Phái đẹp dễ tin người khác hơn đàn ông bởi từ xưa tới nay họ ít phải đánh nhau để giành sự sinh tồn.
Những cá nhân dễ tin người thường đối mặt với nguy cơ bị lừa gạt trong các mối quan hệ xã hội. Trong suốt nhiều thế kỷ qua giới khoa học luôn muốn tìm lời giải đáp cho câu hỏi: Tại sao nữ giới tỏ ra dễ tin người hơn đàn ông?
Livescience cho biết, Jack van Honk - một nhà tâm lý của Đại học Cape Town, Nam Phi - cùng các đồng nghiệp mời 24 phụ nữ có độ tuổi trung bình là 20 tham gia một thử nghiệm. Nhóm nghiên cứu yêu cầu tình nguyện viên xem ảnh của 150 người lạ rồi đánh giá mức độ tin tưởng của từng người trong ảnh theo thang điểm từ -100 (hoàn toàn không đáng tin cậy) tới 100 (tin tưởng tuyệt đối).
Dựa vào kết quả đánh giá, các nhà tâm lý tách 12 tình nguyện viên dễ tin người hơn vào một nhóm, còn 12 phụ nữ kia tạo thành một nhóm khác. Ba ngày sau thử nghiệm được lặp lại lần thứ hai, song lần này các nhà tâm lý đưa testosterone - một loại hoóc môn dục tính nam - vào cơ thể 12 tình nguyện viên dễ tin người hơn trước khi yêu cầu họ đánh giá 150 khuôn mặt. 12 tình nguyện viên còn lại chỉ được nhận giả dược (nhưng họ không biết điều đó).
Kết quả cho thấy, trong thử nghiệm thứ hai nhóm nhận testosterone trở nên thận trọng hơn so với lần thứ nhất. Cụ thể, điểm trung bình mà họ dành cho các khuôn mặt giảm 10% trong lần thứ hai.
Ngược lại, kết quả của nhóm phụ nữ uống giả dược không thay đổi.
Tâm trạng của tình nguyện viên và nồng độ testosterone sẵn có trong cơ thể họ không ảnh hưởng tới kết quả đánh giá khuôn mặt người lạ.
Dù testosterone thường được gọi là hoóc môn dục tính chính ở nam, song chất này cũng tồn tại trong cơ thể nữ với hàm lượng thấp.
Trong bài báo đăng trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, nhóm nghiên cứu kết luận testosterone làm tăng mức độ cảnh giác đối với người lạ ở nữ giới. Như vậy, nồng độ testosterone thấp khiến họ dễ tin người hơn.
"Khi con người bắt đầu có khái niệm giúp đỡ đồng loại thì chúng ta cũng phát triển khả năng lừa dối nhau. Do đó, những cá nhân dễ tin lời nói của người khác hoặc không thể phát hiện động cơ thực sự đằng sau những hành động của kẻ lạ luôn đối mặt với vô số rủi ro", Van Honk nói.
Van Honk nói ở giai đoạn sơ khai của loài người, phụ nữ có xu hướng hợp tác với nhau để tìm kiếm thức ăn, trong khi đó đàn ông phải phát triển khả năng chiến đấu để săn thú, bảo vệ lãnh thổ và cạnh tranh với nhau. Do đó nồng độ testosterone ở nam giới ngày càng tăng để họ ngày càng to, khỏe và liều lĩnh hơn - những yếu tố tạo nên chiến binh giỏi. Nhưng cũng chính vì có nhiều testosterone mà nam giới thường xuyên cảm thấy nguy hiểm rình rập xung quanh họ, kể cả từ phía những người lạ. Ngược lại, do ít phải chiến đấu hơn so với nam giới nên phụ nữ kém cảnh giác hơn.
Những cá nhân dễ tin người thường đối mặt với nguy cơ bị lừa gạt trong các mối quan hệ xã hội. Trong suốt nhiều thế kỷ qua giới khoa học luôn muốn tìm lời giải đáp cho câu hỏi: Tại sao nữ giới tỏ ra dễ tin người hơn đàn ông?
Livescience cho biết, Jack van Honk - một nhà tâm lý của Đại học Cape Town, Nam Phi - cùng các đồng nghiệp mời 24 phụ nữ có độ tuổi trung bình là 20 tham gia một thử nghiệm. Nhóm nghiên cứu yêu cầu tình nguyện viên xem ảnh của 150 người lạ rồi đánh giá mức độ tin tưởng của từng người trong ảnh theo thang điểm từ -100 (hoàn toàn không đáng tin cậy) tới 100 (tin tưởng tuyệt đối).
Dựa vào kết quả đánh giá, các nhà tâm lý tách 12 tình nguyện viên dễ tin người hơn vào một nhóm, còn 12 phụ nữ kia tạo thành một nhóm khác. Ba ngày sau thử nghiệm được lặp lại lần thứ hai, song lần này các nhà tâm lý đưa testosterone - một loại hoóc môn dục tính nam - vào cơ thể 12 tình nguyện viên dễ tin người hơn trước khi yêu cầu họ đánh giá 150 khuôn mặt. 12 tình nguyện viên còn lại chỉ được nhận giả dược (nhưng họ không biết điều đó).
Kết quả cho thấy, trong thử nghiệm thứ hai nhóm nhận testosterone trở nên thận trọng hơn so với lần thứ nhất. Cụ thể, điểm trung bình mà họ dành cho các khuôn mặt giảm 10% trong lần thứ hai.
Ngược lại, kết quả của nhóm phụ nữ uống giả dược không thay đổi.
Tâm trạng của tình nguyện viên và nồng độ testosterone sẵn có trong cơ thể họ không ảnh hưởng tới kết quả đánh giá khuôn mặt người lạ.
Dù testosterone thường được gọi là hoóc môn dục tính chính ở nam, song chất này cũng tồn tại trong cơ thể nữ với hàm lượng thấp.
Trong bài báo đăng trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, nhóm nghiên cứu kết luận testosterone làm tăng mức độ cảnh giác đối với người lạ ở nữ giới. Như vậy, nồng độ testosterone thấp khiến họ dễ tin người hơn.
"Khi con người bắt đầu có khái niệm giúp đỡ đồng loại thì chúng ta cũng phát triển khả năng lừa dối nhau. Do đó, những cá nhân dễ tin lời nói của người khác hoặc không thể phát hiện động cơ thực sự đằng sau những hành động của kẻ lạ luôn đối mặt với vô số rủi ro", Van Honk nói.
Van Honk nói ở giai đoạn sơ khai của loài người, phụ nữ có xu hướng hợp tác với nhau để tìm kiếm thức ăn, trong khi đó đàn ông phải phát triển khả năng chiến đấu để săn thú, bảo vệ lãnh thổ và cạnh tranh với nhau. Do đó nồng độ testosterone ở nam giới ngày càng tăng để họ ngày càng to, khỏe và liều lĩnh hơn - những yếu tố tạo nên chiến binh giỏi. Nhưng cũng chính vì có nhiều testosterone mà nam giới thường xuyên cảm thấy nguy hiểm rình rập xung quanh họ, kể cả từ phía những người lạ. Ngược lại, do ít phải chiến đấu hơn so với nam giới nên phụ nữ kém cảnh giác hơn.
Minh Long
Theo VnExpress
Theo VnExpress
0 comments:
Post a Comment