(TNTS) Các chuyên gia hàng không khẳng định: Trong vũ trụ thường có những hiện tượng lạ mà kết quả sẽ khiến các nhà du hành nghe và nhìn thấy những gì nằm ngoài kiến thức khoa học của chúng ta.
Phi công thử nghiệm, tiến sĩ khoa học người Nga Marina Popovich, có bộ sưu tập độc đáo gồm hơn 2.000 những hiện tượng bất thường trong vũ trụ. Chẳng hạn, khi ở trên quỹ đạo, nhà du hành vũ trụ dường như nghe thấy âm thanh giống một buổi hòa nhạc của các dụng cụ nhạc điện tử. Yuri Gagarin từng thừa nhận trong thời gian bay trên vũ trụ, ông nghe thấy âm thanh như nhạc vang lên bên tai mình. Cảm giác tương tự cũng được Aleksei Leonov khẳng định. Còn Vladislav Volkov kể về các âm thanh lạ mà trong điều kiện không trọng lượng là điều không thể diễn ra: "Bên dưới là trái đất về đêm. Và bỗng nhiên trong đêm tối ấy vang lên tiếng chó sủa. Sau đó là tiếng khóc của một đứa trẻ. Giải thích những điều này là không thể".
Ngoài ra, các nhà du hành vũ trụ còn thường thấy các hình ảnh thực khi đang bay. Nhà du hành người Mỹ Gordon Cooper, khi bay qua Tây Tạng, bằng mắt thường nhìn thấy những ngôi nhà và các công trình khác (!?). Sau này người ta gọi hiện tượng này là khúc xạ ánh sáng, phóng đại các công trình ở mặt đất. Nhìn nhận từ góc độ khoa học thì đây là điều khó hiểu, bởi với khoảng cách 300 km, không thể phân biệt nhà hay các công trình khác. Nhà du hành người Nga Vytali Sevactyanov, khẳng định khi bay trên quỹ đạo, anh nhìn rõ ngôi nhà nhỏ 2 tầng của mình ở Suchi.
Mỗi nhà du hành khi bay trên quỹ đạo đều gặp một hiện tượng lạ. Điều đáng nói là tất cả họ đều khẳng định đó là sự thật chứ không phải sự hoang tưởng, hay do áp lực tâm lý. Nhưng giải thích những hiện tượng này như thế nào cho hợp lý, quả là điều không hề đơn giản.
Một vài nhà khoa học cho rằng, việc xuất hiện các hiện tượng lạ như trên có thể là do tác động của của bức xạ sóng. Hiện tượng này tác động vào các cơ quan nội tạng con người và được các nhà khoa học chứng minh từ lâu. Chẳng hạn, nhà sinh học người Nga Aleksandr Pressman, chứng minh rằng, khi tần số bức xạ cao hơn 3.000 megahertz và do tác động của năng lượng điện từ lên bề mặt da, con người hầu như bị tê dại, tay chân không thể cử động. Bức xạ sóng sẽ ảnh hưởng đến quá trình nội tiết của cơ thể và cơ chế hoạt động của não bộ nên cảm giác sợ hãi có thể xuất hiện.
Cách giải thích này phù hợp với câu chuyện về hiện tượng kỳ lạ của nhà du hành Aleksandr Serebrov - người đã bốn lần bay trên quỹ đạo. Trong một lần bay, Serebrov vô tình đánh rơi thỏi nam châm, thay vì phải bay lơ lửng như các đồ vật khác trong điều kiện không trọng lượng thì nó bắt đầu lắc. Điều này giải thích là trong con tàu vũ trụ có lượng lớn từ trường. Đồ vật chuyển động phụ thuộc vào vị trí của con tàu với mặt trời và lượng từ trường thay đổi hướng của mình. Nếu ở trong bóng tối, từ trường sẽ hút các đồ vật, còn trong ánh sáng nó sẽ đẩy các đồ vật ra. Serebrov thổ lộ: "Mới đầu tôi khá sốc khi thấy hiện tượng như vậy, bởi trong suy nghĩ của tôi, ở điều kiện không trọng lượng điều này là không thể xảy ra".
