Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Thursday, January 19, 2012

Có lẽ tôi là một trong số ít người biết tin này trước khi thông tin về vụ ở cưỡng chế ở Tiên Lãng được phổ  biến trên các phương tiện thông tin. Đơn giản chỉ là vào trưa ngày mùng 6. 12. tôi xuống Đồ Sơn, Hải Phòng để tham quan một xưởng làm đồ gốm mỹ nghệ cao cấp và tôi đã được biết tin này. Sự nhạy cảm cho tôi biết vụ việc này rất nặng mùi và tôi chia sẻ cảm xúc của mình với người cùng đi. Quả nhiên chỉ ngày hôm sau, hoặc nhanh nhất là tối hôm đó một số báo mạng đã đăng tin. Đến nay thì cảm giác ban đầu của tôi là chính xác. Vụ việc đã được dư luận cả nước và quốc tế rất quan tâm dưới nhiều góc nhìn. Nếu cá nhân tôi không có vài lời thì có lẽ sẽ bị coi là vô cảm. Nhưng để bảo đám tính phi chính trị của diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn, tôi thể hiện cảm xúc và cái nhìn của tôi từ góc độ Lý học Đông phương trên blog này của tôi.

Thiên Sứ tham quan xưởng Gốm sứ cao cấp của CTy Hải Đồ Cổ, ở Đồ Sơn Hải Phòng ngày 6. 1. 2012.

Trong Lời Tiên Tri 2012, tôi có xác định rằng: Năm nay ở Việt Nam sẽ có nhiều tiếng nói phản biện xã hôi mang tính xây dựng. Nhưng có lẽ chưa bao giờ lời dự báo của tôi lại chứng tỏ tính hiệu quả nhanh như lần này. Sau đó vài ngày là bài nói của Ngài Tổng Bí Thư về sự cần thiết phải có những cái cách xã hội và tiếp theo là sự việc ở Tiên Lãng gây xôn xao dư luận trong nước và quốc tế. Còn tôi trong bài viết này, tôi nhìn sự kiện từ góc nhìn Lý học Đông phương. Đó là góc nhìn của những quy luật khách quan được tổng hợp và mô tả trong một học thuyết nổi tiếng và còn đầy những bí ẩn huyền vĩ trong cái nhìn của tri thức khoa học hiện đại.
Bài báo tạo cảm hứng cho tôi viết bài này chính là bài trên báo mạng GDVN mà các bạn ghé thăm blog của tôi sẽ xem tiếp dưới đây:

==============================
Vụ Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng: Tướng Thước lên tiếng
Thứ hai 16/01/2012 06:05

(GDVN) - "Ở Bình Định đã từng xảy ra vụ thu hồi đất, ban đầu nói là thu hồi lợi ích quốc gia, nhưng cuối cùng thực chất là để chính quyền chia chác nhau".
Đã hơn 1 tuần trôi qua kể từ ngày diễn ra vụ cưỡng chế đầm nuôi trồng thủy sản ở Tiên Lãng, Hải Phòng, nhưng dư luận vẫn chưa hết nóng về sự việc này. Điều khiến nhiều người quan tâm không còn dừng lại ở việc nổ súng chống người thi hành công vụ của anh em ông Đoàn Văn Vươn, mà còn tập trung vào câu chuyện quản lý của chính quyền địa phương. Về vấn đề này, báo Giáo dục Việt Nam đã nhận được sự chia sẻ của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu IV, nguyên đại biểu quốc hội khóa X.
Tướng Thước nói rằng, ông theo dõi rất sát diễn biến của vụ cưỡng chế đầm nuôi trồng thủy sản ở Tiên Lãng. Chính vì thế, ông cảm thấy thất vọng về cách quản lý của chính quyền địa phương nơi này.
Về chuyện ông Đoàn Văn Vươn nổ súng bắn vào lực lưỡng vũ trang, ông cho rằng, nếu một kẻ chuyên chống đối chính quyền có hành động bắn trả lực lượng vũ trang thì không có gì đáng bàn. Nhưng một người nông dân hiền lành, chỉ quen với công việc của nhà nông lại có hành động tiêu cực như vậy thì cần xem lại. Tôi cho rằng, đó là bởi người nông dân ấy đã bị dồn nén quá nhiều ức chế được tích tụ và hành động chống người thi hành công vụ chỉ là giọt nước cuối cùng làm tràn ly.
Resized to 93% (was 800 x 600) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thậtPosted Image
Căn nhà ông Vươn bị san phẳng sau vụ cưỡng chế

Đương nhiên, người dân chống người thi hành công vụ thì cần phải xử phạt, nhưng với những ai gây ra sự ức chế, dồn họ vào đường cùng, đẩy họ đến hành động tiêu cực ấy cũng cần được điều tra rốt ráo và xử lý mạnh tay, nghiêm khắc nếu có sai phạm.
Ông nói thêm, cần phải hỏi lại chính quyền địa phương xem thu hồi đầm phá này để làm gì? Nếu thu hồi với mục đích không sòng phẳng, trong sáng thì cần phải làm rõ ngay. Kể cả khi thu hồi đất vì lợi ích quốc gia mà làm sai, khiến người dân oan ức, thiệt thòi, cũng cần phải chịu trách nhiệm.
"Ví dụ về thu hồi đất đai không “trong sáng” đã xảy ra ở nhiều địa phương. Khi tôi còn là đại biểu quốc hội khóa X, ở Bình Định đã từng xảy ra vụ thu hồi đất, ban đầu nói là thu hồi lợi ích quốc gia, nhưng cuối cùng thực chất là để chính quyền chia chác nhau.
Là chính quyền, đại diện cho quyền lợi nhân dân thì khi giải quyết một vấn đề là phải được việc, được việc cho quốc gia và được cả lòng dân mới là chính quyền của dân. Bởi vì không có dân thì không thể có nước. Chỉ cần mỗi tỉnh có 1 huyện xảy ra vụ việc như thế này, thì đất nước ta sẽ trở thành gặp nguy hại như thế nào?".
"Chuyện cưỡng chế đất đai ở Tiên Lãng không còn là câu chuyện của một địa phương, mà có tính chất nghiêm trọng, ảnh hưởng tới lòng tin của nhân dân với chính quyền. Tôi không hiểu ý nghĩa của pháp luật trong vụ cưỡng chế này là gì khi người dân phản kháng tiêu cực rồi phải đi tù, còn người thi hành luật pháp cũng bị thương vong", tướng Thước nói.
Nói rõ hơn về điều này, ông chia sẻ, câu chuyện cưỡng chế đất đai không phải là câu chuyện mới ở nước ta. Ngay khi còn là Tư lệnh quân khu IV, đại biểu quốc hội khóa X, bản thân ông đã tham gia giải quyết khá nhiều vụ tranh chấp đất đai. Theo kinh nghiệm của ông, với nhân dân, điều quan trọng nhất là vận đồng, nói cho người dân hiểu. Dân ta vốn thật thà, chân chất, chỉ cần nói lý lẽ là có thể giải quyết vấn đề, chưa bao giờ ông sử dụng tới quân đội được vũ trang để thực hiện cưỡng chế. Và việc UBND huyện Tiên Lãng đưa quân đội, công an dùng súng ống để cưỡng chế là một hạ sách.

Posted Image
Tướng Thước: Cái tầm của lãnh đạo huyện Tiên Lãng quá thấp kém

Về thông tin cho rằng người dân xã Vinh Quang, Tiên Lãng đang bị chính quyền cấm không được trả lời phỏng vấn báo chí, ông nói rằng, họ đã làm trái lại với quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận của nhân dân. Nếu như không có gì khuất tất, không có gì phải che giấu thì tại sao chính quyền phải “bịt miệng” dân như thế? Chính quyền như vậy không những không coi dân ra gì, thì không thể nói tới việc bảo vệ quyền lợi của nhân dân. Qua những điều mà chính quyền Tiên Lãng đã làm, tôi cho rằng, cái tầm của cơ quan lãnh đạo ở đây quá thấp kém.
Chia sẻ về cách giải quyết đối với vấn đề quản lý ở Tiên Lãng trong trường hợp cưỡng chế đầm phá nhà ông Vươn, tướng Thước cho rằng, đây là sự yếu kém được tích tụ từ lâu, do đó cần phải gỡ dần dần. Chính quyền sai ở đâu thì phải xử lý nghiêm minh, không che giấu ở đó.
==============================
Sự kiện đã không chỉ dừng lại chỉ là chuyện thường ngày huyện, mà đã được sự quan tâm của dư luận cả trong nước và nước ngoài với nhiều góc độ phân tích khác nhau. Nhìn chung dư luận đang chờ một phản ứng từ cơ quan công lực có thẩm quyền để kết luận về bản chất sự việc và những gì sẽ diễn biến tiếp theo sau sự kiện này. Như vậy, sự việc đã vượt ra ngoài hàng rào luật pháp và các hình thái ý thức xã hội khác và trở thành một vấn đề xã hội được đặt ra cho tương lai của các mối quan hệ xã hội sẽ được sắp đặt như thế nào, bởi các hình thái ý thức xã hội cần có. Đây chính là điều mà Ngài Tổng Bí thư đã đặt ra trong Đại hội Đảng gần đây và sự kiện này như là một minh họa rất sắc sảo. Đó là lý do mà tôi cho rằng: dư luận đang chờ một phản ứng từ cơ quan công lực có thẩm quyền để kết luận về bản chất sự việc. Cách giải quyết vụ việc này như thế nào và những việc cần làm để bảo đảm rằng sự việc sẽ không lặp lại - không chỉ riêng vấn đề đất đai mà là mọi mặt trong mối tương quan cuộc sống, xã hội và con người - là mục đích của bài viết này.
Để giải quyết vấn đề này, có lẽ tôi phải bàn đến nguyên nhân sâu xa của sự việc. Với cái nhìn từ Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử theo sự hiểu biết của tôi - thì cái nguyên nhân sâu xa của sự kiện ở Tiên Lãng lại chính là sự phát triển rất nhanh của đời sống kinh tế xã hội, kể từ khi đất nước này mở cửa để phát triển và hội nhập - và đó cũng là quy luật tất yếu phải như vậy để tồn tại và phát triển.
Tôi tin chắc rằng các bạn ghé thăm blog của tôi sẽ ngạc nhiên và có lẽ sẽ phản đối ầm ầm nếu blog của tôi có phản hồi. Nhưng các bạn hãy bình tĩnh. Tôi sẽ chứng minh điều này và các bạn sẽ thấy tính hợp lý tuyệt vời của nó. Nhân danh nền Lý học Đông phương, nhưng tôi sẽ không dùng một danh từ nào với những khái niệm huyễn ảo của Lý học để đưa ra những luận cứ mập mờ. Nếu có chăng thì chỉ là sự minh họa mà thôi. Mà những ngôn từ sẽ rất dễ hiểu để các bạn có thể thẩm định luận điểm của tôi.
Bạn cũng đừng vội nghĩ rằng tôi muốn níu kéo thời bao cấp. Tất nhiên là không! Tôi cũng như các bạn không thích xếp hàng mua 100gram thịt tiêu chuẩn hàng tháng và 4m vải mỗi năm.

Nguyên nhân sâu xa.
Sự kiện Tiên Lãng chỉ mang tính biểu tượng cho sự kiện đỉnh mà báo chí gọi là "Giọt nước làm tràn ly". Thực ra nó là hệ quả của một chuỗi những sự kiện âm ỉ và diễn ra từ lâu, quen gọi là những vấn đề tiêu cực trong xã hội. Và cũng đã từ lâu, những người có trách nhiệm đã đặt vấn đề cải cách xã hội. Nhưng trọng tâm cải cách cần đặt vào đâu để có thể bảo đảm rằng những sự kiện tiêu cực về mọi mặt sẽ không thể lặp lại. Tất nhiên là có rất nhiều ý kiến từ mọi góc độ. Nhưng với nhận xét của tôi thì chưa có một cái nhìn nào xứng đáng được coi là gần đúng về bản chất hiện tượng. Cũng như vấn đề cải cách giáo dục thì ngay cả một khái niệm cho sự minh triết giáo dục cũng chưa xác định được thì vấn đề còn ...để đấy. Mặc dù mọi người đều thống nhất cần cải cách giáo dục. Tương tự như vậy, một cải cách xã hội để có thể bảo đảm sự cân đối về nhiều mặt trong mối quan hệ xã hội với mục đích tồn tại và phát triển thì không thể chỉ thể hiện ở sự nhận thức cần có sự cải cách và quyết tâm cải cách. Mà nó còn cần một cái nhìn đúng về bản chất của những mâu thuẫn xã hội, mối tương quan giữa những quan hệ xã hội và những hình thái ý thức cần có là: Văn hóa truyền thống, luật pháp, các giá trị đạo đức truyền thống và hiện đại....vv... Từ đó mới có thể đưa ra những giải pháp có hiệu quả.
Tôi muốn cùng các bạn xem xét những nét căn bản nhất trong mối tương quan giữa hình thái ý thức xã hội và sự phát triển trong lịch sử văn minh nhân loại để tìm ra bản chất của vấn đề.
Các bạn cho rằng tôi quá ồn ào chăng? Một chuyện ở huyện mà phải viện dẫn đến toàn bộ lịch sử văn minh nhân loại. Tôi hoàn toàn không muốn làm mất thì giờ của bạn. Bởi vì vấn đề không bàn ở góc độ chống người thi hành công vụ, phá nhà ông Vươn hay cơ quan quyền lực ở huyện Tiên Lãng có thực thi đúng luật hay không?  Nếu thế thì tôi không cần viết bài này. Bởi vì nếu chỉ nhìn ở góc độ đó thì chẳng còn gì để bàn. Vì đã có cơ quan pháp luật có thẩm quyền giải quyết.  Vấn đề được đặt ra ở đây là xác định những nguyên nhân để tất cả những sự việc tiêu cực không thể lặp lại. Hay nói rộng hơn là tất cả các hiện tượng tiêu cực trên thế gian không thể lặp lại và cuộc sống con người ngày càng tốt đẹp hơn. Bởi vậy, mới cần tìm nguyên nhân của nó và với cái nhìn của tôi phải bắt đầu từ mối tương quan giữa hình thái ý thức xã hội và sự phát triển trong lịch sử văn minh nhân loại.
Có lẽ tôi không cần phải chứng minh khi xác đinh luôn rằng:
Trong lịch sử phát triển của văn minh nhân loại thì khi đời sống kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển thì nó luôn luôn tạo ra các mối quan hệ xã hội mới và từ những mối quan hệ xã hội mới này sẽ tiếp tục làm nẩy sinh những hình thái ý thức xã hội tương ứng với nó.
Tôi lấy thí dụ: Khái niệm con đẻ trước đây chỉ đơn giản là con của một người phụ nữ đẻ ra với chồng của họ. Trên cơ sở này là cả một hệ thống luật pháp về quyền thừa kế, trách nhiệm trong mối liên hệ giữa con cái và cha mẹ với cả một hệ thống đạo đức đồ sộ kèm theo. Nhưng ngày nay, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, họ có thể mua trứng, tinh trùng và nhờ đẻ thuê. Tôi đưa ra một vụ việc giả định như sau:
Một cặp vợ chồng vô sinh do vợ đã bị cắt buồng trứng, nhờ một người đàn bà đẻ thuê với tinh trùng của người chồng và trứng của người này. Đứa con chưa ra đời và hai vợ chồng này ly hôn. Đứa con này thuộc về ai, nếu như cả ba người đều muốn nuôi đứa bé?
Một tòa án ở Hoa Kỳ đã xử vụ này trong trường hợp không ly hôn và người phụ nữ đẻ thuê không chịu giao con với quyết định đứa bé là con của hai vợ chồng kia. Quyết định của tòa căn cứ vào hợp đồng đẻ thuê và trường hợp này đơn giản hơn trường hợp tôi thí dụ ở trên vì trứng của người vợ.
Nhưng - tiếp tục với thí dụ của tôi - trong trường hợp này thì trách nhiệm đạo đức - một hình thái ý thức xã hội rất quan trọng - sẽ như thế nào trong mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ?
Đấy mới chỉ là một ví dụ trong hàng bao sự kiện liên tục phát triển của đời sống kinh tế xã hội làm nẩy sinh những mối quan hệ xã hội liên quan. Cụ thể và gần gũi hơn một tý:  Cách đây chỉ hơn 30 năm, những miếng đất kiểu ven biển của ông Vươn nếu nói đem cho bất cứ một ai ở thành thị ghé thăm blog của tôi thì tôi tin chắc bạn sẽ coi người có nhã ý tặng bạn miếng đất đó bị tâm thần giống như người ta muốn tặng bạn một đàn vịt giời đang bơi trên đầm vậy. Nhưng khi kinh tế nuôi trồng hải sản có hiệu quả, những dự án, dự eo lên ngôi với lợi nhuận, khiến cho những kẻ nghèo hèn phải xanh lè mắt thì mối tương quan giữa sở hữu và chuyển giao đất bắt đầu có vấn đề. Và chẳng phải chỉ có ở mối quan hệ sở hữu đất. Đấy cũng chỉ là một ví dụ trong hàng ngàn hiện tượng phát triển các mối quan hệ xã hội nảy sinh từ đời sống kinh tế. Một thí dụ nữa trong ngành giao thông cho nó thêm phần sinh động nhỉ.
Vâng! Thí dụ như thế này: Một làng ven đô được lên đời bởi dự án đô thị. Đường làng được mở rộng và ô tô xe máy xuất hiện. Nhưng vẫn còn những cô thôn nữ duyên dáng với gánh lúa trên vai kĩu kịt trên con đường làng vào ngày mùa vui thôn trang, rộn ràng trong nắng vàng. Có tiếng gọi cô thôn nữ làm duyên ngoái lại. Gánh lúa vàng đầy chất thơ quay ngang. Một chiếc xe trờ tới làm gánh lúa xoay ngược và hất văng cô thôn nữ xuống mương. Cụ Lý sẽ xử thế nào nếu lái xe là con của cụ, hoặc cô thôn nữ là bồ nhí của ông ta? Tình hình trở nên phức tạp!
Từ những ví dụ trên, tôi xác định rằng:
Những sự phát triển các yếu tố đời sống kinh tế xã hội nảy sinh các mối quan hệ xã hội luôn đòi hỏi những hình thái ý thức xã hội cân bằng với các mối quan hệ xã hội ấy.
Tất nhiên khi một xã hội phát triển rất nhanh thì các mối quan hệ xã hội cũng sẽ ngày càng phức tạp. Nếu như những hình thái ý thức xã hội như: Luật pháp, đạo đức, giáo dục...vv....không phát triển theo kịp tương ứng với những mối quan hệ xã hội ấy thì tiêu cực xã hội sẽ này sinh ở chính những khoảng trống của những hình thái ý thức cần có và mâu thuẫn xã hội sẽ xuất hiện và phát triển. Mâu thuẫn xã hội sẽ không đơn giản chỉ dừng lại ở khoảng trống hình thái ý thức xã hội mà sẽ tác động đến cả những mảng khác liên quan mà những giá tri hình thái ý thức xã hội còn giữ được sự cân bằng với các mối quan hệ của nó. Tiếp theo đó là sự sụp đổ niềm tin vì những mối quan hệ xã hội truyền thống bị băng hoại. Đến lúc đó trong xã hội sẽ xuất hiện những hành vi gọi là manh động.
Đến lúc này thì tất cả những con người tình táo ít nhất đều nhận thấy cần có một sự cải cách. Nhưng ngay cả trong trường hợp này thì một nhận thức cần có của một cuộc cải cách và một quyết tâm cải cách ở cơ quan quyền lực cao nhất chỉ là một trong những yếu tố cần và chưa phải là đủ để bảo đảm sự hoàn hảo của một cuộc cải cách thành công. Bởi vì - ngay trong trường hợp vấn đề hoàn chỉnh luật pháp và ổn định giáo dục và các giá trị đạo đức phủ hợp với văn hóa truyền thống được coi là trọng tâm của các phương pháp, tức là với luận điểm về sự cân bằng giữa hình thái ý thức xã hội và các  mối quan hệ xã hội là yếu tố cần để ổn định được coi là đúng -  thì sự thực hiện cụ thể vẫn không hề đơn giản. Trong lịch sử văn minh nhân loại, đã chứng kiến hàng loạt những cuộc cải cách thất bại. Bởi vì tất cả những điều dài dòng văn tự nói ở trên của tôi - cho dù được công nhận là đúng - thì mới chỉ là một yếu tố có tính lý thuyết tổng quát và chưa phải tất cả.
Phần minh họa của Lý học Đông phương
Lý học Đông phương mà phần cốt lõi của nó là thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là thuyết thống nhất vũ trụ - thuộc về nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huyền vĩ ở bờ nam sông Dương tử . Điều này đã quá rõ ràng và có lẽ không còn cần thiết phải tranh luận. Lý thuyết này giải thích tất cả mọi vấn đề trong nội hàm của một lý thuyết thống nhất. Tất nhiên một mảng quan trọng của nó chính là cuộc sống, xã hội và con người. Trong mối liên hệ tương quan giữa hình thái ý thức xã hội và sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội làm nảy sinh các mối quan hệ xã hội được đặt vấn đề trong mối quan hệ Âm Dương. Mối liên hệ Âm Dương trong các vấn đề xã hội được đề cập đến vào đời Hán theo Sử Ký - Trần Bình thế gia - nhưng cho đến hàng ngàn năm sau đó do khái niệm Âm Dương vẫn rất huyền bí và chưa có sự phân loại cụ thể, nên vẫn là điều khó hiểu. Nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử chúng tôi phân loại: Đời sống kinh tế và các mối quan hệ xã hội được coi là Âm. Hình thái ý thức xã hội được coi là Dương. Nguyên Lý Âm Động, Dương tịnh nhân danh nền văn hiến Việt xác định đời sống kinh tế xã hội và các mối quan hệ xã hội luôn phát triển  phải có sự cân bằng bởi những hình thái ý thức. Gọi là cân bằng Âm Dương. "Âm thịnh Dương suy tắc loạn và Dương thịnh Âm suy tắc bế".
Nhưng trong mối quan hệ vũ trụ sau khởi nguyên xác định một luận đề "Trong Âm có Dương và trong Dương có Âm" và luận đề này cũng phải nằm trong yếu tố "cân bằng Âm Dương". Đây chính là yếu  tố phức tạp mà tôi đã đề cập tới ở phần trên: Sự cân bằng giữa hình thái ý thức xã hội và các mối quan hệ xã hội cũng chỉ là yếu tố tổng quát và chưa phải tất cả.
Một thí dụ đơn giản nhưng dễ hiểu về tính phức tạp trong mối tương quan giữa các hình thái ý thức xã hội mà Lý học gọi là "Trong Dương có Âm" - tức là sự phân biệt Âm Dương và sự đòi hỏi tính cân đối và hài hòa Âm Dương ngay trong mối tương quan giữa các hình thái ý thức xã hội chính là một  quy định của diễn đàn Lý học Đông phương trong các hoạt động từ thiện. Qui định đó là: Các hội viện có lòng hảo tâm có quyền chỉ định đối tượng nhận tiền từ thiện do sự đóng góp của họ và Quĩ từ thiện phải trao đúng đối tượng. Một qui định tuyệt vời và phù hợp với những giá trị nhân bản xuất phát từ những nhà hảo tâm với đối tượng từ thiện; đồng thời nó thể hiện được tính minh bạch của công việc từ thiện của diễn đàn. Nhưng nó lại nảy sinh mâu thuẫn với tính công bằng xã hội trong hoàn cảnh cụ thể sau: Đối tượng từ thiện là bệnh nhân trong một bệnh viện mà chung quanh có nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh cũng rất khó khăn. Nhưng dòng tiền chỉ đổ về một người duy nhất được báo chí kêu gọi giúp đỡ. Như vậy, qui định này của diễn đàn và hành vi kêu gọi từ thiện trên các báo mạng mâu thuẫn với tính công bằng xã hội. Tức là mất cân bằng Âm Dương giữa các hình thái ý thức xã hội. Đây chính là tính phức tạp và không hề đơn giản trong việc tạo ra các hình thái ý thức xã hội với sự đòi hỏi phải cân đối trong nội hàm của nó.
Các bạn ghé thăm blog của tôi có thể bỏ qua đoạn này vì tính chuyên ngành của nó và không ảnh hưởng gì đến nội dung chính của bài viết.
Yếu tố phức tạp của sự phát triển và tương quan giữa các hình thái ý thức.
Đây chính là yếu tố mà nếu không có sự nhận thức đầy đủ thì sẽ làm thất bại mọi ý niệm và quyết tâm cải cách xã hội. Một thí dụ rất nóng sốt vì nó xuất hiện ngay ngày hôm nay khi tôi đang viết bài này là Quốc Hội Hoa Kỳ chuẩn bị thông qua một đạo luật bảo vệ bản quyền trên internet và đang bị các hãng Internet lớn phản đối. Các bạn xem toàn bộ bài viết dưới đây:
==============================
Hàng loạt ông lớn tẩy chay dự luật "giết chết Internet"
Thứ Tư, 18/01/2012 - 15:31
(Dân trí) - Hàng loạt các website lớn, trong đó có Wikipedia, Wordpress và thậm chí cả Google… đã đồng loạt "tắt đèn" hoặc ngưng hoạt động để phản đối dự luật về bản quyền trên Internet đang được chính phủ Mỹ xem xét thông qua.

Dự luật về vi phạm bản quyền Internet SOPA và PIPA đang gây nên những phản ứng gay gắt trong số người dùng Internet và thậm chí cả những trang web lớn. Hàng loạt các trang web như Wikipedia, Wordpress, Reddit, Mozilla, TwitPic, Google… sẽ đồng loạt ngừng hoạt động hoặc “tắt đèn”, đưa trang web về giao diện màu đen vào ngày 19/1 (theo giờ Việt Nam) để phản ứng dự luật được cho là vô lý và sẽ “giết chết Internet” này.

Posted Image
Trang bách khoa toàn thư Wikipedia đã ngưng hoạt động và chuyển sang màu đen để phản đối SOPA/PIPA

SOPA và PIPA: Những điều cơ bản cần biết
Các công ty truyền thông và giải trí luôn tìm những phương thức mới để chống lại nạn ăn cắp bản quyền, những bài hát hay bộ phim mà họ đang nắm giữ bản quyền. Nhiều công ty đã tiến hành khởi kiện các người dùng cá nhân hay các dịch vụ cung cấp Internet vì đã chia sẻ bất hợp pháp các bộ phim hay bản nhạc. Tuy nhiên, những hành động này vẫn không thể ngăn chặn sự vi phạm bản quyền ngày càng nở rộ trên Internet.
Từ đó, SOPA (Stop Online Piracy Act), dự luật đang được bàn thảo tại Hạ Viện Mỹ và PIPA (Protect IP Act) dụ luật đang bàn thảo tại Thượng viện Mỹ, được ra đời để ngăn chặn tình trạng vi phạm bản quyền một cách triệt để.
Về cơ bản, cả 2 dự luật đều mang đến các phương thức để chống lại sự vi phạm bản quyền một cách cực đoan. Cụ thể, nếu 2 dự luật này được thông qua, Bộ tư pháp Mỹ có quyền các nhà cung cấp dịch vụ Internet ngăn chặn không cho phép người dùng truy cập vào các website có chứa nội dung vi phạm bản quyền, thậm chí có thể yêu cầu các công ty cung cấp máy chủ tại Mỹ xóa bỏ chúng nếu các trang web đó chứa trên máy chủ tại Mỹ. Ngoài ra, dự luật còn yêu cầu các dịch vụ tìm kiếm trực tuyến như Google, Yahoo hay Bing… phải loại bỏ các trang web vi phạm này ra khỏi công cụ tìm kiếm của mình.
Thậm chí, nếu 1 website có dẫn đường liên kết đến một trang web khác có chứa nội dung vi phạm bản quyền, trang web đó cũng sẽ bị quy kết "đồng lõa" và bị trừng phạt.
Ngoài ra, dự luật còn yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo, các phương thức thanh toán trực tuyến không được phép có bất kỳ mối liên hệ và cung cấp dịch vụ nào với trang web vi phạm bản quyền.

Những ai ủng hộ và phản đối SOPA?
Từ khi dự luật SOPA và PIPA được đưa ra, những người ủng hộ dự luật này nhất chính là các công ty truyền thông, bao gồm các hãng thu âm, mạng lưới truyền hình, các hãng phim và các nhà xuất bản sách. Một số công ty quan tâm trong cuộc chiến chống bán hàng giả, chẳng hạn như công ty mỹ phẩm Revlon cũng có tên trong danh sách ủng hộ.

Posted Image
Nếu được thông qua, dự luật này được cho là sẽ giết chết Internet

Tuy nhiên, chính bản thân các tập đoàn công nghệ và các “gã khổng lồ” Internet lại là những người phản đối dự luật này gay gắt nhất. Ngay khi thông tin về dự luật SOPA và PIPA được đưa ra, một bức ngỏ đã lập tức được gửi đến nhà Trắng, trong đó có tiếng nói và chữ ký của đại diện các công ty lớn như Google, Mozilla, Twitter, Wikipedia, eBay, Craglist… lên tiếng phản đối dự luật này.
Ngoài ra, một nhóm các công ty lại chọn cách im lặng và không đưa ra ý kiến gì về dự luật này, trong đó chủ yếu là các công ty phát hành game. Bản thân Liên minh các doanh nghiệp Phần mềm, một trong những liên minh có sự vi phạm bản quyền lớn nhất ban đầu cũng ủng hộ dự luật SOPA và PIPA, tuy nhiên sau đó đã rút lại sự ủng hộ của mình vì cho rằng pháp luật đã đi quá xa.
Đối với Apple và Microsoft, cả 2 đều là thành viên của Liên minh các doanh nghiệp phần mềm, trước đây đã không công khai đưa ra ý kiến hỗ trợ hay chống lại 2 dự luật này, tuy nhiên sau này đã lên tiếng phản đối cả 2 dự luật vì cho rằng nó bất hợp lý và có thể “giết chết Internet”.
Vì sao SOPA và PIPA lại “giết chết” Internet?
Về cơ bản, có vẻ như 2 dự luật này chỉ có tác động đến người dùng và các dịch vụ tại Mỹ, nhưng sự thực thì nó có thể ảnh hưởng đến người dùng Internet toàn thế giới, khi mà rất nhiều các trang web và dịch vụ lớn hiện đang đặt máy chủ tại Mỹ.
Nếu SOPA/PIPA được thông qua, những trang web và dịch vụ này sẽ chịu sự quản lý gắt gao và chi phối của người 2 đạo luật này. Không ít các dịch vụ và trang web lớn sẽ bị đóng cửa và ngừng hoạt động khi không còn được xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm của Google hay Bing…
Không phải ngẫu nhiên mà các công ty lớn về công nghệ lại là những người tiên phong và phản ứng gay gắt nhất dự luật này. Việc loại bỏ các nội dung được cho là vi phạm trên các trang web cũng là điều không dễ dàng gì có thể thực hiện được, nhất là rất khó để xác định nội dung nào là vi phạm và thuộc quyền sở hữu của ai, nhất là với các môi trường mở như mạng xã hội, hay từ điển bách khoa Wikipedia.
Dự kiến dự luật sẽ được thông qua vào ngày 19/1 này, tuy nhiên trước sự phản đối gay gắt từ phía người dùng và các tập đoàn công nghệ, hiện SOPA và PIPA vẫn tạm thời chưa được thông qua. Các nhà lập pháp Mỹ đang làm việc để thay đổi và thông qua 2 dự án luật này, đồng thời đưa những giải pháp để thu hẹp tầm ảnh hưởng của chúng nếu được thông qua.
T.Thủy Tổng hợp
==============================
Qua hiện tượng này chứng tỏ rằng: Sự xuất hiện mối quan hệ xã hội từ sự phát triển đời sống kinh tế cần thiết phải có một hình thái ý thức cho nó. Cụ thể: Đó là luật bản quyền internet.
Nhưng tính phức tạp cho việc hình thành nội dung của một đạo luật là nó cần phải cân bằng không những trong mối quan hệ với các vấn đề thuộc nội hàm của nó là bản quyền internet, mà còn phải cân đối với sự phát triển tiếp theo của ngành này và với các hình thái ý thức xã hội liên quan. Tức là - nói theo Lý học Đông phương: Cân bằng Âm Dương ngay trong Âm của các hiện tượng này sinh và trong Dương của các hình thái ý thức xã hội (Nguyên lý"Trong Âm có Dương" và ngược lại). Nếu như thiếu sự cân bằng tế vi này - tức là nặng về thể hiện quyền lực như đạo luật internet đang được xem xét thì "Dương thắng Âm tắc bế" - internet không phát triển được và có khả năng xảy ra lạm dụng quyền lực. Trên thực tế là các hãng Internet phản đối đạo luật. Tất nhiên trong trường hợp này khả năng việc đề xuất đạo luật với nội dung này thất bại - mặc dù sự cần thiết phải có đạo luật này là hiển nhiên. Vấn đề là nội dung nó như thế nào.
Như vậy, chỉ với một đạo luật cho một hiện tượng xã hội - thể hiện sự cần thiết phải có một hình thái ý thức xã hội cho một hiện tượng xã hội phát triển trong đời sống kinh tế xã hội và mối quan hệ xã hội do nó tạo ra - đủ thấy tính phức tạp của việc hình thành một hình thái ý thức cần những chi tiết hoàn thiện cân đối phức tạp - Thì - qua đó sẽ dẫn tới một sự liên hệ hợp lý là cả một hệ thống hình thái ý thức cần cân đối - Pháp luật, đạo đức, văn hóa, giáo dục.... - với rất nhiều hiện tượng trong suốt một thời gian dài phát triển với tốc độ cao trong suốt hàng thập kỷ sẽ cần đến một tập hợp những tri thức của rất nhiều người với sự sáng suốt tuyệt vời. Không đạt được điều đó chính là nguyên nhân thất bại của các cuộc cải cách từ nhỏ đến lớn trong lịch sử văn minh nhân loại. Tuy nhiên tôi hy vọng trong điều kiện phương tiên thông tin như hiện nay có thể thực hiện được điều này.
Sự kiện Tiên Lãng với góc nhìn Lý học Đông phương.
Nếu chỉ nhìn ở góc độ hiện tượng chống người thi hành công vụ và cơ quan luật pháp của Huyện Tiên Lãng có thực thi đúng luật đất đai hay không thì có vẻ như mọi việc đã hoàn chỉnh và không còn gì để bàn. Vì đã có luật về những hành vi chống người thi hành công vụ và luật đất đai. Nhưng vấn đề lại không đơn giản như vậy khi câu hỏi được đặt ra: Vì sao lại này sinh hiện tượng này và nó có thể lặp lại hay không? Điều gì sẽ bảo đảm sự việc không lặp lại khi mọi việc tưởng như đã hoàn chỉnh? Sự việc đã trở thành một đỉnh điểm của hiện tương tiêu cực xã hội dù nhìn dưới góc độ nào và tính nghiêm trọng của sự việc khiến cho ngay cả vấn đề sử lý sự việc cụ thể này như thế nào cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý xã hội cho những cái nhìn về tương lai. Thậm chí ảnh hưởng cả đến xu hướng cải cách đang được đề xướng.
Sự phức tạp của vấn đề khiến cho tôi thực sự thấy được tính huyền vĩ đến mênh mông của Lý học Đông phương khi hệ quả của nó là những phương pháp dự báo, mà về lý thuyết có thể tiên tri đến từng hành vi của một con người. Đây chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ mà tương lai của cả nhân loại sẽ phải cần đến. Tự hào thay! Nó thuộc về nền văn hiến Việt với gần 5000 năm lịch sử một thời huy hoàng ở bờ nam sông Dương tử.

0 comments:

Post a Comment

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts