Ảo ảnh (ảnh: Internet) |
Ba chục năm sau, ngẫm lại vấn đề trên thấy có gì đó chưa ổn! Phải chăng, chúng ta đã xuất phát từ một tiên đề sai để đi tìm những định đề đúng?! Nếu quả đúng như thế thì muôn đời, muôn kiếp chúng ta không bao giờ tìm được chân lý (sự thật) - giống như người đi tìm "Lông rùa, sừng thỏ" vậy.
Triết học duy vật cho rằng: Tất cả các sự vật hiện tượng tồn tại khách quan, độc lập với Ý Thức của con người. Trái lại, Kinh Phật chỉ rằng: Tất cả các pháp (sự vật, hiện tượng) đều không thật (ảo); Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức (Ba cõi Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, chỉ là tâm. Tất cả các pháp đều là tâm thức). Ngày nay, cơ học lượng tử đã chỉ ra rằng: các Hạt hạ nguyên tử tồn tại phụ thuộc vào người quan sát chúng. Các Hạt này cũng là ảo.
Khi các nhà khoa học đi sâu vào nghiên cứu lượng tử, họ thấy giống như mình đang ở trong thế giới thần thoại, kỳ lạ không thể hiểu nổi, một trong các hiện tượng khó hiểu là rối lượng tử. Một hạt photon có thể xuất hiện đồng thời ở nhiều vị trí khác nhau, trong một thí nghiệm ở Thụy Sĩ, hạt photon ở hai vị trí cách nhau 18km, nhưng khi vị trí này bị tác động thì lập tức vị trí kia bị tác động y hệt, nếu nói tín hiệu truyền đi từ chỗ này tới chỗ kia, thì chẳng lẽ vận tốc truyền gấp hàng triệu lần tốc độ ánh sáng, như thế trái với định đề do Albert Einstein (1879-1955) nêu ra, rằng tốc độ ánh sáng là cao nhất trong thế giới vật chất. Lúc sinh thời, Albert Einstein có biết tới hiện tượng rối lượng tử, và rất bối rối không hiểu nổi, ông gọi đó là “Tác động ma quái từ xa”. Hiện tượng này cũng như nhiều hiện tượng khác, chẳng hạn hiện tượng “không thể xác định đồng thời vị trí và vận tốc hay xung lượng của một hạt, như electron chẳng hạn” mà Heisenberg, (1901-1976, nhà vật lý người Đức) đã tổng kết thành nguyên lý bất định, đã tạo ra những cú sốc lớn cho các nhà khoa học.
Cú sốc đó lớn đến nỗi Niels Bohr (1885-1962, nhà vật lý người Đan Mạch, giải Nobel vật lý 1922) nói: "Hạt vật chất cơ bản cô lập là những sự vật trừu tượng- tức không phải vật thật" và nhấn mạnh: “Nếu cơ học lượng tử chưa gây sốc một cách sâu sắc cho bạn thì có nghĩa là bạn chưa hiểu gì về nó”. Người bị sốc nhất chính là Albert Einstein, vì ông luôn nghĩ rằng tồn tại một thế giới khách quan ngoài ý thức. Và toán học cũng như vật lý học là tìm hiểu và mô tả thế giới khách quan đó. Không ngờ Von Neumann (1903-1957, nhà toán học người Mỹ gốc Hungary, có nhiều đóng góp cho vật lý lượng tử và khoa học máy tính) phát biểu: "Không có cái gì là thật trừ phi ý thức hiện hữu, tất cả vật thật đều cấu thành từ ý thức- điều này hoàn toàn trái ngược với chủ nghĩa duy vật".
Eugene Wigner (1902-1995, nhà vật lý và toán học người Hungary, giải Nobel vật lý năm 1963) giáng thêm một cú như trời đánh vào vật lý học: "Càng nghiên cứu thế giới bên ngoài, càng dẫn tới kết luận rằng nội dung của ý thức là thực tại tối hậu. Hạt chỉ hiện hữu khi được quan sát, và như thế thực tại của hạt bắt buộc rằng ý thức là yếu tố cơ bản của thực tại".
Chỉ một vài dẫn chứng của Kinh Phật và khoa học hiện đại, chúng ta thấy rằng "các sự vật, hiện tượng" không tồn tại khách quan và không thật, là ảo. Đã là ảo thì làm sao phát triển!
Hoàng Lạc
0 comments:
Post a Comment