Trở về từ chuyến bay, Aleksandr Serebrov đã báo cáo lại những quan sát của mình. Tuy thế, Viện Các vấn đề y - sinh học Nga lại không quan tâm đến báo cáo của anh. Vào năm 1993, khi Serebrov bay vào vũ trụ lần thứ tư, anh được phép lắp đặt thiết bị kỹ thuật để đo từ trường tại các nơi trên con tàu vũ trụ. Kết quả cho thấy không phải lúc nào từ trường cũng ổn định và nó thay đổi tới 16 lần/ngày đêm. Đặc biệt, tại ca-bin phía bên trái con tàu, cách khoảng 1 mét, từ trường thay đổi đến 100 lần/ngày đêm. Các đường dây điện chạy qua bên trái con tàu, ngay trên ca bin của cơ trưởng Vasili Siblyeva. Vì thế Siblyeva khi ngủ thường không ngon giấc, nghiến răng kèn kẹt, la hét, lăn qua lăn lại. Nhưng khi đổi tư thế, nằm sấp và chân hướng về các đường dây điện thì Siblyeva ngủ ngon giấc.
"Tôi hỏi Siblyeva điều gì diễn ra trong giấc ngủ. Serebrov nhớ lại. Hóa ra anh ấy có những giấc mơ kỳ ảo, nhưng lại không nhớ cụ thể đó là cái gì. Siblyeva khẳng định, có cảm giác đó là những điều anh chưa từng thấy trong cuộc sống. Sau này các chuyên gia khẳng định, con người có thể sống trong môi trường từ trường luôn thay đổi, nhưng khá căng thẳng và nhiều khi có tác động không tốt đến tâm lý".
Thay đổi từ trường không phải là yếu tố duy nhất tác động đến tâm lý của nhà du hành khi ở trên quỹ đạo. Các nhà du hành đều biết đến hiện tượng hoa mắt. Ngay cả khi nhắm mắt lại, đèn chụp ảnh lóe sáng chúng ta vẫn có cảm giác ấy. Lần đầu tiên gặp cảm giác này là hai nhà du hành người Mỹ là Buzz Aldrin và Neil Armstrong khi bay vào vũ trụ năm 1969. NASA nghiêm túc tiếp nhận báo cáo của họ và nghiên cứu ngay. Cơ quan này đưa ra kết luận, nhiều khả năng đó là sự chuyển động nhanh của các tia vũ trụ đã tạo nên sự hoa mắt.
Một nhà du hành người Mỹ khác tham gia chuyến bay lên mặt trăng - Edgar Mitchell, nói về hiện tượng trên: "Tôi tin rằng, trong vũ trụ diễn ra điều gì đó mà kiến thức của chúng ta không thể giải mã. Có điều gì quan trọng diễn ra, nhưng chúng ta không thể hiểu được". Một vài chuyên gia hàng không đưa ra giả thiết, các hiện tượng lạ xuất hiện là do nhận thức của nhà du hành thay đổi bởi môi trường lạ. Tuy thế, Vladimir Vorobyev, tiến sĩ y học thuộc Trung tâm tâm lý - sức khỏe thuộc Viện Hàn lâm y học Nga nói: "Những giấc mơ hay các hiện tượng lạ trong vũ trụ không làm các nhà du hành phiền muộn, lo lắng mà giúp họ cảm thấy thỏa mãn. Không ít các nhà du hành khi bay vòng quanh trái đất lại cảm thấy buồn nếu không gặp các hiện tượng lạ".
Con người luôn thích khám phá những chuyện lạ, cho dù đôi khi đó là những chuyện không tưởng. Chẳng thế mà có những người bỏ ra nhiều năm để nghiên cứu, tìm kiếm nơi mà vật thể bay lạ hạ cánh. Lại có những kẻ lên núi cao phủ đầy băng giá để truy tìm người tuyết. Tuy thế, hiện vẫn chưa có tổ chức nào trên thế giới nghiên cứu nghiêm túc một cách hệ thống các hiện tượng lạ mà các nhà du hành vũ trụ gặp trên quỹ đạo. Cho dù nhân loại đang tìm kiếm một hành tinh khác có thể sống trong tương lai, nhưng họ dường như chưa sẵn sàng, hay chính xác hơn chưa có đủ điều kiện cho cuộc phiêu lưu mới.
Phi công thử nghiệm, tiến sĩ khoa học người Nga Marina Popovich, có bộ sưu tập độc đáo gồm hơn 2.000 những hiện tượng bất thường trong vũ trụ. Chẳng hạn, khi ở trên quỹ đạo, nhà du hành vũ trụ dường như nghe thấy âm thanh giống một buổi hòa nhạc của các dụng cụ nhạc điện tử. Yuri Gagarin từng thừa nhận trong thời gian bay trên vũ trụ, ông nghe thấy âm thanh như nhạc vang lên bên tai mình. Cảm giác tương tự cũng được Aleksei Leonov khẳng định. Còn Vladislav Volkov kể về các âm thanh lạ mà trong điều kiện không trọng lượng là điều không thể diễn ra: "Bên dưới là trái đất về đêm. Và bỗng nhiên trong đêm tối ấy vang lên tiếng chó sủa. Sau đó là tiếng khóc của một đứa trẻ. Giải thích những điều này là không thể".
Trong vũ trụ còn nhiều điều bí ẩn mà con người chưa đủ kiến thức để khám phá - Ảnh: ispacechronicles.ru |
Mỗi nhà du hành khi bay trên quỹ đạo đều gặp một hiện tượng lạ. Điều đáng nói là tất cả họ đều khẳng định đó là sự thật chứ không phải sự hoang tưởng, hay do áp lực tâm lý. Nhưng giải thích những hiện tượng này như thế nào cho hợp lý, quả là điều không hề đơn giản.
Một vài nhà khoa học cho rằng, việc xuất hiện các hiện tượng lạ như trên có thể là do tác động của của bức xạ sóng. Hiện tượng này tác động vào các cơ quan nội tạng con người và được các nhà khoa học chứng minh từ lâu. Chẳng hạn, nhà sinh học người Nga Aleksandr Pressman, chứng minh rằng, khi tần số bức xạ cao hơn 3.000 megahertz và do tác động của năng lượng điện từ lên bề mặt da, con người hầu như bị tê dại, tay chân không thể cử động. Bức xạ sóng sẽ ảnh hưởng đến quá trình nội tiết của cơ thể và cơ chế hoạt động của não bộ nên cảm giác sợ hãi có thể xuất hiện.
Cách giải thích này phù hợp với câu chuyện về hiện tượng kỳ lạ của nhà du hành Aleksandr Serebrov - người đã bốn lần bay trên quỹ đạo. Trong một lần bay, Serebrov vô tình đánh rơi thỏi nam châm, thay vì phải bay lơ lửng như các đồ vật khác trong điều kiện không trọng lượng thì nó bắt đầu lắc. Điều này giải thích là trong con tàu vũ trụ có lượng lớn từ trường. Đồ vật chuyển động phụ thuộc vào vị trí của con tàu với mặt trời và lượng từ trường thay đổi hướng của mình. Nếu ở trong bóng tối, từ trường sẽ hút các đồ vật, còn trong ánh sáng nó sẽ đẩy các đồ vật ra. Serebrov thổ lộ: "Mới đầu tôi khá sốc khi thấy hiện tượng như vậy, bởi trong suy nghĩ của tôi, ở điều kiện không trọng lượng điều này là không thể xảy ra".
