Người phụ nữ khi sinh ra đã có tất cả số lượng trứng mà cơ thể có khả năng có. Kinh nguyệt ở phụ nữ là dấu hiệu bắt đầu có thể thụ thai và sinh nở.
Quá trình sinh nở của người phụ nữ bắt đầu giảm ở tuổi 30 và bắt đầu giảm rất nhanh ở tuổi 35 bởi vì khi đó trứng bắt đầu già đi. Tỷ lệ sảy thai thường tăng lên theo tuổi tác. Ở độ tuổi 20-30, tỷ lệ sảy thai là 10%, ở tuổi 35 là 15%, và ở độ tuổi 40 là 30%.
Các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Khoa học Bệnh dịch học của Đan Mạch tại Copenhaghen đã nghiên cứu và phát hiện thấy có mối liên hệ giữa tuổi tác của phụ nữ và nguy cơ mang thai ngoài dạ con. Ngoài ra, phụ nữ có tuổi khi mang thai thường có nguy cơ mắc các chứng cao huyết áp và tiểu đường.
Tuổi càng lớn, cổ tử cung của phụ nữ càng trở nên cứng hơn, đồng thời sự co giãn của tử cung cũng không được như lúc còn trẻ. Điều đó khiến cho việc mang thai và sinh nở trở nên khó khăn và nặng nề hơn.
Phụ nữ ở tuổi càng cao thì trẻ sinh ra càng có nhiều nguy cơ mắc chứng dị biến nhiễm sắc thể, dẫn tới thiểu năng. Tỷ lệ thiểu năng ở trẻ là 1/25 khi người mẹ ở tuổi 45, 1/100 đối với tuổi 40, 1/380 với tuổi 35 và 1/900 với tuổi 30.
Thai phụ cao tuổi còn thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ sinh con thiếu tháng và trẻ em sinh ra cũng dễ bị nhẹ cân. Phụ nữ nhiều tuổi thường khó thụ thai hơn khi còn trẻ, chính điều này làm tăng khả năng đa thai nếu phải can thiệp bằng các biện pháp kích thích buồng trứng. Hệ quả đi kèm là trẻ được sinh ra thường nhẹ cân hoặc sinh thiếu tháng.
Quá trình sinh nở của người phụ nữ bắt đầu giảm ở tuổi 30 và bắt đầu giảm rất nhanh ở tuổi 35 bởi vì khi đó trứng bắt đầu già đi. Tỷ lệ sảy thai thường tăng lên theo tuổi tác. Ở độ tuổi 20-30, tỷ lệ sảy thai là 10%, ở tuổi 35 là 15%, và ở độ tuổi 40 là 30%.
Các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Khoa học Bệnh dịch học của Đan Mạch tại Copenhaghen đã nghiên cứu và phát hiện thấy có mối liên hệ giữa tuổi tác của phụ nữ và nguy cơ mang thai ngoài dạ con. Ngoài ra, phụ nữ có tuổi khi mang thai thường có nguy cơ mắc các chứng cao huyết áp và tiểu đường.
Tuổi càng lớn, cổ tử cung của phụ nữ càng trở nên cứng hơn, đồng thời sự co giãn của tử cung cũng không được như lúc còn trẻ. Điều đó khiến cho việc mang thai và sinh nở trở nên khó khăn và nặng nề hơn.
Phụ nữ ở tuổi càng cao thì trẻ sinh ra càng có nhiều nguy cơ mắc chứng dị biến nhiễm sắc thể, dẫn tới thiểu năng. Tỷ lệ thiểu năng ở trẻ là 1/25 khi người mẹ ở tuổi 45, 1/100 đối với tuổi 40, 1/380 với tuổi 35 và 1/900 với tuổi 30.
Thai phụ cao tuổi còn thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ sinh con thiếu tháng và trẻ em sinh ra cũng dễ bị nhẹ cân. Phụ nữ nhiều tuổi thường khó thụ thai hơn khi còn trẻ, chính điều này làm tăng khả năng đa thai nếu phải can thiệp bằng các biện pháp kích thích buồng trứng. Hệ quả đi kèm là trẻ được sinh ra thường nhẹ cân hoặc sinh thiếu tháng.
Theo Khám Phá 24h
0 comments:
Post a Comment