Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Saturday, February 4, 2012

1. Giáo sư Phan Đình Diệu (PĐD) trả lời nhà báo
Ảnh: internet

Stein Tønnesson: Thế thì ông đặt hy vọng vào đâu? Vào giới trí thức? Trong đại hội Đảng vừa qua, vai trò của trí thức đã được nâng cấp một cách đáng kể?
PĐD: Trước khi bàn về vai trò trí thức, thử hỏi: trí thức là ai? Ở Việt Nam có hay không có một giới trí thức, một lực lượng trí thức độc lập về xã hội và chính trị? Đó là vấn đề quan trọng đặt ra cho mọi xã hội muốn thiết lập hay cải thiện chế độ dân chủ. Trước tiên, tôi muốn nói tới lớp những nhà trí thức đã được đào tạo dưới thời Pháp thuộc. Trong lớp này, có những nhân vật dũng cảm và đáng kính. Một vài vị còn sống nhưng không còn mấy ảnh hưởng. Thật ra, chỉ còn lại một số rất nhỏ. Chúng tôi quý trọng công lao của họ đối với dân tộc. Lớp thứ hai là một số đông những chuyên gia được đào tạo trong giai đoạn xã hội chủ nghĩa. Trái ngược với nền giáo dục thời Pháp, chế độ xã hội chủ nghĩa đào tạo ra những chuyên viên hơn là những trí thức. Chúng tôi có nhiều nhà toán học, nhà vật lý học, nhà sinh học, kỹ sư… và bây giờ thêm nhiều nhà kinh tế. Nhưng chưa bao giờ họ được học để suy nghĩ về các vấn đề của xã hội. Đảng nghĩ hộ cho mọi người. Ý thức chính trị của các chuyên viên nói chung là yếu. Những người giỏi tham gia chính quyền, và tự nhiên là đảng viên. Rất có thể nhiều chuyên viên, trong cuộc sống riêng, cũng có tư tưởng dân chủ, nhưng không có cách gì kiểm nghiệm điều đó cả. Thành phần thứ ba là những trí thức được đào tạo trước đây ở miền Nam. Phần đông đã bỏ đi. Tất nhiên có thể họ sẽ trở về giúp nước bằng cách này hay cách khác, nhưng muốn đóng một vai trò chính trị có ý nghĩa, thì người trí thức phải gần gụi nhân dân. Cuộc sống kéo dài ở hải ngoại không phải là mảnh đất thuận lợi cho một lực lượng trí thức tích cực. Cuối cùng là thanh niên, những người vừa được hay còn đang được đào tạo trong những năm gọi là đổi mới. Những năm gần đây, quả đã có một nền văn nghệ độc lập khởi sắc. Nhưng còn phải có thời gian thì các xu hướng nói trên mới có thể hình thành một lực lượng xã hội chính trị thực sự. Nói tóm lại, kết luận của tôi là hiện nay Việt Nam chưa có một giai cấp trí thức.
2. Giáo sư Ngô Bảo Châu luận về trí thức
"Tôi không đồng ý với việc coi phản biện xã hội như chỉ tiêu để được phong hàm “trí thức”. Đến bao giờ chúng ta mới thôi thi đua để được phong hàm “trí thức”? Đối với tôi, trí thức là người lao động trí óc. Cũng như những người lao động khác, anh ta cần được đánh giá trước hết trên kết quả lao động của mình. Theo quan niệm của tôi, giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội.”  
Ngô Bảo Châu có nói thêm: "Mặt khác, cần trân trọng những người trí thức, hoặc không trí thức, tham gia công tác phản biện xã hội. Không có phản biện, xã hội đã chết lâm sàng.”
3. Các khoa học, chính trị gia:
“Kẻ nào không tham gia vào việc công thì phải là súc vật hay thần thánh!”
- Triết gia Aristotle

