Vào những ngày cuối năm Kỷ Sửu, đang có tình trạng thai phụ đến bệnh viện (BV) yêu cầu được mổ để con mình không phải cầm tinh con cọp!
Theo quan niệm dân gian, người tuổi Dần thường “cao số”, nhất là với con gái. Thế nên ngay từ đầu năm 2009, ở các phòng mạch, BV, các bác sĩ sản khoa đã tiếp nhận nhiều chị em đến khám, muốn canh ngày thụ thai để sinh con năm Kỷ Sửu, không rớt vào năm Canh Dần. Thế nhưng chuyện sinh nở không thể tính trước, nên nhiều người dù có tính toán thì việc thụ thai vẫn không theo ý muốn, thành ra giờ muốn sinh mổ để con mình né tuổi Dần.
"Bác sĩ cứ mổ, tôi chịu trách nhiệm"
Hôm 3.2, một thai phụ 38 tuổi (nhà ở TP.HCM) vào BV Phụ sản Từ Dũ yêu cầu được sinh mổ. Thai phụ khai mang thai được 37 tuần rưỡi, nhưng bác sĩ tiếp nhận kiểm tra lại thì biết được thai nhi chỉ mới khoảng 35 tuần tuổi, nên ngày dự sinh sớm nhất cũng phải mùng 6 Tết âm lịch trở đi. Do vậy, bác sĩ không thể "mổ bắt con" theo yêu cầu, dù thai phụ một mực đòi được sinh trước ngày cuối cùng của năm Kỷ Sửu và "bác sĩ cứ mổ, tôi chịu trách nhiệm". Đến khi bác sĩ giải thích về những tác hại của việc sinh sớm, sinh non tháng thì thai phụ mới thôi đòi "mổ bắt con", nhưng nét mặt rất buồn. "Với trường hợp này, dù thai phụ không nói ra, nhưng chúng tôi biết “ý đồ” của thai phụ là muốn con sinh ra tránh tuổi cọp", một bác sĩ nói.
Một trường hợp khác, sáng 5.2, khoa sản một BV đa khoa ở Q.10, TP.HCM tiếp nhận một thai phụ 25 tuổi (ngụ TP.HCM), mang thai đôi ở tuần thứ 36 cũng vào yêu cầu bác sĩ "mổ bắt con" đúng vào 11 giờ 30 phút ngày 5.2. Bác sĩ V.C (người tiếp nhận thai phụ) nói với chúng tôi: “Mặc dù qua kiểm tra, hai em bé trong bụng mẹ đều khỏe, nước ối bình thường, sức khỏe thai phụ tốt... nhưng chúng tôi vẫn từ chối, không thể mổ theo yêu cầu của thai phụ, vì tuổi thai chỉ mới 36 tuần, nguy cơ sau sinh sức khỏe em bé sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng". Sau khi bị bác sĩ từ chối, thai phụ đã xin lại hồ sơ, kết quả khám để đi nơi khác nhờ "mổ bắt con". "Ngoài việc sinh con trước năm Dần, thì thai phụ này cho rằng con họ nếu sinh ra đúng ngày, giờ mà họ yêu cầu thì sẽ rất tốt, rất hợp với tuổi cha và tuổi mẹ”, bác sĩ V.C nói.
TS-BS Lê Thị Thu Hà, Trưởng phòng Khám thai BV Phụ sản Từ Dũ, TP.HCM, cho biết những ngày gần cuối năm Kỷ Sửu, các bác sĩ sản khoa luôn tiếp nhận những lời đề nghị sinh "mổ bắt con" để né tuổi cọp. "Là nhà chuyên môn, khi tiếp nhận thai phụ chúng tôi phải kiểm ra lại tuổi thai, xem các dấu hiệu chuyển dạ... Trong hầu hết trường hợp chúng tôi phải từ chối đề nghị của các thai phụ, vì thai từ 38 tuần tuổi trở lên mới sinh được”, bác sĩ Hà nói. Còn bác sĩ V.C cho rằng: “Nhiều trường hợp bác sĩ phải từ chối một cách cứng rắn trước những lời yêu cầu của thai phụ, đồng thời giải thích cho họ rõ về nguy cơ bệnh tật xảy ra cho thai nhi nếu sinh non. Bởi thực tế có rất nhiều người tin vào những năm tháng mà họ cho là tốt - xấu, một mực đòi sinh mổ, bắt con chào đời theo ý mình”.
Tương tự, bác sĩ Dương Phương Mai, Trưởng khoa Kế hoạch hóa gia đình BV Từ Dũ, cho biết trong những ca trực vào những ngày cuối năm này, chị cũng nhận được những yêu cầu sinh mổ. Bác sĩ Khúc Minh Thúy, BV Phụ sản Hùng Vương (TP.HCM) kể: “Có người sau khi nghe bác sĩ tư vấn về những rủi ro xảy ra cho bé thì bỏ ý định, nhưng cũng có người tìm nơi khác để nhờ mổ...”.
