Ông Nguyễn Đức Nghi, PGĐ Công an Hà Nội cho rằng, trong các vụ cháy cao ốc vài chục tầng, không thể trông chờ vào xe thang chữa cháy. Theo ông, ngay cả khi có xe thang 72m (vươn tới tầng 23,24) cũng không “đủ” điều kiện để sử dụng…
Ông Nghi cho rằng, trong lần chữa cháy tại tòa nhà JSC 34 Lê Văn Lương vừa qua, chiến sỹ phòng cháy chữa cháy lên tới tầng 17 bằng thang xe là rất dũng cảm. Bởi lẽ, nếu chân thang không vững có thể gây nguy hiểm cho chính các chiến sĩ phòng cháy chữa cháy.
Theo ông Nghi, hiện Hà Nội có 3 xe thang phòng cháy chữa cháy, trong đó 2 xe có thang cao 32m và 1 xe có thang cao 52m (tương đương tầng 17). TPHCM tuy có xe thang 72m (vươn tới tầng 23, 24) nhưng thực tế lại chưa từng… được sử dụng.
Xe thang 72m (hiện là loại hiện đại nhất) có trọng lượng rất lớn nên khi di chuyển có thể làm hư hỏng đường và ống cống. Xe thang này cũng rất dài nên cũng dễ vướng víu trên đường đi… Thêm nữa, khi sử dụng thang máy vươn cao nên cũng cần mặt bằng rộng cho chân thang để đảm bảo thăng bằng.
Tới đây, thành phố sẽ có những tòa nhà cao 50 - 60 tầng và ông Nghi khẳng định sẽ không có xe thang nào vươn tới được. “Vấn đề không phải là xe thang mà phải là phòng cháy chữa cháy tại chỗ”, ông Nghi nói.
Trở lại vụ cháy tại tòa nhà JSC, ông Nghi cho biết, thiết kế ban đầu, ống xả rác làm bằng kim loại, nhưng sau đó đã thay đổi bằng nhựa composite. Thêm nữa, theo thiết kế cũ, có hệ thống rửa và làm mát ống tự động, nhưng sau đó đã chuyển sang rửa bằng… tay.
Cũng theo ông Nghi, khi Công an thành phố xem xét phê duyệt thiết kế tòa nhà, ống xả rác không phải làm bằng nhựa. Sau này, khi Công an kiểm tra cũng đã phát hiện ống xả này không làm như thiết kế ban đầu.
Công an đã kiến nghị thay ống xả rác tại tòa nhà bằng ống xả rác có chất liệu chống cháy. Đáng tiếc là trong văn bản của công an đã không ghi thời hạn cho việc khắc phục vấn đề này.
Liên quan đến việc Thành lập sở Phòng cháy chữa cháy Hà Nội, ông Nguyễn Đức Nghi cho biết, đề án do sở Công an cùng với sở Nội vụ xây dựng vừa được UBND TP thông qua. Tuần tới đây, đề án sẽ được trình lên Thành ủy Hà Nội cho ý kiến.
Theo đề án, cùng với việc thành lập Sở Phòng cháy chữa cháy Hà Nội, tại mỗi quận huyện cũng sẽ thành lập một phòng phòng cháy chữa cháy. Trong giai đoạn trước mắt sẽ ưu tiên thành lập tại các quận nội thành, các huyện ven đô và các địa phương có khu công nghiệp.
Ông Nghi cho rằng, trong lần chữa cháy tại tòa nhà JSC 34 Lê Văn Lương vừa qua, chiến sỹ phòng cháy chữa cháy lên tới tầng 17 bằng thang xe là rất dũng cảm. Bởi lẽ, nếu chân thang không vững có thể gây nguy hiểm cho chính các chiến sĩ phòng cháy chữa cháy.
Theo ông Nghi, hiện Hà Nội có 3 xe thang phòng cháy chữa cháy, trong đó 2 xe có thang cao 32m và 1 xe có thang cao 52m (tương đương tầng 17). TPHCM tuy có xe thang 72m (vươn tới tầng 23, 24) nhưng thực tế lại chưa từng… được sử dụng.
Xe thang 72m (hiện là loại hiện đại nhất) có trọng lượng rất lớn nên khi di chuyển có thể làm hư hỏng đường và ống cống. Xe thang này cũng rất dài nên cũng dễ vướng víu trên đường đi… Thêm nữa, khi sử dụng thang máy vươn cao nên cũng cần mặt bằng rộng cho chân thang để đảm bảo thăng bằng.
Tới đây, thành phố sẽ có những tòa nhà cao 50 - 60 tầng và ông Nghi khẳng định sẽ không có xe thang nào vươn tới được. “Vấn đề không phải là xe thang mà phải là phòng cháy chữa cháy tại chỗ”, ông Nghi nói.
Trở lại vụ cháy tại tòa nhà JSC, ông Nghi cho biết, thiết kế ban đầu, ống xả rác làm bằng kim loại, nhưng sau đó đã thay đổi bằng nhựa composite. Thêm nữa, theo thiết kế cũ, có hệ thống rửa và làm mát ống tự động, nhưng sau đó đã chuyển sang rửa bằng… tay.
Cũng theo ông Nghi, khi Công an thành phố xem xét phê duyệt thiết kế tòa nhà, ống xả rác không phải làm bằng nhựa. Sau này, khi Công an kiểm tra cũng đã phát hiện ống xả này không làm như thiết kế ban đầu.
Công an đã kiến nghị thay ống xả rác tại tòa nhà bằng ống xả rác có chất liệu chống cháy. Đáng tiếc là trong văn bản của công an đã không ghi thời hạn cho việc khắc phục vấn đề này.
Liên quan đến việc Thành lập sở Phòng cháy chữa cháy Hà Nội, ông Nguyễn Đức Nghi cho biết, đề án do sở Công an cùng với sở Nội vụ xây dựng vừa được UBND TP thông qua. Tuần tới đây, đề án sẽ được trình lên Thành ủy Hà Nội cho ý kiến.
Theo đề án, cùng với việc thành lập Sở Phòng cháy chữa cháy Hà Nội, tại mỗi quận huyện cũng sẽ thành lập một phòng phòng cháy chữa cháy. Trong giai đoạn trước mắt sẽ ưu tiên thành lập tại các quận nội thành, các huyện ven đô và các địa phương có khu công nghiệp.
Cấn Cường
Theo Dân Trí
Theo Dân Trí
0 comments:
Post a Comment