“Trí thức là những người có sự hiểu biết và biết thức tỉnh xã hội”
Giản Tư Trung

“Người trí thức là người không để cho xã hội ngủ”
GS. Cao Huy Thuần 

“Có 4 hạng trí thức trong xã hội Việt Nam ngày nay. Hạng 1 là những người “trí thức thứ thiệt”, đau đáu với vận mệnh đất nước quê hương và sẵn sàng dấn thân, cho dù họ không được lòng của giới cầm quyền. Hạng 2 là những người cũng quan tâm đến đất nước và dân tộc, cũng bức xúc trước những bất cập của xã hội, nhưng họ không dám dấn thân; Thay vì dấn thân, họ co rút trong cái không gian và môi trường nhỏ bé là gia đình. Hạng 3 là những người không màn đến các vấn đề xã hội dù cũng có chút hiểu biết về chính trị, nhưng họ không lên tiếng, không có hành động, mà thay vào đó là thái độ xu nịnh và lo làm ăn vì quyền lợi kinh tế cá nhân; Họ là những người thiếu lập trường, không có niềm tin, nhưng lại rất hãnh diện về những học vị và học hàm (có thể là dỏm hay mua bán) của họ. Hạng 4 là những người cũng thông minh, nhạy cảm với thời cuộc, và sử dụng thông minh của mình để dèm pha người khác; họ là những con buôn chính trị”
Đào Tiến Thi 

“Nhưng theo cách hiểu của tôi thì chỉ có hạng 1 là những người trí thức thật sự, còn hạng 2, 3 và 4 thì ngụy trí thức là đúng hơn”
- GS. Nguyễn Văn Tuấn 

“Trí thức là người có tầm nhìn đứng cao hơn tầm nhìn chuyên môn của một chuyên viên”
Nguyễn Quang Minh 

“Xuất phát từ thái độ trân trọng những lo âu dằn vặt của người khác, đặc biệt của những tấm gương khả kính, tôi xin bầy tỏ thái độ trân trọng đối với những vị đã gợi ý câu hỏi “trí thức là gì?”
- Phạm Việt Hưng 

“Nhưng gạt bỏ (việc bàn về khái niệm trí thức – NV) để khuyên người khác là nên chuyên tâm vào những việc khác (như những việc đại sự của các nhà có tầm vóc đã làm) và cho là các người (bàn về khái niệm trí thức – NV) là làm chuyện “bánh vẽ” thì tôi cho là trẻ con (nhẹ) hay khinh người, fascist học thuật (nặng)”
Nguyễn Đức Hiệp 

“Đã là trí thức thì phải là người có tầm, có trách nhiệm và nghĩa vụ xã hội”
GS. Nguyễn Huệ Chi 

“Biết bao giờ người Việt (ít ra là người Việt có học thức) mới biết tranh luận cho ra hồn”
GS. Phạm Quang Tuấn 

“Rõ ràng bạn không thể vừa được người ta cấp xe sang (hay tặng nhà to) lại vừa có Tự Do (hay Công Lý). Bạn chỉ có thể chọn một trong hai thứ đó. Lập luận rằng cưỡi xe BMW mới tiến được hoặc tiến nhanh hơn tới Công Lý (hay Tự Do) là ngụy biện, tự dối mình và lừa dối người khác. Đặc biệt, nếu bạn là một người lao động trí óc theo một chuyên môn nào đó, việc bạn chọn cái gì sẽ tự động xếp bạn vào hàng ngũ những ‘trí thức dự khuyết’, hay vào đám học giả xu thời đang ngày càng lạm phát trên đất nước này“
- TS. Nguyễn Đình Đăng 

“Tôi luôn luôn tâm niệm lời dạy của Francois Rabelais: “Science sans conscience n’est que ruine de l’âme” (Khoa học vô lương chỉ là sự hư nát của linh hồn). Nói một cách dân dã thì khoa học chẳng là cái đinh gì cả nếu nó không luôn luôn tỉnh thức để đề cao lương tri. Kỳ vọng về phản biện của trí thức chẳng qua là kỳ vọng vào lương tri của trí thức, đơn giản có thế thôi. Chẳng lẽ điều đó sai ư?”
- Phạm Việt Hưng 

“Đóng góp theo kiểu người trí thức có nghĩa là dùng những khả năng mà người ta đặc biệt associate với trí thức: khả năng suy nghĩ độc lập, không để mình bị nhồi sọ hay bịt mắt, biết tự mình suy xét, khả năng tự học, tự tìm information, đánh giá và kết hợp information để có một cái nhìn đứng đắn về xã hội, tự tìm hiểu về những vấn đề của xã hội, và từ đó tự suy ra con đường phải làm gì do sự thúc đẩy của lương tâm. … Nhưng đánh đồng “trí thức” với “từ thiện” với “lao động trí óc” v.v. theo tôi, là muddled thinking”
- GS. Phạm Quang Tuấn
(Trích từ blog của TS Toán học Lê Văn Út, ĐH Oulu, Phần Lan)

