Ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm là một ngày lễ hội truyền thống không chỉ ở Việt Nam mà còn ở một số nước Đông phương khác là Triều Tiên và Trung Quốc . Đã có nhiều bài viết nghiên cứu về ngày 5 – 5 của nhiều tác giả. Thiên Sứ tôi cũng đã có bài viết về để tài này từ 2004 trên tuvilyso.com và trên ktcn.net. Hôm nay, nhân dịp có một người bạn hỏi về nguồn gốc của ngày này, nên tôi xin được trình bày lại ý nghĩa đích thực của ngày 5 – 5 .
ĐỒ HÌNH HÀ ĐỒ
Chúng ta cũng biết rằng: Trong nguyên lý Âm Dương thì Dương có trước và Âm có sau. Dương là giá trị trừu tượng, Âm là giá trị hiện hữu. Như vậy, tháng có trước thuộc Dương và ngày có sau thuộc Âm (Ngày là con của tháng). Ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương (Giỗ Cha) được chọn là ngày 10 tháng 3 vì:
Tháng 3 là tháng Thìn/ Rồng biểu tượng của Vương quyền chính là tháng thứ 5 kể từ tháng Tý. Đó chính là biểu tượng của 5 vòng tròn trắng ở trung tâm Hà Đồ thuộc Dương (Tháng có trước thuộc Dương). Ngày là con của tháng thuộc Âm, nên chọn ngày mùng 10. Đó đó chính là biểu tượng của 10 vòng tròn đen thuộc Âm trên Hà đồ.
Xin xem hình minh hoạ dưới đây:
TRUNG CUNG HÀ ĐỒ VỚI ĐỘ SỐ DƯƠNG 5 VÀ ÂM 1O
Cũng trên nguyên lý độ số Âm của Hà Đồ là sự hiện hữu, nên chọn là ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ. Ngày mùng 5 tháng 5 chính là biểu tượng của hai dãy mỗi dẫy 5 vòng tròn đen ở trung tâm Hà Đồ (Xin xem lại hình trên) . Ngày cực Âm, tháng cực Âm nên thuận theo tự nhiên, dân chúng ăn đồ nguội (Nguội thuộc Âm, nóng thuộc Dương). Chúng ta cũng lưu ý rằng: Ngày mùng 5 / 5 là ngày rất gần tiết Hạ Chí, tức là ngày nóng nhất trong năm theo thực tế thời tiết; hay nói theo thuyết Âm Dương Ngũ hành: Là ngày cực Dương thuộc Hoả khí (Trong Hậu Thiên Lạc Việt, Ly Hoả thay thế vị trí Càn trong Tiên Thiên). Bởi vậy, lấy số ngày và tháng cực Âm về biểu tượng là mùng 5 / 5 (Cân bằng Âm Dương). Vì là ngày cực Âm nên biểu tượng bằng ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ. (Cha thuộc Dương / Mẹ thuộc Âm).
Như vậy, nền văn hiến Lạc Việt qua ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương và Quốc Mẫu Âu Cơ, đã giải thích nguyên uỷ hai ngày này bằng chính nền tảng của nguyên lý học thuật cổ Đông phương, chứ không phải bằng những truyền thuyết mơ hồ nói trên .
Đây là một yếu tố sắc sảo nữa chứng minh rằng: Nguồn gốc của văn minh Đông phương thuộc về nền văn minh Lạc Việt một thời huy hoàng kỳ vĩ từ hàng ngàn năm trước ở miền nam sông Dương Tử. Nền văn minh này đã sụp đổ từ thế kỷ thứ III trước CN, nhưng dấu ấn của nó vẫn còn lưu giữ trong những giá trị văn hóa truyền thống ở nhiều quốc gia liên quan đến nền văn minh này.