Trở về từ chuyến bay, Aleksandr Serebrov đã báo cáo lại những quan sát của mình. Tuy thế, Viện Các vấn đề y - sinh học Nga lại không quan tâm đến báo cáo của anh. Vào năm 1993, khi Serebrov bay vào vũ trụ lần thứ tư, anh được phép lắp đặt thiết bị kỹ thuật để đo từ trường tại các nơi trên con tàu vũ trụ. Kết quả cho thấy không phải lúc nào từ trường cũng ổn định và nó thay đổi tới 16 lần/ngày đêm. Đặc biệt, tại ca-bin phía bên trái con tàu, cách khoảng 1 mét, từ trường thay đổi đến 100 lần/ngày đêm. Các đường dây điện chạy qua bên trái con tàu, ngay trên ca bin của cơ trưởng Vasili Siblyeva. Vì thế Siblyeva khi ngủ thường không ngon giấc, nghiến răng kèn kẹt, la hét, lăn qua lăn lại. Nhưng khi đổi tư thế, nằm sấp và chân hướng về các đường dây điện thì Siblyeva ngủ ngon giấc.
Aleksandr Serebrov đang kể lại các hiện tượng lạ khi bay trên quỹ đạo trái đất - Ảnh: ru-universe.livejournal.com |
Thay đổi từ trường không phải là yếu tố duy nhất tác động đến tâm lý của nhà du hành khi ở trên quỹ đạo. Các nhà du hành đều biết đến hiện tượng hoa mắt. Ngay cả khi nhắm mắt lại, đèn chụp ảnh lóe sáng chúng ta vẫn có cảm giác ấy. Lần đầu tiên gặp cảm giác này là hai nhà du hành người Mỹ là Buzz Aldrin và Neil Armstrong khi bay vào vũ trụ năm 1969. NASA nghiêm túc tiếp nhận báo cáo của họ và nghiên cứu ngay. Cơ quan này đưa ra kết luận, nhiều khả năng đó là sự chuyển động nhanh của các tia vũ trụ đã tạo nên sự hoa mắt.
Một nhà du hành người Mỹ khác tham gia chuyến bay lên mặt trăng - Edgar Mitchell, nói về hiện tượng trên: "Tôi tin rằng, trong vũ trụ diễn ra điều gì đó mà kiến thức của chúng ta không thể giải mã. Có điều gì quan trọng diễn ra, nhưng chúng ta không thể hiểu được". Một vài chuyên gia hàng không đưa ra giả thiết, các hiện tượng lạ xuất hiện là do nhận thức của nhà du hành thay đổi bởi môi trường lạ. Tuy thế, Vladimir Vorobyev, tiến sĩ y học thuộc Trung tâm tâm lý - sức khỏe thuộc Viện Hàn lâm y học Nga nói: "Những giấc mơ hay các hiện tượng lạ trong vũ trụ không làm các nhà du hành phiền muộn, lo lắng mà giúp họ cảm thấy thỏa mãn. Không ít các nhà du hành khi bay vòng quanh trái đất lại cảm thấy buồn nếu không gặp các hiện tượng lạ".
Con người luôn thích khám phá những chuyện lạ, cho dù đôi khi đó là những chuyện không tưởng. Chẳng thế mà có những người bỏ ra nhiều năm để nghiên cứu, tìm kiếm nơi mà vật thể bay lạ hạ cánh. Lại có những kẻ lên núi cao phủ đầy băng giá để truy tìm người tuyết. Tuy thế, hiện vẫn chưa có tổ chức nào trên thế giới nghiên cứu nghiêm túc một cách hệ thống các hiện tượng lạ mà các nhà du hành vũ trụ gặp trên quỹ đạo. Cho dù nhân loại đang tìm kiếm một hành tinh khác có thể sống trong tương lai, nhưng họ dường như chưa sẵn sàng, hay chính xác hơn chưa có đủ điều kiện cho cuộc phiêu lưu mới.
Ông Vương Hoàng
0 comments:
Post a Comment