Hậu quả khôn lường
Theo các bác sĩ, thai từ 38 tuần tuổi (tính từ tuần người mẹ mất kinh, mang thai) trở lên được xem là trưởng thành, nên sinh từ thời điểm này đến 40 tuần đều được. Nếu sinh khi thai nhi dưới 37 tuần gọi là non tháng; nếu trên 42 tuần gọi là thai già tháng. Theo TS-BS Lê Thị Thu Hà: “Em bé sinh ra non tháng sẽ có nguy cơ bệnh lý ở mắt như cận thị, loạn thị, mù, bệnh lý võng mạc; mắc bệnh ở đường hô hấp như suy hô hấp, hay trẻ lớn lên dễ bị tình trạng viêm họng, thở khò khè; mắc bệnh lý đường tiêu hóa, ảnh hưởng việc hấp thu thức ăn do hệ thống tiêu hóa của trẻ sinh non chưa hoàn thiện. Hệ miễn dịch ở trẻ sinh non rất kém, trẻ rất dễ bị nhiễm trùng. Chưa kể trẻ sinh non dễ bị vàng da sơ sinh dẫn đến bệnh lý ở não nguy hiểm...”. Tương tự, bác sĩ Khúc Minh Thúy cũng cảnh báo hai nguy cơ đáng sợ nhất dễ xảy ra với trẻ sinh non là suy hô hấp và nhiễm trùng sơ sinh.
Đáng lưu ý, vào dịp cuối năm khoa sơ sinh của các BV nhi tại TP.HCM cũng thường xuyên tiếp nhận những trẻ bị suy hô hấp sau sinh, phần lớn là những trẻ được sinh mổ. Bác sĩ Tăng Chí Thượng, Giám đốc BV Nhi đồng 1, cảnh báo: “Không chỉ những trẻ sinh non tháng, mà việc sinh "mổ bắt con" ở trẻ đủ tháng cũng khiến trẻ sinh ra dễ bị suy hô hấp. Trẻ được sinh qua đường tự nhiên ít khi bị suy hô hấp hơn vì không bị ứ dịch ở phổi như trẻ sinh mổ”.
"Chính vì vậy mà các nhà chuyên môn khuyên các chị em hãy để bé được sinh ra một cách tự nhiên. Đừng can thiệp, ép trẻ chào đời theo sự suy tính của người lớn để trẻ lớn lên bệnh tật liên miên. Trong cuộc sống có nhiều người được sinh ra vào các ngày, giờ, tháng, năm được cho là rất tốt, hưởng phú quý vinh hoa, nhưng khi lớn lên lại có cuộc sống cơ hàn, khốn khó...", một bác sĩ phụ sản khuyên.
Theo quan niệm dân gian, người tuổi Dần thường “cao số”, nhất là với con gái. Thế nên ngay từ đầu năm 2009, ở các phòng mạch, BV, các bác sĩ sản khoa đã tiếp nhận nhiều chị em đến khám, muốn canh ngày thụ thai để sinh con năm Kỷ Sửu, không rớt vào năm Canh Dần. Thế nhưng chuyện sinh nở không thể tính trước, nên nhiều người dù có tính toán thì việc thụ thai vẫn không theo ý muốn, thành ra giờ muốn sinh mổ để con mình né tuổi Dần.
"Bác sĩ cứ mổ, tôi chịu trách nhiệm"
Hôm 3.2, một thai phụ 38 tuổi (nhà ở TP.HCM) vào BV Phụ sản Từ Dũ yêu cầu được sinh mổ. Thai phụ khai mang thai được 37 tuần rưỡi, nhưng bác sĩ tiếp nhận kiểm tra lại thì biết được thai nhi chỉ mới khoảng 35 tuần tuổi, nên ngày dự sinh sớm nhất cũng phải mùng 6 Tết âm lịch trở đi. Do vậy, bác sĩ không thể "mổ bắt con" theo yêu cầu, dù thai phụ một mực đòi được sinh trước ngày cuối cùng của năm Kỷ Sửu và "bác sĩ cứ mổ, tôi chịu trách nhiệm". Đến khi bác sĩ giải thích về những tác hại của việc sinh sớm, sinh non tháng thì thai phụ mới thôi đòi "mổ bắt con", nhưng nét mặt rất buồn. "Với trường hợp này, dù thai phụ không nói ra, nhưng chúng tôi biết “ý đồ” của thai phụ là muốn con sinh ra tránh tuổi cọp", một bác sĩ nói.
Một trường hợp khác, sáng 5.2, khoa sản một BV đa khoa ở Q.10, TP.HCM tiếp nhận một thai phụ 25 tuổi (ngụ TP.HCM), mang thai đôi ở tuần thứ 36 cũng vào yêu cầu bác sĩ "mổ bắt con" đúng vào 11 giờ 30 phút ngày 5.2. Bác sĩ V.C (người tiếp nhận thai phụ) nói với chúng tôi: “Mặc dù qua kiểm tra, hai em bé trong bụng mẹ đều khỏe, nước ối bình thường, sức khỏe thai phụ tốt... nhưng chúng tôi vẫn từ chối, không thể mổ theo yêu cầu của thai phụ, vì tuổi thai chỉ mới 36 tuần, nguy cơ sau sinh sức khỏe em bé sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng". Sau khi bị bác sĩ từ chối, thai phụ đã xin lại hồ sơ, kết quả khám để đi nơi khác nhờ "mổ bắt con". "Ngoài việc sinh con trước năm Dần, thì thai phụ này cho rằng con họ nếu sinh ra đúng ngày, giờ mà họ yêu cầu thì sẽ rất tốt, rất hợp với tuổi cha và tuổi mẹ”, bác sĩ V.C nói.