Những giá trị của thuyết Âm Dương Ngũ hành và sự nhận thức những thực tại của con người làm nên nó, là hệ quả tổng hợp của cả một nền văn minh phát triển tích lũy và kế thừa trong quá trình tiến hóa của nó, trải nhiều ngàn năm. Bởi vậy, khi một nền văn minh tạo ra nó đã sụp đổ thì sẽ kéo theo tất cả những mối quan hệ tri thức và hạ tầng cơ sở vật chất liên quan đến tinh hoa tri thức mà nó tạo ra. Do đó, để hiểu được bản chất những giá trị tinh hoa của nền văn minh này - Thuyết Âm Dương Ngũ hành - không thể là một tư duy dễ dãi, mà phải là sự tổng hợp những gì còn sót lại của nó và biết được một thực tại nào là cơ sở nhận thức đã tạo ra nó. Nền văn minh Lạc Việt với những dấu ấn còn lại trong những giá trị văn hóa truyền thống, có rất nhiều hiện tượng phù hợp với những giá trị nguyên lý của học thuyết này, mà không một nền văn hóa gần gũi nào liên quan có thể có được. Bởi vậy, những giá trị văn hóa phi vật vật thể chính là một bằng chứng rất rõ nét chứng minh cho cội nguồn văn hóa Việt là nền tảng của giá trị văn minh Đông phương cổ.
Tết Đoan Ngọ tồn tai từ lâu trong văn hoá dân gian Đông Phương và có một ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt văn hoá. Tết Đoan Ngọ còn gọi là tết Đoan Dương, tết Hàn thực vì trong ngày này theo tục lệ kiêng ăn món đồ nóng. Ngày này cũng còn gọi là ngày giết sâu bọ. Vì người ta tin rằng: Khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết. Truyền thuyết về lịch sử ngày mùng 5 tháng năm thì lưu truyền rằng:
Vào thời Xuân Thu; có ông Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công (Công tử Trùng Nhĩ) bôn ba phục quốc trên 30 năm. Lúc gian khổ; ông cắt thịt đùi dâng vua ăn. Khi việc phục quốc thành công, ông vì khinh bỉ đám cận thần của vua, nên không nhận quan tước, mà bỏ về ở ẩn. Tấn Văn Công thân chinh mời ông ra. Ông cõng mẹ bỏ trốn vào rừng. Nhà vua ra lệnh đốt rừng; hy vọng ông sẽ ra. Nhưng ông cùng bà mẹ trọng nghĩa đã chịu chết cháy trong rừng. Theo truyền thuyết ngày đó là ngày mùng 5 tháng 5. Bởi vậy; nhà vua chọn ngày này làm ngày kỷ niệm Giới Tử Thôi và ra lệnh cấm đốt lửa trong ngày này. Đó là nguyên nhân để ngày này dân chúng chỉ ăn đồ nguội.
Vào thời Xuân Thu; có ông Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công (Công tử Trùng Nhĩ) bôn ba phục quốc trên 30 năm. Lúc gian khổ; ông cắt thịt đùi dâng vua ăn. Khi việc phục quốc thành công, ông vì khinh bỉ đám cận thần của vua, nên không nhận quan tước, mà bỏ về ở ẩn. Tấn Văn Công thân chinh mời ông ra. Ông cõng mẹ bỏ trốn vào rừng. Nhà vua ra lệnh đốt rừng; hy vọng ông sẽ ra. Nhưng ông cùng bà mẹ trọng nghĩa đã chịu chết cháy trong rừng. Theo truyền thuyết ngày đó là ngày mùng 5 tháng 5. Bởi vậy; nhà vua chọn ngày này làm ngày kỷ niệm Giới Tử Thôi và ra lệnh cấm đốt lửa trong ngày này. Đó là nguyên nhân để ngày này dân chúng chỉ ăn đồ nguội.
Một truyền thuyết thứ hai nữa là:
Khuất Nguyên là một vị trung thần nước Sở, ông còn là một nhà văn hoá nổi tiếng với bài Ly Tao và Sở Từ, thể hiện tâm trạng buồn về sự suy vong với hoạ mất nước. Can vua không được, ông tự tử trên dòng sông Mịch La. Dân chúng trọng nghĩa ra sông tưởng nhớ anh linh của ông, cúng rất nhiều sản vật. Ngày đó, theo truyền thuyết là ngày mùng 5 tháng 5.
Như vậy, theo hai truyền thuyết trên thì ngày 5 – 5 có nguồn gốc từ văn hoá Trung Hoa.
Khuất Nguyên là một vị trung thần nước Sở, ông còn là một nhà văn hoá nổi tiếng với bài Ly Tao và Sở Từ, thể hiện tâm trạng buồn về sự suy vong với hoạ mất nước. Can vua không được, ông tự tử trên dòng sông Mịch La. Dân chúng trọng nghĩa ra sông tưởng nhớ anh linh của ông, cúng rất nhiều sản vật. Ngày đó, theo truyền thuyết là ngày mùng 5 tháng 5.
