Bạn đổ ra một đống tiền để trang bị cho phòng nghe một hệ thống rạp hát gia đình hoành tráng, nhưng chất lượng nó mang lại chẳng khá hơn bộ dàn “cỏ” nhà hàng xóm chẳng là bao. Nguyên nhân có thể là tại phòng nghe chưa đạt tiêu chuẩn, hay bạn mua phải những cặp loa “dởm” hay đấu loa chưa cân bằng.
1. TV lớn
Một nguyên nhân khiến người tới thăm quan rạp hát của bạn cảm thấy choáng ngợp và khi âm thanh và hình ảnh hiện lên, người ta lắc đầu ngán ngẩm là TV quá lớn. Đương nhiên là ai cũng thích TV to, tuy nhiên, không phải TV lớn là thích hợp với mọi phòng nghe. Thông thường, khoảng cách tối thiểu giữa TV và người xem bằng 2-2,5 lần chiều rộng của màn hình TV. Nói một cách khác, nếu sở hữu một TV 34 inch thì bạn phải ngồi cách màn hình khoảng 7 feet (tương đương 2 mét). Như vậy, nếu phòng nghe của bạn nhỏ thì không nên sắm TV to mà nếu phòng nghe lớn, TV cũng lớn thì không nên xếp vị trí ngồi nghe quá xa.
2. Phòng nghe có nhiều cửa sổ
Phòng có nhiều cửa sổ thì thoáng khí và có lợi cho sức khỏe, nhưng đó không phải là một phòng nghe lý tưởng. Căn phòng lý tưởng để làm rạp hát gia đình phải giống như rạp hát, nghĩa là không cần nhiều cửa sổ và có nhiều rèm. Rèm cửa có tác dụng hạn chế hiện tượng dội âm.
3. Mua loa đắt tiền mà chất lượng không cao
Nếu chỉ bỏ ra một khoản ngân sách hạn chế cho việc mua loa và nhận được chất lượng tương ứng với số tiền bỏ ra thì đúng là “tiền nào của nấy”. Nhưng có những người bỏ ra đến hàng nghìn USD cho một cặp loa mà chất lượng âm thanh không bằng bộ loa “cỏ” của nhà hàng xóm thì thật là “nóng mặt”. Vấn đề ở chỗ không phải loa đắt tiền đã là loa tốt. Muốn mua được loa tốt, trước hết bạn phải nghe thử. Mang CD hay DVD của mình đi và so sánh chất lượng của từng cặp loa một. Chọn đôi loa nào theo ý mình, ý kiến người khác chỉ là để tham khảo.
4. Mức âm lượng không cân bằng
Sau khi kết nối và đặt loa vào vị trí, bạn bắt đầu khởi động hệ thống, nhưng chẳng âm nào ra âm nào: Loa siêu trầm thì quá to, các đoạn hội thoại lại quá nhỏ, hiệu ứng âm thanh thì quá thấp. Điều này xử lý rất đơn giản.
Phần lớn các receiver trong hệ thống rạp hát gia đình đều có chế độ tự setup. Theo đó, bạn phải cung cấp cho nó các thong tin như khoảng cách giữa các loa với nhau, khoảng cách giữa loa với vị trí ngồi nghe. Receiver sẽ dựa vào đó mà điều chỉnh âm thanh. Tuy nhiên, sau khi hoàn tất bạn phải chú ý nghe thử để điều chỉnh lại nếu cần.
5. Chưa đọc kỹ hướng dẫn sử dụng
Nếu bạn nghĩ những việc cài đặt là đơn giản thì bạn đã nhầm. Hệ thống nào cũng tuân theo một quy tắc chung nhưng cũng có những quy tắc riêng của nó. Người khôn ngoan lúc nào cũng phải “xem kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”, làm quen với các tính năng và kết nối trước khi bắt đầu cài đặt.
6. Mua nhãn hiệu chứ không phải theo nhu cầu
Nhiều người cho rằng nhãn hiệu quyết định chất lượng, điều này hoàn toàn sai lầm. Trong những thời điểm khác nhau, mỗi hãng có một sản phẩm “đinh” được thị trường đánh giá cao. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là sản phẩm nào của hãng cũng tốt.
Khi đi mua những thiết bị này, bạn không nên đặt tiêu chí nhãn hiệu lên hàng đầu mà phải cân đối giữa những vấn đề giá cả, chất lượng và nhu cầu. Giá cao không có nghĩa là thiết bị “ngon” cũng như đồ “ngon” chưa chắc đã phù hợp với thị hiếu của mình.
7. Loằng ngoằng dây nối
Mỗi khi có thêm một thiết bị mới là bạn lại phải thêm một đoạn dây mới. Theo thời gian, dây nối của bạn ngày càng nhiều thêm và lắm lúc chủ nhân của nó chẳng còn biết dây nào là của thiết bị nào.
Để tránh tình trạng lộn xộn trên, bạn nên chú ý không để dân dẫn của mình quá dài, chỉ đủ nối từ nguồn phát tới loa. Sử dụng màu sắc để phân biệt dây nọ với dây kia khi phòng nghe có quá nhiều thiết bị.
8. Sử dụng dây dẫn rẻ tiền
Dây dẫn là một phần tương đối quan trọng trong hệ thống rạp hát ra đình. Mỗi chi tiết nhỏ của dây sẽ góp phần tái tạo âm thanh một cách khác nhau. Những dây thanh mảnh, được quấn sơ sài sẽ không đủ khả năng truyền tải toàn bộ hiệu ứng âm thanh. Trong khi đó, các đoạn dây to bản, xù xì hình thức “kém” thì lại “chất” hơn.
