A. Phong Thủy?
Phong là GIÓ, Thủy là NƯỚC, nghiên cứu Phong Thủy thực chất là nghiên cứu nguồn gió và dòng nước. Muốn làm được việc đó, cần có những cứ liệu chính xác về địa lý cảnh quan, để rồi hoặc tận dụng những điều kiện ưu việt của nó, giúp con người sống ngày một tốt hơn, hoặc khắc chế những yếu tố bất lợi của nó, để giảm bớt tai họa cho cuộc sống của mỗi người.
Ở tầm “vi mô”, các thầy phong thủy hành nghề theo yêu cầu của các gia chủ, họ chỉ xem xét phạm vi chật hẹp của ngôi nhà, thửa đất nho nhỏ của một gia đình, họ chỉ được quan sát môi trường hẹp xung quanh mảnh đất, đường đi lại, dòng sông chẩy qua, mái đình, ngôi chùa ở gần đó, cái cột điện, cây đa truyền sinh khí hay lưu âm khí … rồi ông thầy đưa ra các giải pháp chế ngự hung khí, khai thác sinh khí bằng cách trổ cổng ngõ, đào ao, trồng cây, hoặc có khi chỉ treo trước nhà một tấm gương hay một lá bùa… Ông thầy có thể hiểu, nhưng không thay đổi được vận khí của một vùng đất, của cả làng, cả huyện, cả tỉnh hoặc cả một quốc gia. Thực tế, đã có nhiều thầy giỏi, hành nghề có uy tín, được nhiều người hâm mộ. Nhưng, ta hãy thử nghĩ xem, nếu cả huyện, cả tỉnh hay cả quốc gia của ta bị lụn bại, thì việc bám vào tấm gương hay lá bùa trước cổng, điều hanh thông có đến được với gia đình ta và con cháu ta không?
Ở tầm “vĩ mô”, các nhà nghiên cứu phong thủy địa mạch có tầm nhìn bao quát hơn, rộng hơn và cơ bản hơn. Từ hình dạng đất nước, từ cấu trúc địa hình, dẫy núi, dòng sông… con người phải tận dụng, nhưng phải tôn trọng, làm những việc hợp với nguyên lý khoa học, hợp với thời đại và mang lại lợi ích trường tồn cho đất nước ta, tức là cho mỗi chúng ta.
B - Chiến tranh Phong Thủy
Theo những tài liệu đã tung lên mạng của nhóm Lê Văn Xương từ hàng chục năm trước, thì từ đỉnh Everest cao 8.800m trên dẫy Hymalaya có một đường gân núi cổ sinh uốn lượn, theo biên giới Ấn Độ và Tây Tạng, qua cao nguyên Vân Nam của Trung Quốc, đến đỉnh Fanxipan của dẫy Hoàng Liên Sơn trên nước ta cao 3.341m, mạch núi cổ đi đến vùng Lâm Thao Phú Thọ thì “lặn xuống” và qua con sông Đà uốn lượn, gân núi cổ sinh lại “mọc lên” đỉnh Ba Vì cao 1.226m. Gân núi này uốn lượn theo hình một con Rồng khổng lồ, đuôi xòe ra ở đồng bằng Bắc Bộ.
Nếu ta gọi Everest là Tổ Sơn, nóc nhà của thế giới, nơi tiếp nhận linh khí của Trời, đến đỉnh Fanxipan của dẫy Hoàng Liên Sơn là Thái Sơn, nơi thụ Linh khí truyền vào đất nước ta, thì Ba Vì là Trấn Sơn, hòn núi đứng gác non sông. Quanh Trấn Sơn Ba Vì còn có các dẫy núi khác quây lại (gọi là núi chầu Thiếu Sơn) như Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Hoàng Liên Sơn, Sông Đà, Tam Đảo và Trường Sơn. Chạy theo các dẫy Núi chầu này là các dòng Sông Tụ: đó là Sông Hồng, sông Chẩy, sông Lô, sông Đà, sông Thao…. gặp nhau ở Việt Trì rồi tỏa xuống, đưa nước vào nuôi sống cả đồng bằng Bắc Bộ.
Quả vậy, Ba Vì là Trấn Sơn, hòn núi đứng gác non sông, gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, với bao truyền thuyết đáng ghi nhớ. Không phải vô cớ mà cách đây 1200 năm, thầy phong thủy Cao Biền, quan Thái thú của vua Đường Y Tôn đã phát hiện ra các huyệt đạo quan trọng và đã cố công trấn yểm để diệt hiền tài của nước ta, nhưng vẫn bị bó tay với Ba Vì. Trước mặt Ba Vì ở khoảng cách 26 km là Hồ Tây mênh mông, nơi tụ linh khí tỏa ra từ đỉnh Ba Vì, là Minh đường lớn và chính Cao Biền đã gọi Hồ Tây là Não thủy (xưa kia còn có tên là hồ Dâm Đàm, hồ Xác Cáo, hồ Kim Ngưu…) ở đó có những mạch nước thông với sông Hồng, nên những lúc nước sông Hồng dâng cao vẫn có bọt sủi và xung quanh Hồ Tây, đặc biệt khu vực Tây Hồ Tây thuộc phường Xuân La ngày nay, vẫn còn những địa danh cổ rất lạ như sông Thiên Phù (Trời giúp) Đình Bái Ân, Chùa Bái Ân (tạ ơn Trời), ở hồ Tây đã từng nhiều lần xẩy ra hiện tượng Long quyển thủy (rồng cuốn nước). Năm 1010 Vua Lý Thái Tổ dời đô về và đặt tên Thăng Long chính vì lẽ đó.
Chưa hết, từ Ba Vì ra đến cảng Vân Đồn thì đuôi rồng lặn xuống nước, nên nơi đó có tên là vịnh Hạ Long, rồi đường gân đi xa mãi, xa mãi đến vịnh Mindanao ở Philipin sâu gần 11.000m. Ta cũng biết rằng nhiều ngàn năm qua người Hán từ Tây Bắc Trung Hoa tràn xuống xâm chiếm và đồng hóa các dân tộc Bách Việt ở phía Nam sông Trường Giang, nhưng đến đồng bằng Bắc Bộ có cấu trúc núi chầu sông tụ và có trấn Sơn Ba Vì thì họ bó tay. Một ngàn năm Bắc thuộc mà họ không đồng hóa nổi chúng ta cũng vì đặc điểm cấu trúc phong thủy này.
Người Hán có nguồn gốc ở Tây Bắc nước Trung Hoa tràn xuống Phương Nam, họ có tham vọng vô cùng lớn. Họp đã thôn tính được các dân tộc Bách Việt ở Nam Trường Giang. Năm 1914, nhà Thanh thôn tính được quốc gia Tây Tạng và hôm nay họ biết họ không đồng hóa được Tạng Tộc thì họ tàn sát cho đến người Tạng cuối cùng và hôm nay họ xâm lấn các tỉnh biên giới, họ khai thác Bauxite để phá Tây Nguyên và từ năm 1974 đến nay họ không ngừng gây sự với ta để chiếm Hoàng Sa Trường Sa, đồng thời uy hiếp Philipin cũng vì kho của cải vô giá ở Biển Đông.
Các sự kiện trên Biển Đông hôm nay. Những phản ứng mới nhất của Philippin và cộng đồng Đông Nam Á gần đây đang phản ánh cuộc chiến đấu nghiêm trọng, mà Việt Nam đang là yết hầu của cuộc chiến này, nếu TQ “thắt cổ” được Việt Nam là Trung Quốc nuốt gọn Đông Nam Á.
Nếu ta coi Trái đất là một cơ thể sống hoàn chỉnh, thì “đường gân” từ đỉnh Everest nóc nhà thế giới đến đáy vịnh Mindanao là bộ xương sống giữ cho hình dạng trái đất không bị biến dạng, không bị bóp méo và bởi vậy, con người mới có cuộc sống yên ổn, không phải nơm nớp lo sợ động đất, sóng thần, lở núi...cùng nhiều tai họa khác.
Cũng trên nguyên lý đó, nếu ta coi vùng núi cổ sinh Ba Vì là hòn núi đứng gác non sông có trên 250 triệu năm với lịch sử giữ nước của dân tộc ta cũng như thảm thực vật đa dạng và quý hiếm của nơi đây, thì ta ý thức được đồng bằng Bắc Bộ “non trẻ” có thể tồn tại được, có thể duy trì cuộc sống cho con người mãi mãi cũng nhờ vùng đá cổ sinh này.
Bởi vậy, đào núi Ba Vì lên để đào vàng hay làm bất cứ chuyện gì đều động chạm thô bạo đến “cái lõi” giữ cho đất nước ổn định, là là phá hoại an ninh đất nước.
C- Những Kiến nghị
Khái niệm về Công viên địa chất Geopark đã được thế giới định nghĩa, đầu tiên phải là một vùng có những di sản địa chất có giá trị khoa học, là một vùng có cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và có thảm thực vật đa dạng sinh học. Việt Nam chúng ta đã có Công viên địa chất cao nguyên Đồng Văn được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu. Nếu trong Hội nghị quốc tế về Công viên địa chất tổ chức từ ngày 16 đến 24/7 -2011 tại Hà Nội, ta được UNESCO công nhận Ba Vì là Công viên địa chất thứ hai, thì Hà Nội sẽ vinh dự được đầu tư Ba Vì thành một đô thị du lịch.
Để có thể có được một công viên địa chất toàn cầu, có giá trị về bảo tồn di sản văn hóa, lại có sức hấp dẫn khách du lịch, phải có một nghiên cứu tổng thể, phân loại, đánh giá, không chấp nhận kiểu tự phát, xô bồ, mạnh ai người đó làm như hiện nay.
1 - Khu vực Rừng Quốc gia Ba Vì là khu vực bảo tồn cấp nhà nước, không chấp nhận cho bất cứ một nhóm tư nhân nào chiếm làm của riêng. Phải ngừng ngay và cấm hẳn việc cho xe ủi đất đào bới khu vực Rừng Quốc Gia đồng thời, cần phải dừng ngay việc xây dựng tháp Báo Thiên ở trên đỉnh núi, việc đó sẽ dẫn tới sự thất thoát linh khí.
2 - Thành phố Hà Nội cần tận dụng những kết quả đã dầy công nghiên cứu khoa học của PGS.TS Tạ Hòa Phương và các cộng sự chuyên ngành địa chất, để cùng đề xuất trong Hội nghị Quốc tế vào tháng 7 tới, tổ chức tham quan, khảo sát… quyết giành được sự chấp thuận của UNESCO cho xây dựng Ba Vì thành một công viên địa chất cấp quốc tế để phục vụ nghiên cứu khoa học và kinh tế du lịch.
4- Về mặt Quy hoạch & Kiến trúc, rất nhiều nhà nghiên cứu đặt câu hỏi rằng Đà Lạt cách xa TP Hồ Chí Minh những 300 km, mà có thể trở thành một thành phố nghỉ dưỡng đẹp, mang phong cách Châu Âu, thu hút khách du lịch khắp nước, thì tại sao Hà Nội có Sóc Sơn, Ba Vì mà tại sao không thể tạo thành một “Thành phố xanh” hay gọi là “Đà Lạt sát bên Thủ đô” với các loại hình du lịch sinh thái (của người Mường) và du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh (của người Dao với 300 loài cây thuốc quý và nghề chữa bệnh truyền thống mà không nơi nào có thể tìm thấy được).
5 - Đã đến lúc, người hưởng thụ ý thức được niềm hạnh phúc được sống hòa mình trong thiên nhiên với những ngôi nhà xinh xắn, vật liệu rẻ tiền, dễ kiếm, với những thảm thực vật đa dạng và cây cỏ phong phú. Để có giá trị văn hóa sâu sắc và để thực sự thu hút được sự hâm mộ của đại đa số khách du lịch tham quan trong nước và bạn bè quốc tế, việc xây dựng, hình mẫu kiến trúc… không thể tùy tiện, mạnh ai người đó làm như đang xẩy ra.
Vừa qua, Hội KTS Việt Nam đã thành lập Hội đồng KIẾN TRÚC XANH, rất hy vọng Hội sẽ phát động các cuộc thi làm quy hoạch và sẽ lựa chọn hình mẫu kiến trúc, xây dựng thử một khu vực hoàn chỉnh…
Tóm lại, để chung sức đóng góp bảo vệ toàn bộ Khu vực và Vườn Quốc gia Ba Vì, khu đất linh thiêng quan trọng nhất của đất nước, nơi còn có tên là TRẤN SƠN – hòn núi đứng gác non sông. Nơi ấy là địa điểm quan trọng, liên quan đến vận mệnh của đất nước, nên quy hoạch và xây dựng Ba Vì phải được nghiên cứu thận trọng và phải được các cơ quan chuyên môn nghiên cứu và Chính phủ ra quyết định.
0 comments:
Post a Comment