4. Phụ lục
Bình luận của Thiên Sứ:
Nhìn chung các định nghĩa của quí vị ở trên chỉ nói đến những giá trị liên quan đến con người nói chung, chứ hoàn toàn không hề có một định nghĩa đúng về bản nghĩa khái niệm trí thức. Tôi lần lượt trích lại và phân tích như sau:
* Trường hợp như miêu tả dưới đây là sự phân loại các dạng người trong tầng lớp trí thức - căn cứ trên một chuẩn mực đạo đức xã hội - chứ không phải bản nghĩa khái niệm trí thức:
“Có 4 hạng trí thức trong xã hội Việt Nam ngày nay. Hạng 1 là những người “trí thức thứ thiệt”, đau đáu với vận mệnh đất nước quê hương và sẵn sàng dấn thân, cho dù họ không được lòng của giới cầm quyền. Hạng 2 là những người cũng quan tâm đến đất nước và dân tộc, cũng bức xúc trước những bất cập của xã hội, nhưng họ không dám dấn thân; Thay vì dấn thân, họ co rút trong cái không gian và môi trường nhỏ bé là gia đình. Hạng 3 là những người không màn đến các vấn đề xã hội dù cũng có chút hiểu biết về chính trị, nhưng họ không lên tiếng, không có hành động, mà thay vào đó là thái độ xu nịnh và lo làm ăn vì quyền lợi kinh tế cá nhân; Họ là những người thiếu lập trường,không có niềm tin, nhưng lại rất hãnh diện về những học vị và học hàm (có thể là dỏm hay mua bán) của họ. Hạng 4 là những người cũng thông minh, nhạy cảm với thời cuộc, và sử dụng thông minh của mình để dèm pha người khác; họ là những con buôn chính trị”
– Đào Tiến Thi

“Nhưng theo cách hiểu của tôi thì chỉ có hạng 1 là những người trí thức thật sự, còn hạng 2, 3 và 4 thì ngụy trí thức là đúng hơn”
- GS. Nguyễn Văn Tuấn
 
* Trường hợp như miêu tả dưới đây quá đơn giản khái niệm tri thức: 
“Trí thức là những người có sự hiểu biết và biết thức tỉnh xã hội” 
– Giản Tư Trung.
“Người trí thức là người không để cho xã hội ngủ”  

– GS. Cao Huy Thuần
* Trường hợp như miêu tả dưới đây thì khó hiểu quá? Vì thiếu yếu tố thời gian và không gian. Thí dụ: Với ngành nông nghiệp thì một giáo sư toán có hơn anh nông dân thật thà chất phác không?
 
“Trí thức là người có tầm nhìn đứng cao hơn tầm nhìn chuyên môn của một chuyên viên” 
– Nguyễn Quang Minh
* Trường hợp như miêu tả dưới đây thì là người khiêm tốn đứng ngoài cuộc và chờ xem mọi người kết luận cuối cùng: "Trí thức là gì?".
 

“Xuất phát từ thái độ trân trọng những lo âu dằn vặt của người khác, đặc biệt của những tấm gương khả kính, tôi xin bầy tỏ thái độ trân trọng đối với những vị đã gợi ý câu hỏi “trí thức là gì?”
- Phạm Việt Hưng
* Trường hợp như miêu tả dưới đây không phải là định nghĩa về bản nghĩa khái niệm trí thức mà là phản biện nhận định về khái niệm trí thức của người khác:

“Nhưng gạt bỏ (việc bàn về khái niệm trí thức – NV) để khuyên người khác là nên chuyên tâm vào những việc khác (như những việc đại sự của các nhà có tầm vóc đã làm) và cho là các người (bàn về khái niệm trí thức – NV) là làm chuyện “bánh vẽ” tôi cho là trẻ con (nhẹ) hay khinh người, fascist học thuật (nặng)”
– Nguyễn Đức Hiệp
* Trường hợp như miêu tả dưới đây là một giá trị đạo đức có thể cần ở mọi tầng lớp người và không riêng gì trí thức.
“Đã là trí thức thì phải là người có tầm, có trách nhiệm và nghĩa vụ xã hội”
GS. Nguyễn Huệ Chi
* Trường hợp như miêu tả dưới đây thì chẳng liên quan gì đến bản nghĩa khái niệm trí thức cả. Mà là người Việt nói chung:
“Biết bao giờ người Việt (ít ra là người Việt có học thức) mới biết tranh luận cho ra hồn”
– GS. Phạm Quang Tuấn
* Trường hợp như miêu tả dưới đây thì chẳng thấy khái niệm trí thức ở đâu cả mà chỉ là đặt vấn đề về định hướng vị trí của trí thức trong xã hội:
“Rõ ràng bạn không thể vừa được người ta cấp xe sang (hay tặng nhà to) lại vừa có Tự Do (hay Công Lý). Bạn chỉ có thể chọn một trong hai thứ đó. Lập luận rằng cưỡi xe BMW mới tiến được hoặc tiến nhanh hơn tới Công Lý (hay Tự Do) là ngụy biện, tự dối mình và lừa dối người khác. Đặc biệt, nếu bạn là một người lao động trí óc theo một chuyên môn nào đó, việc bạn chọn cái gì sẽ tự động xếp bạn vào hàng ngũ những ‘trí thức dự khuyết’, hay vào đám học giả xu thời đang ngày càng lạm phát trên đất nước này“
- TS. Nguyễn Đình Đăng