1. TV lớn
Một nguyên nhân khiến người tới thăm quan rạp hát của bạn cảm thấy choáng ngợp và khi âm thanh và hình ảnh hiện lên, người ta lắc đầu ngán ngẩm là TV quá lớn. Đương nhiên là ai cũng thích TV to, tuy nhiên, không phải TV lớn là thích hợp với mọi phòng nghe. Thông thường, khoảng cách tối thiểu giữa TV và người xem bằng 2-2,5 lần chiều rộng của màn hình TV. Nói một cách khác, nếu sở hữu một TV 34 inch thì bạn phải ngồi cách màn hình khoảng 7 feet (tương đương 2 mét). Như vậy, nếu phòng nghe của bạn nhỏ thì không nên sắm TV to mà nếu phòng nghe lớn, TV cũng lớn thì không nên xếp vị trí ngồi nghe quá xa.
2. Phòng nghe có nhiều cửa sổ
Phòng có nhiều cửa sổ thì thoáng khí và có lợi cho sức khỏe, nhưng đó không phải là một phòng nghe lý tưởng. Căn phòng lý tưởng để làm rạp hát gia đình phải giống như rạp hát, nghĩa là không cần nhiều cửa sổ và có nhiều rèm. Rèm cửa có tác dụng hạn chế hiện tượng dội âm.
3. Mua loa đắt tiền mà chất lượng không cao
Nếu chỉ bỏ ra một khoản ngân sách hạn chế cho việc mua loa và nhận được chất lượng tương ứng với số tiền bỏ ra thì đúng là “tiền nào của nấy”. Nhưng có những người bỏ ra đến hàng nghìn USD cho một cặp loa mà chất lượng âm thanh không bằng bộ loa “cỏ” của nhà hàng xóm thì thật là “nóng mặt”. Vấn đề ở chỗ không phải loa đắt tiền đã là loa tốt. Muốn mua được loa tốt, trước hết bạn phải nghe thử. Mang CD hay DVD của mình đi và so sánh chất lượng của từng cặp loa một. Chọn đôi loa nào theo ý mình, ý kiến người khác chỉ là để tham khảo.
4. Mức âm lượng không cân bằng
Sau khi kết nối và đặt loa vào vị trí, bạn bắt đầu khởi động hệ thống, nhưng chẳng âm nào ra âm nào: Loa siêu trầm thì quá to, các đoạn hội thoại lại quá nhỏ, hiệu ứng âm thanh thì quá thấp. Điều này xử lý rất đơn giản.
Phần lớn các receiver trong hệ thống rạp hát gia đình đều có chế độ tự setup. Theo đó, bạn phải cung cấp cho nó các thong tin như khoảng cách giữa các loa với nhau, khoảng cách giữa loa với vị trí ngồi nghe. Receiver sẽ dựa vào đó mà điều chỉnh âm thanh. Tuy nhiên, sau khi hoàn tất bạn phải chú ý nghe thử để điều chỉnh lại nếu cần.
5. Chưa đọc kỹ hướng dẫn sử dụng
Nếu bạn nghĩ những việc cài đặt là đơn giản thì bạn đã nhầm. Hệ thống nào cũng tuân theo một quy tắc chung nhưng cũng có những quy tắc riêng của nó. Người khôn ngoan lúc nào cũng phải “xem kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”, làm quen với các tính năng và kết nối trước khi bắt đầu cài đặt.
6. Mua nhãn hiệu chứ không phải theo nhu cầu
Nhiều người cho rằng nhãn hiệu quyết định chất lượng, điều này hoàn toàn sai lầm. Trong những thời điểm khác nhau, mỗi hãng có một sản phẩm “đinh” được thị trường đánh giá cao. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là sản phẩm nào của hãng cũng tốt.
Khi đi mua những thiết bị này, bạn không nên đặt tiêu chí nhãn hiệu lên hàng đầu mà phải cân đối giữa những vấn đề giá cả, chất lượng và nhu cầu. Giá cao không có nghĩa là thiết bị “ngon” cũng như đồ “ngon” chưa chắc đã phù hợp với thị hiếu của mình.
7. Loằng ngoằng dây nối
Mỗi khi có thêm một thiết bị mới là bạn lại phải thêm một đoạn dây mới. Theo thời gian, dây nối của bạn ngày càng nhiều thêm và lắm lúc chủ nhân của nó chẳng còn biết dây nào là của thiết bị nào.
Để tránh tình trạng lộn xộn trên, bạn nên chú ý không để dân dẫn của mình quá dài, chỉ đủ nối từ nguồn phát tới loa. Sử dụng màu sắc để phân biệt dây nọ với dây kia khi phòng nghe có quá nhiều thiết bị.
8. Sử dụng dây dẫn rẻ tiền
Dây dẫn là một phần tương đối quan trọng trong hệ thống rạp hát ra đình. Mỗi chi tiết nhỏ của dây sẽ góp phần tái tạo âm thanh một cách khác nhau. Những dây thanh mảnh, được quấn sơ sài sẽ không đủ khả năng truyền tải toàn bộ hiệu ứng âm thanh. Trong khi đó, các đoạn dây to bản, xù xì hình thức “kém” thì lại “chất” hơn.
Đức Thanh
Theo Số hóa
Theo Số hóa
0 comments:
Post a Comment