Giấc đêm bị “xé nát” vì con không chịu ngủ ngoan là nỗi kinh hoàng của những ông bố bà mẹ “vừa lên chức”.
Bạn có biết, chỉ cần bỏ công huấn luyện bé một chút, buổi đêm cha mẹ sẽ đỡ vất vả hơn nhiều?
Em bé nên ngủ bao nhiêu?
Trước hết bạn cần hiểu, bé ngủ “trọn giấc” không có nghĩa là ngủ một mạch từ tối cho đến tận bình minh. Cữ ngủ của bé thay đổi theo lứa tuổi.
Con tầm 2 tháng tuổi, bạn sẽ nhận thấy rằng bé không còn thức suốt đêm như dạo trong tháng nữa, chỉ tỉnh giấc 1-2 lần để ăn. 4 tháng tuổi, hầu hết các bé có thể ngủ liền 8 tiếng mà không cần thức dậy ăn sữa. Đến tuổi ăn dặm (6 tháng) giấc đêm của bé có thể còn dài hơn, 8 đến 10 tiếng.
Nhưng ngay cả khi bé nhà bạn không ngủ đến 10 tiếng, bạn vẫn luyện được cho bé ngủ trong khoảng thời gian dài tối đa có thể.
Ban ngày là thời gian để chơi
Để bé có giấc ngủ ngon hàng đêm, bạn cần lên kế hoạch chu đáo từ lúc ban ngày. Hãy cố gắng tách bạch ngày và đêm rõ ràng cho bé. Ban ngày là thời gian để chơi, bạn nên duy trì các tác nhân gây kích thích để bé không buồn ngủ. Ngay cả trong cữ ngủ ngắn ban ngày, vẫn nên có tác nhân kích thích như phòng sáng hơn, bé ngủ trong không gian đừng quá yên tĩnh.
Với giấc ngủ đêm, cha mẹ nên giữ phòng tối, nếu cần chút ánh sáng bạn chỉ nên để đèn ngủ nấc nhỏ nhất, hạn chế tối đa các tác nhân kích thích như ánh sáng, tiếng ồn. Khi phải thay bỉm cho bé lúc nửa đêm, hãy nhẹ nhàng và hạn chế các thao tác hết mức có thể. Như vậy bé sẽ hiểu, đây là thời gian ngủ và chẳng ai nên thức dậy chơi ầm ĩ làm gì.
“Thủ tục” mỗi tối
Các việc làm trở thành thói quen mỗi tối sẽ là dấu hiệu cho bé thấy sắp đến giờ đi ngủ. Nếu hàng ngày trước giờ ngủ bé đều trải qua các việc như tắm, ti bình, nghe mẹ đọc sách, được mẹ đưa nôi v.v., thì khi thực hiện những công việc ấy, bé sẽ hiểu: “À, sắp đến lúc đi ngủ rồi”.
Em bé sẽ quen dần với nề nếp sinh hoạt cha mẹ thiết lập, tới nỗi khi buồn ngủ, được bố mẹ đặt vào gường, bé cảm thấy rất thư giãn và tự mình chìm dần vào giấc ngủ.
Lưu ý :
Một “kỹ nghệ” quan trọng luyện cho con ngủ ngoan là đừng đặt bé vào cũi khi bé đã ngủ say. Hãy làm việc đó sớm hơn, từ khi mi mắt bé đã nặng trĩu vì cơn buồn ngủ đang đến cực gần. Cách đó, bé biết tự dỗ giấc bản thân. Và nửa đêm dù có tỉnh bé vẫn biết tự xoay xở để quay về thế giới thần tiên mà không cần khóc hay làm phiền đến bạn.
Bạn có biết, chỉ cần bỏ công huấn luyện bé một chút, buổi đêm cha mẹ sẽ đỡ vất vả hơn nhiều?
Em bé nên ngủ bao nhiêu?
Trước hết bạn cần hiểu, bé ngủ “trọn giấc” không có nghĩa là ngủ một mạch từ tối cho đến tận bình minh. Cữ ngủ của bé thay đổi theo lứa tuổi.
Con tầm 2 tháng tuổi, bạn sẽ nhận thấy rằng bé không còn thức suốt đêm như dạo trong tháng nữa, chỉ tỉnh giấc 1-2 lần để ăn. 4 tháng tuổi, hầu hết các bé có thể ngủ liền 8 tiếng mà không cần thức dậy ăn sữa. Đến tuổi ăn dặm (6 tháng) giấc đêm của bé có thể còn dài hơn, 8 đến 10 tiếng.
Nhưng ngay cả khi bé nhà bạn không ngủ đến 10 tiếng, bạn vẫn luyện được cho bé ngủ trong khoảng thời gian dài tối đa có thể.
Ban ngày là thời gian để chơi
Để bé có giấc ngủ ngon hàng đêm, bạn cần lên kế hoạch chu đáo từ lúc ban ngày. Hãy cố gắng tách bạch ngày và đêm rõ ràng cho bé. Ban ngày là thời gian để chơi, bạn nên duy trì các tác nhân gây kích thích để bé không buồn ngủ. Ngay cả trong cữ ngủ ngắn ban ngày, vẫn nên có tác nhân kích thích như phòng sáng hơn, bé ngủ trong không gian đừng quá yên tĩnh.
Với giấc ngủ đêm, cha mẹ nên giữ phòng tối, nếu cần chút ánh sáng bạn chỉ nên để đèn ngủ nấc nhỏ nhất, hạn chế tối đa các tác nhân kích thích như ánh sáng, tiếng ồn. Khi phải thay bỉm cho bé lúc nửa đêm, hãy nhẹ nhàng và hạn chế các thao tác hết mức có thể. Như vậy bé sẽ hiểu, đây là thời gian ngủ và chẳng ai nên thức dậy chơi ầm ĩ làm gì.
“Thủ tục” mỗi tối
Các việc làm trở thành thói quen mỗi tối sẽ là dấu hiệu cho bé thấy sắp đến giờ đi ngủ. Nếu hàng ngày trước giờ ngủ bé đều trải qua các việc như tắm, ti bình, nghe mẹ đọc sách, được mẹ đưa nôi v.v., thì khi thực hiện những công việc ấy, bé sẽ hiểu: “À, sắp đến lúc đi ngủ rồi”.
Em bé sẽ quen dần với nề nếp sinh hoạt cha mẹ thiết lập, tới nỗi khi buồn ngủ, được bố mẹ đặt vào gường, bé cảm thấy rất thư giãn và tự mình chìm dần vào giấc ngủ.
Lưu ý :
Một “kỹ nghệ” quan trọng luyện cho con ngủ ngoan là đừng đặt bé vào cũi khi bé đã ngủ say. Hãy làm việc đó sớm hơn, từ khi mi mắt bé đã nặng trĩu vì cơn buồn ngủ đang đến cực gần. Cách đó, bé biết tự dỗ giấc bản thân. Và nửa đêm dù có tỉnh bé vẫn biết tự xoay xở để quay về thế giới thần tiên mà không cần khóc hay làm phiền đến bạn.
Huyền Anh
Theo Sức khỏe
Theo Sức khỏe
0 comments:
Post a Comment