Như vậy, theo hai truyền thuyết trên thì ngày 5 – 5 có nguồn gốc từ văn hoá Trung Hoa.
Nhưng điều đáng lưu ý là – Hàn Quốc cũng coi ngày 5 – 5 là ngày lễ theo truyền thống văn hoá của họ . Trong bài báo “Đừng đối đãi với di sản văn hoá như bánh mì” đăng trên báo Tuổi Trẻ trang 16, ngày 22 tháng 6 năm 2004, đã đưa tin:
Hàn Quốc đề nghị Liên Hiệp Quốc công nhận tết Đoan Ngọ vào ngày 5 tháng 5 là “di sản văn hoá phi vật thể” của Hàn Quốc”.
Bài báo cũng cho biết có nhiều tờ báo Trung Quốc xem đó là việc làm xâm phạm văn hoá, nhiều học sinh thành phố Nhạc Dương (Hồ Nam) ký tên bảo vệ tết Đoan Ngọ. Nhiều người Trung Quốc kiến nghị chính quyền đăng ký bản quyền di sản văn hoá… Bài báo có đoạn viết:
"Dẫu mọi việc chẳng có gì để ầm ĩ; nhưng nhân vụ việc này người Trung Quốc mới thấy giá trị của văn hoá dân gian."
Hàn Quốc đề nghị Liên Hiệp Quốc công nhận tết Đoan Ngọ vào ngày 5 tháng 5 là “di sản văn hoá phi vật thể” của Hàn Quốc”.
Bài báo cũng cho biết có nhiều tờ báo Trung Quốc xem đó là việc làm xâm phạm văn hoá, nhiều học sinh thành phố Nhạc Dương (Hồ Nam) ký tên bảo vệ tết Đoan Ngọ. Nhiều người Trung Quốc kiến nghị chính quyền đăng ký bản quyền di sản văn hoá… Bài báo có đoạn viết:
"Dẫu mọi việc chẳng có gì để ầm ĩ; nhưng nhân vụ việc này người Trung Quốc mới thấy giá trị của văn hoá dân gian."
Nhưng trong văn hoá Việt thì ngày mùng 5 tháng năm lại là ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ. Trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao:
“Tháng Năm ngày tết Đoan Dương.
Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang”.
Như vậy; đây là một ngày tết có nguồn gốc từ văn hoá Việt. Nhưng tại sao ngày mùng 5 tháng 5 lại là ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ? Điều này có liên hệ gì với ngày 10 tháng 3 lại là ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương của giống nòi Lạc Việt?
Là những người nghiên cứu nguyên lý học thuật cổ Đông Phương chắc chúng ta đều biết đến đồ hình Hà Đồ. Có lẽ ai cũng biết rằng trung tâm Hà Đồ là ngôi Hoàng Cực biểu tượng của sự thống trị tối cao; tức quyền uy của nhà vua. Trung tâm Hà Đồ có độ số 5 thuộc Dương và 10 thuộc Âm. Phần trung tâm Hà Đồ được miêu tả như sau:
“Tháng Năm ngày tết Đoan Dương.
Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang”.
Như vậy; đây là một ngày tết có nguồn gốc từ văn hoá Việt. Nhưng tại sao ngày mùng 5 tháng 5 lại là ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ? Điều này có liên hệ gì với ngày 10 tháng 3 lại là ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương của giống nòi Lạc Việt?
Là những người nghiên cứu nguyên lý học thuật cổ Đông Phương chắc chúng ta đều biết đến đồ hình Hà Đồ. Có lẽ ai cũng biết rằng trung tâm Hà Đồ là ngôi Hoàng Cực biểu tượng của sự thống trị tối cao; tức quyền uy của nhà vua. Trung tâm Hà Đồ có độ số 5 thuộc Dương và 10 thuộc Âm. Phần trung tâm Hà Đồ được miêu tả như sau:
ĐỒ HÌNH HÀ ĐỒ
Chúng ta cũng biết rằng: Trong nguyên lý Âm Dương thì Dương có trước và Âm có sau. Dương là giá trị trừu tượng, Âm là giá trị hiện hữu. Như vậy, tháng có trước thuộc Dương và ngày có sau thuộc Âm (Ngày là con của tháng). Ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương (Giỗ Cha) được chọn là ngày 10 tháng 3 vì:
Tháng 3 là tháng Thìn/ Rồng biểu tượng của Vương quyền chính là tháng thứ 5 kể từ tháng Tý. Đó chính là biểu tượng của 5 vòng tròn trắng ở trung tâm Hà Đồ thuộc Dương (Tháng có trước thuộc Dương). Ngày là con của tháng thuộc Âm, nên chọn ngày mùng 10. Đó đó chính là biểu tượng của 10 vòng tròn đen thuộc Âm trên Hà đồ.
Xin xem hình minh hoạ dưới đây:
TRUNG CUNG HÀ ĐỒ VỚI ĐỘ SỐ DƯƠNG 5 VÀ ÂM 1O
Cũng trên nguyên lý độ số Âm của Hà Đồ là sự hiện hữu, nên chọn là ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ. Ngày mùng 5 tháng 5 chính là biểu tượng của hai dãy mỗi dẫy 5 vòng tròn đen ở trung tâm Hà Đồ (Xin xem lại hình trên) . Ngày cực Âm, tháng cực Âm nên thuận theo tự nhiên, dân chúng ăn đồ nguội (Nguội thuộc Âm, nóng thuộc Dương). Chúng ta cũng lưu ý rằng: Ngày mùng 5 / 5 là ngày rất gần tiết Hạ Chí, tức là ngày nóng nhất trong năm theo thực tế thời tiết; hay nói theo thuyết Âm Dương Ngũ hành: Là ngày cực Dương thuộc Hoả khí (Trong Hậu Thiên Lạc Việt, Ly Hoả thay thế vị trí Càn trong Tiên Thiên). Bởi vậy, lấy số ngày và tháng cực Âm về biểu tượng là mùng 5 / 5 (Cân bằng Âm Dương). Vì là ngày cực Âm nên biểu tượng bằng ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ. (Cha thuộc Dương / Mẹ thuộc Âm).
Như vậy, nền văn hiến Lạc Việt qua ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương và Quốc Mẫu Âu Cơ, đã giải thích nguyên uỷ hai ngày này bằng chính nền tảng của nguyên lý học thuật cổ Đông phương, chứ không phải bằng những truyền thuyết mơ hồ nói trên .
Đây là một yếu tố sắc sảo nữa chứng minh rằng: Nguồn gốc của văn minh Đông phương thuộc về nền văn minh Lạc Việt một thời huy hoàng kỳ vĩ từ hàng ngàn năm trước ở miền nam sông Dương Tử. Nền văn minh này đã sụp đổ từ thế kỷ thứ III trước CN, nhưng dấu ấn của nó vẫn còn lưu giữ trong những giá trị văn hóa truyền thống ở nhiều quốc gia liên quan đến nền văn minh này.
Những giá trị của thuyết Âm Dương Ngũ hành và sự nhận thức những thực tại của con người làm nên nó, là hệ quả tổng hợp của cả một nền văn minh phát triển tích lũy và kế thừa trong quá trình tiến hóa của nó, trải nhiều ngàn năm. Bởi vậy, khi một nền văn minh tạo ra nó đã sụp đổ thì sẽ kéo theo tất cả những mối quan hệ tri thức và hạ tầng cơ sở vật chất liên quan đến tinh hoa tri thức mà nó tạo ra. Do đó, để hiểu được bản chất những giá trị tinh hoa của nền văn minh này - Thuyết Âm Dương Ngũ hành - không thể là một tư duy dễ dãi, mà phải là sự tổng hợp những gì còn sót lại của nó và biết được một thực tại nào là cơ sở nhận thức đã tạo ra nó. Nền văn minh Lạc Việt với những dấu ấn còn lại trong những giá trị văn hóa truyền thống, có rất nhiều hiện tượng phù hợp với những giá trị nguyên lý của học thuyết này, mà không một nền văn hóa gần gũi nào liên quan có thể có được. Bởi vậy, những giá trị văn hóa phi vật vật thể chính là một bằng chứng rất rõ nét chứng minh cho cội nguồn văn hóa Việt là nền tảng của giá trị văn minh Đông phương cổ.
Nguyễn Vũ Tuấn Anh - Thiên Sứ
Nguồn: An Việt Toàn Cầu
0 comments:
Post a Comment