* Trường hợp như miêu tả dưới đây nói về đạo đức cần có ở một con người nói chung chứ không phải chỉ riêng trí thức. Vâng ! Không sai! Nhưng bất cứ con người nào cũng cần có phẩm chất ấy!

“Tôi luôn luôn tâm niệm lời dạy của Francois Rabelais: “Science sans conscience n’est que ruine de l’âme” (Khoa học vô lương chỉ là sự hư nát của linh hồn). Nói một cách dân dã thì khoa học chẳng là cái đinh gì cả nếu nó không luôn luôn tỉnh thức để đề cao lương tri. Kỳ vọng về phản biện của trí thức chẳng qua là kỳ vọng vào lương tri của trí thức, đơn giản có thế thôi. Chẳng lẽ điều đó sai ư?”
- Phạm Việt Hưng
* Trường hợp như miêu tả dưới đây là nói về phương pháp tư duy chứ không phải bản nghĩa tri thức.
“Đóng góp theo kiểu người trí thức có nghĩa là dùng những khả năng mà người ta đặc biệt associate với trí thức: khả năng suy nghĩ độc lập, không để mình bị nhồi sọ hay bịt mắt, biết tự mình suy xét, khả năng tự học, tự tìm information, đánh giá và kết hợp information để có một cái nhìn đứng đắn về xã hội, tự tìm hiểu về những vấn đề của xã hội, và từ đó tự suy ra con đường phải làm gì do sự thúc đẩy của lương tâm. … Nhưng đánh đồng “trí thức” với “từ thiện” với “lao động trí óc” v.v. theo tôi, là muddled thinking”
- GS. Phạm Quang Tuấn
* Cuối cùng là câu của ngài Aristotle:

“Kẻ nào không tham gia vào việc công thì phải là súc vật hay thần thánh!”
Triết gia Aristotle.
Ngài Aristotle đã nói rất đúng một vế: Bởi vì trên Thiên Đường thì không có dân chủ - chẳng thấy có chuyện đi bầu Thượng Đế -  và Thượng Đế nhìn thấy mọi con người đều như nhau: Ngài không thấy thiên tài ở trong những con người mà Ngài tạo ra ở trần gian. Nó cũng giống như con người nhìn thấy tất cả các con cừu trong bầy cừu đều như nhau vậy! Bởi vậy thiên thần là những thuộc hạ của Thượng Đế thì chẳng có lý do gì tham gia vào việc của con người, nếu như không có lệnh của Ngài. Còn súc vật có tham gia vào việc của con người không? Tôi nghĩ là có đấy! Một con lợn quay vàng óng trên mâm cỗ trong một nghi lễ long trọng của con người là một thí dụ về sự tham gia của súc vật.
Cái nhìn của Lý học Đông phương trong các mối quan hệ xã hội là: Tất cả phải bắt đầu từ tính "chính danh". Không có tính "Chính danh" xã hội sẽ rối loạn. Vấn đề tham gia phản biện xã hội, tham gia đấu tranh xã hội....vv....thì Lý học đã có câu rất hay: "Quốc gia hưng vong. Thất phu hữu trách". Tôi nghĩ chắc các vị trí thức đều biết câu này! Đương nhiên "Thất phu" cũng phải có trách nhiệm thì trách nhiệm của quí vị tri thức còn phải rõ hơn vì vai trò của quí vị trong xã hội.
Trích Trí thức là gì?
----------------------------------------------------
Hoàng Lạc (trích dẫn) 
Xem thêm: Thế nào là trí thức 

0 comments:

Post a Comment

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts