Tuổi dậy thì có diễn biến tâm lý rất phức tạp. Nếu con bạn đang bước vào lứa tuổi này thì có thể xem những quy tắc dưới đây là “cẩm nang bỏ túi” để giáo dục con phát triển hoàn thiện hơn về sau.
Bắt đầu từ những công việc vặt
Điều này tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại có sức ảnh hưởng không nhỏ tới nhân cách của trẻ về sau này.
Các bậc cha mẹ ngay từ thời điểm này hãy giáo dục cho trẻ biết cách làm những công việc vặt trong nhà. Ví như đó là công việc dọn phòng của trẻ, tiếp đó có thể là những công việc nhà.
Bước đầu trẻ có thể còn chưa quen hoặc tỏ ra e ngại với những công việc này nhưng dần dần những công việc vặt đó sẽ trở thành thói quen, giúp trẻ sống có ý thức trách nhiệm với bản thân mình cũng như với gia đình hơn.
Đề ra những quy tắc
Điều này sẽ giúp trẻ sống có kỷ luật hơn trong cuộc sống. Ví như bạn đề ra một giờ giới nghiêm nào đó và con trẻ không được phép về nhà sau giờ đó. Hoặc cũng có thể là một quy tắc khác như trẻ không được quên nhiệm vụ của mình là phải dọn nhà hằng ngày…
Đừng nên “lung lay” trước con…
Bạn chính là người đề ra những quy tắc nhất định trong cách giáo dục con trẻ, nhưng đừng vì lý do nào đó mà lại tự ý thay đổi những quy luật ấy.
Thật sai lầm khi nhiều bậc cha mẹ cảm thấy mủi lòng trước con trẻ, ví như bạn đề ra giờ giới nghiêm khi con về nhà là 9 giờ tối, nhưng vì một lý do nào đó bạn lại chấp nhận khi con nài nỉ bạn sẽ về nhà vào lúc 10 giờ tối.
Sự thay đổi này của bạn sẽ hình thành một ấn tượng không tốt cho trẻ, đến lúc nào đó trẻ sẽ xem nhẹ những quy tắc, kỷ luật mà bạn đề ra, bởi trẻ cho rằng bạn là người dễ thuyết phục, thiếu kiên quyết và chưa đủ nghiêm khắc để răn đe chúng.
Là cha là mẹ, bạn cần tỏ rõ chính kiến của mình, cần biết cách nói “không” khi cần thiết. Điều này giúp chúng hiểu rằng không phải bất cứ điều gì chúng muốn, cũng được thỏa mãn.
Tâm sự cởi mở cùng con
Tuổi teen là giai đoạn chuyển biến quan trọng từ trẻ con thành người lớn. Bởi vậy bạn hãy luôn bên con để cùng con chia sẻ mọi nỗi niềm, đồng hành cùng con, như thế bạn không những trở thành một người bạn thân thiết của trẻ mà còn là cách để bạn gần gũi và hiểu con hơn rất nhiều. Bắt nguồn từ đó bạn sẽ có hướng giáo dục con trẻ đúng đắn hơn.
Ngược lại, nếu không hiểu con cái và áp đặt chúng theo những tiêu chuẩn bạn mong muốn thì chính cha mẹ lại là người gây nên những phát triển không lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.
Không hiểu con cái chính là nguyên nhân khiến cha mẹ đẩy chúng xa hơn vòng tay yêu thương và sự bảo vệ cần thiết của mình, trái với mục đích và kỳ vọng giáo dục của bạn.
Hiểu được tâm tư, nguyện vọng và nỗi lòng của con trẻ chính là cách để bạn giáo dục trẻ hiệu quả hơn.
Dành trọn tình yêu thương cho con
Hãy chứng minh cho con trẻ thấy rằng tất cả mọi điều bạn làm cho con là vì tình yêu thương, là vì trách nhiệm của những bậc làm cha làm mẹ. Và rằng bạn muốn con lớn lên sẽ là một người tốt, sống có tư cách đạo đức, có trách nhiệm với chính những hành động của mình.
Đây được xem là động lực giúp con vươn lên, vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
Bắt đầu từ những công việc vặt
Điều này tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại có sức ảnh hưởng không nhỏ tới nhân cách của trẻ về sau này.
Các bậc cha mẹ ngay từ thời điểm này hãy giáo dục cho trẻ biết cách làm những công việc vặt trong nhà. Ví như đó là công việc dọn phòng của trẻ, tiếp đó có thể là những công việc nhà.
Bước đầu trẻ có thể còn chưa quen hoặc tỏ ra e ngại với những công việc này nhưng dần dần những công việc vặt đó sẽ trở thành thói quen, giúp trẻ sống có ý thức trách nhiệm với bản thân mình cũng như với gia đình hơn.
Đề ra những quy tắc
Điều này sẽ giúp trẻ sống có kỷ luật hơn trong cuộc sống. Ví như bạn đề ra một giờ giới nghiêm nào đó và con trẻ không được phép về nhà sau giờ đó. Hoặc cũng có thể là một quy tắc khác như trẻ không được quên nhiệm vụ của mình là phải dọn nhà hằng ngày…
Đừng nên “lung lay” trước con…
Bạn chính là người đề ra những quy tắc nhất định trong cách giáo dục con trẻ, nhưng đừng vì lý do nào đó mà lại tự ý thay đổi những quy luật ấy.
Thật sai lầm khi nhiều bậc cha mẹ cảm thấy mủi lòng trước con trẻ, ví như bạn đề ra giờ giới nghiêm khi con về nhà là 9 giờ tối, nhưng vì một lý do nào đó bạn lại chấp nhận khi con nài nỉ bạn sẽ về nhà vào lúc 10 giờ tối.
Sự thay đổi này của bạn sẽ hình thành một ấn tượng không tốt cho trẻ, đến lúc nào đó trẻ sẽ xem nhẹ những quy tắc, kỷ luật mà bạn đề ra, bởi trẻ cho rằng bạn là người dễ thuyết phục, thiếu kiên quyết và chưa đủ nghiêm khắc để răn đe chúng.
Là cha là mẹ, bạn cần tỏ rõ chính kiến của mình, cần biết cách nói “không” khi cần thiết. Điều này giúp chúng hiểu rằng không phải bất cứ điều gì chúng muốn, cũng được thỏa mãn.
Tâm sự cởi mở cùng con
Tuổi teen là giai đoạn chuyển biến quan trọng từ trẻ con thành người lớn. Bởi vậy bạn hãy luôn bên con để cùng con chia sẻ mọi nỗi niềm, đồng hành cùng con, như thế bạn không những trở thành một người bạn thân thiết của trẻ mà còn là cách để bạn gần gũi và hiểu con hơn rất nhiều. Bắt nguồn từ đó bạn sẽ có hướng giáo dục con trẻ đúng đắn hơn.
Ngược lại, nếu không hiểu con cái và áp đặt chúng theo những tiêu chuẩn bạn mong muốn thì chính cha mẹ lại là người gây nên những phát triển không lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.
Không hiểu con cái chính là nguyên nhân khiến cha mẹ đẩy chúng xa hơn vòng tay yêu thương và sự bảo vệ cần thiết của mình, trái với mục đích và kỳ vọng giáo dục của bạn.
Hiểu được tâm tư, nguyện vọng và nỗi lòng của con trẻ chính là cách để bạn giáo dục trẻ hiệu quả hơn.
Dành trọn tình yêu thương cho con
Hãy chứng minh cho con trẻ thấy rằng tất cả mọi điều bạn làm cho con là vì tình yêu thương, là vì trách nhiệm của những bậc làm cha làm mẹ. Và rằng bạn muốn con lớn lên sẽ là một người tốt, sống có tư cách đạo đức, có trách nhiệm với chính những hành động của mình.
Đây được xem là động lực giúp con vươn lên, vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
Khổng Thu Hà
Theo Tuổi Trẻ Online
Theo Tuổi Trẻ Online
0 comments:
Post a Comment