TS-BS Lê Thị Thu Hà, Trưởng phòng Khám thai BV Phụ sản Từ Dũ, TP.HCM, cho biết những ngày gần cuối năm Kỷ Sửu, các bác sĩ sản khoa luôn tiếp nhận những lời đề nghị sinh "mổ bắt con" để né tuổi cọp. "Là nhà chuyên môn, khi tiếp nhận thai phụ chúng tôi phải kiểm ra lại tuổi thai, xem các dấu hiệu chuyển dạ... Trong hầu hết trường hợp chúng tôi phải từ chối đề nghị của các thai phụ, vì thai từ 38 tuần tuổi trở lên mới sinh được”, bác sĩ Hà nói. Còn bác sĩ V.C cho rằng: “Nhiều trường hợp bác sĩ phải từ chối một cách cứng rắn trước những lời yêu cầu của thai phụ, đồng thời giải thích cho họ rõ về nguy cơ bệnh tật xảy ra cho thai nhi nếu sinh non. Bởi thực tế có rất nhiều người tin vào những năm tháng mà họ cho là tốt - xấu, một mực đòi sinh mổ, bắt con chào đời theo ý mình”.
Tương tự, bác sĩ Dương Phương Mai, Trưởng khoa Kế hoạch hóa gia đình BV Từ Dũ, cho biết trong những ca trực vào những ngày cuối năm này, chị cũng nhận được những yêu cầu sinh mổ. Bác sĩ Khúc Minh Thúy, BV Phụ sản Hùng Vương (TP.HCM) kể: “Có người sau khi nghe bác sĩ tư vấn về những rủi ro xảy ra cho bé thì bỏ ý định, nhưng cũng có người tìm nơi khác để nhờ mổ...”.
Hậu quả khôn lường
Theo các bác sĩ, thai từ 38 tuần tuổi (tính từ tuần người mẹ mất kinh, mang thai) trở lên được xem là trưởng thành, nên sinh từ thời điểm này đến 40 tuần đều được. Nếu sinh khi thai nhi dưới 37 tuần gọi là non tháng; nếu trên 42 tuần gọi là thai già tháng. Theo TS-BS Lê Thị Thu Hà: “Em bé sinh ra non tháng sẽ có nguy cơ bệnh lý ở mắt như cận thị, loạn thị, mù, bệnh lý võng mạc; mắc bệnh ở đường hô hấp như suy hô hấp, hay trẻ lớn lên dễ bị tình trạng viêm họng, thở khò khè; mắc bệnh lý đường tiêu hóa, ảnh hưởng việc hấp thu thức ăn do hệ thống tiêu hóa của trẻ sinh non chưa hoàn thiện. Hệ miễn dịch ở trẻ sinh non rất kém, trẻ rất dễ bị nhiễm trùng. Chưa kể trẻ sinh non dễ bị vàng da sơ sinh dẫn đến bệnh lý ở não nguy hiểm...”. Tương tự, bác sĩ Khúc Minh Thúy cũng cảnh báo hai nguy cơ đáng sợ nhất dễ xảy ra với trẻ sinh non là suy hô hấp và nhiễm trùng sơ sinh.
Đáng lưu ý, vào dịp cuối năm khoa sơ sinh của các BV nhi tại TP.HCM cũng thường xuyên tiếp nhận những trẻ bị suy hô hấp sau sinh, phần lớn là những trẻ được sinh mổ. Bác sĩ Tăng Chí Thượng, Giám đốc BV Nhi đồng 1, cảnh báo: “Không chỉ những trẻ sinh non tháng, mà việc sinh "mổ bắt con" ở trẻ đủ tháng cũng khiến trẻ sinh ra dễ bị suy hô hấp. Trẻ được sinh qua đường tự nhiên ít khi bị suy hô hấp hơn vì không bị ứ dịch ở phổi như trẻ sinh mổ”.
"Chính vì vậy mà các nhà chuyên môn khuyên các chị em hãy để bé được sinh ra một cách tự nhiên. Đừng can thiệp, ép trẻ chào đời theo sự suy tính của người lớn để trẻ lớn lên bệnh tật liên miên. Trong cuộc sống có nhiều người được sinh ra vào các ngày, giờ, tháng, năm được cho là rất tốt, hưởng phú quý vinh hoa, nhưng khi lớn lên lại có cuộc sống cơ hàn, khốn khó...", một bác sĩ phụ sản khuyên.
Thanh Tùng
Theo Thanh Niên
Theo Thanh Niên
0 comments:
Post a Comment