang Trung (giả) đến Nhiệt Hà để ra mắt Càn Long, vua Thanh đã tặng An Nam Quốc vương một viên ngọc Như ý, một tòa Ngọc phật, tặng cả đoàn một vạn lạng bạc, tặng Ngô Văn Sở một cái mũ san hô tam phẩm (tức công nhận Ngô Văn Sở ngang hàng quan tam phẩm nhà Thanh). Ngày 20 tháng 8 Canh Tuất (1790) vua Thanh đặt tiệc tiễn Quang Trung về nước.
Khi “Quang Trung” vào bệ kiến để từ biệt, Càn Long đã mời vào bên giường ngự, vỗ vai thân mật, sai họa sĩ cung đình vẽ một bức chân dung Quang Trung để tặng. Càn Long lại tự tay viết 4 chữ đại tự “Củng cực quy thành” (Chầu về sao Bắc đẩu với tất cả lòng trung thuận, thành thực). Sách Hoàng Lê nhất thống chí ghi chép lại: “Khi Quốc vương tới Yên Kinh, vua Thanh mừng lắm, không hề biết là Quang Trung giả. Lúc Quốc vương vào yết kiến, vua Thanh cho ăn yến với các vị thân vương, lại ban ơn đặc biệt cho làm lễ ôm gối, hệt như tình cha con trong nhà. Lúc Quốc vương lạy tạ về nước, vua Thanh sai thợ vẽ bức truyền thần mà ban cho, ân lễ rất trọng hậu, thực là một cách đối đãi khác thường từ ngàn xưa hiếm có.”
Theo Đại thanh thực lục thì số tiền nhà Thanh bỏ ra để chi tiêu vào việc đón tiếp Quang Trung trong suốt đợt đi sứ hết 80 vạn lạng bạc (con số này có thể bị khai khống lên để các quan lại địa phương có dịp bớt xén. Nhưng việc gửi quà, việc đón tiếp của Càn Long đối với Quốc vương An Nam là hết sức ân cần, chu đáo, điều đó không phải bàn cãi). Nhận xét về chuyến đi sứ này, nhà thơ Đoàn Nguyễn Tuấn, một thành viên của sứ bộ viết: “Từ trước đến nay, người mình đi sứ Trung Quốc chưa có lần nào lạ lùng và vẻ vang như thế” .
PDK
Nguồn:

0 comments:

Post a Comment

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts