Thời tiết chuyển mùa, viêm xoang rất dễ mắc phải và rất hay bị tái phát. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và có thể bị viêm xoang cấp tính hoặc mạn tính. Khi thời tiết thay đổi bệnh thường dễ xuất hiện và viêm xoang mạn tính rất dễ tái phát nhất là viêm xoang dị ứng.
Vai trò của và biểu hiện của bệnh viêm xoang
Xoang là những khoang trống của xương sọ. Các khoang trống đó được tạo nên quanh hốc mũi. Mặt trong của các xoang được bao bọc một lớp niêm mạc mềm mại với vô số các nhung mao nhỏ li ti và các mao mạch (mạch máu rất nhỏ). Nhung mao của niêm mạc xoang nhu động theo một chiều duy nhất và hướng ra phía ngoài. Nhung mao của niêm mạc xoang có tác dụng ngăn không cho vi sinh vật phát triển và giữ chúng lại để tạo điều kiện cho tế bào bạch cầu đến tiêu diệt chúng. Mặt trong của niêm mạc còn có các hạch tiết nhày làm cho niêm mạc của xoang luôn trơn, bóng và là môi trường để bài xuất vi sinh vật ra ngoài.
Do cấu tạo của xoang là các hộp rỗng nên chúng có khả năng làm giảm trọng lượng của khối hộp sọ và tham gia điều hoà không khí. Các xoang còn có nhiệm vụ hết sức quan trọng là sưởi ấm không khí khi thời tiết lạnh và làm mát không khí khi trời nóng nhờ vào sự điều hoà của hệ thống mao mạch của xoang.
Xoang có thể bị bệnh bởi cơ chế dị ứng nên được gọi là viêm xoang dị ứng. Viêm xoang dị ứng phụ thuộc vào các loại dị nguyên (kháng nguyên) xâm nhập vào trong xoang đặc biệt là các loại dị nguyên mang tính chất dị ứng mạnh và rất lạ đối với cơ thể như phấn hoa, lông chó, mèo, ký sinh trùng như bọ, mạt, ve và gặp phải cơ thể có cơ địa dị ứng thì bệnh sẽ xuất hiện sớm hơn, nặng hơn.
Khi thời tiết chuyển mùa như thời tiết thay đổi từ nóng chuyển sang lạnh, gió mùa đông bắc, áp thấp nhiệt đới, ẩm ướt thì xuất hiện ngứa mũi, hắt hơi, đau đầu, đau dọc theo sống mũi, các chất nhầy của xoang sẽ chảy xuống họng làm cho người bệnh có cảm giác rất khó chịu. Viêm xoang dị ứng ít khi có sốt trừ khi có bội nhiễm vi sinh vật.
Nếu bị viêm xoang do nhiễm vi sinh vật (có thể là vi khuẩn, có thể là do virút hoặc có thể là do vi nấm) thì được gọi là viêm xoang nhiễm khuẩn. Viêm xoang nhiễm khuẩn thường có sốt nhẹ, nhưng đôi khi có sốt cao, rét run, đau nhức đầu, kèm theo viêm một số bộ phận thuộc đường hô hấp khác như viêm mũi, họng, viêm amidan, có trường hợp gây viêm tai. Nếu để viêm xoang mạn tính thì việc điều trị sẽ gặp không ít khó khăn và cũng có nhiều nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm, ví dụ như rối loạn tiền đình.
Khi thời tiết chuyển mùa nên làm gì để phòng viêm xoang?
Để phòng bệnh viêm xoang thì cũng tương tự như đề phòng mắc các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy khi thời tiết thay đổi cần mặc ấm nhất là vùng cổ, ngực, mũi.
Không tắm nước lạnh mà cần tắm nước nóng. Khi tắm cần tắm trong buồng kín gió. Tắm xong cần lau thân mình và đầu, mặt, cổ thật khô và mặc quần áo ngay.
Cần vệ sinh họng, miệng hàng ngày như đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, sau mỗi bữa ăn và súc họng nước muối sinh lý. Nếu giữ được họng, miệng không bị viêm thì hạn chế rất nhiều đến việc bị viêm xoang cũng như bệnh viêm xoang tái phát, bởi vì hệ thống xoang và các bộ phận đường hô hấp trên liên thông với nhau.
Những người đã bị viêm xoang mạn tính và cả người bình thường thì hàng ngày nên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý (loại thuốc này có bán ở các quầy thuốc tây y). Đối với trẻ em và người cao tuổi càng cần thực hiện tốt vệ sinh sạch sẽ đường hô hấp trên một cách thường xuyên càng tốt.
Mỗi khi đi ra đường ngoài việc mặc ấm thì cần đeo khẩu trang, nên dùng loại có khả năng hạn chế sự xâm nhập của bụi.
Khi nghi ngờ bị viêm xoang hoặc viêm đường hô hấp thì cần đi khám bác sĩ ngay, tốt nhất là khám bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng. Sau khi được khám bệnh thì tuỳ theo bệnh viêm xoang thuộc loại gì mà bác sĩ sẽ cho điều trị và tư vấn thích hợp. Người bị viêm xoang và viêm xoang tái phát cần thiết điều trị theo đơn của bác sĩ khám bệnh, tuân thủ đầy đủ các loại thuốc, không tự động giảm liều hoặc tăng liều và không được thay thế thuốc này bằng thuốc khác khi chưa có ý kiến của bác sĩ khám bệnh. Không nên tự chẩn đoán và tự điều trị nếu bản thân không biết chuyên môn. Không nên tự mua thuốc kháng sinh để điều trị bệnh viêm xoang nếu làm như vậy sẽ lợi bất cập hại, nghĩa là bệnh thì không khỏi mà có khi bệnh còn tăng lên hoặc gây tai biến rất nguy hiểm.
Những trường hợp viêm xoang mạn tính tái phát khi thời tiết thay đổi do chuyển mùa cũng không nên dùng đơn của bác sĩ khám lần trước để điều trị cho lần tái phát này hoặc dùng đơn của người khác cũng có triệu chứng tương tự để điều trị cho mình.
Ngoài ra nếu dùng kháng sinh không đúng chỉ định của bác sĩ khám bệnh có thể làm cho vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh (thường quen gọi là nhờn thuốc kháng sinh hay là quen thuốc kháng sinh) thì những lần bệnh tái phát mà nguyên nhân cũng do vi khuẩn hoặc bội nhiễm vi khuẩn thì việc điều trị rất khó khăn.
Vai trò của và biểu hiện của bệnh viêm xoang
Xoang là những khoang trống của xương sọ. Các khoang trống đó được tạo nên quanh hốc mũi. Mặt trong của các xoang được bao bọc một lớp niêm mạc mềm mại với vô số các nhung mao nhỏ li ti và các mao mạch (mạch máu rất nhỏ). Nhung mao của niêm mạc xoang nhu động theo một chiều duy nhất và hướng ra phía ngoài. Nhung mao của niêm mạc xoang có tác dụng ngăn không cho vi sinh vật phát triển và giữ chúng lại để tạo điều kiện cho tế bào bạch cầu đến tiêu diệt chúng. Mặt trong của niêm mạc còn có các hạch tiết nhày làm cho niêm mạc của xoang luôn trơn, bóng và là môi trường để bài xuất vi sinh vật ra ngoài.
Do cấu tạo của xoang là các hộp rỗng nên chúng có khả năng làm giảm trọng lượng của khối hộp sọ và tham gia điều hoà không khí. Các xoang còn có nhiệm vụ hết sức quan trọng là sưởi ấm không khí khi thời tiết lạnh và làm mát không khí khi trời nóng nhờ vào sự điều hoà của hệ thống mao mạch của xoang.
Xoang có thể bị bệnh bởi cơ chế dị ứng nên được gọi là viêm xoang dị ứng. Viêm xoang dị ứng phụ thuộc vào các loại dị nguyên (kháng nguyên) xâm nhập vào trong xoang đặc biệt là các loại dị nguyên mang tính chất dị ứng mạnh và rất lạ đối với cơ thể như phấn hoa, lông chó, mèo, ký sinh trùng như bọ, mạt, ve và gặp phải cơ thể có cơ địa dị ứng thì bệnh sẽ xuất hiện sớm hơn, nặng hơn.
Khi thời tiết chuyển mùa như thời tiết thay đổi từ nóng chuyển sang lạnh, gió mùa đông bắc, áp thấp nhiệt đới, ẩm ướt thì xuất hiện ngứa mũi, hắt hơi, đau đầu, đau dọc theo sống mũi, các chất nhầy của xoang sẽ chảy xuống họng làm cho người bệnh có cảm giác rất khó chịu. Viêm xoang dị ứng ít khi có sốt trừ khi có bội nhiễm vi sinh vật.
Nếu bị viêm xoang do nhiễm vi sinh vật (có thể là vi khuẩn, có thể là do virút hoặc có thể là do vi nấm) thì được gọi là viêm xoang nhiễm khuẩn. Viêm xoang nhiễm khuẩn thường có sốt nhẹ, nhưng đôi khi có sốt cao, rét run, đau nhức đầu, kèm theo viêm một số bộ phận thuộc đường hô hấp khác như viêm mũi, họng, viêm amidan, có trường hợp gây viêm tai. Nếu để viêm xoang mạn tính thì việc điều trị sẽ gặp không ít khó khăn và cũng có nhiều nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm, ví dụ như rối loạn tiền đình.
Khi thời tiết chuyển mùa nên làm gì để phòng viêm xoang?
Để phòng bệnh viêm xoang thì cũng tương tự như đề phòng mắc các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy khi thời tiết thay đổi cần mặc ấm nhất là vùng cổ, ngực, mũi.
Không tắm nước lạnh mà cần tắm nước nóng. Khi tắm cần tắm trong buồng kín gió. Tắm xong cần lau thân mình và đầu, mặt, cổ thật khô và mặc quần áo ngay.
Cần vệ sinh họng, miệng hàng ngày như đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, sau mỗi bữa ăn và súc họng nước muối sinh lý. Nếu giữ được họng, miệng không bị viêm thì hạn chế rất nhiều đến việc bị viêm xoang cũng như bệnh viêm xoang tái phát, bởi vì hệ thống xoang và các bộ phận đường hô hấp trên liên thông với nhau.
Những người đã bị viêm xoang mạn tính và cả người bình thường thì hàng ngày nên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý (loại thuốc này có bán ở các quầy thuốc tây y). Đối với trẻ em và người cao tuổi càng cần thực hiện tốt vệ sinh sạch sẽ đường hô hấp trên một cách thường xuyên càng tốt.
Mỗi khi đi ra đường ngoài việc mặc ấm thì cần đeo khẩu trang, nên dùng loại có khả năng hạn chế sự xâm nhập của bụi.
Khi nghi ngờ bị viêm xoang hoặc viêm đường hô hấp thì cần đi khám bác sĩ ngay, tốt nhất là khám bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng. Sau khi được khám bệnh thì tuỳ theo bệnh viêm xoang thuộc loại gì mà bác sĩ sẽ cho điều trị và tư vấn thích hợp. Người bị viêm xoang và viêm xoang tái phát cần thiết điều trị theo đơn của bác sĩ khám bệnh, tuân thủ đầy đủ các loại thuốc, không tự động giảm liều hoặc tăng liều và không được thay thế thuốc này bằng thuốc khác khi chưa có ý kiến của bác sĩ khám bệnh. Không nên tự chẩn đoán và tự điều trị nếu bản thân không biết chuyên môn. Không nên tự mua thuốc kháng sinh để điều trị bệnh viêm xoang nếu làm như vậy sẽ lợi bất cập hại, nghĩa là bệnh thì không khỏi mà có khi bệnh còn tăng lên hoặc gây tai biến rất nguy hiểm.
Những trường hợp viêm xoang mạn tính tái phát khi thời tiết thay đổi do chuyển mùa cũng không nên dùng đơn của bác sĩ khám lần trước để điều trị cho lần tái phát này hoặc dùng đơn của người khác cũng có triệu chứng tương tự để điều trị cho mình.
Ngoài ra nếu dùng kháng sinh không đúng chỉ định của bác sĩ khám bệnh có thể làm cho vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh (thường quen gọi là nhờn thuốc kháng sinh hay là quen thuốc kháng sinh) thì những lần bệnh tái phát mà nguyên nhân cũng do vi khuẩn hoặc bội nhiễm vi khuẩn thì việc điều trị rất khó khăn.
PGS.TS.TTƯT. Bùi Khắc Hậu
Theo Sức khỏe & Đời sống
Theo Sức khỏe & Đời sống
0 comments:
Post a Comment