Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Saturday, March 31, 2012

TTđTD - Nếu chúng ta không có thì giờ ngừng lại một chút để lắng nghe người nghệ sĩ lừng danh trên thế giới đàn những tấu khúc mà không ai có thể viết hay hơn được nữa trên một cây đàn có những âm thanh tuyệt vời nhất thì chúng ta sẽ còn mất mát và bỏ qua bao nhiêu thứ tốt đẹp khác nữa trên cõi đời này.

Trích bài phát biểu tại Hội thảo về giáo dục và đào tạo ngày 29.3.2012 do Câu lạc bộ Tư duy Giáo dục TP HCM tổ chức

Tương Lai
...

Sai lầm nguy hại nhất là chỉ tập trung vào giáo dục lý tưởng mà lơ là xây đắp cái nền tảng nhân văn trong định hình nhân cách cho thế hệ trẻ để từ đó mà giáo dục lý tưởng. Lý tưởng đương nhiên là quan trọng, song không nên cho rằng lý tưởng của Lý Tử Trọng của thế kỷ XX là cao hơn lý tưởng của Trần Quốc Toản thế kỷ XIII. Và lại càng phải thấy cho rõ phạm trù lý tưởng gắn liền với mục đích và ý nghĩa của cuộc sống con người. Tùy thuộc vào sự nhận thức về mục đích và ý nghĩa cuộc sống của từng người, từng nhóm xã hội mà có sự định hình lý tưởng. Khi Trần Quốc Toản ghi trên lá cờ của mình sáu chữ “Phá cường địch, báo Hoàng ân” thì đó là sự thể hiện lý tưởng trung quân ái quốc của chàng tuổi trẻ quý tộc đời nhà Trần. Đừng nghĩ rằng lý tưởng “trung quân ái quốc” là thấp hơn lý tưởng “trung với nước, hiếu với dân” mà không thấy mỗi giai đoạn lịch sử có những đòi hỏi mang tính đặc thù. Người ta quên rằng “mỗi thời kỳ lịch sử đều có những quy luật riêng của nó… Một khi cuộc sống đã vuợt qua một thời kỳ phát triển nhất định, đã từ giai đoạn này bước sang giai đoạn khác, thì nó cũng bắt đầu bị những quy luật khác chi phối". Đây là sự phân tích của Các Mác (C. Mác và Ph. Ăngghen toàn tập. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 23, 1993, tr. 34).
Quả thật chân lý vốn đơn giản, nhưng nhận thức cho được sự đơn giản đó hóa ra không đơn giản chút nào. Ông Võ Văn Kiệt đã có lần lập luận về những vấn đề hết sức gay cấn một cách rất dung dị: “Cách mạng tháng 8 năm 45 đánh đổ thực dân phong kiến là chuyện tất yếu phải làm để giành lại độc lập cho đất nước và tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Nhưng rồi theo trớn đó mà chửi phong kiến tùm lum thì vô tình đã chửi cha ông mình chứ còn gì nữa! Thử hỏi các vua Trần cùng Trần Hưng Đạo ba lần đánh tan quân Nguyên, Lê Lợi cùng Nguyễn Trãi diệt quân Minh xâm lược và lên ngôi vua thì đều là phong kiến” cả chứ gì? Liệu có ai dung túng cho chuyện xúc phạm đến ông cha? Thế mà cứ thoải mái chửi phong kiến thì khoa học cái nỗi gì?”. Chẳng phải chỉ đối với chuyện của tiền nhân, ngay cả chuyện đang diễn ra cũng vậy thôi.

Sẽ quá dài dòng để phải nhắc lại một thời mà chủ nghĩa nhân văn bị phê phán do chịu ảnh hưởng của giáo điều Maoít, chỉ coi trọng “giai cấp tính”, phải đặt vấn đề “nhân tính” trong cái lăng kính giai cấp để chịu sự chi phối của “giai cấp tính”. Hệ lụy của nó thì chắc không phải kể ra đây nữa.
