Vấn đề an ninh một lần nữa trở nên nhức nhối với quốc gia đăng cai vòng chung kết Cup bóng đá thế giới năm nay, sau sự cố khiến 16 người bị thương hôm qua.
Tình trạng hỗn loạn diễn ra bên ngoài sân Makhulong, ở ngoại ô Johannesburg ngay trước trận giao hữu Nigeria - Bắc Triều Tiên, khi các fan tìm mọi cách chen lấn và giẫm đạp lên nhau để vào sân xem cầu thủ hai bên thi đấu. Trong số 16 người bị thương, có một cảnh sát đang rơi vào tình trạng nguy kịch.
Đây là trận đấu mà FIFA in vé miễn phí để phát cho các CĐV. Nhưng số lượng phát ra chỉ có hạn, với 12.000 vé tương đương sức chứa của sân đấu nhỏ bé này, và không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân địa phương, cũng như các CĐV của hai đội bóng. Sự tắc trách trong khâu tổ chức, phát vé vào cổng cũng góp phần khiến mọi việc nằm ngoài tầm kiểm soát.
"Khi đám đông đang tập trung chờ phát vé gần cổng, thì cổng vào sân đột nhiên mở ra và mọi người ngay lập tức tràn lên, chen lấn, xô đẩy, giẫm đạp lên nhau, gây nên trình trạng hỗn loạn", Eugene Opperman, phát ngôn viên của cảnh sát sở tại, thuật lại nguồn cơn vụ việc. Ông cũng cho biết rằng hàng trăm CĐV cầm các bản photo vé thật đã cố tình chen lấn xô đẩy để vào sân sau khi trận đấu bắt đầu.
Giữa đám đông hỗn loạn, rất nhiều người khoác áo đấu Nigeria và Nam Phi đã ngã xuống rồi bị giẫm lên. Japhta Mombelo, một CĐV Nam Phi với gương mặt đầm đìa máu, nhấn mạnh tới cách làm việc vô trách nhiệm và thái độ bàng quan của cảnh sát: "Tôi đang xếp hàng chờ lấy vé thì bị xô đẩy rồi ngã xuống và rồi bị giẫm lên người . Đám đông như phát rồ. Cảnh sát bảo tôi ngồi lại đây và họ sẽ cho xe cứu thương tới, nhưng đến giờ, tôi vẫn đang chờ đợi".
Theo lời CĐV này, màn giẫm đạp đầu tiên xảy ra khi cửa mở để các fan vào sân. Cảnh sát nhanh chóng đóng cửa sân, nhưng khi họ mở lại, tình trạng hỗn loạn lại tái diễn và thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Dù cảnh sát một lần nữa nhanh chóng đóng cửa, rất đông người đã ngã xuống và bị đám đông đè qua.
"Tôi cứ nghĩ rằng mình sắp chết đến nơi khi nằm bẹp dí dưới chân đám đông", Princess Mbali, một CĐV khoác áo đấu màu xanh của đội chủ nhà Nam Phi tỏ thái độ gay gắt với cảnh sát. "Họ chẳng nói gì, làm gì, cảnh sát dường như chỉ đến sân và xem trận đấu. Làm sao họ có thể yên ổn xem trận đấu như thế khi chúng tôi, các CĐV, đang bị thương? Tôi có lẽ đã bị gãy xương sườn. Chẳng cảnh sát nào buồn động tay giúp đỡ, dù chúng tôi đều là người Nam Phi".
FIFA và Ban tổ chức World Cup 2010 không thừa nhận trách nhiệm trong sự cố này với lý lẽ đây là trận giao hữu và tuyển Nigeria, trong vai trò chủ nhà của trận đấu, mới là phía chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh. "Trận giao hữu này không liên quan tới công tác tổ chức cho World Cup 2010 mà FIFA cũng như ban tổ chức nước chủ nhà đang rất tự tin vào chất lượng và sự an toàn", thông cáo của FIFA có đoạn viết.
Sân Makhulong không nằm trong số các địa điểm phục vụ cho World Cup. Sân này chỉ có tường bao quanh cùng những cánh cổng to, chứ không có loại cổng quay chuyên dụng cho khâu soát vé và cũng không có ghế ngồi. Người vào xem phải ngồi trên các bậc tam cấp bằng bê tông. Khi trận đấu giữa Nigeria và Bắc Triều Tiên vào hiệp hai, một rào chắn trong sân đổ sập, khiến trọng tài phải cho hoãn 5 phút.
"Chúng tôi đã lên kế hoạch an ninh cho trận đấu", Hangwani Mulaudzi, người đứng đầu bộ phận an ninh trong trận đấu cho biết. "Chúng tôi cứ nghĩ đây chỉ là một nơi xa xôi hẻo lánh và không lường trước được số lượng quá lớn người hâm mộ quan tâm tới trận đấu".
Cảnh hỗn loạn giẫm đạp lên nhau bên lề các trận đấu bóng đá không phải là chuyện lạ ở châu Phi. Năm ngoái, Liên đoàn bóng đá Bờ Biển Ngà cũng bị phạt nặng gần 50.000 USD vì sự cố khiến 22 người bị giẫm đạp tới chết trong trận vòng loại World Cup 2010.
Tình trạng hỗn loạn diễn ra bên ngoài sân Makhulong, ở ngoại ô Johannesburg ngay trước trận giao hữu Nigeria - Bắc Triều Tiên, khi các fan tìm mọi cách chen lấn và giẫm đạp lên nhau để vào sân xem cầu thủ hai bên thi đấu. Trong số 16 người bị thương, có một cảnh sát đang rơi vào tình trạng nguy kịch.
Đây là trận đấu mà FIFA in vé miễn phí để phát cho các CĐV. Nhưng số lượng phát ra chỉ có hạn, với 12.000 vé tương đương sức chứa của sân đấu nhỏ bé này, và không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân địa phương, cũng như các CĐV của hai đội bóng. Sự tắc trách trong khâu tổ chức, phát vé vào cổng cũng góp phần khiến mọi việc nằm ngoài tầm kiểm soát.
"Khi đám đông đang tập trung chờ phát vé gần cổng, thì cổng vào sân đột nhiên mở ra và mọi người ngay lập tức tràn lên, chen lấn, xô đẩy, giẫm đạp lên nhau, gây nên trình trạng hỗn loạn", Eugene Opperman, phát ngôn viên của cảnh sát sở tại, thuật lại nguồn cơn vụ việc. Ông cũng cho biết rằng hàng trăm CĐV cầm các bản photo vé thật đã cố tình chen lấn xô đẩy để vào sân sau khi trận đấu bắt đầu.
Giữa đám đông hỗn loạn, rất nhiều người khoác áo đấu Nigeria và Nam Phi đã ngã xuống rồi bị giẫm lên. Japhta Mombelo, một CĐV Nam Phi với gương mặt đầm đìa máu, nhấn mạnh tới cách làm việc vô trách nhiệm và thái độ bàng quan của cảnh sát: "Tôi đang xếp hàng chờ lấy vé thì bị xô đẩy rồi ngã xuống và rồi bị giẫm lên người . Đám đông như phát rồ. Cảnh sát bảo tôi ngồi lại đây và họ sẽ cho xe cứu thương tới, nhưng đến giờ, tôi vẫn đang chờ đợi".
Theo lời CĐV này, màn giẫm đạp đầu tiên xảy ra khi cửa mở để các fan vào sân. Cảnh sát nhanh chóng đóng cửa sân, nhưng khi họ mở lại, tình trạng hỗn loạn lại tái diễn và thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Dù cảnh sát một lần nữa nhanh chóng đóng cửa, rất đông người đã ngã xuống và bị đám đông đè qua.
"Tôi cứ nghĩ rằng mình sắp chết đến nơi khi nằm bẹp dí dưới chân đám đông", Princess Mbali, một CĐV khoác áo đấu màu xanh của đội chủ nhà Nam Phi tỏ thái độ gay gắt với cảnh sát. "Họ chẳng nói gì, làm gì, cảnh sát dường như chỉ đến sân và xem trận đấu. Làm sao họ có thể yên ổn xem trận đấu như thế khi chúng tôi, các CĐV, đang bị thương? Tôi có lẽ đã bị gãy xương sườn. Chẳng cảnh sát nào buồn động tay giúp đỡ, dù chúng tôi đều là người Nam Phi".
FIFA và Ban tổ chức World Cup 2010 không thừa nhận trách nhiệm trong sự cố này với lý lẽ đây là trận giao hữu và tuyển Nigeria, trong vai trò chủ nhà của trận đấu, mới là phía chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh. "Trận giao hữu này không liên quan tới công tác tổ chức cho World Cup 2010 mà FIFA cũng như ban tổ chức nước chủ nhà đang rất tự tin vào chất lượng và sự an toàn", thông cáo của FIFA có đoạn viết.
Sân Makhulong không nằm trong số các địa điểm phục vụ cho World Cup. Sân này chỉ có tường bao quanh cùng những cánh cổng to, chứ không có loại cổng quay chuyên dụng cho khâu soát vé và cũng không có ghế ngồi. Người vào xem phải ngồi trên các bậc tam cấp bằng bê tông. Khi trận đấu giữa Nigeria và Bắc Triều Tiên vào hiệp hai, một rào chắn trong sân đổ sập, khiến trọng tài phải cho hoãn 5 phút.
"Chúng tôi đã lên kế hoạch an ninh cho trận đấu", Hangwani Mulaudzi, người đứng đầu bộ phận an ninh trong trận đấu cho biết. "Chúng tôi cứ nghĩ đây chỉ là một nơi xa xôi hẻo lánh và không lường trước được số lượng quá lớn người hâm mộ quan tâm tới trận đấu".
Cảnh hỗn loạn giẫm đạp lên nhau bên lề các trận đấu bóng đá không phải là chuyện lạ ở châu Phi. Năm ngoái, Liên đoàn bóng đá Bờ Biển Ngà cũng bị phạt nặng gần 50.000 USD vì sự cố khiến 22 người bị giẫm đạp tới chết trong trận vòng loại World Cup 2010.
Phương Minh
Theo VnExpress
Theo VnExpress
0 comments:
Post a Comment