Khi chỉ chuyên chú giáo dục lý tưởng theo định hướng ấy, người ta dễ dàng bỏ qua những phẩm chất “người” trong quan hệ giữa người và người từ trong gia đình, cộng đồng xã hội nhỏ nhất, đến nhà trường, một cộng đồng lớn hơn của tuổi trẻ, và hàng xóm láng giềng “tối lửa tắt đèn có nhau” cho đến cộng đồng lớn là xã hội. Đặc biệt nguy hiểm là khi thần tượng của lý tưởng bị sụp đổ, nếu thiếu một nền tảng nhân văn vững chắc được hun đúc từ tấm bé, niềm tin của con người bị chao đảo, định hướng của hành vi do vậy cũng bị nhiễu loạn, bị xáo trộn.
Sự suy thoái đạo lý xã hội cần tìm về sự chao đảo, xáo trộn này. Những "siêu đám cưới", "hội chứng lấy chồng ngoại", những cảnh bạo lực học đường, các clip quay nữ sinh đánh nhau một cách dã man giữa đường phố dưới con mắt bình thản của người chứng kiến, thậm chí còn cổ vũ và tranh thủ quay video... được mọc lên từ môi trường xã hội ấy.
clip_image001
Nữ sinh áo dài đánh nhau trên đường phố. Ảnh tư liệu
Nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện đã có một khuyến cáo thật đáng suy ngẫm khi bàn về giáo dục và đào tạo con người: “Để cho trẻ sống hoàn toàn đầy đủ thời thơ ấu của nó, sau lớn lên nó sẽ sống đời người lớn một cách hoàn toàn đầy đủSống hoàn toàn đầy đủ thời thơ ấu” trên nền tảng của chủ nghĩa nhân văn. Đó sẽ là đảm bảo cho việc “sống đời người lớn một cách hoàn toàn đầy đủ”. Chủ nghĩa nhân văn ấy đang được nâng lên trong bối cảnh của nền văn minh mới, nền văn minh trí tuệ và nền kinh tế tri thức của thế kỷ XXI. Trong nền văn minh đó,“sự thay đổi vĩ đại nhất sẽ là sự thay đổi về tri thức-về hình thức và nội dung, về ý nghĩa của tri thức, về trách nhiệm của tri thức và về những đặc điểm của con người có giáo dục”.
Vậy thì hiện nay, môi trường giáo dục của chúng ta đang như thế nào? Liệu chúng ta có thể "để trẻ sống hoàn toàn đầy đủ thời thơ ấu của nó" trong môi trường chúng ta đang sống không? Nếu xét đến cùng, lý tưởng phải được hình thành, củng cố và phát huy sức mạnh của nó trên nền tảng của chủ nghĩa nhân văn thì chúng ta đang thiếu hụt chính cái nền tảng đó. Thiếu cái nền tảng đó, lý tưởng sẽ thiếu mất tính bền vững và và chiều sâu nhân bản. Sẽ quá dài dòng để phải nhắc lại một thời mà chủ nghĩa nhân văn bị phê phán do chịu ảnh hưởng của giáo điều Maoít, chỉ coi trọng “giai cấp tính”, đặt vấn đề “nhân tính” trong cái lăng kính giai cấp để chịu sự chi phối của “giai cấp tính”. Hệ lụy của nó thì chắc không phải kể ra đây nữa.
Khi chỉ chuyên chú giáo dục lý tưởng, người ta dễ dàng bỏ qua những phẩm chất “người” trong quan hệ giữa người và người từ trong gia đình, cộng đồng xã hội nhỏ nhất, đến nhà trường, một cộng đồng lớn hơn của tuổi trẻ, và hàng xóm láng giềng “tối lửa tắt đèn có nhau” cho đến cộng đồng lớn là xã hội. Đặc biệt nguy hiểm là khi thần tượng của lý tưởng bị sụp đổ, nếu thiếu một nền tảng nhân văn vững chắc được hun đúc từ tấm bé, niềm tin của con người bị chao đảo, định hướng của hành vi do vậy cũng bị nhiễu loạn, bị xáo trộn. Sự suy thoái đạo lý xã hội cần tìm về sự chao đảo, xáo trộn này.
Chỉ xin gợi ra đây đôi dòng về sự xáo trộn đó do thiếu một tầm nhìn văn hóa trong quản lý kinh tế và quản lý xã hội. Chắc nhiều người không để ý đến hai chữ "đại gia" đang là ngôn từ thời thượng. Tệ hại hơn nữa, gắn liền với "đại gia", là tiền, thật nhiều tiền, nhất là đô la. Đến nỗi báo chí rất hào phóng cho việc lăng xê tên tuổi của một chàng trai vô công rồi nghề sống trên đống tiền của mẹ để có thể thay đổi xoành xoạch kiểu xe ô tô đời mới nhất, xịn nhất có biệt hiệu là "Đô La". Mùi mẩn hơn nữa là chàng 'Đô La" lại "đôi lứa xứng đôi" với một nàng "siêu sao" ca nhạc, rồi đứa con của "đôi lứa xứng đôi" ấy cũng được các cây bút có nghề xưng tụng nửa kín nửa hở trên nhiều trang báo!
Và các nhà quản lý văn hóa quên mất rằng, đây là cách cổ vũ cho một lối sống chạy theo đồng tiền, treo một "tấm gương sống động", thúc đẩy một thị hiếu dung tục nếu chưa muốn nói là thấp hèn cho giới trẻ. Trong lúc đó, lại ra sức chê trách, dè bỉu, đe dọa, đàn áp và bắt bỏ tù, bị đạp vào mặt những thanh niên, sinh viên có bản lĩnh dám xuống đường biểu thị lòng yêu nước và tinh thần bất khuất quyết không chịu cúi đầu trước những hành động ăn cướp và xâm lược của bọn bành trướng Bắc Kinh. Một nghịch lý đang được đóng dấu và tuyên truyền rộng khắp!
clip_image003
Ánh mắt trong sáng của một bản lĩnh dấn thân. Ảnh chụp của Tương Lai
Và rồi, từ cực đoan này lại nhảy sang một cực đoan khác, những biểu tượng "phong kiến" từng bị đào sâu chôn chặc nay hình như lại có sức hấp dẫn nên người ta đua nhau đắt tên bằng những "tước hiệu" tưởng đã vĩnh viễn chôn dưới đất đen: cho sang thì khách sạn phải mang tên là "Hotel Hoàng Đế," cho quý thì công ty phải là "Công ty Hoàng Gia", cho oaithì quán ăn thời thượng phải là "Quán Ngự Thiện", cho giàu sức vẫy gọi thì khu nghỉ mát phải là "Resort Quý Tộc"....
Có thể là nhà quản lý có tầm nhìn bao dung và cởi mở nhằm cất cánh cho những ý tưởng sáng tạo, nhưng cũng có thể người ta bận cho việc kiểm tra tầm soát chặt chẽ những "biểu hiện nguy hiểm" khác như thủ đoạn "diễn biến hòa bình" chẳng hạn, mà tạm buông cho những cực đoan xô bồ kia. Và rồi người ta cũng quên luôn những điều vừa kể là hết sức đối nghịch với những chuẩn mực trong "ý thức hệ" mà họ có sứ mệnh thiêng liêng" là phải giữ vững. Thế đó!
Gợi lên những điều không lấy gì thoải mái, ngược lại, hình như gọi dậy một cảm giác xấu hổ về những hiện tượng đang dày vò lương tâm của chúng ta. C. Mác có nói “Hãy làm cho sự nhục nhã càng thêm nhục nhã bằng cách công bố nó lên”, xin được thay từ nhục nhã bằng từ “xấu hổ” để bớt đi sự gay gắt. Đừng quên rằng chính sự xấu hổ làm cho chúng ta có thêm dũng khí để vượt lên chính mình. Trong “Sáng thế ký ” có chuyện Adam và Eva sau khi ăn trái cấm thì bỗng nhiên phát hiện ra sự trần truồng của mình. Cảm giác xấu hổ xuất hiện. Và cả hai đều bứt chiếc lá vả để che đi bộ phận sinh dục. Chiếc lá vả ấy, theo Franz Werfel, một nhà văn Đức, là “tài liệu văn hóa đầu tiên của loài ngườ”i! Không là chiếc lá vả đang nằm trên cây, mà là chiếc lá vả được con người sử dụng để biểu thị nhận thức và cảm xúc của mình, là biểu tượng của con người tự ý thức được về mình. Cái cảm giác “biết xấu hổ” là một thuộc tính người.
Chính vì biết xấu hổ khiến chúng ta trở thành người trí thức, mà cũng do vậy khiến cho tâm hồn chúng ta bất an. Thì chính Nguyễn Trãi đã từng đúc kết điều này đấy thôi: “Nhân sinh thức tự đa ưu hoạn”. Nhưng cũng chính vì vậy mà ông trở thành anh hùng dân tộc và là danh nhân văn hóa thế giới. Đôi lúc tôi thầm nghĩ “So với ưu tư và hoạn nạn của con người vĩ đại ấy thì những ưu tư và hoạn nạn chúng ta có thể gặp phải nào có ý nghĩa gì”!
Ông cha ta thật là vĩ đại, không chỉ một Nguyễn Trãi, cách nay cả nghìn năm mà thiền sư Vạn Hạnh đã từng chỉ ra: Thân như điện ảnh hữu toàn vô / Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô / Nhậm vận thịnh suy vô bố úy / Thịnh suy như lộ thảo đầu phô. (Thân người như bóng chớp, có rồi lại không/ Như muôn cây cỏ mùa xuân tươi tốt đến mùa thu khô héo/ Ngẫm và hiểu cái lý của thịnh suy, lòng không sợ hãi/ Vì thịnh suy nối tiếp nhau như khoảng thời gian hạt sương móc trên đầu ngọn cỏ).
Một cái nhìn vượt lên không gian và thời gian. Chẳng những thế, bản lĩnh của ông cha mình thật là kỳ diệu. Cũng một nhà sư khác, thiền sư Quảng Nghiêm cách đây ngót vẫnmột thiên niên kỷ đã dám viết: “Nam nhi tự hữu xung thiên chí / Hưu hướng Như Lai hành xứ hành” (Làm trai phải có chí xung trời thẳm / Việc gì cứ phải lẽo đẽo theo bước chân Như Lai). Xuất gia đi tu mà lại nói không phải lẽo đẽo lần theo bước chân Phật tổ, hàm ý triết lý “Phật tại tâm”, mỗi người có cách tiếp cận chân lý theo cách riêng của mình, không nhất nhất làm theo người khác thì quả là đã chống giáo điều từ gốc.
Vậy thì, nêu lên những bức xúc đang làm chậm bước phát triển của đất nước, và do đó, trong cái "vòng tròn" lớn đó mà cái "vòng tròn nhỏ" là hệ thống giáo dục và đào tạo của ta đang suy thoái, đang lạc hậu, không hề làm nhụt ý chí của chúng ta. Ngược lại, chúng ta hiểu rằng và tin rằng “Lịch sử cổ xưa và hiện đại cho thấy khả năng kỳ lạ của đất nước này trong việc tìm ra những giải pháp độc đáo cho những vấn đề gặp phải”. Đây là một học giả Pháp nói với chúng ta, ông Eduard De Penguilly(Kỷ yếu Hội thảo về “Nhà ở, Kiến trúc đô thị và môi trường truyền thống và hiện đại”). Vấn đề đặt ra là phải dám đối diện với sự thật và sòng phẳng nói lên sự thật đó bất chấp những quy kết tùy tiện và có khi khá tai ác.
Nói lên sự thật vì chúng ta tin vào "khả năng kỳ lạ của đất nước này trong việc tìm ra những giải pháp độc đáo cho những vấn đề gặp phải". Khả năng đó đang tiềm ẩn trong lòng xã hội, trong sự vận động tự thân của khối quần chúng đang còn câm lặng để giấu kín những khát vọng kiểu Đoàn Văn Vươn.
Và vì chúng ta đều thuộc lớp người xưa nay hiếm cả rồi, nên cũng đừng gay gắt quá, có khi gây tai biến mạch máu não hay nhồi máu cơ tim thì gay nên để kết thúc một cách có hậu, tôi xin kể lại một 
Câu chuyện thật của thế kỷ 21 để suy nghĩ thêm về cảm xúc con người trong xã hội.
Tại trại xe điện ngầm Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn vào buổi sáng tháng giêng lạnh lẽo năm 2007, một người đàn ông đàn liên tục 6 tấu khúc của Bach trên cây đàn vĩ cầm trong 45 phút. Ước chừng hơn 2000 người qua lại trạm xe điện ngầm trong khoảng thời gian đó và hầu hết những người ấy đều trên đường đi làm.
Sau ba phút, một người đàn ông trung niên nhận ra là có người đang chơi nhạc. Ông ta chậm bước và ngừng chân trong vài giây rồi lại hối hả theo thời khắc biểu đã định sẵn. Bốn phút sau, người đàn vĩ cầm nhận được đồng tiền đầu tiên: một phụ nữ vừa đi vừa liệng tiền vô cái nón mà không hề ngừng lại.
Phút thứ sáu: một thanh niên trẻ dựa vào tường và lắng nghe tiếng đàn, sau đó liếc nhìn đồng hồ đeo nơi tay và bước đi. Phút thứ mười: một bé trai khoảng 3 tuổi đứng lại nhưng bị mẹ lôi đi vội vã. Cậu bé trì lại và nhìn người chơi đàn lần nữa. Dù bị mẹ kéo đi, cậu bé vẫn luôn ngoái đầu nhìn. Nhiều đứa bé khác cũng quay đầu nhìn như thế và không cha mẹ nào lại không nhanh chóng kéo con mình đi cả.
Bốn mươi lăm phút đàn không ngừng, chỉ có 6 người thật sự dừng hẳn lại và lắng nghe trong một lúc. Khoảng 20 người cho tiền mà vẫn tiếp tục bước đi. Người chơi đàn nhận được tất cà là 32 đô la.
Sau một giờ, người đàn ông chấm dứt, thôi đàn và không gian trở nên im vắng. Không ai để ý. Không ai vỗ tay khen và cũng chẳng có ai lưu tâm. Nhưng không một ai biết điều này, người chơi đàn vĩ cầm đó là Joshua Bell, một cầm thủ lẫy lừng trên thế giới. Với cây đàn vĩ cầm trị giá trên 3 triệu rưỡi đô la, Joshua Bell đã trình diễn những tấu khúc tuyệt vời mà không ai có thể viết hay hơn đưọc nữa, đàn hay hơn được nữa. Hai ngày trước đây, Joshua Bell đã trình diễn ở Boston, nơi mà giá trung bình là 100 đô la một vé và nhạc viện bán sạch không còn dư một vé nào.
Đây là một câu truyện thật: việc Joshua Bell lặng lẽ chơi đàn tại trạm xe điện ngầm được báo Washington Post sắp xếp để xem cảm xúc con người trong xã hội như thế nào, họ nhận thức và lựa chọn ra sao…
Câu hỏi được đặt ra là tại nơi chốn thông thường trong giờ giấc không thuận lợi cho lắm, liệu chúng ta có nhìn ra được tài năng với bối cảnh không ngờ, và liệu chúng ta có nhận thức được cái đẹp và ngưng lại để thưởng thức nó hay không ?
Có thể kết luận về chuyện này như sau: Nếu chúng ta không có thì giờ ngừng lại một chút để lắng nghe người nghệ sĩ lừng danh trên thế giới đàn những tấu khúc mà không ai có thể viết hay hơn được nữa trên một cây đàn có những âm thanh tuyệt vời nhất thì chúng ta sẽ còn mất mát và bỏ qua bao nhiêu thứ tốt đẹp khác nữa trên cõi đời này.
Xem đầy đủ TẠI ĐÂY

0 comments:

Post a Comment

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts